Guest viewing is limited

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,635
Điểm tương tác
2,685
SVC$
0
Mình chỉ xin được nói sơ về cách bắt chim con ra thôi ạ!

Mình đọc qua vài bài viết nuôi chim đẻ của Chòe Lửa thì. Họ bắt ra bằng cách cho cái lồng vào, bỏ mồi vào khiến chim con nhảy vào ăn và tóm gọn.
Họ tránh dùng vợt vớt khiến chim con hoảng bay cũng khiến cặp chim đang đẻ sợ.
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Sáng nay lên ngắm nghía đã thấy chú chim non thò đầu ra khỏi cánh của mẹ nó rồi. Mình chưa từng thấy con chim cu bé thế bao giờ, chỉ thấy bọn lớn lớn lúc đã được bày bán ngoài chợ thôi; Nhưng đúng là chỉ có 1 con thôi không biết là trống hay mái đây. Đợi nó cứng cáp, mẹ nó bớt ủ mình sẽ chụp ảnh nó cho mọi người xem.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Theo dõi từ lúc nó đẻ trứng, ấp, nở chim non...tóm lại là toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của một chú cu gáy thú vị lắm các bác ạ. Đôi gáy non nhà em đã lấm tấm mọc cườm rồi, sáng nay nghe nó tập gáy mà chết cười; nó gáy ngay bên tai mà nghe cứ như ở đâu ấy vì giọng gáy còn quá nhỏ: kè...ké...ke..../kè...ké....ke.....
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Hôm qua đã thấy chim con đang được chim mẹ cho ăn và có thấy chim con chưa được rõ lắm.
DSC00001.jpg

Một hình nữa
DSC00002.jpg
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Lúc đang ấp và đặc biệt lúc nuôi con là thời điểm thuận lợi để bác nào muốn tập nuôi gáy thả thực hành đấy. (Thuật ngữ "gáy thả" được hiểu là chim gáy nuôi và thả ra như gà, bay ra ngoài chơi rồi lại bay vào chuồng, lồng). Và đó cũng là một trong những bí quyết nuôi gáy thả của bác Liêm - Hà Nam; bí quyết này dựa vào đặc tính của cu gáy là rất chung thủy và thám (yêu, quí) con vì vậy lúc nuôi con thả chúng ra chúng lại chui vào với con, lâu dần thành quen. Lúc không nuôi con thì chúng nhớ vợ, nhớ chồng mà bay vào nhưng thường thả thì cả đôi bay ra ngoài nên tập thả lúc đang nuôi con là tốt nhất. Một điểm nữa nếu bác nào thử phải lưu ý đó là phải làm 1 thanh gỗ tạo thành bậc lên xuống (như kiểu bậc tam cấp nhà ấy) ngay sát cửa chuồng chim gáy, vì khi chim bay ra ngoài đến lúc bay về sẽ đậu ở cửa chuồng 1 lúc, gáy, gù...rồi mới lò dò tìm cửa lồng để chui vào cho nên nếu không có cái bậc này chim sẽ khó tìm đường để vào chuồng được.
Đây là 1 trong những bí quyết để thả chim ra chim lại bay về mà em tìm hiểu được chứ không đảm bảo 100% là thành công vì còn phụ thuộc nhiều vấn đề khác nữa thế nên bác nào thử thì thử mấy đôi chim xoàng xoàng thôi nhé không lại thử con chim quí nó bay vù mất thì tiếc lắm
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,635
Điểm tương tác
2,685
SVC$
0
@Anh hachn_vn: đúng rồi đấy, em có đọc trong sách của mấy dân nuôi chim kiểng ở nước ngoài họ cũng nói thế, khi chim con đang nở, ta mở cửa lồng ra cặp chim bố mẹ sẽ đi tìm thức ăn về cho con ăn, và cách này chúng nuôi con lẹ lắm. Nhưng cần cái là ta phải ở nơi an toàn, không mèo chó, hoặc dân đánh bẫy, súng bắn thì nguy lắm.
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Đây là hình em bé được 12 ngày tuổi, đã bắt đầu nhú lông cánh và ngó nghiêng láo lơ rồi. Được bố mẹ chúng đã dạn người nên nhìn nó không có vẻ gì là sợ sệt cả. Hy vọng khi lớn em nó cũng dạn người.
DSC00023.jpg

một hình nữa
DSC00022.jpg

To Locabc, đây là con mà chú đổi cho anh cũng dạn người rồi (nhưng chỉ dạn với anh thôi - vì chỉ có anh lên chăm sóc nó xung quanh không có người qua lại)
DSC00033.jpg

Một hình nữa
DSC00025.jpg

DSC00028.jpg
 

Trí Nguyên

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/6/08
Bài viết
67
Điểm tương tác
19
SVC$
0
Oh! hay wa, ở hình thứ 2(trong cái lồng sắt màu xanh ấy!!!) mình thấy "chị ta" làm rơi ra 1 wa trứng! Nếu như vậy thì chim mái khi nuôi nhốt 1 mình nó vẫn có thể đẻ được hả bác thaibp2003!!??? kiểu này thì phải lo lấy mâm mà hứng trứng cho rùi kẻo trứng rớt xuống đất uổng phí lắm, vì mình cung có 1 con mái!!!
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Mình đã nuôi được 2 chị mái và đều đẻ khi nhốt một mình, tuy nhiên là mình có nhốt một anh gáy bên cạnh, có chị đã đẻ 5-6 trong một năm. Khi một mình thì chị ta cũng gáy (nhỏ thôi) nhưng không gù và hình như nếu ta cho ăn cám cò thì có vẻ tích cực đẻ hơn.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Mình đã nuôi được 2 chị mái và đều đẻ khi nhốt một mình, tuy nhiên là mình có nhốt một anh gáy bên cạnh, có chị đã đẻ 5-6 trong một năm. Khi một mình thì chị ta cũng gáy (nhỏ thôi) nhưng không gù và hình như nếu ta cho ăn cám cò thì có vẻ tích cực đẻ hơn.

Em đã hỏi lại bác Liêm và quả đúng như vậy - cho ăn cám cò nó sẽ đẻ đúng lứa hơn nhưng bác nên cho ăn đúng thời điểm và vẫn phải lấy thóc làm thức ăn chính, bổ sung cám cò và các loại thức ăn khác nữa (đậu, vừng, vỏ trứng nghiền, cát, sỏi, khoáng chất....). Hiện bác có 2 em mái nếu có hứng thú nuôi gáy đẻ tiếp bác nên chọn lấy 2 chú đực nữa (nên chọn con đực già tuổi hơn và tốt nhất là đực đã thuần rồi) sau đó bác nhốt con đực cạnh lồng con mái định ghép cho chúng quen dần với nhau. Sau 1 thời gian tuỳ cảm nhận của bác là nó đã thân thiện với nhau chưa thì bác nhốt chung vào 1 lồng nuôi gáy đẻ. Mới đầu có thể chúng vẫn đánh nhau nhưng kệ nó - chỉ sau một thời gian nhất định là chúng sẽ quấn quít nhau thôi. Nói như bác Liêm là khi nào thấy chúng bắt chấy, bắt rận (tức là rỉa lông cho nhau) là ổn và một ngày đẹp trời nào đó nếu bác đứng gần đó mà thấy con mái tự nhiên xù lông rồi gừ rừ....gừ rừ...cù...cù...rất hứng khởi có nghĩa là chúng vừa đực - mái với nhau đấy và việc còn lại là bác hãy chuẩn bị chu đáo cho chúng cái ổ (có thể lấy cái rá nhựa nhỏ hoặc cái rế nồi bằng tre đan bán ngoài chợ và lót vào đó cho chúng cái xơ mướp hoặc thả ít rơm sạch vào lồng cho chúng tự làm ổ, nhưng tốt nhất là lấy cái xơ mướp và lót buộc cẩn thận để cố định ổ đảm bảo việc giữ nhiệt cho trứng trong quá trình ấp) và chờ đợi....phải không bác.
Em xin phép nói thêm về cái ổ của chúng: bác lên làm cái ổ nhỏ chỉ đủ cho 1 con ấp thôi chứ đừng làm ổ rộng nhiều khi 2 con cùng vào ấp và như vậy có thể 2 con cùng nghỉ giải lao sẽ làm quá trình ấp không liên tục, mất nhiệt... ảnh hưởng tới việc trứng nở đúng ngày và dễ bị hỏng. Lót ổ bằng rơm sạch hoặc xơ mướp và tốt nhất là cuộn ổ, rải ổ cho đều và lấy dây nhỏ buộc xuống đáy ổ cho chắc tránh trường hợp khi chim ấp nó ẽ đảo trứng và đảo luôn lót ổ và như vậy có thể chố thì có rơm, chỗ thì trơ đáy ổ ra sẽ làm trứng không được an toàn và mất nhiệt.
Riêng về chim giống thì hình như chim non có giọng giống mẹ hay sao ấy và nếu như thế thì có nghĩa là ta sẽ chọn giọng của mẹ làm chuẩn hả bác. Vấn đề này em không được rành lắm vì dốt cái món sinh học, di truyền ngày xưa thi toàn được điểm kém nên không biết thế nào. Rất mong được các bác chỉ giáo thêm. Chúc bác thành công với dàn gáy đẻ của mình
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Đây là sản phẩm của đôi gáy nhà mình, nó đã lò dò ra khỏi ổ và đeo bám bố mẹ rồi. Hiện nay bố nó lại chăm gáy hơn trước và còn có vẻ muốn thi đấu với anh chàng ở ngoài nữa, vui ra phết.
DSC00096.jpg

