Guest viewing is limited

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,815
SVC$
0
Nuôi cu gáy đẻ
Cách đây khoảng 5 năm, anh Đoàn Thọ Giang (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) được tặng 1 cặp chim cu gáy. Nuôi vỗ vài tháng sau, chim cu bỗng chịu... đẻ. Và cũng trong dịp tình cờ này, anh Giang phát hiện chuyện lý thú: nuôi chim cu ấp trứng nở con cũng dễ như nuôi gà vịt.
5a-nd.jpg

Ngôi nhà nhỏ nằm trong vườn cây um tùm vùng cù lao sông nước lúc nào cũng nghe tiếng chim cu gáy liên tai. Dẫn khách đi một vòng, anh Giang khoe, tới nay ngoài số chim cu tặng cho bạn bè thì anh còn 10 con chim cu, toàn là "chim được ấp nở" không phải chim thiên nhiên. Lúc xin cặp chim cu một mái một trống về nuôi, anh cũng cho ăn thức ăn côn trùng như bao người chơi chim khác, thế mà không hiểu sao chim lại đẻ. Thấy chim nuôi đẻ được cũng hơi ngồ ngộ nên anh cho chim mái ấp. "Tôi thấy chim cu lạ lắm, trứng mà bị chạm tay vào là chúng tìm cách mổ trứng bể hoặc hất văng ra khỏi tổ, có nhặt trứng để vào chúng không ấp mà tiếp tục phá trứng". Sau mấy lần thấy chuyện lạ đó, anh để ý, không đụng tay vào quả trứng nữa thì chim mới chịu ấp, không quậy phá tổ.

Thường chu kỳ đẻ của chim cu được cộng thêm 5 hay bớt đi 5 ngày trong tháng, con mái thường đẻ 2 trứng, ấp độ 15 ngày trứng nở. Chim cu đẻ "trong lồng" vẫn không khác mấy so với chim hoang, lông mượt và đẹp, tính nết vẫn hung hăng, chỉ nghe tiếng gáy của chim cu chuồng bên thôi là chúng ngóc đầu rồi tranh nhau gáy ầm lên. Thả một con chim cu lạ vào lồng là sẽ có một trận tử chiến xảy ra cho đến khi có một con chịu thua mới thôi. Vì thế nên "cùng mẹ cùng cha" nhưng vẫn phải nhốt riêng.

Anh Giang kể, chim cu trống biết "nịnh vợ" lắm, thấy chim mái nằm ấp trứng hơi lâu là con trống nhảy vào ấp thế cho con mái ra ngoài rỉa lông, tắm nắng. Và dù là chim hoang hay chim sinh ra trong lồng chúng cũng chung tình vô cùng. Nếu một trong hai con chẳng may chết sớm thì con còn lại cam chịu sống một mình, không... "bay" bước nữa. Đợt trước, một cặp cu của anh có con chết, anh thả chim cu khác vào thì chúng không chịu xáp lại bắt cặp mà mổ nhau cho đến khi con thua chịu bỏ chạy.

Với đà tận diệt của những người săn bắt chim cu để bổ sung thực đơn cho các nhà hàng với giá 20.000đ/con thì việc anh Giang nuôi thành công chim cu đẻ ít ra cũng an ủi được cho những ai quan tâm đến số phận của loài chim hoang dã này; và việc ấy cũng gợi mở cho người kinh doanh chim cảnh, làm kinh tế gia đình một kiểu làm ăn mới.

(Nguồn tin: Thanhnien.com )
 

genta

to be or not to be
Tham gia
13/9/07
Bài viết
1,350
Điểm tương tác
14
SVC$
0
hehehehehe Vĩnh Long wê em mà sao em chả biết nhỉ?????
 

xxxbopy

Thành viên tích cực
Tham gia
19/12/07
Bài viết
229
Điểm tương tác
1
SVC$
0
ngoài HN, ngoài Bắc, có bác nào thử nuôi Gáy đẻ chưa vậy các bác nhỉ?
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Tớ vừa gia công một cái chuồng lớn và nhốt một đôi cu gáy vào đó, chúng đã bắt cặp và con trống đã sửa sang cái tổ mà tớ chuẩn bị sẵn; Không biết có nên cơm cháo gì không. Đôi này thì khi con mái ở lồng riêng đã đẻ bắt đầu từ năm nay và được khá nhiều trứng rồi, con trống thì rất sung đã được treo cạnh con mái từ lâu nay do đó việc ghép cặp diễn ra rất nhanh thả chung chuồng là chúng đã "yêu" nhau ngay không có rượt đuổi gì, bây giờ thì cọ mỏ rỉa lông cho nhau suốt ngày (vui ra phết). Nhưng tở đang lo về khoản thức ăn cho chúng, bình thường thì thóc, kê khi chúng đẻ và nuôi con có cần phải bổ sung thêm gì nữa đây. Rất mong được sự tư vấn của mọi người (nếu thành công sẽ có thưởng vật chất là sản phẩm của đôi chim gáy này cho đồng chí nào tư vấn hiệu quả nhất) cám ơn.
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Nuôi cu gáy đẻ
Cách đây khoảng 5 năm, anh Đoàn Thọ Giang (ngụ ấp Phú Thới, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) được tặng 1 cặp chim cu gáy. Nuôi vỗ vài tháng sau, chim cu bỗng chịu... đẻ. Và cũng trong dịp tình cờ này, anh Giang phát hiện chuyện lý thú: nuôi chim cu ấp trứng nở con cũng dễ như nuôi gà vịt.
5a-nd.jpg

Ngôi nhà nhỏ nằm trong vườn cây um tùm vùng cù lao sông nước lúc nào cũng nghe tiếng chim cu gáy liên tai. Dẫn khách đi một vòng, anh Giang khoe, tới nay ngoài số chim cu tặng cho bạn bè thì anh còn 10 con chim cu, toàn là "chim được ấp nở" không phải chim thiên nhiên. Lúc xin cặp chim cu một mái một trống về nuôi, anh cũng cho ăn thức ăn côn trùng như bao người chơi chim khác, thế mà không hiểu sao chim lại đẻ. Thấy chim nuôi đẻ được cũng hơi ngồ ngộ nên anh cho chim mái ấp. "Tôi thấy chim cu lạ lắm, trứng mà bị chạm tay vào là chúng tìm cách mổ trứng bể hoặc hất văng ra khỏi tổ, có nhặt trứng để vào chúng không ấp mà tiếp tục phá trứng". Sau mấy lần thấy chuyện lạ đó, anh để ý, không đụng tay vào quả trứng nữa thì chim mới chịu ấp, không quậy phá tổ. Thường chu kỳ đẻ của chim cu được cộng thêm 5 hay bớt đi 5 ngày trong tháng, con mái thường đẻ 2 trứng, ấp độ 15 ngày trứng nở. Chim cu đẻ "trong lồng" vẫn không khác mấy so với chim hoang, lông mượt và đẹp, tính nết vẫn hung hăng, chỉ nghe tiếng gáy của chim cu chuồng bên thôi là chúng ngóc đầu rồi tranh nhau gáy ầm lên. Thả một con chim cu lạ vào lồng là sẽ có một trận tử chiến xảy ra cho đến khi có một con chịu thua mới thôi. Vì thế nên "cùng mẹ cùng cha" nhưng vẫn phải nhốt riêng.

Anh Giang kể, chim cu trống biết "nịnh vợ" lắm, thấy chim mái nằm ấp trứng hơi lâu là con trống nhảy vào ấp thế cho con mái ra ngoài rỉa lông, tắm nắng. Và dù là chim hoang hay chim sinh ra trong lồng chúng cũng chung tình vô cùng. Nếu một trong hai con chẳng may chết sớm thì con còn lại cam chịu sống một mình, không... "bay" bước nữa. Đợt trước, một cặp cu của anh có con chết, anh thả chim cu khác vào thì chúng không chịu xáp lại bắt cặp mà mổ nhau cho đến khi con thua chịu bỏ chạy.

Với đà tận diệt của những người săn bắt chim cu để bổ sung thực đơn cho các nhà hàng với giá 20.000đ/con thì việc anh Giang nuôi thành công chim cu đẻ ít ra cũng an ủi được cho những ai quan tâm đến số phận của loài chim hoang dã này; và việc ấy cũng gợi mở cho người kinh doanh chim cảnh, làm kinh tế gia đình một kiểu làm ăn mới.

(Nguồn tin: Thanhnien.com )
Hi hi, HL st ở đâu hay đấy, nhưng nuôi cu để đẻ dể lắm bạn à vì trong hôi chơi có một Bác bẫy về chim bổi có khi lên cả trăm. Con nào hay thì làm dấu ngoài rừng để riêng. Còn thường thường nhốt chung khi về thả vào chuồng rộng , Bác thấy chú mái nào đẹp rồi bắt riêng ghép cặp đẻ hà rầm.... nhưng mình thì hổng quan tâm nên "tịt" còn chuyện tránh tuyệt chủng thì nó hơi vĩ mô quá hihi chưa dám nghĩ. Nhưng có một ngày ta sẽ thử một lần cho biết> ha ha ha
 
Chỉnh sửa lần cuối:

manhhungss

Làng lúa làng hoa
Tham gia
4/9/07
Bài viết
339
Điểm tương tác
43
SVC$
0
Không biết chỗ các Pác thế nào chứ ngoài em chim rừng giờ hơi hiếm, bẫy tìm mài mới có vài đôi, còn ra chợ thì toàn cu ở tận đâu chuyển về. Riêng huyện Sóc Sơn em các cụ chơi cu cũng khá nhiều nhưng chỉ ở dạng phong trào. Còn nuôi Cu đẻ thì cũng có khoảng 5 nhà nuôi cu đẻ, e cũng đã được trực tiếp xem qua các nhà đó, Bác nuôi nhiều cũng có khoảng 8 cặp Cu đẻ, tháng nào cũng đều đặn mỗi cặp cho ra 1 cặp Cu non nếu chế độ chăm tốt và không để yếu tố bên ngoài tác động làm cho Cu Bố mẹ sợ bỏ ấp.
Nói chung em thấy các nuôi cu đẻ cũng đơn giản, không phải cầu kỳ trong khâu thức ăn, quan trọng nhất là chon được đôi chim Bố mẹ, đặc biệt là con Mẹ vì chim non đẻ ra 80% gen giống Mẹ
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Đôi chim mình nuôi cặp đã đẻ 1 trứng nhưng lại đẻ rơi ra ngoài có chán không, có thể con mái được nuôi từ non lên cho nên chưa có kinh nghiệm; Mặc dù trước đó đã ra vào ổ rất nhiều lần. Hoặc là bị xúc động mạnh nên đẻ rơi. Chán quá.
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Không biết chỗ các Pác thế nào chứ ngoài em chim rừng giờ hơi hiếm, bẫy tìm mài mới có vài đôi, còn ra chợ thì toàn cu ở tận đâu chuyển về. Riêng huyện Sóc Sơn em các cụ chơi cu cũng khá nhiều nhưng chỉ ở dạng phong trào. Còn nuôi Cu đẻ thì cũng có khoảng 5 nhà nuôi cu đẻ, e cũng đã được trực tiếp xem qua các nhà đó, Bác nuôi nhiều cũng có khoảng 8 cặp Cu đẻ, tháng nào cũng đều đặn mỗi cặp cho ra 1 cặp Cu non nếu chế độ chăm tốt và không để yếu tố bên ngoài tác động làm cho Cu Bố mẹ sợ bỏ ấp.
Nói chung em thấy các nuôi cu đẻ cũng đơn giản, không phải cầu kỳ trong khâu thức ăn, quan trọng nhất là chon được đôi chim Bố mẹ, đặc biệt là con Mẹ vì chim non đẻ ra 80% gen giống Mẹ

Đúng rồi, DTH tán thành ý kiến của bạn ,mình thấy Ô ta chơi cu nhưng cũng kd luôn. Trước tiên là thỏa mãn đam mê, thứ 2 là khi bẫy về con nào hay hay nuôi vài tháng ...ai thích thì ô cho lên đường giá từ 500> 1000k,còn chú nào hay thì "ém "luôn còn lại ra bao nhiêu cho ra tiệm sạch.... nên những chú cu mà ô ta ghép nuôi đẻ thì cho ăn toàn lúa thôi . Lúc nào thích thì ít kê, hay đậu ..... nhưng 100% là lúa mà nó cũng đẻ ấp tốt....
Riêng về cu gáy thì ngày càng ít đi, ở SG muốn đi bẩy thì cự ly ít nhất 200km .Nhưng những vùng đó cũng bị càng quyét và dẫm nát bởi rất rất rất nhiều sát thủ .....nên đi cũng vất vả ....
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Hôm qua về nhà thấy con mái đang nằm ấp trong ổ, chắc là nó vẫn đẻ tiếp nhưng chắc chỉ được 1 quả trứng thôi. Hy vọng chúng sẽ thành công và có sản phẩm đầu tay. Nhìn con trống bị bỏ rơi đứng một mình so vai rụt cổ thỉnh thoảng mới có tiếng gáy buồn buồn mà thương. Mình chụp được vài cái ảnh nhưng chưa post lên được vì chưa quen. Khi nào rỗi mình sẽ post ảnh của chúng cho mọi người xem.
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Từ hôm đó đến nay chim mẹ và chim bố thay nhau ấp trứng nhưng đến nay (6 ngày) vẫn chưa thấy động tĩnh gì và chúng vẫn đang ấp, có bác nào biết thời gian ấp trứng trung bình của chim cu là bao lâu không cho tôi biết với, cám ơn nhiều.
 

huanpham

Vô thường
Tham gia
18/2/08
Bài viết
331
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Theo Em biết thì những còn chim có trứng nhỏ như chim cu trở xuống thì thời gian ấp là 10- 12 ngày, vậy bác theo dõi thêm xem sao.
Thân
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Chim gáy đẻ cách nhật, quả đẻ trước và quả đẻ sau khác nhau về hình dáng (tròn, to và dài bầu dục). Dựa vào đặc điểm này các bác có thể đánh dấu để phân biệt chim . mái, chim đực khi nó nở vì quả đẻ trước sẽ nở trước. Sau khi nở được khoảng 23 - 25 ngày thì tách chim non và lúc này chim non sẽ tự mổ ăn chứ cũng chẳng cần phải đút đâu. Khi tách chim non ra sau khoảng 5 ngày chim mẹ lại tiếp tục đẻ quả thứ nhất cho lứa tiếp theo, cách 1 ngày lại đẻ quả nữa và như vậy tính trung bình khoảng 45 ngày là ta có 1 đôi chim non. Tuy nhiên chim non nuôi lên đa số giọng gáy không hay lắm, nghe hơi nhàn nhạt nhưng được cái mau dạn và nếu huấn luyện thành chim chào khách thì nuôi chim non nên sẽ rất nhanh. Nhu cầu nuôi chim non cũng không phải ít vì người sành chơi, nuôi cu mồi...không phải ai cũng có thời gian, điều kiện và hiểu biết, đam mê để chơi mà chiếm 1 tỷ lệ cũng khá cao là chơi 1 cách rất đơn giản là cúc..cù...cu thôi. Và cũng rất nhiều người thích chim chào khách, chim bảo được, vẫy gù...mà điều này thì chim nuôi non nên chiếm ưu thế. Bác Liêm ở chỗ em nuôi khoảng 10 đôi gáy đẻ thế mà chim non nở ra không đủ để đáp ứng nhu cầu của người chơi, nở ra đến đâu hết đến đó, hôm rồi còn điện lên để mua lại của em vì đã chót nhận tiền đặt của khách rồi mà còn bị người khác đến cướp mua mất. Tuy nhiên nếu nói về giá trị kinh tế thì không cao (300 - 500 ngàn/đôi) nhưng cũng phải thông cảm cho bác ấy vì ngoài thú chơi thì nó còn là 1 nghề; cung - cầu cả thôi mà nên đàn chim nhà bác ấy có thể nói đã phần nào giúp bác ấy giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Hôm nay thấy vỏ trứng rớt ở đáy lồng chắc là trứng chim của mình đã nở rồi, nhưng cả chim bố và mẹ đều tranh nhau ủ con nên chả nhìn thấy gì. Chỉ được 1 con thôi vì 1 trứng bị đẻ rơi ngay từ đầu. Nhưng dù sau đây là cũng là thành công bước đầu. Xin cám ơn mọi người cổ vũ và ủng hộ.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Hôm nay thấy vỏ trứng rớt ở đáy lồng chắc là trứng chim của mình đã nở rồi, nhưng cả chim bố và mẹ đều tranh nhau ủ con nên chả nhìn thấy gì. Chỉ được 1 con thôi vì 1 trứng bị đẻ rơi ngay từ đầu. Nhưng dù sau đây là cũng là thành công bước đầu. Xin cám ơn mọi người cổ vũ và ủng hộ.

Sau khi chim non nở bác đổ hết thóc đi và bắt đầu cho chim bố, mẹ ăn cám (bác mua loại cám bán cân hạt dài, nhỏ như viên đá lửa ấy cho nó đỡ tốn chứ nếu cám chim đóng túi thì hơi đắt- nhớ phải hỏi là cám chim chứ nếu mua nhầm cám cho lợn là chim đi đấy vì cám lợn nhiều muối, mặn). Mục đích cho ăn cám là để đảm bảo dinh dưỡng và cám mềm chim bố, mẹ ăn xong ợ lên mớm cho con sẽ tốt cho chim con hơn. Sau khi nở khoảng 23 - 25 ngày chim non sẽ rời ổ tập bay, lúc này bác để cho chim non ở thêm với bố, mẹ nó độ 5 ngày nữa thì tách ra lồng riêng và khi tách chim non cũng là lúc bác cho chim bố, mẹ ăn thóc trở lại; nếu có thể bổ sung vỏ trứng nghiền nhỏ và đá ong cà nhuyễn nữa thì càng tốt để đủ chất tạo canxi cho lứa trứng mới. Khi tách chim non bác nên lựa buổi tối mà tách để chim bố, mẹ đỡ nhớ con ảnh hưởng tới lứa tiếp theo (khi tách nếu để bố mẹ nó nhìn thấy bố, mẹ nó sẽ bay nháo nhác, gáy gù liên tục). Chim non nếu để đủ ngày như trên mới tách thì khi tách ra bác cho nó ăn gạo khoảng 1 tuần rồi hãy cho ăn thóc để đỡ hại dạ dầy, tuần tiếp theo cho ăn thóc đã ngâm qua nước cho ẩm, mềm và sau đó thì cho ăn như chim trưởng thành. Cũng có người muốn chim mau dạn người nên tách chim non sớm hơn nhưng nếu thế thì nuôi bộ hơi vất vả: ngào cám cho đủ độ dẻo rồi vê viên đút cho chim non ăn, trước khi đút nhúng viên cám qua nước lần nữa cho nó khỏi dẻo quá mà nghẹn chim.
Chim non sau khi tách ra nuôi đến lúc thấy lấm tấm mọc cườm nếu muốn nhanh dạn, mau nổi ngoài các chế độ khác các bác nên bắt chim ra và nhẹ nhàng nhổ hết lông đuôi nó đi. Khi lông đuôi mọc dài trở lại, cườm mọc đủ cũng là lúc nó gáy gù ác rồi đấy các bác ạ. Em để ý thấy mấy con cu non nuôi nên có bộ lông rất mượt mà, bóng bẩy mỗi tội tiếng gáy thì không thể so với chim già bẫy ngoài thiên nhiên về được nhưng không phải là tất cả. Thiển nghĩ ngoài yếu tố di truyền nếu xung quanh nó lại có 1 dàn chim hay thì không biết nó có học được không các bác nhỉ ?
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Xin vô cùng cám ơn bác Achn_vn đã có những chỉ dẫn thật thấu đáo và nhiệt tình, Hiện nay tôi đang đi làm cơ quan, việc nuôi chim đẻ cũng là tình cờ thôi do "chọn" được 2 con mái để nuôi làm cảnh. Nhưng được các bác trên diễn đàn giúp đỡ nên đỡ tốn mất nhiều công sức và thời gian tìm hiểu. Hiện nay tôi vẫn chưa thấy chú chim con đâu cả vì bố mẹ nó ủ suốt ngày nhưng khác với thời gian ấp trứng là chúng không nằm bẹp trong ổ mà nhấp nhổm liên tục chắc là chim con không sao, hiện tôi đang cho ăn thóc và kê như trước đây, theo gợi ý chắc là cho ăn như bác Achn_vn là hợp lý.
To Locabc: không biết con mái tôi đổi với anh đã có gì chưa, con mà anh cho hiện nay đang gáy và gù tốt, nhất là sau khi ghép đôi và còn lại một mình anh chàng này một chỗ.
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Quên mấy cái ảnh của chúng post lên để anh em tham khảo
DSC03413.jpg
Con trống khi ở riêng
DSC03414.jpg

Con mái khi một mình
DSC02026.jpg

Trống mái khi ghép đôi
DSC02024.jpg
Chim mái đang ấp
 

locabc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/10/07
Bài viết
71
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Bác Thaibq2003 ơi, cảm ơn bác đã hỏi thăm, thật áy náy với bác quá, con chim mái của bác về với em thì không thấy sinh nở gì cả, đến vụ rét đậm trước tết vừa rồi thì nó không qua được. Cái chuồng gáy dự định nuôi gáy đẻ giờ bỏ không. À con gáy em đổi cho bác giờ đã nổi rồi cơ ạ, chúc mừng bác nhé! Nhân tiện bác chụp ảnh em nó để em ngắm lại mẹt thằng cu xem nào:D
.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Muốn có mấy góp ý với bác về cái lồng để làm sao cho chim thay nhau ấp mà không bị gián đoạn. Giải pháp là làm 1 cái ngăn nhỏ trong chiếc lồng đó (lồng ở trong lồng) và để cái ổ của nó trong ngăn đó. Và cái ổ ấp nên để sát mặt sàn để tránh khi chim đẻ vả đảo trứng, trứng dễ bị rớt vỡ. Và khi ấp, nhiều khi con mái phá con trống, con trống phá con mái làm quá trình ấp không liên tục dễ hỏng thì khi có cái ngăn ấp như vậy lúc con này ấp bác có thể lấy 1 tấm bìa ngăn con kia không vào phá, đến giờ lại rút tấm ngăn ra cho con kia vào ấp thay phiên. Ngoài ra khi làm ngăn ấp và để ổ sát sàn cũng sẽ tránh cho chim con không bị rơi từ độ cao xuống có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chim non
 

Thaibq2003

Thành viên tích cực
Tham gia
1/4/08
Bài viết
148
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Muốn có mấy góp ý với bác về cái lồng để làm sao cho chim thay nhau ấp mà không bị gián đoạn. Giải pháp là làm 1 cái ngăn nhỏ trong chiếc lồng đó (lồng ở trong lồng) và để cái ổ của nó trong ngăn đó. Và cái ổ ấp nên để sát mặt sàn để tránh khi chim đẻ vả đảo trứng, trứng dễ bị rớt vỡ. Và khi ấp, nhiều khi con mái phá con trống, con trống phá con mái làm quá trình ấp không liên tục dễ hỏng thì khi có cái ngăn ấp như vậy lúc con này ấp bác có thể lấy 1 tấm bìa ngăn con kia không vào phá, đến giờ lại rút tấm ngăn ra cho con kia vào ấp thay phiên. Ngoài ra khi làm ngăn ấp và để ổ sát sàn cũng sẽ tránh cho chim con không bị rơi từ độ cao xuống có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chim non

Ý kiến của bác thật quí hóa. Lúc làm lồng mình cứ nghĩ phải làm sao cho giống với tự nhiên (tức là tổ chim phải ở trên cao hơn) chứ chưa nghĩ đến các vấn đề như bác tham gia; Cái này chắc phải sửa lại. Nhưng có lẽ để sau vụ con đầu này thì điều chỉnh, vấn đề là các bác tư vấn giúp xem làm sao để điều được chúng ra khỏi cái lồng to này. Trước đây thì chỉ cần ghé cửa lồng nhốt vào lồng tắm là chúng chạy qua, còn bây giờ ...???
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom