Guest viewing is limited
5.00 star(s)
1 Rating - Raters

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
chim 7 mau finch.png
Lên kế họach và chuẩn bị
Trước khi quyết định để các lọai finches của bạn ghép cặp sinh sản, bạn cần phải chắc chắn rằng bạn đã bổ trí được không gian, thời gian, và tiền bạc có thể mất để tiến hành việc cho chim sinh sản và chăm sóc những thành viên mới được sinh ra. Bạn sẽ cần có một lồng riêng biệt để nuôi chim non, một khi chúng đã rời ổ, và bạn sẽ cần phải quyết định bạn sẽ tiếp tục nuôi chúng hoặc tìm chủ mới cho chúng. Một khi bạn đã biết những gì bạn muốn làm với các lứa chim non, bạn có thể muốn sử dụng các nguyên tắc sau đây để giúp bạn trong việc ghép cặp và cho sinh sản các lọai finches của bạn:

- Đầu tiên, chọn một cặp chim trống và mái theo tiêu chí:
• Chim đã trưởng thành (đã có ít nhất 6 - 9 tháng tuổi)
• Không cùng huyết thống, không dị tật.
• Thể chất khỏe mạnh (không quá gầy và không quá béo, không trong tình trạng thay lông hoặc có biểu hiện thay lông)
• Không khuyết tật về thể chất
• Nếu lựa chọn được cặp chim đã bắt cặp với nhau là tốt nhất.
Mẹo: Nếu là lần đầu tiên bạn tiến hành ghép chim đẻ, bạn nên bắt đầu với một loài dễ dàng ghép đẻ, khi bạn đã có kinh nghiệm bạn có thể áp dụng với những lòai khó hơn. Ví dụ về các loài dễ zebra finches (manh manh Nhật) và bengalese finches (chim sắc).

- Tiếp theo, xem xét tình trạng của chim ghép đẻ:
Thông thường các loài có thể phối giống quanh năm (ví dụ: zebra finches và bengalese finches) nhưng cũng có một số lòai lại có xu hướng chỉ phối giống theo mùa (ví dụ: lady gouldian finches - chim bảy màu, thường là trong thời gian mùa thu và mùa đông). Tuy vậy ta vẫn có thể "lừa" những loài sinh sản theo mùa này vào mùa sinh sản sớm bằng cách kích thích chúng.
• Bắt đầu cho ăn với một chế độ dinh dưỡng cao (đạm). Chim mái cũng sẽ cần bổ sung thêm calci cũng như phospho. Một trong những cách tốt nhất để đáp ứng những yêu cầu của việc tăng chế độ ăn uống là cung cấp hỗn hợp trứng nghiền (luộc chín trứng xắt nhỏ tất cả lòng đỏ và lòng trắng, trộn chung với ca rốt băm nhuyễn). Bạn sẽ phải cho chim ăn hàng ngày với chế độ trên cho đến khi lứa chim non đầu tiên hoàn tất việc thay lông.
- Sau đó, xem xét tình trạng chuồng trại:
Dưới đây là hai kiểu nuôi chim đẻ, tùy vào sở thích của bạn cũng như những yêu cầu cơ bản của lòai chim mà bạn muốn nuôi đẻ: nuôi theo mỗi cặp một lồng hoặc nuôi chung trong lồng tập thể (aviary):

1./ Nuôi theo từng cặp/chuồng:
- Ưu điểm: Không bị ảnh hưởng bởi các chim khác cùng lòai, dễ dàng quan sát tổ chim và thực hiện kiểm tra, kiểm soát hiệu quả hơn trong việc phối giống cũng như sinh sản.
- Nhược điểm: Có thể không kích thích những cặp đó trong suốt thời gian ghép cặp, sinh sản.
- Các yêu cầu chung:
• Kích thước tối thiểu của chuồng nuôi chim sinh sản là: 30 "(76 cm) dài × 18" (46 cm) rộng x 18 "(46 cm) cao. Chuồng nuôi sinh sản nên được che chắn, kín đáo 3 phía trừ mặt trước, nhờ vậy chim sẽ cảm thấy an tòan hơn.
• Nên có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng trong một thời gian nhất định (khỏang 1 – 2 tiếng buổi sáng).
• Đảm bảo nhiệt độ tối thiểu khu vực chuồng nuôi đẻ khỏang 19oC (65 ° F).
• Cung cấp một mai mực để bổ sung nguồn calci.
• Cung cấp tổ đẻ thích hợp cho từng lòai chim.
• Nếu có thể, để các tổ bên ngoài mặt trước của chuồng (việc kiểm tra tổ đẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều). Hoặc ta có thể đặt các tổ đẻ bên trong lồng (đặt ở một trong các góc trên); cố gắng đặt tổ đẻ ở vị trí để bạn có thể nhìn ngang vào nó từ bên ngoài của lồng.
• Ổ đẻ không đặt dưới bất kỳ cành đậu nào để nó không bị bẩn do chim đậu ở trên.
• Thả chim trống vào chuồng nuôi đẻ trước một vài ngày để chim trống làm quen sau đó mới thả chim mái.

2./ Nuôi chim sinh sản trong lồng tập thể:
- Ưu điểm: Có thể giúp khuyến khích sinh sản ở những cặp cùng loài và những lòai khác được nuôi chung trong chuồng.
- Nhược điểm: Khó kiểm soát kết quả của việc sinh sản, có thể dẫn đến gia tăng bất thường của số lượng cư dân, có thể không kích thích sinh sản ở những lòai chim cần sự riêng biệt.
- Các yêu cầu chung:
• Có thể thả có ít nhất 3 - 5 đôi chim với nhau, vì vậy cần phải tính tóan để có iện tích chuồng phù hợp.
• Đảm bảo nhiệt độ tối thiểu khu vực chuồng nuôi đẻ khỏang 19oC (65 ° F).
• Cung cấp một mai mực để bổ sung nguồn calci.
• Nên có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng trong một thời gian nhất định (khỏang 1 – 2 tiếng buổi sáng).
• Thực hiện các bước để giảm bớt sự xâm phạm, nhòm ngó, quấy rối ổ đẻ:
 Cung cấp cho ít nhất hai ổ đẻ cho mỗi cặp finches (tất cả các ổ đẻ nên được đặt với độ cao tương đương nhau trong chuồng).
 Nếu có thể, ta trồng một số cây nhằm che bớt các ổ đẻ tránh chim khác quấy rối và phá ổ, điều này cũng rất cần vì một số lòai rất dữ vào mùa sinh sản.
 Cung cấp nhiều cần đậu nhưng không quá rối rắm gây khó khăn cho việc bay lượn, chuyền cành của chim.
 Cung cấp ít nhất hai máng ăn và nước.
 Nếu chim nào quá dữ, đuổi đánh chim đồng lọai ta nên tách riêng chim này ra để thay thế bằng chim khác.
• Đặt một số vật liệu lót ổ bên trong mỗi ổ đẻ và phần còn lại trên sàn chuồng để chim tự động tha về xóay ổ.

- Tiếp theo, kiểm tra và chuẩn bị trước khi thả chim vào chuồng:
Trước khi thả chim vào chuồng ta cần kiểm tra móng, nếu quá dài thì cần cắt bớt , điều này sẽ giúp ngăn ngừa các loài chim vô tình làm hư trứng do móng quá dài mà đâm thủng vỏ. Sau khi thả chim vào chuồng ta cần quan sát sự ổn định của chúng, nếu có bất kỳ sự tranh chấp, đuổi đánh cần tách ngay những cá thể đó ra. Kiểm tra chuồng một lần một ngày để bổ sung thức ăn cũng như nước uống. Khi có một đôi đã bắt cặp và bắt đầu xóay ổ ta hạn chế nhòm ngó, kiểm tra ổ…để tránh làm chim hỏang sợ, con mái có thể bỏ ổ, ngưng đẻ. Hầu hết các loài đều bắt đầu ấp sau khi đẻ trứng thứ 2 hoặc 3, chim mái sẽ nằm ấp suốt ngày, đêm.

- Cuối cùng, chuẩn bị cho sự ra đời của chim non:
Nhiều bạn thắc mắc không biết phải làm gì để giúp đỡ cặp chim cha mẹ nuôi chim non khi chim non mới nở. Câu trả lời là luôn cung cấp một chế độ ăn uống phong phú, đa dạng, có độ dinh dưỡng cao như: hỗn hợp trứng nghiền (như đã nêu ở trên) 2-3 lần / ngày, Hạn chế tối đa sự xáo trộn trong lồng, chuồng nuôi để tránh việc chim mẹ bỏ con, hất con ra khỏi ổ…. Cuối cùng, khi chim non đã rời ổ (ra ràng), bạn cần phải tách riêng chúng ra nuôi và chăm sóc ở một lồng khác, nếu bạn muốn để cho chim cha mẹ đẻ tiếp lúa khác.


Bài tiếp theo: Phân biệt chim trống, mái
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

CB400

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/2/09
Bài viết
29
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Bác TDP cho em hỏi:
- Em nuôi trong một Aviary lớn (Dài 5m x rộng 2m x cao 2,5m) gồm nhiều loại chim nhỏ hiền lành: Chim ri, Bách nhật, Sáo, Hoạ mi, Khướu, Chào Mào, bảy màu, Chích choè lửa, Chích choè than, Cu gáy (không có loại chim ăn thịt hoặc chim lớn) thì các loài có thể sinh sản được không?
- Trong mấy loài em nêu lên có loài nào không thể nuôi chung được với nhóm đó?
- Cần lưu ý điều gì khi nhốt chung nhiều loại ?
- Có thể thêm loại gì nuôi chung được nữa bởi em thích cho hết vào cho sinh động?
Mong tin bác và cảm ơn bác nhiều.
 

HoangQuan

Thành viên diễn đàn
Tham gia
6/3/09
Bài viết
39
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Bác TDP cho em hỏi:
- Em nuôi trong một Aviary lớn (Dài 5m x rộng 2m x cao 2,5m) gồm nhiều loại chim nhỏ hiền lành: Chim ri, Bách nhật, Sáo, Hoạ mi, Khướu, Chào mào, bảy màu, Chích choè lửa, Chích choè than, Cu gáy (không có loại chim ăn thịt hoặc chim lớn) thì các loài có thể sinh sản được không?
- Trong mấy loài em nêu lên có loài nào không thể nuôi chung được với nhóm đó?
- Cần lưu ý điều gì khi nhốt chung nhiều loại ?
- Có thể thêm loại gì nuôi chung được nữa bởi em thích cho hết vào cho sinh động?
Mong tin bác và cảm ơn bác nhiều.

Em có thể khẳng định ngay với bác rằng choè lửa, choè than, hoạ mi và khướu chắc chắn không phải là "chim nhỏ hiền lành".
Bác nuôi như thế này nên bỏ bảy màu, sắc nhật ra, thì mấy loại còn lại nuôi chung ok, nhưng sẽ không đẻ đâu ạ.
Thân!
 

CB400

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/2/09
Bài viết
29
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Em có thể khẳng định ngay với bác rằng choè lửa, choè than, hoạ mi và khướu chắc chắn không phải là "chim nhỏ hiền lành".
Bác nuôi như thế này nên bỏ bảy màu, sắc nhật ra, thì mấy loại còn lại nuôi chung ok, nhưng sẽ không đẻ đâu ạ.
Thân!
Như vậy muốn nuôi sinh sản phải nuôi riêng từng loài trong variary phải không ạ? Vậy có thể ghép những loại nào với nhau trong một variary lớn ạ? Bởi rát rộng mà nuôi một đôi em thấy buồn quá.
 

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
Như vậy muốn nuôi sinh sản phải nuôi riêng từng loài trong variary phải không ạ? Vậy có thể ghép những loại nào với nhau trong một variary lớn ạ? Bởi rát rộng mà nuôi một đôi em thấy buồn quá.

Bạn muốn nuôi đẻ thì chỉ nên chọn nuôi các lọai finch với nhau, còn các lọai chim lớn (họa mi, khướu, chòe than, lửa...) muốn nuôi đẻ thì chỉ có thể 1 cặp/chuồng thôi.
Việc nuôi chung nhiều lòai finch trong chuồng lớn thuận tiện trong việc chăm sóc, cùng lọai thức ăn, cung cấp ổ đẻ...Với diện tích chuồng lớn như vậy bạn có thể ngăn làm 3 để nuôi các lọai khác nhau, ví dụ: ngăn đầu tiên 1,2m x 2m x 2,5m nuôi chích chòe hoặc Chào Mào; ngăn kế tiếp 1,2m x 2m x 2,5m nuôi mi hoặc khướu; ngăn cuối 2,6m x 2m x 2,5m nuôi các lọai finch, tuy nhiên giữa các ngăn cần che kín tránh ảnh hưởng của chim ngăn liền kề, đảm bảo cho chim sự an tâm tuyệt đối.
 

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
Phân biệt chim trống, mái.
Thông thường, đa số lòai finch có thể phân biệt trống mái qua màu lông, màu sắc mỏ, hình dáng mỏ. Tuy nhiên cũng có những lòai thật khó phân biệt trống mái qua hình dạng bên ngòai, thậm chí những lòai có thể phân biệt qua ngọai hình thì những cá thể đột biến ở lòai này ta cũng gặp khó khăn qua việc phân biệt trống mái (Zebra finch trắng…)

Ở đa số lòai finches việc phân biệt giới tính bằng ngọai quan thật dễ dàng, thường thì chim trống luôn có bộ lông nhiều mầu sắc và sặc sỡ hơn chim mái. Ví dụ Manh manh Nhật (Zebra Finch) hoặc chim Mai hoa (Manh manh ta - ) chim trống bộ lông có nhiều màu hơn, đốm sao nhiều hơn, sắc lông sặc sỡ hơn…hay như chim Bảy màu (Gouldian Finch) màu lông của chim trống luôn đậm màu hơn chim mái

Tuy nhiên ở những trường hợp đột biến thì việc phân biệt trống mái thật sự khó khăn, điển hình như Manh manh trắng (Zebra Finch), Bạc má trắng (Java Sparrow/Rice Bird), trong những trường hợp như vậy cần chú ý màu mỏ (Zebra Finch), mỏ của chim trống màu có xu hướng đỏ đậm hơn, mỏ của chim mái màu nhạt hơn hoặc màu cam. Hoặc với trường hợp của Bạc má trắng (Java Sparrow/Rice Bird) thì chú ý phân biệt hình dáng của mỏ chim.

Ngòai ra, việc phân biệt trống mái cũng gặp một số khó khăn khi chim non chưa trưởng thành, bộ lông chưa hòan chỉnh, trong những tháng đầu đời chim non thường khóac trên mình bộ lông xám xịt, chưa biểu hiện những đặc điểm để phân biệt trống mái (miếng vá ở má, chấm sao, vòng/yếm cổ…) nhưng thời gian này qua cũng rất nhanh, do vậy để đảm bảo trong việc lựa chọn trống mái nên chờ qua thời gian này.

Cuối cùng, các lọai chim không thể phân biệt qua màu sắc của lông, hình dáng mỏ…do sự giống nhau về hình thể cũng như màu sắc giữa chim trống và chim mái nên để phân biệt giới tính của chúng là một việc thực sự khó khăn. Tuy nhiên có một đặc điểm mà giữa trống và mái khác nhau hòan tòan ta căn cứ vào điểm này lựa chọn cho chính xác, đó là giọng hót. Tất cả các lòai nói chung thì ở chim trống luôn có một giọng hót hay, luyến láy, kéo dài hơn so với chim mái – Ở một số lòai thì chim mái không biết hót nhưng có một số lòai chim mái cũng biết hót, tuy nhiên giọng hót của chúng thường ngắn và ít luyến láy. Một đặc điểm để nhận biết nữa là chim trống hót và nhún nhảy khi có mái và/hoặc vào mùa sinh sản.

Manh manh Nhật - Zebra finch - Chim trống có miếng vá ở má và biết hót, chim mái thì không.

zebrafinch_pair.jpg



Violet-eared Waxbill - Uraeginthus granatina - Chim trống có bộ lông săc sỡ, chim mái bộ lông màu nhạt.

violet-eared_waxbill_pair.jpg



Cuban (Melodious) Finch - Tiaris canora - Chim trống có bộ lông sậm màu, màu sắc phân chia rõ ràng; chim mái bộ lông nhạt hơn.

tiaris_canora_pair.jpg



Star Finch - Neochmia ruficauda - Ở chim trống phần màu đỏ (hoặc vàng) trên đầu (mỏ, mặt, mắt, trán) nhiều hơn, các đốm sao sắc nét và rõ ràng; chim mái phần lông đỏ ít hơn ( mỏ, mắt) hoặc chỉ là một ít màu vàng, các đốm sao cũng mờ và nhạt hơn.

trading_stars.jpg


star_finches.jpg


star_finch_pair.jpg


Còn tiếp
 

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
Phân biệt giới tính (tiếp)

Blue-capped Cordon Bleu - Uraeginthus cyanocephala - Phần lông xanh dưới ngực, trên đầu chim trống đậm màu và rõ nét, chim mái nhạt và ít hơn.