Tiếp hình nữa
DSC00098.jpg

Còn đây là cả nhà
DSC00106.jpg
 

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
He he!
Chào các bác!
Thấy các bác nuôi gáy đẻ, mà lại nghe nói bác Liêm (ở Hà Nam) có bí quyết nuôi gáy thả nữa nên cũng ham. Hôm qua về quê mang một chú gáy mái lên, buổi tối cho vào ghép với con chim thổ 3 năm tuổi lồng, anh chàng đánh đuổi chị chàng ghê quá (mình định làm quả đốt cháy giai đoạn mà không xong,...). Sau 3 giờ đồng hồ, mình chuyển sang cho chị ta chung sống với anh chàng chim giọng thổ mới bẫy được, đang còn nguyên đuôi. Sáng nay ra đã thấy chị chàng ve vãn và rỉa lông cho anh chàng rồi,... còn anh ta thì mắt lim dim tận hưởng phút giây được người đẹp quan tâm chăm sóc. Có lẽ cả anh và chị đều hài lòng với "đối tác" của mình thì phải. Hi vọng là việc ghép đôi sẽ thành công!
 

Trí Nguyên

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/6/08
Bài viết
67
Điểm tương tác
19
SVC$
0
Chà!!! xem ra thì Bác Namnhi cung mát tay chứ lỵ- taì mai mối cũng khg tệ đâu nhỉ! trong "4 caí ngu" thì Bác "đươc" 2 rồi đó, tình hình tiếp theo nếu có j mới Bác cập nhật cho ae vui lây với nha! Cảm ơn Bác.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Sáng nay ra đã thấy chị chàng ve vãn và rỉa lông cho anh chàng rồi,... còn anh ta thì mắt lim dim tận hưởng phút giây được người đẹp quan tâm chăm sóc. Có lẽ cả anh và chị đều hài lòng với "đối tác" của mình thì phải. Hi vọng là việc ghép đôi sẽ thành công!
Như vậy coi như là xong rồi đó bác ạ. Thực ra cứ nói là khó thế thôi chứ em ghép đôi cho mấy anh bạn đều nhốt chung luôn chứ cũng chẳng cần để lồng bên cạnh nhau cho chúng quen dần đâu. Tuy nhiên giai đoạn đầu chúng đánh nhau dữ lắm nhưng lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, mót quá là các chàng gạ gẫm làm quen ngay:a01:
Sau khi chúng đã quen nhau bác chuẩn bị ổ cho chúng luôn đi vì khi chưa đẻ chúng vẫn vào ổ nằm ấp (quê em gọi là ấp bóng). Và chắc chắn một điều đã rỉa lông cho nhau như vậy trứng sẽ có đực (nếu theo dõi sẽ biết được lúc chúng đạp mái). Việc làm ổ ấp trước cho chúng vào nằm là để chúng làm quen sẽ hạn chế được việc chim mái đẻ rớt trứng ra ngoài bị vỡ.
Chim ấp mấy lứa đầu dễ bị hỏng vì chim chưa quen hay bỏ ấp. Các yếu tố bên ngoài tác động làm chim bỏ ấp đó là: treo các lồng chim gáy khác cạnh chúng làm chim đực gù đấu, chim mái ghen tức; chủ nhân vì tò mò ngó xem nhiều quá hoặc cho nhiều người vào xem; chủ nhân dùng tay lấy trứng ra xem làm quả trứng có hơi lạ...vv..Tóm lại là hạn chế tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác động (nhà em còn bị bỏ ấp 1 lứa vì con chó xích gần đó cứ chồm lên sủa). Khắc phục bằng cách che kín lồng lại để chúng được yên tĩnh, khi chúng đang ấp chỉ để hở chỗ đổ thức ăn và nước, không thèm ngó chúng nhiều làm gì cả; nếu muốn soi trứng để kiểm tra các bác phải dùng dụng cụ chế tác hoặc lấy ngay cái thìa ăn cơm ấy múc trứng ra rồi nhẹ nhàng dùng hai đầu ngón tay cầm quả trứng lên xem chứ đừng cho trứng vào lòng bàn tay có nhiều mồ hôi gây mùi lạ chúng cũng bỏ ấp (tốt nhất là không làm gì cả).
Nếu vì 1 lý do gì đó mà các bác thấy chúng bỏ ổ không ấp khoảng 2 ngày thì tốt nhất không tiếc nữa mà lấy luôn trứng ra và cho ăn theo quy trình, chỉ sau đó khoảng 5 ngày chim lại đẻ lứa mới. Nói chung là cứ nuôi và đúc kết, rút kinh nghiệm dần dần chim sẽ không phụ lòng người đâu.
Giọng gáy hay thì đã có gáy mồi, gáy bổi bẫy được để chơi rồi cho nên nuôi gáy đẻ cho vui thôi và phần nào góp phần bảo tồn giống chim này - biết đâu có ngày nó trở thành Quốc điểu thì chẳng hoá ra anh em mình là người có công à:a01: thế nên thiển nghĩ chẳng phải nặng nề về giọng của nó làm gì, chim non các bác cứ nuôi, nhanh thành chim chào khách lắm mà chim chào khách em thấy toàn các quan sếp thích nuôi thôi:a01:
Và hãy chấp nhận việc nuôi gáy đẻ, gáy thả, chim non..như một nốt nhạc vui trong cuộc sống như lời bác NAMNHI đã nói bên ABV.
Kính chúc các bác thành công với việc nuôi gáy đẻ !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

truonggianghtv6

Thành viên diễn đàn
Tham gia
6/3/08
Bài viết
20
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Lúc đang ấp và đặc biệt lúc nuôi con là thời điểm thuận lợi để bác nào muốn tập nuôi gáy thả thực hành đấy. (Thuật ngữ "gáy thả" được hiểu là chim gáy nuôi và thả ra như gà, bay ra ngoài chơi rồi lại bay vào chuồng, lồng). Và đó cũng là một trong những bí quyết nuôi gáy thả của bác Liêm - Hà Nam; bí quyết này dựa vào đặc tính của cu gáy là rất chung thủy và thám (yêu, quí) con vì vậy lúc nuôi con thả chúng ra chúng lại chui vào với con, lâu dần thành quen. Lúc không nuôi con thì chúng nhớ vợ, nhớ chồng mà bay vào nhưng thường thả thì cả đôi bay ra ngoài nên tập thả lúc đang nuôi con là tốt nhất. Một điểm nữa nếu bác nào thử phải lưu ý đó là phải làm 1 thanh gỗ tạo thành bậc lên xuống (như kiểu bậc tam cấp nhà ấy) ngay sát cửa chuồng chim gáy, vì khi chim bay ra ngoài đến lúc bay về sẽ đậu ở cửa chuồng 1 lúc, gáy, gù...rồi mới lò dò tìm cửa lồng để chui vào cho nên nếu không có cái bậc này chim sẽ khó tìm đường để vào chuồng được.
Đây là 1 trong những bí quyết để thả chim ra chim lại bay về mà em tìm hiểu được chứ không đảm bảo 100% là thành công vì còn phụ thuộc nhiều vấn đề khác nữa thế nên bác nào thử thì thử mấy đôi chim xoàng xoàng thôi nhé không lại thử con chim quí nó bay vù mất thì tiếc lắm

Bác ơi đúng là gáy thả được còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.Vì em có ghép mãi mới được 01 cặp gáy đẻ, nó đã đẻ 02 trứng và đang ấp, hôm en đi vắng có đứa cháu đến chơi ra mở cửa lồng để xem trứng kết quả là con gáy mái bay mất bây giờ vẫn không tìm được con mái để ghép lại.Đúng như bác khuyến cáo nếu ai có thử thì thử cặp nào vừa vừa thôi nhé không nhỡ cái thì lại tiếc.
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Đôi chim của tôi đã chuẩn bị đẻ lứa 2 rồi, cách đây 1 tuần mình làm sổng con chim con cứ tưởng mất nhưng may quá nó quá nhỏ chưa biết tự kiếm ăn nên lại về với bố mẹ và mình bắt lại vào lồng để bố mẹ chúng cho ăn. Tối qua mình đã bắt con ra ở riêng vì bố mẹ chúng có hiện tượng ấp bóng. Sáng nay cho thêm vài cọng rơm vào chuồng thì thấy bố mẹ chúng tíu tít tha rơm bổ sung cho cái tổ cũ, chắc để đẻ lứa thứ 2.
Đây là sản phẩm đầu tay của đôi chim gáy nhà mình
DSC00010.jpg


Còn đây là bố mẹ chúng sáng nay đang sửa sang tổ cũ
DSC00004.jpg


Hình nữa
DSC00006.jpg
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Rất vui phải không bác, nhất là theo dõi nó ấp, nở, rồi tập ăn, tập bay mới thấy nó thú vị và pha chút hồi hộp, tự hào. Rồi chăm sóc, chờ đợi đến lúc nó tập gáy: kè..ké...ke, đầu tiên nó gáy rất nhỏ, đứng bên cạnh mà cứ tưởng chim ở đâu gáy rồi to dần, to dần theo ngày tháng và sau 5 - 6 tháng bác đi đâu chơi về bống thấy nó gù tít mới thấy công sức của mình thật ý nghĩa. Đôi non đầu tay của em đúng là như vậy đấy, nhanh dạn người và nhanh gù lắm. Hiện nay hai đôi đã nhập hộ khẩu Hà Nội rồi, một con biếu 1 cụ nghỉ hưu nuôi chơi và 1 đôi tặng em gái nhỏ thích nghe cu gáy. Thôi, gáy gì thì gáy miễn là vui phải không bác.
 

minhduc_bienhoa

Thành viên diễn đàn
Tham gia
23/5/08
Bài viết
11
Điểm tương tác
3
SVC$
0
ở hà nam cũng có 1 người nuôi chim cu gáy đẻ,mà hay lắm nha,nhà bác nay nuôi chim cu gáy mà cứ như nuôi chim bô câu vậy,nuôi thả rông không ah,nó còn bay ca lên nóc nhà để làm tổ nưa cơ,ban đầu m cũng không tin,nhưng khi xem clip được đăng trên diễn đàn thì m không thể tin vào mắt mình nưa mà.
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Đôi gáy nhà mình đã đẻ thêm được 2 trứng và đang ấp, như vậy được khoảng 1 tuần rồi. Còn con con của chúng thì nhốt riêng và tự ăn nhưng hơi bị nhát thậm chí còn nhát hơn con bổi treo bên cạnh. Không biết phải làm sao đây (nó đã từng bị sổng ra nhưng chưa biết kiếm ăn nên lại quay lại với bố mẹ nó và bị bắt lại).
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom