Guest viewing is limited
5.00 star(s)
1 Rating - Raters

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Xin chào Quí vị!
Cu gáy cũng như nhưng chú chim hót khác thôi, nghĩa là một chú chim hay cu phải có 2 cái lồng. Một lồng để nuôi , một lồng để bẫy. Đây là số lượng lồng tối thiểu bắt buộc cho một chú cu yêu quý của bạn.Nhất là lồng đi bẩy cu thì nó khá đặc biệt. Tại sao nó đặc biệt hơn những lồng khác ? vì cu gáy là loại chim rất thông minh đấy các bạn à, nếu ai đã từng đi bẫy cu ở nhũng vùng mà nhiều người đi bẩy thì chắc chắn biết điều này!!!!!!! hihihi

cugay.jpg


Thứ nhất chim ở vùng đó đã quen với cu mồi , chim đã trãi qua trận mạc nhiều....
Thứ 2 thì khi chim đã trãi qua trận mạc ,chinh chiến nhiều thì nó nhìn và nhận biết cái lồng bẩy , do đó ta phải ngụy trang lồng bẩy thật đẹp, thật khéo thì mới lừa chúng được. Theo mình nhìn thấy hình ảnh lồng bẩy trên topic này thì nếu SG thì đi bẩy ở BP. Đắc Nông Đắc ơ thì thua ngay. Chim ở những vùng này trận mạc kinh lắm. Tuy nhiên ở nhưng Miền khác thì ít người đi bẩy và rừng nhiều chim thì OK. Ngày xưa ở quê, tôi cũng thường lấy lá ngâu , hay đùng đình bong cho lồng và xài vài tháng chưa hư. Nhưng ngày nay thì thay đổi rồi.... hihi
THứ 3 có những con chim đã bị trúng lồng hay lưới bị hụt thì khỏi chê, chú này thì phải cao thủ mới giải quyết được. Tôi đã từng gặp và cả nhóm quyết định không bẩy lục nữa mà gài giò.( Cái thú của bẩy cu là bẩy lục , khi đó bạn tha hồ thả hồn theo chúng....những bản nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới cũng kg bằng đâu...ý cha hơi quá rồi) .Nhưng có chú nhìn thấy giò thì né hoặc lấy mỏ gở giò... bó tay luôn chứ không vừa đâu. Đôi khi ta bố trí giò như ma trận , nhưng nó cũng phát hiện...Tôi nêu ra những tình huống trên để khẳng định lồng bẩy cu rất quan trọng, chưa nói đến cái lồng đó sát bổi nữa..
NHưng bạn không thể nuôi cu trong lồng đánh được , do đó phải có lồng nuôi riêng.
Lồng nuôi cũng có nhiều dạng khác nhau lắm: Lồng nuôi chim bổi khác vớii lồng nuôi chim mồi chứ. Tuy nhiên lồng cu gáy khi nhìn là biết ngay à.
Cầu chim không cao , lồng không quá rông hay cao mà thấp.Tại sao ư? Sẽ giải thích sau nhé! có ai có ý nào thì cho mọi người biết với nha.

Cu gáy là chim chân thấp, bay lượn chứ không nhảy nhót nhanh nhẹn như loại khác, mà khi xuống đất chỉ đi bộ thôi ... hoặc khi di chuyển cự ly ngắn ( 2m trở lại )dưới đất mà gấp thì nó cũng dùng đôi cánh bay nâng người lên chứ kg ít đi bộ xa, chỉ khi nào nó đi và ăn thôi.. do vậy đôi cánh cu đất rất khỏe và mạnh nữa.Có ai bị cu đất dùng cánh đập vào tay chưa? Đau lắm đó.... Coi chừng chấn thương so nao đấy . Hi hihi..

Khi nhốt cu trong lồng thỉnh thoảng bạn thấy chú giang hai cánh và đập liên tục chưa? Nó đang mơ tưởng đến sự tự do đấy, hay là nói cho oách là nó tập thể dục đó.Do vậy phải cắt bớt lông cánh chúng thôi.
Cắt lông cánh thì an toàn cho cu của mình vì nó không bay được. Nếu nó bay đi thì bạn ân hận cả đời luôn đó. Tôi dám chắc điều này mà!
Thứ 2 khi cu đập cánh thì không vướng vào lồng hư chim...thức ăn hay phân không bay lung tung dơ bẩn...
Thứ 3 : khi bạn chăm sóc chim hoặc thỉnh thoảng bạn thả cho nó đi bộ trong nhà hay hè hoặc cho chúng ăn những món khác nhằm bổ nhiều thứ....sẽ nói sau.Thì chúng hổng bay mất. Điều này rất cần, vì ta cùng chim vui chơi tạo sự thân mật cho chim mau dạn. Nếu dạn rồi thì thân thiện sẽ tốt cho chim khi đi bẫy nhiều ngày liên tục...Vậy cắt cánh bằng cách nào??? Khi thấy cánh chim ra lông dài bạn đừng thả nhé mà hãy lấy cái mùng giăng ra rồi thả chú cu vào. Nó sẽ bay vài vòng trong đó là mệt liền à . Khi chúng mệt đứng xuống đất bạn chỉ cần kéo cánh ra và cắt lông tha hồ.... có con còn nhát thì bạn thao tác nhanh .Chứ đừng bắt trong tay cầm cắt lông. Có con nó chịu thì không sao, nhưng có con nó khiếp và chìm chim luôn và không gáy đấy. Đã nhiều người bị rồi... đừng thử nha. Nó cứ tưởng mỉnh tra tấn nên có con quẩy rụng lông tùm lum và sau này thấy ta là nó hoảng luôn...thế là công cốc .

Cắt lông đuôi thì quá dễ rồi, có thể dùng kéo cắt trực tiếp trong lồng...nhưng đường cắt kg đẹp nên phải chỉnh tới chỉnh lui...
Nếu không cắt lông đuôi ,lông dài quẹt vào lồng hư lông và làm đau chim.. mà đau chim thì chẳng khác nào ta đau đâu? mà đau thì không gáy ...hihi..
Như vậy ta đã HỚT TÓC cho chim xong rồi nhỉ.

Lồng chim bổi và chim cu thường có cần khác nhau không? Xin hẹn bài sau nhé, và có dip DTH post vài hình về lồng nuôi và lồng bẩy cu gáy cho AE thưởng thức nha.
DTH
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

huanpham

Vô thường
Tham gia
18/2/08
Bài viết
331
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Ðề: Cách chọn một chú cu gáy hay

Chào mấy bác, Em là dân gốc Huế. nên dùng lồng bẫy Huế và dùng để nhốt luôn (Vì lồng này có đáy ở dưới). Trước nay mấy sự phụ Em cũng vậy. họ không bao giờ dùng hai lồng, do đó cánh luyện mồi cũng khác.

Không biết nếu mà dùng như vậy thì có bị ảnh hưởng gì không, có điểm nào không tốt không.
Xin cảm ơn
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Ðề: Cách chọn một chú cu gáy hay

Chào huanpham
OK khônng co vấn đề gì, chỉ co điều nếu vậy thì lồng phải rộng... tuy có nhiều hạn chế không thể phát huy hết để tốt cho cho cu và chăm sóc khó hơn.
Nói chung có nhiều lồng thì tốt, tuy nhiên có những người khó tánh ( vì chơi cu thường những người lớn tuổi) thì họ vẫn làm theo thói quen khó thay đổi lắm... một phẩn do dk nữa bạn à.
DTH
 

h04u28y

Thành viên diễn đàn
Tham gia
13/3/08
Bài viết
85
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Ðề: Tại Sao Bạn Phải Cắt Lông đuôi , Cánh Cho Cu Gáy,và Lồng Nuôi...

Mình cũng là 1 fans của chim CU. Mình cũng đã thử nghiệm nuôi 1 chú lồng rộng, 1 chú lồng nhỏ loại lồng bẫy cu nhưng mình cải thiện to hơn 1 chút vì mình không đi đánh. Lồng nhỏ mình chỉ cắt đuôi chứ không cắt cánh (Không biết cắt cánh như nào vì khi động vào là chú ta rụng hết ah). Đề nghị bạn DTH nói rõ hết những vấn đề bạn nêu, ai lại nêu ra rồi không nói gì để anh em nửa mừng lo.Thân!!!!!
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Ðề: Tại Sao Bạn Phải Cắt Lông đuôi , Cánh Cho Cu Gáy,và Lồng Nuôi...

Chào h04u28y , tên của a trùng tên của tui mà sao tôi gõ nó khó wa chừng.
DTH đã giải thích rõ trong bài rồi , tại a đọc chưa kỹ thôi. Yên tâm đi bài sau nói về lồng nuôi cu bổi hay cu thuộc mình sẽ đề cập và giải thích rõ hơn nha. Tks!
 

vanhkhuyen1983

Thành viên tích cực
Tham gia
20/5/08
Bài viết
163
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Ðề: Tại Sao Bạn Phải Cắt Lông đuôi , Cánh Cho Cu Gáy,và Lồng Nuôi...

hic hic cắt cánh...có quá tội nghiệp và mất thẩm mỹ quá không. 2 nhóc Cu nhà tôi nguyên lành hết không sứt 1 tẹo lông nào... đẹp lắm, bảo tui cắt đi thì quá phí mà..nhìn chẳng đáng iêu tí nào ( ý kiến của riêng nhé )hiiiiiii
 

duybeo

Thành viên tích cực
Tham gia
8/9/07
Bài viết
113
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Ðề: Tại Sao Bạn Phải Cắt Lông đuôi , Cánh Cho Cu Gáy,và Lồng Nuôi...

sap phải cắt cánh nhỉ,ko cắt thì có sao đâu,cắt đuôi là được rồi^_^.
 

Hieutc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
6/9/07
Bài viết
86
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: Tại Sao Bạn Phải Cắt Lông đuôi , Cánh Cho Cu Gáy,và Lồng Nuôi...

Em thì nuôi Cu nghe chủ yếu nghe tiếng gáy và sự thân thiện của nó với chủ nuôi.Nuôi Cu gáy 1 thời gian các bạn sẽ ghiền tiếng gáy ngay.Không có thì nhớ lắm.Cho nên em sắm lồng to và để nguyên bộ lông như vậy nhìn đẹp lắm.
 

thachthung

"Minh Nguyệt Tâm"
Tham gia
20/9/07
Bài viết
1,334
Điểm tương tác
68
SVC$
0
Éc éc..Nuôi CU nếu là chim mộc thì nên cắt bớt lông đuôi và cánh để con chim mau thuần,nếu là chim mồi thì bắt buộc phải cắt(đừng hỏi vì sao vì tớ cũng hok biết nhá :D),nếu đã là chim thuộc thì có thể không cắt gì cả,cứ để nguyên lông lá càng đẹp chim mà cả nhà:)
 

h04u28y

Thành viên diễn đàn
Tham gia
13/3/08
Bài viết
85
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Mình cũng rất thắc mắc vụ cắt lông cánh của Cu. A e nào giải thích cụ thể để mình hiểu thêm với. Thân!
 

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Theo ý kiến cá nhân mình thì nuôi chim mồi có lẽ không cần cắt đuôi và cánh ( theo quan niệm của vùng mình thôi nhé!). Vì thực tế mình thấy như sau:
Một là: có những chú chim mồi sống đến hơn 30 tuổi lồng mà chủ nhân của nó không hề cắt đuôi hay là cắt cánh và nuôi trong duy nhất một lồng là lồng bẫy ( lồng lợp lá cọ, rất bé). Như vậy thì nuôi chim gáy không cần đến hai lồng vậy. ( đây là trường hợp chú chim mồi cưng của ông thầy dạy mình nuôi và bẫy chim gáy)
Hai là: Chim gáy khác với chim khác ở chỗ là nó không phải dòng chim chiến ( đá nhau như gà chọi), việc nuôi trong lồng rộng để chim bay, nhảy ( theo các bác bàn luận ở trên là cho chim tập thể dục thì phải) thì cũng chỉ đúng một phần thôi ( và hình như là của các bác suy luận ra thì phải). Chim gáy muốn gáy hay thì phải đủ thể lực, thần kinh của nó phải tốt nữa ( việc này do kinh nghiệm chọn, nuôi, chăm sóc, thuần dưỡng của từng người). Phần đa các nghệ nhân cho rằng: chim bổi mới bẫy về phải nhốt trong lồng hẹp, chim mồi cũng nên như thế vì cho chim quen lồng, cái cảnh bức bối mới bật lên tiếng gáy, tiếng gù làm say đắm lòng người,...không tin các bác xem những lồng quả đào cổ của các nghệ nhân chơi chim gáy ngày xưa đi ạ, kích thước những lồng này chắc chắn là không phải lồng rộng rồi.
Riêng cá nhân mình thì cho rằng: nuôi chim gáy cũng có thể cắt đuôi, cắt cánh ( nếu là chim bổi mới bắt về thì đây là việc cần thiết) sau đó thì không cần nữa ( các bác đừng lo là khi lông đuôi mọc dài thì đau chim, các bác đã quan sát khi chim thay lông chưa, xin thưa là lông đuôi của chim mới mọc ra rất mềm, yếu và nếu lúc này mọc dài ra có cọ vào thành lồng cũng không đau chim đâu, nếu cọ nữa thì sẽ tự gãy và để lại kích thước rất phù hợp với kích thước của lồng)
Tóm lại: việc nuôi chim gáy một lồng hay hai lồng là tùy ở sở thích và sự am hiểu về loài chim này của mỗi người nhưng nói rằng nuôi 2 lồng tốt hơn một lồng thì mình không đồng ý với ý kiến này.
Hai nữa là việc cắt cánh, cắt lồng đuôi của chim mồi thì theo mình cũng không cần thiết ( và tùy các bác thôi, nếu cắt cũng chưa chắc đã tốt hơn) nhưng các bác nhớ cho nếu cắt lông chim thì phải thả nó ra màn ( mùng) kẻo sổng chim mồi thì lại ân hận và phải khéo léo đừng làm đau chim hoặc làm chim sợ có thể dẫn đến kém lửa.

Vài thiển ý xin đua ra trao đổi cùng các bác!
Chúc mọi người có những chú chim gáy như ý!
Kính chào!
 

banchu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/4/08
Bài viết
30
Điểm tương tác
29
SVC$
0
Theo mỗi quan điểm của mỗi người khác nhau, Chim gáy các bác nuôi một hay hai lòng thì vẫn được cả miễn sao tiện lợi cho chim là được rồi, Nhưng theo ý kiến cá nhân mình thì chim gáy mồi nên nuôi 2 lồng;. Vì nó là mồi nên không cần phải nhốt ép chi cả, các Bác có để ý, chim mồi ở trong nuôi rộng tý cũng thường vỗ cánh, và nhất là sau khi đi bẫy về sang qua lồng nuôi, thì "chú em" nó "mừng" đứng trên cầu lồng và vỗ cánh ... phành phạch... sau khi vỗ cánh thế nào cũng gáy vài tiếng, đi vài lèo nghe thật là sướng cái lỗ tai, phải không các Bác. Còn chim bổi thì không nên nuôi 2 lồng, vì trong thời gian ấy là đề luyện tập thói quen đứng một chổ để sau này trở thành một con mồi chuẩn, không xào lồng ... Khi gặp đối thủ.
Còn vấn đề cắt đuôi thì nên, khi thầy sợi lông đuôi nào ra dài dài tý là cắt liền, vì nếu để ra dài quá nó dể bị gảy hay bị sóc rồi rụng đi, và chu kỳ " mọc, rụng" như vậy sẽ kéo dài và ít nhiều cũng ảnh hưởng độ lửa của chim, các bác nên nhớ khi cắt lông đuôi, các bác nên xách "em nó" vào nơi có bóng tối (vào nhà đóng cửa lại, mở điện mờ mờ )và dùng kéo cắt cho "em nó" khỏi giẫy....ha..ha. Còn vấn đề cắt cánh thì đừng bao giờ nghĩ tới, thứ nhất chim gáy là loại chim rất dễ rụng lông, thứ hai chim gáy là loại " yếu bóng vía " các Bác có để ý không ? sau khi bỏ nó trong mùng cho nó bay đã rồi mệt, khi bàn tay ta " chụp " nó, nó giẫy và nó stress dữ lắm, cổ thì kêu khè khè và thế nào nó cũng " ị " cho mà xem...!!!:( , thứ ba; khi con chim cắt cánh rồi nhìn nó xấu xí lắm, ví như người có khuôn mặt đã " bèo" mà cắt tóc " bum bê" vậy !!! nhìn mặt là tức cười .... lúc ấy làm gì có cái chuyện; chim của chú em có thân hình " bắp chuối" ...
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Cắt mà như không cắt đó mới gọi là cắt các bác ạ - cái vụ cắt cánh ấy. Còn tại sao phải cắt thì đây là một bí quyết hay đúng ra là cái mẹo của một số người chơi cu lâu năm.
Cắt đuôi nuôi lồng chặt chim tức lồng gáy nhiều hơn; cũng có người thích nuôi lồng rộng 1 chút để vừa nghe gáy vừa chơi đuôi - nhìn chim đẹp hơn nhưng gáy ít hơn (thường là như vậy chứ không phải là tất cả); lại có người thích cho chim đậu cầu, em cũng thử cho 1 con đậu cầu thì thấy rằng lúc trong lồng nó gáy ác lắm, ra đậu cầu ít gáy hẳn
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Chào Quí vị!

Trước hết xin cảm ơn những phản biện của các chiến hửu... đã làm cho diễn đàn thay sôi động hấp dẫn và nhiều bổ ích cho dân chơi cu gáy ... nó hấp dẫn chẳng kém trận CL giữa MU và CS nhỉ?

DTH đã nói trước với quí vị rồi, ai cũng có một suy nghĩ , kinh nghiệm xương máu riêng của mình .... vì là chơi mà ! Đã là chơi thì thỏa thích theo ý của mình mới đạt được cảm xúc mình muốn và mới thăng hoa được chứ... Cách đây hơn 10 năm DTH có gặp một Bà ( Lúc này bà khoảng 65 tuổi hơn) ở Bửu Long ĐNai có một chú huých cô. Chú hót rất hay,tuyệt lắm nhưng bà không bán mặc dù con trai bà đang kinh doanh chim đó. Bà mê và thương đến nổi ra tiệm vàng làm một cái khoăn khắc tên của minh vào và đeo vào chân cho nó....Vậy đó quí vị à! Cái tôi của mỗi người nó lớn một cách khủng khiếp lắm...
Tuy nhiên những suy nghĩ mà DTH đưa ra nó vẫn có cơ sở và tính logic riêng dựa trên nhiều kn tích góp từ các cao thủ chơi cu....Và vì mình không giải thích cụ thể như là tai sao lông đuôi quẹt vào lồng ( lồng chật ) thì lại đau chim? và đau chổ nào cơ chứ...? Mình chỉ cần nêu là được rồi...
Hơn nữa theo DTH thì ở mỗi Miền có những đặc trưng khác nhau nên có nhiều cách khác nhau lắm. Ở SG khi đi bẫy cu thì rất xa trên 250km không à, mà đi bẫy bằng ô tô khi đến rừng phải thuê xe ôm chở đi vì rất xa và sâu. Vì khi đi là mấy ngày liên tục.... thì cũng bất tiện.. Nên nếu đi bằng Honda thì thuận tiện ... nhưng mệt và không an toàn. Một người khi đi ít nhất là 3 lồng mồi nên lồng to rộng thì khổ lắm nên chỉ sd lồng nhỏ thì tiện. Chính vì điều này nên khi đi về phải thay lồng nuôi để chim khỏe, dể chăm sóc....
DTH nêu ra là do :NHỮNG ĐIỀU KIỆN RIÊNG BẮT BUỘC. Hơn nữa ai cũng có những mẹo nhỏ để chăm cho chú cu của mình tốt nhất. Gia đình DTH có may mắn là khoảng 4 đời chơi cu và hiện sở hửu trên 10 chú thiện xạ ( có dịp sẽ post hình) nên phải có cách riêng chăm và cũng khác ngừoi lắm. Nhưng khi xung trận ngoài chim hay nó còn thể lực dinh dưỡng tùm lum thứ lắm....thì mới có t...i ..ế....n...g được.

DTH nghĩ chơi chim để làm gì? ngoài thỏa mãn đam mê sở thích ...., người chơi muốn ngắn cái tôi ( hay danh) của mình vào nó ..hi.hi
Các cụ ngày xưa thường nói : Nếu không thành danh thì cũng thành nhân...nhằm chỉ dạy cho chúng ta..... nhưng chơi thì ai cũng muốn lấy danh thôi... hih hi ( Chứ nếu chơi mà để lợi thì không ai chơi mà kd cho rồi)
Hy vọng DTH sẽ nhận đươc nhiều góp ý quí giá của ae và cao thủ để học hỏi nhiều hơn.
DTH
 

h04u28y

Thành viên diễn đàn
Tham gia
13/3/08
Bài viết
85
Điểm tương tác
5
SVC$
0
To DTH: Khi nào rảnh anh post ảnh mấy chú mồi cưng của anh lên cho anh em mở mang thêm kiến thức. Thân!
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Ngày xưa khi mới biết chơi cu thì ai cũng sợ nó sẩy lắm nên an toàn nhất là cắt bớt lông cánh.Tôi cũng là một trong những người như thế đó. Lúc đầu khả năng có hạn, nên cũng "chụp" một phát và nắm thật chắc để c.cánh... xong việc không những cánh bị cắt mà một đống lông vũ bay theo....thế là bị một trận đã cái lỗ tai vì cái tội ...có cái chốt ở đít...
cắt cánh ở đây không phải là cắt trụi mà chỉ cần cắt vài cọng lông gần ở ngoài cùng, nhất định phải chừa 1 hay 2 cọng ngoài cùng, Tại vì....

Khi đạt một khả năng nhất định bạn không chụp chim hay nắm chim mà vẫn hành sự một cách ngon lành.
Như bài trước mình có nói nếu ở SG mà đi bẫy cu thì hành đi và về ít nhất cũng 300 km . Do đó cu mồi phải thiện xạ lắm: Vì khi đi chim gặp đủ thứ trên đời mà ngoải thiên nhiên nó chưa bao giờ gặp nào là tiếng ồn, còi xe inh tai, người còn chịu không xiết nói chi chim.Với hành trình dài thì chim rất mệt ... nên đòi hỏi chú cu phải thật dạn và lì đòn nữa.
(Chứ nhát hay tông bể đầu hoặc tróc lông thì để nhà hoăc nướng thôi! Quá trình đi bẫy ta kèm theo con bổi có tương lai để dợt, và hết sức cẩn thận kẻo công cốc đấy. Cu đất thì ai cũng kị những con bị bể đầu lắm vì như vậy thì ngừoi ta cho chủ nhân không biết chăm...)
Chính vì vậy những chú dan bạn cắt cánh, thậm chí cầm cu trên tay cũng không ngại bị mất lửa đâu. Nhưng làm thế nào để luyện và đạt được như vậy thì mới hay.
Tôi cũng gặp nhiều vị , họ chẳng hề thay đổi lồng, thậm chí phân cu cứ phóng ra đất cũng chẳng có vấn đề gì, lông thì dài mà vẫn đi bẫy ở núi hay làng ào ào có sao đâu. Ha ha
( Lần sau: lồng cu bổi và cu thuộc có cần khác nhau kg? Làm thế nào khắc phục chim không bị bể đầu, hay tróc lông?)
DTH
 

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Ngày xưa khi mới biết chơi cu thì ai cũng sợ nó sẩy lắm nên an toàn nhất là cắt bớt lông cánh.Tôi cũng là một trong những người như thế đó. Lúc đầu khả năng có hạn, nên cũng "chụp" một phát và nắm thật chắc để c.cánh... xong việc không những cánh bị cắt mà một đống lông vũ bay theo....thế là bị một trận đã cái lỗ tai vì cái tội ...có cái chốt ở đít...
cắt cánh ở đây không phải là cắt trụi mà chỉ cần cắt vài cọng lông gần ở ngoài cùng, nhất định phải chừa 1 hay 2 cọng ngoài cùng, Tại vì....

Khi đạt một khả năng nhất định bạn không chụp chim hay nắm chim mà vẫn hành sự một cách ngon lành.
Như bài trước mình có nói nếu ở SG mà đi bẫy cu thì hành đi và về ít nhất cũng 300 km . Do đó cu mồi phải thiện xạ lắm: Vì khi đi chim gặp đủ thứ trên đời mà ngoải thiên nhiên nó chưa bao giờ gặp nào là tiếng ồn, còi xe inh tai, người còn chịu không xiết nói chi chim.Với hành trình dài thì chim rất mệt ... nên đòi hỏi chú cu phải thật dạn và lì đòn nữa.
(Chứ nhát hay tông bể đầu hoặc tróc lông thì để nhà hoăc nướng thôi! Quá trình đi bẫy ta kèm theo con bổi có tương lai để dợt, và hết sức cẩn thận kẻo công cốc đấy. Cu đất thì ai cũng kị những con bị bể đầu lắm vì như vậy thì ngừoi ta cho chủ nhân không biết chăm...)
Chính vì vậy những chú dan bạn cắt cánh, thậm chí cầm cu trên tay cũng không ngại bị mất lửa đâu. Nhưng làm thế nào để luyện và đạt được như vậy thì mới hay.
Tôi cũng gặp nhiều vị , họ chẳng hề thay đổi lồng, thậm chí phân cu cứ phóng ra đất cũng chẳng có vấn đề gì, lông thì dài mà vẫn đi bẫy ở núi hay làng ào ào có sao đâu. Ha ha
( Lần sau: lồng cu bổi và cu thuộc có cần khác nhau kg? Làm thế nào khắc phục chim không bị bể đầu, hay tróc lông?)
DTH

Chào bác DTH!
Xin cảm ơn bác với những bài viết rất tâm huyết trên diễn đàn. Qua bài viết của bác những người mới tập chơi như mình học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và bổ sung được nhiều kiến thức về chim gáy!
Nhưng có điều mình vẫn muốn hỏi bác cho rõ ạ! Vì chim mồi đã dạn rồi, thuần rồi thì cắt cánh nó làm chi vậy? hay là theo thói quen thôi à bác! Như bác nói thì: "Do đó cu mồi phải thiện xạ lắm: Vì khi đi chim gặp đủ thứ trên đời mà ngoải thiên nhiên nó chưa bao giờ gặp nào là tiếng ồn, còi xe inh tai, người còn chịu không xiết nói chi chim.Với hành trình dài thì chim rất mệt ... nên đòi hỏi chú cu phải thật dạn và lì đòn nữa.
"
Theo mình nghĩ thì việc cắt cánh chim gáy, hoặc cắt đuôi cũng rất phức tạp với người mới bắt đầu:nào là cảm giác sợ mất chim nên phải cầm chặt, nào sợ chim tụt lửa ( mà tụt lửa thật vì chim bổi nó sợ). Việc nuôi chim bổi phải nuôi trong lồng hẹp rồi, mà phải kín 3 mặt nữa thì tốt nhất đúng không bác?! thế thì chỉ nên cắt lông đuôi và cánh của nó một lần thôi ( khi mới bắt được ở rừng về) rồi cho vào lồng hẹp thì đảm bảo nó không dài đuôi ra được đâu. Sau lần thay lông thứ nhất của chim bổi đảm bảo nó sẽ hiền ngay, vì khi thay lông, lông ống mọc ra rất cứng, nếu chim cựa mạnh đụng vào nan lồng sẽ làm chim đau và thành phản xạ có điều kiện khiến chim không dám cựa mạnh nữa, lâu hàng tuần thành quen và thuần thuộc hơn đúng không nào?
Việc chim giãy không phải là do không cắt cánh, mà là do chim hoảng sợ rồi tung cánh bay theo phản xạ tự nhiên. Nếu con chim bổi, nuôi trong lồng không hợp lí khi sợ người và nhiều thứ khác thì cắt cánh nó vẫn giãy như thường. Còn chú chim thuộc dù không cắt cánh khi được nuôi trong lồng trống, không có che chắn gì thì gặp người lạ nó cũng chỉ giơ cánh lên như 2 cánh buồm là cùng, nếu người lạ lại gần hơn thì chú ta đập cánh ( dùng cánh đánh vào tay người chẳng hạn,...) để tự vệ chứ không thấy vỗ cánh bay bao giờ cả.
Theo kinh nghiệm của mình thì chỉ cắt đuôi và cánh một lần duy nhất là khi mới bắt bổi ở rừng về thôi. Thay vì cắt đuôi và cánh theo định kì thì người chơi nên có những chiếc lồng phù hợp, chỗ treo lồng phù hợp, chăm sóc khoa học và hợp lí sẽ chóng có chim thuần thuộc.
Nhân có topic này của bác, mình xin phép có vài suy nghĩ nhỏ đưa ra tham luận nếu có chỗ nào chưa đúng, chưa hợp, thì mong bác và mọi người thông cảm cho sự non nớt trong nghề chơi của cá nhân mình!
Trân trọng!
 

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Chào Quí vị!

Trước hết xin cảm ơn những phản biện của các chiến hửu... đã làm cho diễn đàn thay sôi động hấp dẫn và nhiều bổ ích cho dân chơi cu gáy ... nó hấp dẫn chẳng kém trận CL giữa MU và CS nhỉ?

DTH đã nói trước với quí vị rồi, ai cũng có một suy nghĩ , kinh nghiệm xương máu riêng của mình .... vì là chơi mà ! Đã là chơi thì thỏa thích theo ý của mình mới đạt được cảm xúc mình muốn và mới thăng hoa được chứ... Cách đây hơn 10 năm DTH có gặp một Bà ( Lúc này bà khoảng 65 tuổi hơn) ở Bửu Long ĐNai có một chú huých cô. Chú hót rất hay,tuyệt lắm nhưng bà không bán mặc dù con trai bà đang kinh doanh chim đó. Bà mê và thương đến nổi ra tiệm vàng làm một cái khoăn khắc tên của minh vào và đeo vào chân cho nó....Vậy đó quí vị à! Cái tôi của mỗi người nó lớn một cách khủng khiếp lắm...
Tuy nhiên những suy nghĩ mà DTH đưa ra nó vẫn có cơ sở và tính logic riêng dựa trên nhiều kn tích góp từ các cao thủ chơi cu....Và vì mình không giải thích cụ thể như là tai sao lông đuôi quẹt vào lồng ( lồng chật ) thì lại đau chim? và đau chổ nào cơ chứ...? Mình chỉ cần nêu là được rồi...
Hơn nữa theo DTH thì ở mỗi Miền có những đặc trưng khác nhau nên có nhiều cách khác nhau lắm. Ở SG khi đi bẫy cu thì rất xa trên 250km không à, mà đi bẫy bằng ô tô khi đến rừng phải thuê xe ôm chở đi vì rất xa và sâu. Vì khi đi là mấy ngày liên tục.... thì cũng bất tiện.. Nên nếu đi bằng Honda thì thuận tiện ... nhưng mệt và không an toàn. Một người khi đi ít nhất là 3 lồng mồi nên lồng to rộng thì khổ lắm nên chỉ sd lồng nhỏ thì tiện. Chính vì điều này nên khi đi về phải thay lồng nuôi để chim khỏe, dể chăm sóc....
DTH nêu ra là do :NHỮNG ĐIỀU KIỆN RIÊNG BẮT BUỘC. Hơn nữa ai cũng có những mẹo nhỏ để chăm cho chú cu của mình tốt nhất. Gia đình DTH có may mắn là khoảng 4 đời chơi cu và hiện sở hửu trên 10 chú thiện xạ ( có dịp sẽ post hình) nên phải có cách riêng chăm và cũng khác ngừoi lắm. Nhưng khi xung trận ngoài chim hay nó còn thể lực dinh dưỡng tùm lum thứ lắm....thì mới có t...i ..ế....n...g được.

DTH nghĩ chơi chim để làm gì? ngoài thỏa mãn đam mê sở thích ...., người chơi muốn ngắn cái tôi ( hay danh) của mình vào nó ..hi.hi
Các cụ ngày xưa thường nói : Nếu không thành danh thì cũng thành nhân...nhằm chỉ dạy cho chúng ta..... nhưng chơi thì ai cũng muốn lấy danh thôi... hih hi ( Chứ nếu chơi mà để lợi thì không ai chơi mà kd cho rồi)
Hy vọng DTH sẽ nhận đươc nhiều góp ý quí giá của ae và cao thủ để học hỏi nhiều hơn.
DTH

Bác nói về vấn đề này thì mình cũng không dám hoàn toàn đồng ý với bác!
Thứ nhất là nói gắn cái tôi vào trong chú chim gáy thì cũng chỉ đúng một phần và đúng với một số ít người thôi: việc thuần dưỡng được chú chim hay là niềm tự hào của mỗi người chơi chim gáy, nhưng chú ta cũng không thể đại diện cho cá nhân mỗi người trong việc chơi được,...
Thứ 2 là mình chưa nghe ai nói là chơi chim gáy để thành danh cả mà chỉ nghe nói là chơi chim để thư giản chút đầu óc, nghe chim gáy gáy một mình, ta có cảm giác một miền quê no ấm, thanh bình,yên vui. Nghe chim gáy đấu với nhau rồi ra giọng nào là chu, lèo, dặm, vấp,... thấy không khí giao tranh hùng dũng,...
Phần đa người chơi chim mà mình gặp thường là những người muốn chiêm nghiệm trong thú vui một điều gì đó của mỗi con người mà thôi. Người thì xem xem: Nhất huỳnh kiên, nhì liên giáp, tam quá khóe,.... có đúng là những chú chim tài hoa không?!
Người thì lại xem giọng nào là thổ đồng , giọng nào là kim vắt, giọng thổ rền và thổ nhệ có gì khác nhau,... hay có đúng là chú chim bạch đề là chim đi bẫy hay gặp may. Có đúng là chim có mỏ đỏ là chim sát thủ,...
Mình thì mình không nghĩ là chơi chim là để lấy danh và lợi và càng không nghĩ là đưa ra trao đổi kinh nghiệm trong diễn đàn lại là để nổi danh, nổi tiếng,... mà mình quan niệm là một thú vui được trao đổi với nhau trong cuộc sống như là nhu cầu vốn có của nghề chơi ( khi chưa có mạng internet thì ở chỗ mình những người chơi chim gáy vẫn gặp nhau hàng tuần để hỏi thăm nhau bẫy được mấy con rồi? có con bổi nào hay không? rồi trao đổi cho nhau: người có bổi kim vắt đổi cho người có thổ đồng (chẳng hạn) theo sở thích của mỗi người. Hay là trao đổi kinh nghiệm bẫy con bổi trận,...
Việc trao đổi kinh nghiệm trên diễn đàn là theo nhu cầu vậy, ai biết gì viết nấy để trao đổi bổ sung những khiếm khuyết cho nhau về một nghề chơi mà thôi và tất nhiên là những kiến thức được đưa ra trong mọi diễn đàn dần sẽ đi đến một điểm chung nhất, chính xác nhất, khoa học nhất, hợp lí nhất về việc chọn, nuôi, thuần dưỡng, tập luyện chim gáy! ( mình hi vọng trong tương lai là thế!)
Vài suy nghĩ nhỏ xin đưa ra thảo luận với bác cùng mọi người! có gì chưa đồng điệu, ít giao thoa và chưa chính xác mong mọi người lượng thứ và thông cảm cho sự non nớt của mình!
Trân trọng!
 

trangbangboy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/3/08
Bài viết
55
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Ở quê em thì dùng loại bẩy đàn cò.Loại này thì chỉ dùng để bẩy chứ không thể nào nuôi chim được.Vì vậy mỗi lần treo chim lên để bẩy thì phải sang lồng.Do đó em nghĩ nên cắt cánh chim mồi vì mỗi lần sang lồng như thế ngộ nhỡ các bác không để ý thì chú chim yêu quý sẽ cao bay xa chay thì có tiếc nuối cũng đã muộn rồi.Còn lông đuôi thì em nghĩ nếu là mồi đánh cây thì nên cắt đuôi cho gọn vì lồng bẫy rất chật hẹp, chim có thể xoay trở dễ dàng, còn mồi đất thì nên để lông đuôi.Khi đó mồi sẽ giống chim rừng và sẽ dễ bắt bổi hơn.
 

banchu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/4/08
Bài viết
30
Điểm tương tác
29
SVC$
0
DTH nêu ra là do :NHỮNG ĐIỀU KIỆN RIÊNG BẮT BUỘC. Hơn nữa ai cũng có những mẹo nhỏ để chăm cho chú cu của mình tốt nhất. Gia đình DTH có may mắn là khoảng 4 đời chơi cu và hiện sở hửu trên 10 chú thiện xạ ( có dịp sẽ post hình) nên phải có cách riêng chăm và cũng khác ngừoi lắm. Nhưng khi xung trận ngoài chim hay nó còn thể lực dinh dưỡng tùm lum thứ lắm....thì mới có t...i ..ế....n...g được.

DTH nghĩ chơi chim để làm gì? ngoài thỏa mãn đam mê sở thích ...., người chơi muốn ngắn cái tôi ( hay danh) của mình vào nó ..hi.hi
Các cụ ngày xưa thường nói : Nếu không thành danh thì cũng thành nhân...nhằm chỉ dạy cho chúng ta..... nhưng chơi thì ai cũng muốn lấy danh thôi... hih hi ( Chứ nếu chơi mà để lợi thì không ai chơi mà kd cho rồi)
Hy vọng DTH sẽ nhận đươc nhiều góp ý quí giá của ae và cao thủ để học hỏi nhiều hơn.
DTH

Chào Bác DHT, Cái bài viết của Bác rất hay, có những cái cần nên học. Cảm ơn bác nhiều lắm. Nhưng bác đưa cái tôi vào cái thú chơi chim này, theo cá nhân mình nghĩ cũng hình như không hộp lý cho cái đạo chơi cho lắm, vì cái "tôi hóa" việc chơi này rất dễ hiềm khích, cay cú, ganh đua, đấu đá .... rồi làm sao mà tôn vinh cho cái đạo chơi được, không khéo nó trở thành "tà đạo" thì tiếc lắm.... thú chơi chim gáy là để giải trí , giảm stress sau những ngày lao động, ... tiếng gáy là tượng trưng cho làng quê yên bình....chứ không ai lấy nó để thành danh, thành nhân cả. Nếu chủ nhân có con chim gáy hay, đôi khi cảm thấy phiền phức bỡi những tay chơi thiếu mồi nài nĩ " dai như đỉa" hỏi mua, còn phải canh chừng cẩn thận kẻo để đạo chích hỏi thăm .... và nhiều chuyện " tế nhị " khác khó nói ra. Tôi chỉ có hơn chục năm chơi gáy, tôi cũng từng đi xa chim xa như Bình định, Quãng ngãi, Bù Đốp, Kum tum... tôi cũng chưa thấy con mồi nào mà " được " cắt cánh cả, có lẽ tôi chưa gặp chim của Bác nên tôi chưa biết... Còn gặp mồi ở SG thì cũng từng gặp rồi. Bác nói đúng, dân chơi SG thường đi bẫy mỗi lần 2 hay 3 bẫy lồng lụp/1 người, nhưng tôi đâu có thấy con mồi nào cắt cánh !!!!??? Năm 1995 tôi và ông anh họ đi bẫy chim ở Tánh linh (bình thuận) gặp 3 người SG đi bẫy với 8 con mồi lụp lồng/3 chiếc dream ... mồi của các bác ấy rất khá.....lúc ấy chúng tôi thì chỉ có 2 mồi/1 chiếc win lúc gặp nhau trên đường và nhập bọn đi chung. Con mồi tôi thì thường lắm, nhưng chỉ nhờ sát bổi nên cũng coi là tạm đươc, nhưng con mồi của ông anh họ tôi thì hay hết chổ chê được. lúc sáng thì các bác SG còn đi chung gần nhau để bẫy, còn buổi chiều thì không dám đi bẫy chung nữa, vì mồi của các Bác SG bên kia đưa chim về chỉ cần im tiếng tý thì mồi của anh họ bên này kéo qua bắt hết (chim mồi thổ pha, hầu như nước gù làm căn bản) .... về sau mổi lần các bác đi đâu ngang qua ninh thuận thì các bác cũng ghé nhà anh họ tôi chơi vui lắm. Tuy thấy gia cảnh của anh họ tôi không khá lắm. Nhưng các bác ấy chỉ hỏi mua một lần, nhưng anh họ tôi không bán, nên thôi, không bao giờ hỏi nữa. Có một lần tôi hỏi các bác SG , tại sao các bác không năng nỉ anh họ tôi để mua con mồi ấy, các Bác SG trả lời " Cháu không có hiểu, con chim mồi của anh họ cháu rất hay, nhưng nó nghèo mà quí con chim ấy còn hơn tính mạng của nó, nên ai nỡ mà ép mua cho được .... còn mồi các Bác tuy không bằng, nhưng theo bác cũng đủ chơi rồi, cần gì mà ép người ta chứ, vả lại các bác đi chơi liên tỉnh hy vọng có một ngày sẽ kiếm ra con mồi như nó...."
Vậy thì câu chuyện kia, Bác có nên đặt cái tôi rồi để thành danh, thành nhân vào con gáy không vậy ?
Chỉ vài lời mạo muội nếu có sai thì Bác bỏ qua....
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom