Ðề: Cách ép/tập giọng CM cho chim tơ
PHẦN C
NHẬT KÝ
Chào Mào BÌNH DƯƠNG- GIAI ĐOẠN NUÔI ÉP KÈM GIỌNG.
Giai đoạn này là giai đoạn vất vả nhất, quyết định sự thành công của con chim kèm.
Sau khi chim lứa bẩy về đã qua các giai đoạn tuyển lựa, bắt đầu công đoạn nuôi ép giọng. Thường một số người thường cắt bớt cánh để chim tơ bớt giẩy , chú tâm học giọng và mau dạng. Và một điều kg thể thiếu là làm dấu con chim nào được bẩy ở vùng nào.
Tháng 5-6-7
Giai đoạn này là giai đoạn ép giọng.
Chim lứa bẩy từ rừng về chưa hót được giọng rừng nhưng nó nói gió có giọng rừng, mục đích chủ yếu trong giai đoạn này là ép giọng cho con chim tơ bỏ luôn giọng rừng, nó quên đi tiếng phào phào lạc lỏng khàn đục đều đều, thay vào đó là giọng trong và có giai điệu của con mồi kèm.
Người ta nuôi treo con chim tơ xen kẻ với những con mồi kèm (chỉ treo những con mồi kèm cứng >3 mùa) để con mồi kèm hót át giọng rừng. Những con mồi kèm còn non giọng 1-3 năm treo xa, và khuất kêu văng vẳng thôi.
Một con mồi già nữa treo xa và khuất giữ vai trò dẫn giọng
Quan trọng trong giai đoạn này là theo dõi tiến trình của con chim tơ, khi nói gió giọng nó trong dần và bắt đầu có giai điệu có ngắt quảng, có cao thấp. Những con nào vẫn tiếp tục phát huy giọng rừng thì bị loại bỏ (thả hay cho những người khác nuôi làm mồi bẩy).
Về thức ăn chủ yếu cho ăn cám ba vì và chuối, thỉnh thoảng cho ăn trứng kiến.
Tắm chim, chủ yếu là lấy hết cám ra bỏ vào lồng một cái chén, treo thành hàng ngoài nắng (1 tuần tắm từ 1-2 lần )
Tháng 8-9-10.
Giai đoạn kèm giọng.
Những con chim trải qua đợt sàng lọc trước bây giờ đã hót bập bẹ vài giọng cà lâm, tuy nói gió giọng đều nhưng hót chưa liền.
Lúc này người nuôi bắt đầu dãn chim tơ ra xa chim mồi kèm để chim tơ có thể mạnh dạn phô diển tài năng.
và có chim mồi kèm nhắc giọng chim tơ sẽ hoàn thiện dần giọng hót. Giọng liền hơn, độ cao thấp rõ ràng hơn, độ ngắt âm, bắt đầu và kết thúc một giọng chuẩn xác giống như chim mồi kèm. Mổi con mồi kèm có một số giọng xuất sắc khác nhau, tuy nhiên chim tơ thích giọng nào thì học và tập hót giọng đó trước, bắt đầu bằng giọng đơn (giọng có 1-3 tiếng), giọng dài (>3tiếng), giọng kép (>5tiếng )giọng nhồi (vd : hót 1 giọng nhưng 2 lần liên tiếp), giọng lèo (hót giọng thứ 1 ghép với giọng thứ 2), một số giọng đặc biệt của một số con chim trận tự chế ra (ở bình dương có vài giọng do những con chim trận kỳ cựu hót và lưu truyền đến bây giờ vd: lèo tân hưng, giọng cây khế, giọng mây hồng, giọng đè, lèo nhà đỏ...).
Tháng này chim thay lông đã gần xong, con chim đã lột xác từ 1 con chim xấu xí, đuôi cánh không có còn vài cọng mòng, dáng đứng co rút , giọng khàn và đều đều không có giai điệu trở thành 1 con chim hoàn chỉnh, má đỏ, kiềng đen, lông trắng bông, đuôi dài , lưng tôm , ngực ưởn , dáng đứng thẳng mòng vươn cao. giọng trong cao, có cao thấp , có lớn nhỏ...
Tháng 11-12
Tháng này bắt đầu mang đi chổ khác đấu để chim có thể sung và hoàn thiện giọng hót. Ở bình Dương đấu xa lồng không kè lồng sát, thỉnh thoảng kè cho chim sung rồi dang ra ngay.
Giai đoạn này phải dợt đấu thường xuyên để chim tập tính nết vd: chẻ, trò , kêu đè, kêu đuổi, sàng kèo, giăng cánh......
Thức ăn bắt đầu cho ăn cám trộn gạo rang, dần dần chuyển hẳn sang gạo rang, khi thay lông cho ăn trứng kiến và cho ăn cào cào nhiều.
Bắt đầu từ việc mang đến những nhà gần, dần dần đi đến nhà xa hơn.
Cuối tháng 11 anh em tập trung đấu ở một quán cà phê để thi tài.
Thi tài kg phải vì giải thưởng, vì tiền (nhiều người cũng lợi dụng để bán chim)... thường cuối năm thi đấu vì mục đích
1. Phải đấu chim tơ kèm lên để khẳng định khả năng lựa chim rừng.
2. Đấu vì con mồi gốc và giọng đặc sắc của nó .
3. Đấu chim thể hiện mức độ nuôi chăm sóc và dợt đấu và quá trình chuẩn bị chu đáo từ con chim tơ trở thành 1 con chim chiến.
4. Do kg có đều kiện để bẩy nên cách duy nhất để con chim trở nên sung mãn là ở chổ đấu, nó hót và thể hiện bộ dạng để lấn áp vài chục đối thủ.
5. Những người thiếu một số giọng, nhờ đi đấu con chim mình có thể học thêm một số giọng.
6. Nhiều người thiếu giọng nào có thể đổi hay chia lại con khác có giọng mình thiếu.
Nhiều người thích mua con nào theo bước đường nó dợt đấu để mua được một con ưng ý.
Một con chim dợt đấu thường xuyên nó sẽ lên thấy rõ, lần đầu kg hót, lần thứ 2 hót một ít, lần kế tiếp có thể hót đuổi theo ( nghe chim khác hót giọng nào hót theo), từ từ nó sẽ hót dẫn ( chuyển giọng những con chim khác phải chuyển theo). Hót đè giọng lấn áp đối thũ, kết hợp hót với chẻ trích, trò, giăng cánh.... tới giai đoạn này giơ tay lên là nó chẻ kekekekek, ném đá nó cũng chẽ kekeekekek, bướm hay lá cây rụng nó cũng kekekek, Đổi kèo là nó giăng cánh, quơ tay lên gần lồng là nó tấp lồng ngay con chim ép được như vậy đánh giá xuất sắc.
Con chim được đánh giá là đạt gồm:
Dáng: khi lựa chim tơ minh đã chọn
Giọng có giọng căn bản và vài giọng đặc biệt , giọng đạt là giọng đủ nhịp, bắt đầu và kết thúc 1 giọng đúng chuẩn như mồi kèm, kêu to và rát, có giai điệu , khả năng chuyển giọng (phụ thuộc vào mồi kèm rất nhiều)
Khả năng sàng kèo chẻ trò (cái này phụ thuộc vào chim cha chim mẹ).
Một con chim phải co đủ kèo nhà và kèo rừng (ở nơi lạ khác nhà).