sexing_cordons1.jpg



Saffron Finch - Sicalis flaveola - Chim trống có màu vàng đặc trưng còn chim mái bộ lông xám pha ít vàng.

saffron_finch_pair.jpg



Chim mai hoa - Red Avadavat (Strawberry Finch) - Amandava amandava - Chim trống bộ lông đỏ có đốm sao, chim mái chỉ có màu lông nâu đất.

red_avadavatstrawberry_finchpair.jpg



Purple Grenadier - Uraeginthus ianthinogaster - Chim trống có sắc lông đậm, phân chia rõ ràng, chim mái chỉ có màu nâu nhạt.

purple_grenadier_pair1.jpg



Peter's Twinspot - Hypargos niveoguttatus - Phần lông trên mặt và dưới ngực chim trống có màu đỏ, chim mái chỉ là màu vàng nâu.

peter_s_twinspot_-_hypargos_niveoguttatus_pair.jpg



Melba Finch - Pytilia melba - Chim trống có màu đỏ ở trán và cằm, vùng ngực có màu nâu ánh đỏ hoặc vàng nâu, chim mái thì không.

melba_finch_pair.jpg


melba_finch_pair2.jpg



Orange (Red Bishop) Weaver - Euplectes orix - Chim trống màu sắc rực rỡ, phân chia rõ ràng, chim mái chỉ có bộ lông màu nâu đất (như chim sẻ nhà) và một ít màu vàng trên mi mắt, dưới cằm.

orangeweaver11.jpg



Chim bảy màu - Lady Gouldian Finch - Chloebia gouldiae - Chim trống có bộ lông đậm hơn, đặc biệt là phần lông ở ngực, chim mái bộ lông nhạt.

gouldian_pair.jpg



Cut-throat Finches - Amadina fasciata - Chim trống có vành đỏ ở cổ, chim mái thì không.

cut-throat_finches_pair.jpg


cut-throat_finches_pair1.jpg


Còn tiếp
 

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
Phân biệt giới tính (tiếp)


Crimson Finch - Neochmia phaeton - Chim trống có màu lông đỏ tòan thân, chim mái bộ lông ít màu đỏ hơn.

crimson_finch_pair.jpg


crimson_finch_pair1.jpg



Violet-eared Waxbill - Uraeginthus granatina -

a_pair_violet-eared_waxbill.jpg



Chim Thạch yến - Green Singing Finch - Serinus mozambicus - Chim trống bộ lông có xu hướng đậm màu hơn, cổ dưới không có vành lông đậm màu. Chim mái bộ lông nhạt hơn và luôn có vành lông nhỏ sẫm màu ở phần cổ như đeo dây chuyền.

green_singing_finch_pair.jpg



Pin-tailed Whydah - Vidua macroura - Lòai này thì quá dễ để phân biệt, chim trống bộ đuôi dài, đẹp.

pin-tailed_whydah_pair.jpg



Chim bạc má - Java (Rice Bird) Sparrow - Padda oryzivora - Phân biệt theo hình dáng của mỏ.

javasexing.jpg


Chim trống:

chimtrong.jpg


moiduoichimtrong.jpg


Chim mái:

chimai.jpg


moduoichimmai.jpg



Và những lòai khó nhận biết qua hình dáng bên ngòai, ta chỉ có thể phân biệt chúng qua giọng hót.

Thạch yến xám (ghi) - Grey Singing Finch

gray_singing_finch_pair.jpg



Owl (Bicheno) Finch - Poephila bichenovii - Chim trống có mỏ đỏ tươi hơn, vành lông đen ở ngực nhìn nhỏ, mảnh hơn - rất khó nếu không quen nhìn hoặc không có 2 con để so sánh!

diamond10.jpg
 

Relax

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/7/09
Bài viết
25
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Một bài viết rất hữu ích và rất thực tế cho những người mới nuôi chim như mình!
Mình đã dựa vào những kinh nghiệm tích lũy từ bài biết này mà chọn chim chính xác hơn và cũng tập tành nuôi sinh sản.
Cám ơn các bạn đã chia sẽ những thông tin và kinh nghiệm quý báu này!
 

conan0208

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/4/11
Bài viết
10
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cho em hỏi, mai mực là gì thế ạ, mai mực thì nên mua ở đâu nhỉ?
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom