Guest viewing is limited
5.00 star(s)
1 Rating - Raters

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,632
Điểm tương tác
2,666
SVC$
0
Chương 1: Giới thiệu sơ về các loại Chào Mào.


Xin chào quý bạn!

Như các nghệ thuật nuôi dưỡng sinh vật mà mỗi cá nhân thích. Thì Chào Mào cũng nằm trong những giống chim mà khiến cho các fans mê không chi bằng, trong đó có tôi. Như diễn đàn ta đã hình thành, và fans mê Chào Mào lại được một forum riêng. Bạch Đề xin giới thiệu những cách thức căn bản nuôi chim Chào Mào. Từ việc lựa chọn chim bổi/mộc cho tới ngày thành một tay nuôi rành về giống Chào Mào này.

cm đẹp.jpg


Khi vào thú chơi gì đi nữa cũng phải cần sự đam mê và siêng năng, chớ chỉ thích theo phong trào thì không tài nào bền được và giỏi được. Khi mới vào thú nuôi Chào Mào, một ai đó tình cờ do có duyên, hay sở thích muốn nuôi chim gì đó mà cơ duyên đưa đến.

Giá chim dạo này giao động từ 20 nghìn cho tới bạc triệu, và loại: Gián Cánh, Bạch Đề, Bạch Tạng, Chào Mào bông, Mơ, là giống dị tướng bị đột biến, chim có màu trắng lạ thường, như có cánh trắng, lông đốm đốm trắng trên lưng, đầu, hoặc đuôi nguyên một hoặc vài cọng lông trắng, cánh trắng có một vài cọng lông trắng và cả móng trắng tùy vào con, có con toàn móng trắng hết. Đặc biệt giống Bạch Tang thì bị đột biết hết cả thân hình, toàn thân trắng tinh, đặc biệt hơn nữa là riêng cái lông dưới đít và cái tách của nó vẫn còn đỏ. Xin nhắc một ai đó muốn mua giống Bạch Tang thì phải để ý cặp mắt, bởi Bạch Tang như thế cặp mắt sẽ có màu đỏ, không còn đen nữa. Riêng giống chim CM bông thì phải tùy độ đột biến của nó nằm ở đâu. Nếu nguyên cái đầu trắng còn thân hình đen, thì chỗ bị đột biến là nơi đầu nên cặp mắt sẽ có màu đỏ, còn lại giống chỉ bông trên lưng thì cặp mắt vẫn bình thường. khác với chim Chào Mào bình thường, và giá cả có thể nói tới bạc triệu trở lên, tùy vào địa phương, nhu cầu và thể chất của con chim. Cho nên cũng có vài người ham tiền thiếu đạo đức đã nhuộm màu trắng trên lông chim và bán giá cao, sau khi chim thay lông hoặc tắm thời gian thì màu nhuộm trôi đi thì hổi ôi. Cho nên phải cẩn thận và phải quen biết người giới thiệu để mua, còn không phải có kinh nghiệm nhất định.

Đây một em Mơ, Bạch Tạng hình giữa, và Bạch Đề móng trắng ở dưới hai móng ở giữa.
bachde4.jpg
bachde3-1.jpg
IMG_0192.jpg

Bông
BachDe2.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Hoangvpb

Administrator
Tham gia
25/8/07
Bài viết
1,653
Điểm tương tác
309
SVC$
0
Chào anh Bạch Đề ...

hihi Bác Bạch Đề làm một bài phân tích rõ ràng về giống Chào Mào Bạch Đề hay quá, cũng là dịp để anh em cùng niềm đam mê học hỏi thêm được nhiều từ bác Bạch Đề á...:)
 
N

__Nick__

Guest
thank anh bạch đề nhiều . topic rất rõ ràng cho anh em non kinh nghiệm ( như em chẳng hạn ) thêm đi anh ơi . thân
 

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,813
SVC$
0
Vâng được anh Bạch Đề cho chi tiết thì hay quá!:11:
 

Hoangvpb

Administrator
Tham gia
25/8/07
Bài viết
1,653
Điểm tương tác
309
SVC$
0
hih em ủng hộ bác Bạch Đề 2 tay 2 chân luôn....
Em cùng anh em sẽ viết các kiến thức về CM của mình thật chi tiết vào đây để đóng góp cùng anh em thành viên ...
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,632
Điểm tương tác
2,666
SVC$
0
Chương 2: Kỹ thuật nuôi chim.

Khi mới vào việc mua một con chim để nuôi thật là khó, bởi ta không biết gì về chim rất chi là khó. Từ việc không biết thế nào là con chim hay, chim trống hay mái, xem tướng thế nào mới là một con chim chuẩn để nuôi.

Vâng, xin thưa quý bạn là Bạch Đề sẽ xin giới thiệu những gì mình trãi qua học hỏi tự mình và rất chi là nhiều người để giúp các bạn tìm chim và nuôi thành chim thuần hay.

Ta có thể tìm chim từ tiệm bán chim, hoặc từ các bạn đi bẫy về. Từ tiệm bán chim theo mình thì, thật là khó tìm bởi giá cao hơn người bẫy bán lại. Hai là chim đẹp hầu như hiếm lắm, nếu có chim đẹp bổi/mộc thì giá lại cao hơn chim thường 2-3 lần.

Những chi tiết khi lựa chim trống đẹp hay: Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chi đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim tróng trong lưởi có chấm đen cở 3-4 chấm ở cuối lưởi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn (trường hợp này rất chi là hiếm, như 95/100 vậy).
Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó. Phải to khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, mũ chim chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là: mũ lân và mũ rơm. Tuy nhiên mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ. Tuy nhiên chỉ có hai loại là mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngủ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.

Cặp chim dưới đây con bên trái là tướng ngũ đoản đấy! Họng bò tức là khi hót phù ra như ễnh ương.
Chú bên phải là chú chim mà thường được các fans mơ ước sở hữu, vì có thể nói là hoàn hảo.
34643441-8744-02000180-.jpg

Cách tập luyện chim bổi: có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các fans mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác lạ.

Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.
Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó
sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.

Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ.
Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện. Cho nên nhiều dân nuôi rành chim vẫn thích tìm lùng chim bổi nuôi lên, vì có nhiều lý do, như nó có nhiều kỷ niệm với ta, công sức ta chăm nó, có thử thách, và tràng đầy nghệ thuật khi nuôi một con chim bổi thành mồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huy_chuot

Cầu được ước thấy!...
Thành viên BQT
Tham gia
27/8/07
Bài viết
1,273
Điểm tương tác
91
SVC$
0
a tuấn viết bài về CM đi a,thằng bạn e đang cần thông tin về CM bị ỉa chảy mà chưa biết vì sao hết,giúp e với a(nguyên nhân và cách trị )
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,632
Điểm tương tác
2,666
SVC$
0
Chương 3: Cách chăm sóc chim Chào Mào.

Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám (tôi sẽ lấy bài cám/bột ở topic đã có viết và bàn tiếp) cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.
Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài fans dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.

Vấn đề bệnh tật của Chào Mào: Theo các fans thì tiêu chảy thì do thay đổi cám/bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông v.v.v. chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông. Tôi để ý nhất là vấn đề vệ sinh! Như hủ nước uống và hủ bột để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư. Đặc biệt là ta nuôi loại lồng đấy chỉ có miếng váng và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo hâu như 2 ngày một lần, bởi Chào Mào ăn hay vứt đồ ăn ra. Đặc biệt là ngày ta cho chúng ăn trái cây như chuối, cà chua. Mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính và và trái cây để lâu hư, và rồi vô tình nó xuống ăn thì bị đường ruột mà thôi.
Cách trị như: ta có thể dọn sạch lồng, vệ sinh hủ bột/nước. Cho cám ăn mới sạch. Không nên cho ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Qua vài ngày nó sẽ khỏi.
Vài cách khác của các fans là: dùng nước trà đậm hoặc là dùng thuốc đau bụng của người uống là Berberin thì phải, pha tí vào nước cho chim uống.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,813
SVC$
0
Một vấn đề cũng xin bổ sung về lồng nuôi chim CM, theo HLong thì nên nuôi CM bằng Lồng gỗ nan tre là đẹp nhất, hiện đa số lồng chúng ta nuôi chim CM là loại đáy ván, theo kinh nghiệm của HLong loại này không thích hợp với việc nuôi CM. Vì như anh Bạch Đề đã phân tích như trên, sử dụng lồng đáy ván ngoài miếng bố lót lồng, chúng ta nên lót thêm giấy báo, tạm thời là vậy, vì giấy báo là loại phổ biến, rẻ tiền và có khả năng hút ẩm, nhưng nếu không thay thường xuyên thì rất mất vệ sinh.

Tập tính của một chú CM hay thường rất hay sục sạo trong lồng, nhảy lên nhảy xuống rất nhiều và thường hay lăng xăng ở đáy lồng, thậm chí còn phá bố lồng hay cắn xé giấy báo lót lồng..., nếu việc vệ sinh không thường xuyên và đều đặn sẽ dẫn đến những bệnh tật thường gặp khi tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh nhất là phần chân và lông chim sẽ dễ bị hư đặc biệt là phần lông đuôi.

Lồng nuôi CM phù hợp nhất vẫn là lồng đáy nan, nhưng vì điều kiện còn phải giữ vệ sinh nhà cửa nên phải có tấm hứng phân chim. Nếu điều kiện nuôi mà có sân vườn thì vấn đề này không có gì là khó khăn cả, ở đây HLong chỉ xin xin đề lồng nuôi chim treo trong nhà!

Theo HLong, thì đạt yêu cầu vệ sinh như trên có thể đề cập đến hai loại lồng nuôi chủ yếu:
  1. Lồng nuôi mà các Fan ở Huế hay dùng ( giống như Hoangvpb đã post hình),đây là loại lồng vuông, đáy lồng bằng nan, nhưng lại có thêm cái khay hứng phân chim có thể rút ra vào thật thuận tiện. Loại lồng này HLong rất thích vì nó đơn giản nhưng đẹp và tiện lợi.
  2. Lồng tròn hiện có loại lồng đáy hai lớp, lớp trên là nan, và lớp dưới là miếng ván hứng phân chim, phần nan thì dính liền với lồng, phần đáy có thể tháo ra để vệ sinh nhưng không tiện lợi trong việc lấy ra vào bằng lồng vuông của Huế.
Trên đây là các vấn đề HLong xin chia sẻ thêm, có gì thiếu sót, các Fan bổ sung thêm nhé!
 

calahet

Thành viên tích cực
Tham gia
1/9/07
Bài viết
124
Điểm tương tác
2
SVC$
0
hì chim đã thuần thì nó ko phá phách , bay nhãy đâu !!! nuôi lồng nào cũng giống nhau !!! nhưng ta phãi vệ vinh lồng chim sạch sẽ thì ko ãnh hưỡng gí cã !!! lồng có nan dưới và đế thì phân chim rơi xuống đế dưới đôi lúc nó còn dính lại phía trên nan đế ,ta phãi dùng cây cậy ra!!! lồng nào cũng có cái hay và cái dỡ cũa nó cã !!!
 

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,813
SVC$
0
Hihi! Ý Mình là nó không phải bay nhảy như chim bổi đâu bạn ah! Nhưng một chú CM hay thì thường hay lăng xăng trong lồng mỗi khi kè đấu! hoặc do quá sung!
Tất nhiên là sử dụng lồng đáy nan thì phân chim vẫn dinh vào nan đaý, nhưng dù sao vẫn tốt hơn lồng đáy ván bạn ah!:rolleyes:
Thân
 

calahet

Thành viên tích cực
Tham gia
1/9/07
Bài viết
124
Điểm tương tác
2
SVC$
0
mình nuôi chim bỗi bõ vảo lồng bẫy luôn ! nuôi đến mùa sau là có thễ làm mồi rồi !!! coi như nó sống trong lồng đó cho đến khi chết già hay bị mèo ăn luôn !!! nhà nghèo như em , mua cái lồng Chào Mào tháo đế là chuyện khó khăn rồi !!!họa lắm có ai thích chim mình thì lấy lồng nuôi đỗi là mình ưng liền à !!! he he
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,632
Điểm tương tác
2,666
SVC$
0
hihi mình thật sự hiểu được tâm trạng của Calahet.
Ngày lúc nhỏ lồng của tôi nuôi chim Chào Mào, cũng tự tìm lưới sắt làm đại mà thôi. Tuy nhiên ngày sau này, tôi để ý thấy và cách dùng lồng nuôi cũng giống như Hlong nói. Và bạn nói đúng dùng nan lồng vẫn dính phân đấy thôi. Nhưng mà ít dính lắm trừ khi ta để mãi cả hơn 1 tuần phần. Trong khi đó ta có thể vệ sinh cách hai ba ngày, còn lồng đấy bằng rất chi là dễ dơ và chim ăn đồ rơi xuống và nhảy xuống vẫn dính chân đấy thôi.

hihi ngày trước tôi vẫn dùng lồng bẫy để nuôi mà. Mình thấy bạn đi bẫy Chào Mào đẹp lắm có hình đẹp post anh em coi nhé

Chúc ban vui vẻ!
 

manhhungss

Làng lúa làng hoa
Tham gia
4/9/07
Bài viết
339
Điểm tương tác
43
SVC$
0
Thân!
Lồng bằng tre có tắc dụng làm cho chim không bị lạnh vào mùa đông, vào mùa thu và Đông thời tiết của phía Bắc thường lạnh buốt về đêm nên nếu nhốt chim vào lồng sắt thì chim thường bị xù lông, chân yếu vì bị lạnh cóng rất dễ chết.
Ở ngoài bắc chủ yếu nhốt CM ra lồng tre chòn và thường bỏ nan ở đáy lồng đi chỉ còn có 1 đáy hứng phân, đáy được lót báo khi thay phân chỉ việc vứt bỏ báo đi là OK.
Lồng tre chòn có tác dụng nữa là lồng dài nên có thể lắp thêm cầu phụ cho CM nhảy và ngủ.
Nếu CM nuôi lâu năm rồi thì rất hiếm khi nó nhảy xuống đáy lồng, chỉ khi hết thức ăn nó mới nhảy xuống tìm thức ăn thôi, CM của mình thì chỉ nhảy xuống khi nó đánh dơi cào cào xuống thôi. Hiện tại ngoài Bắc mới xuất hiện kiểu lồng vanh bằng gỗ, nan bằng tre, hình trụ lục giác rất đẹp.
 

manhhungss

Làng lúa làng hoa
Tham gia
4/9/07
Bài viết
339
Điểm tương tác
43
SVC$
0
Còn về bệnh đường ruột, ngoài các tác nhận gây bệnh như A Bạch Đề đã nêu trên thì theo tôi còn 1 tác nhân nữa là sự thăy đổi đọt ngột của thời tiết cũng làm cho chim mắc phải bện này. Ở ngoài Bắc khi thăy đổi thời tiết vào nhũng lúc giao mùa (Đang ấm chuyển sang lạnh đột ngột) sẽ làm cho CM bị xù lông và đi ỉa. Để CM phòng bênh thì theo kinh nghiệm thức tế tôi thường cho các chú CM uống thuốc phòng bệnh, khi thời tiết chuyển mùa là tôi dùng thuốc phòng bệnh đường ruột của gia cầm pha với nồng độ thấp + 1 viên B1 cho vào cóng nước của chim, để cho các chú uống trong 1 ngày rồi thăy nước (Nước uống bình thương)mới vào.
Làm như vậy kết hợp với việc vệ sinh lồng và có chế độa ăn uống tốt thì chẳng bao giờ CM bị bệnh đường ruột (Ỉa phân xanh, phân trắng, xù lông) đâu
Một chút kinh nghiêm muốn chia sẻ cùng AE, sai gì AE bỏ xung nhé. Thân!
P1090680.jpg
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Còn về bệnh đường ruột, ngoài các tác nhận gây bệnh như A Bạch Đề đã nêu trên thì theo tôi còn 1 tác nhân nữa là sự thăy đổi đọt ngột của thời tiết cũng làm cho chim mắc phải bện này. Ở ngoài Bắc khi thăy đổi thời tiết vào nhũng lúc giao mùa (Đang ấm chuyển sang lạnh đột ngột) sẽ làm cho CM bị xù lông và đi ỉa. Để CM phòng bênh thì theo kinh nghiệm thức tế tôi thường cho các chú CM uống thuốc phòng bệnh, khi thời tiết chuyển mùa là tôi dùng thuốc phòng bệnh đường ruột của gia cầm pha với nồng độ thấp + 1 viên B1 cho vào cóng nước của chim, để cho các chú uống trong 1 ngày rồi thăy nước (Nước uống bình thương)mới vào.
Làm như vậy kết hợp với việc vệ sinh lồng và có chế độa ăn uống tốt thì chẳng bao giờ CM bị bệnh đường ruột (Ỉa phân xanh, phân trắng, xù lông) đâu
Một chút kinh nghiêm muốn chia sẻ cùng AE, sai gì AE bỏ xung nhé. Thân!

Theo mình thấy nuôi chim đừng nên xài thuốc, vì liều lượng sẽ không đúng và làm cho hệ miễn dịch của chim rối loạn. Bạn nên cân nhắc lượng đạm (trứng, tôm...) trong cám cho hợp lý chim sẽ không tiêu chảy đâu. Nếu chú chim bị tiêu chảy thì nên dùng cám Ba vì hoặc cám tự làm với lượng đạm thấp (1-2 trứng/ 1 lạng cám) , cám thì thì phải chín kỹ không được sống.
Khi chú chim sung thì phân sẽ rất khô và lúc đó ta có thể tăng lượng đạm lên để bù vào việc chim sung ăn ít (thiếu chất) chim sẽ ốm.
Việc này tùy thuộc vào người nuôi phải quan sát phân chim, dáng điệu và giọng hót của nó mà điều tiết cho phù hợp.
Các bạn thử làm xem nhé.
 
N

__Nick__

Guest
bác Béo nhà ta định làm bác sĩ hả ta ? hay nhểy. thank bác cái . :D:D
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,632
Điểm tương tác
2,666
SVC$
0
Về việc lồng sắt hoặc tre thì, tôi và vài bạn đã có bàn tới. Lồng sắt ở miền Nam thì ok lắm bởi thời tiết không lạnh. Từ miền Trung Đà Nẵng tới HN mùa đông có vài ngày lạnh lắm và đương nhiên sắt thì giữ độ lạnh thêm. Khiến Chào Mào lạnh, lông xù, yếu chim. Nuôi lồng sắt vì hihi chuyện hơi tế nhị tí là các fans chắc đã đọc qua bài của Calahet rồi. Cậu ấy nói là không mua được vài chiếc lồng trẻ cho chim nên nuôi đại trong lồng sắt. Còn tôi thì lúc nhỏ việc có tiền mua lông ở VN đổi 90 thì thật là gây lắm. Vì thời đó kinh tế còn eo hẹp.

Dễ nhiên nuôi lồng tre thì tốt lắm, chim lông mướt khỏe. Về việc lồng có đấy hay không đấy. Mấy hôm về VN tôi vẫn dùng lồng bình thường, tuy nhiên nhà ngày này toàn là nhà lót gạch sạch đâu có thể cho chim đi xuống nên nhà. Chớ ngày xưa tôi chỉ dùng lồng có nan mà không có miếng váng che phân, chim cứ việc đi
ra là xuống đất. Sau dùng lồng chỉ có nan rồi phải lót rất chi bất tiện. Vì đúng là CM nuôi lâu ít xuống dưới hoặc nhảy vô độ. Tuy nhiên ngày ta cho ăn chuối nếu mà nó ăn rơi xuống rồi vô tình đi phân dính vào, hoặc là lồng có đấy bằng nó vẫn nhảy xuống dính phân. Chỉ riêng lồng có nan thì phân đi là xuống dưới miếng lót trên báo, có muốn phân dính nan lồng cũng phải tốn hơn cả tuần lễ đi phân mà ta không dọn. hihi mỗi người mỗi sở thích nhưng tôi thấy lồng có nan với tôi vẫn là an toàn nhất, và dễ nhiên ta nên cho trái cây vừa đủ ăn một ngày chớ không cho nguyên trái chuối hoặc nửa trái cho ăn mãi, sẽ khiến nó ăn không kiệp, hư trái cây thì nó đi chảy là bình thường. Như cho ăn cà chùa nó cũng đi chảy ướt mà thôi, nhưng rồi hết cà chua ăn cám bột lại nó vẫn đi khô lại vậy.

Mình nêu lên vài lý do mà chú chim có thể bị đi chảy. Tuy nhiên với mình nuôi với độ cám bột tự làm trái cây vừa phải, nước thay sạch thường xuyên, thì không thể nào mất bịnh mà cả từ lúc còn ở VN mình nuôi cũng không bị gì.
 

Bird_my_love

Thành viên diễn đàn
Tham gia
9/9/07
Bài viết
31
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Niềm đam mê Chào Mào của bác Bạch Đề quả là ngấm tận xương tận tủy rùi.
- Cho em hỏi cái Chào Mào chuyền thì trung bình bao nhiêu thời gian sẽ thay hết lông tơ?

- Thời gian nào bắt đầu cho chúng học giọng chim già?
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom