Guest viewing is limited

BlackMouse

"Đam mê học hỏi"
Tham gia
10/1/09
Bài viết
40
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Phong trào chơi Hoạ Mi đá đã có từ rất lâu, ngày nay phong trào vẫn được duy trì và phát triển rất rộng với nhiều phương pháp thuần dưỡng khác nhau, được truyền từ người chơi lâu năm, có nhiều kinh nghiệm cho những ai đam mê đến Hoạ Mi hót rồi chuyển qua chơi Hoạ Mi đá, từ việc đầu tư để chọn con Mi vừa ý đến cách thuần dưỡng chim, ...

Tuy nhiên không phải ai cũng truyền hết cái đam mê của mình cho người khác, các Nghệ nhân chơi lâu năm cũng không ngừng học hỏi và nghiên cứu làm sao phát huy hết khả năng của con chim mình nuôi trở thành con Mi có danh tiếng trong nghề chơi. Đó là niềm vui không thể tả được cho những ai từng bỏ ra nhiều công sức để đạt được là chiến thắng sau mỗi đấu trường, một thú vui - giải trí tao nhã nhưng không kém phần nghệ thuật. Thuần dưỡng chú chim HM đá có thành tích đúng là một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được.

Không những thuần dưỡng những chú chim tốt có giá trị trên 10 chai (10 triệu đồng), những chú chim đã có thành tích mà ngay cả những chú Mi bổi được mua từ ngoài chợ bị sàn lọc qua nhiều lần, có giá chỉ vài trăm ngàn trở thành những chú Mi đá được hoặc đá ngang bằng với những con Mi tốt được tuyển chọn. Đó cũng là niềm hãnh diện. Tôi cũng từng chứng kiến nhiều nghệ nhân nuôi Mi từ những con bổi rẻ tiền này trở thành những con Mi có danh tiếng sau này mà tên tuổi của nó gắn liền với lịch sử trong làng chơi Mi đá ngày nay. Có được như vậy là nhờ vào công sức thuần dưỡng của các Nghệ nhân.

Tôi là một trong những người đam mê HM đá hiện nay, với tầm hiểu biết khá ít vì mới vào nghề chơi này, nên mong muốn mở Chủ đề mới về Thuần dưỡng chim HM đá để tất cả các anh em trên diễn đàn cùng chia sẽ học hỏi với nhau. Rất mong mọi người cùng tranh luận chân tình, chia sẽ cho mọi người cùng học hỏi và cho những ai mới bước chân vào nghề chơi HM đá như tôi.

Chân thành cảm ơn.
 

toilavu

Thành viên tích cực
Tham gia
28/12/08
Bài viết
381
Điểm tương tác
14
SVC$
0
Theo các tài liệu mình đọc được trên Internet thì chọn 1 con Mi bổi theo tiêu chuẩn Mi đá rất rất khó ở Saigon bạn ạ. Có nghe nói là phải đặt Mi bổi đá thì may ra có. Bạn có kinh nghiệm hay biết thông tin mua Mi bổi ở đâu tốt chỉ mình với nhé. Thanks!
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Nghề chơi cũng vất vã và công phu lắm các bạn ạ. Hiện nay cũng có nhiều người chơi khá và chỉ bảo cho nhau về cách làm mồi cho chim, nhưng theo mình thì quan trọng vẫn là con giống tốt, tiếp theo là cách nuôi và sau đó mới là thức ăn. Phải chơi - đóng học phí - học hỏi từ những trận chiến thì mới thấu hiểu được chứ viết lên cho thiên hạ xem thì chưa chắc người ta đã tin và còn bàn ra tán vào nữa đấy chứ.
Chơi chim phải có lòng đam mê, đam mê mới tìm tòi học hỏi,......
Thân
 

BlackMouse

"Đam mê học hỏi"
Tham gia
10/1/09
Bài viết
40
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Theo thông tin từ các Hội chơi Mi tại Sài Gòn thì hầu như hiện nay các Nghệ nhân anh em chơi Mi đá đều đặt mua từ Miền Bắc chuyển vào, chim bổi (mộc) có mẫu đá, đẹp chim dạng trung bình có giá từ 1 triệu đến 2 triệu, hơn chút thì giá khoảng 2 triệu đến 5 triệu, hoặc chim bổi dữ có giá khoảng 8; 9 triệu hoặc trên 10 triệu. Tuỳ theo khả năng và cách chơi của mỗi người mà mình có thể mua chim có giá khác nhau.

Hiện nay ngoài Miền Bắc và Sài Gòn chia ra 2 loại chim đá khác nhau: chim đánh đôi (cá độ) và chim đánh Hội (đá giải), thông thường chim đánh đôi lúc nào cũng có giá cao hơn chim đá giải.

Nói chung nếu bạn muốn mua chim bổi đá thì nên có ai quen ngoài Miền Bắc tin tưởng mà mua dùm, trên trang web này hoặc, có vài anh em chơi Mi mua chim dùm bạn. Bạn nên làm quen và nhờ mua hộ, theo mình biết thì có anh Giang Hào Nam (Tên thật là Nguyễn Trường Giang) hoặc Dũng Kim Ngưu, tất cả đều là Nghệ nhân trong hội Mi chiến Hà Nội hoặc anh Bình Lạng Sơn, anh Thanh Cao Bằng, ...Hoặc bạn có thể qua Vũ Huy nhờ mua chim bổi đẹp cũng được nhưng không tốt bằng các anh em ngoài Miền Bắc vì Vũ Huy chỉ kinh doanh phải có lời mới bán được, ...

Chim đá mà đã hay rồi thì cho dù có ăn cám con cò vẫn đá tốt, nếu chim không hay thì cho dù có ăn cao lương mỹ vị thì cũng không hay. Nhưng nếu chim hay mà có cách nuôi tốt thì sẽ phát huy hết khả năng của con chim mình nuôi. Thật là vui biết bao khi nuôi chim bổi thành chim đá tốt sau này, anh em nghệ nhân nào cũng mong được như vậy, nên cho dù phải trả bao nhiêu tiền cho nghề chơi cũng không thấy tiếc.

Một vài thông tin và ý kiến chân thành, mong giúp bạn có cơ hội tiếp xúc chơi Mi đá. Thân chào.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
T

tapchoichimcanh

Guest
Để nuôi 1 chú mi mộc(bổi) trở thành võ sĩ thì không đơn giản chút nào, theo mình nếu như bạn nào đó mà mới bước vào nghề mi chọi thì nên nuôi 1 chú thuộc để tập chơi dần dần có kinh nghiệm rồi mới nên chơi mi bổi bởi vì nếu không rành thì khi nuôi 1 chú mi cho dù dữ và đẹp như tranh vẽ vẫn có thể trở thành ca sĩ khi ra hội cũng chỉ đứng hót mà không chịu đá.
 

michoihanoi

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/4/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Phong trào chơi Hoạ Mi đá đã có từ rất lâu, ngày nay phong trào vẫn được duy trì và phát triển rất rộng với nhiều phương pháp thuần dưỡng khác nhau, được truyền từ người chơi lâu năm, có nhiều kinh nghiệm cho những ai đam mê đến Hoạ Mi hót rồi chuyển qua chơi Hoạ Mi đá, từ việc đầu tư để chọn con Mi vừa ý đến cách thuần dưỡng chim, ...

Tuy nhiên không phải ai cũng truyền hết cái đam mê của mình cho người khác, các Nghệ nhân chơi lâu năm cũng không ngừng học hỏi và nghiên cứu làm sao phát huy hết khả năng của con chim mình nuôi trở thành con Mi có danh tiếng trong nghề chơi. Đó là niềm vui không thể tả được cho những ai từng bỏ ra nhiều công sức để đạt được là chiến thắng sau mỗi đấu trường, một thú vui - giải trí tao nhã nhưng không kém phần nghệ thuật. Thuần dưỡng chú chim HM đá có thành tích đúng là một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được.

Không những thuần dưỡng những chú chim tốt có giá trị trên 10 chai (10 triệu đồng), những chú chim đã có thành tích mà ngay cả những chú Mi bổi được mua từ ngoài chợ bị sàn lọc qua nhiều lần, có giá chỉ vài trăm ngàn trở thành những chú Mi đá được hoặc đá ngang bằng với những con Mi tốt được tuyển chọn. Đó cũng là niềm hãnh diện. Tôi cũng từng chứng kiến nhiều nghệ nhân nuôi Mi từ những con bổi rẻ tiền này trở thành những con Mi có danh tiếng sau này mà tên tuổi của nó gắn liền với lịch sử trong làng chơi Mi đá ngày nay. Có được như vậy là nhờ vào công sức thuần dưỡng của các Nghệ nhân.

Tôi là một trong những người đam mê HM đá hiện nay, với tầm hiểu biết khá ít vì mới vào nghề chơi này, nên mong muốn mở Chủ đề mới về Thuần dưỡng chim HM đá để tất cả các anh em trên diễn đàn cùng chia sẽ học hỏi với nhau. Rất mong mọi người cùng tranh luận chân tình, chia sẽ cho mọi người cùng học hỏi và cho những ai mới bước chân vào nghề chơi HM đá như tôi.

Chân thành cảm ơn.
Xin hỏi bạn chơi Họa mi chọi từ bao giờ, bạn đang sống ở đâu? Bạn đã nuôi nhiều chim HM chưa? Mình cũng mới chơi HM nhưng cũng có nhiều giải ( Giải nhất, Tam Nguyên...) rùi. Bây giờ mình ít ra chọi hội lắm, chỉ chọi tay đôi thôi.:a19:
 

michoihanoi

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/4/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Chào bạn BlackMouse! Mình có đọc bài của bạn nói về chim bổi(ngoài Bắc gọi là mộc) , rất khó đấy bạn ạ! Từ khi mình chơi chim đến giờ, ít thấy ai nuôi từ mộc mà thành danh được bạn ạ! Nếu là con chim hay, với người nuôi thật tốt thì it ra cung phải 4-6 tháng mới thử được. Thử ở đây ko phải là cho nó đánh sâu mà chỉ là cho nó giáp mặt với con khác (nên nhớ là con chim kia cũng chỉ là chim mộc tuổi tương đương hoặc già hơn chút it thoi), gọi là lấy điện cho chim. Sau khi đã có điện (lửa) thì cho nó thử đánh 1-2 phút (tại chỗ nuôi- tại thung). Tiếp theo là thử với thời gian lâu hơn xem con chim đánh đòn có hay ko ( Đánh mỏ, chân khoá,độ gan). Khi con chim đánh ở nhà tốt rồi thì bạn cho nó nghỉ một thời gian( nếu thử sâu, bị đau thì nghỉ lâu,ko đau thì nghỉ ít) rồi xách chim đi thử ở nơi khác ko phải thung của nó xem có đánh ko,nếu vẫn đánh như ở nhà thì OK- cho chim nghỉ rồi đánh tay đôi với ĐK là thay ít nhất 1 vụ lông. Còn đối với những con chỉ chọi ở nhà thì out luôn, hoăc chỉ đánh giải thôi,ko đánh đôi được.
Nói như vậy ko phải 100% ,nhưng theo mình thì muốn chọi tay đôi con chim phải có đầy đủ 3 yếu tố : Dễ chọi, đòn hay, lỳ thì mới ra tiền được.
Bạn nói là muốn mua chim thì nhờ a nọ a kia... ? Theo mình thì Nhưng người có nhiều chim hay thì mới là người biết bắt chim chứ ,phải ko bạn?
Tưc là bạn phải thấy thực tế, theo mình chơi thì thấy những người có chim hay và nhiều chim hay thì thương ko ra mặt,chỉ có nhg người ko có chim thì mới quảng cáo...thùng rỗng kêu to mà!
 

BlackMouse

"Đam mê học hỏi"
Tham gia
10/1/09
Bài viết
40
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Chào bạn Michoihanoi,

Mình rất cảm ơn những suy nghĩ của bạn, đúng hay sai thì tuỳ vào cách chơi và kinh nghiệm chơi của mỗi người, dù sao mình và các bạn trên diễn đàn này cũng học hỏi được nhiều cái kinh nghiệm của bạn. Chân thành cảm ơn bạn 1 lần nữa.

Theo như những gì Bạn nói là chỉ mới chơi Mi chọi nhưng cũng có nhiều thành tích rồi thì chắc chắn 1 điều bạn là người rất am hiểu, kinh nghiệm, đam mê và có năng khiếu chơi Mi chọi và bạn cũng đang sống gần nơi có nguồn gốc xuất xứ về hoạ mi (Lạng Sơn, Cao Bằng, ...vùng miền Bắc). Xin giới thiệu mình là người sống miền Nam (Sài Gòn), như mình nói là cũng mới biết chơi Mi thôi, thành tích có lẽ là ít hơn bạn nhiều cho nên còn phải học hỏi từ bạn và nhiều cao thủ khác nhiều lắm.

Cách chọn và nuôi HM chọi nếu nói hoài cũng không thể hết được, nhiều bậc cao thủ nuôi Mi hiện nay còn phải học hỏi nhiều, nói chi đến anh em mình trên diễn đàn nói vài ba câu là đủ đâu, không ai dám vỗ ngực xưng danh là đã hiểu hết được nghề chơi HM chọi, ...

Cách chọn và nuôi HM chọi còn tuỳ thuộc vào sở trường của mỗi người, có người nhiều tiền, điều kiện thì chọn những con Mi đã có thành tích sẵn rồi do những người sưu tầm và nuôi từ chim bổi (mộc) lên, tận mắt nhìn thấy nó đá (chọi) rồi về nuôi lại và khai thác tiếp. Cách chơi kiểu này là an toàn về chi phí đầu tư mua chim + tiết kiệm thời gian huấn luyện, nuôi từ chim bổi. Nhưng cũng có nhiều người vì nhiều lý do không thích chọn những con Mi đã có sẵn thành tích như: ít tiền, sở thích tận hưởng những thành quả, công sức từ chim bổi, ... thì họ chọn nuôi chim bổi để khai thác ngay từ đầu, ... Mình không thể bình luận gì những gì bạn đã nói nhưng mình cũng có rất nhiều bạn (có lẽ bạn cũng biết) chơi tại Hội Mi chiến HN và Sài Gòn có nhiều thành tích về Đá hội hay đá đôi, mình xin phép được giấu tên, họ cũng chọn và nuôi toàn Mi bổi lên.

Chơi HM là một nghệ thuật, trong đó chủ yếu là nghề chơi vì giải trí, vì niềm đam mê chiến thắng, vì sở thích được khám phá cái mới, công sức nuôi và huấn luyện chim, vì rất nhiều lý do, ... nó đã lôi kéo bao nhiêu nghệ nhân không ngừng học hỏi, không ngừng bỏ thời gian, chi phí, ... vì nghề chơi công phu này. Chính vì điều này, cho nên tại sao rất nhiều nghệ nhân tuy họ thừa sức có điều kiện để mua chim đã có thành tích sẵn nhưng vẫn thích nuôi chim từ chim bổi lên, cái sướng của nghề chơi đạt đến đỉnh điểm khi con Mi bổi ngày nào sơ sát, đầu toàn máu, ... của ngày xưa nay trở thành con Mi thuộc với thành tích đem về cho chủ nuôi của nó, hàng ngày chăm sóc nó, thương yêu nó, và nó cũng sẵn sàng biết ơn chủ nuôi khi đem về cho chủ những thành tích mà nó đem lại, cái sướng đó không thể phân tích thành lời. Nếu ai đã từng nuôi chim bổi, hàng ngày gắn bó với nó, đến 1 ngày nó nhìn thấy chủ nuôi đi làm về mệt mỏi, nó vui mừng vỗ cánh khi nhìn thấy chủ nuôi của nó như 1 người bạn thân thiết, cảm giác nó thật sự là sướng vô hạn đối với người nuôi.

Nghề chơi là vậy, đam mê mãi mãi không thể bỏ được, chăm sóc - huấn luyện - cảm nhận được con Mi mình nuôi, cảm nhận được tính cách, sở thích của mỗi từng con, cảm nhận được sức khoẻ của nó, cảm nhận mọi thứ về con Mi mình nuôi, ... Chắc chắn nhiều người nghe được những điều này mình nói sẽ nghĩ rằng mình là người nói không thực tế, nhưng nếu đam mê đi sẽ thấy những điều mình nói là sự thật.

Chân thành cảm ơn tất cả đã đóng góp cho diễn đàn ngày một hào hứng hơn, nghệ thuật hơn, cảm ơn bạn Michoihanoi nhiều lắm và rất mong được học hỏi từ bạn.
 

michoihanoi

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/4/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Chào bạn!
Mình đọc bài của bạn thấy bạn là người rất đam mê và có tâm huyết với HM-điều đó thật đáng quý. Mình nhớ lại những ngày mới chơi chim cũng có những suy nghĩ, trăn trở giống của bạn quá! Đam mê, nhiệt huyết mới có dược thành công bạn ạ! Và quan trọng hơn nó giúp chúng mình tìm tòi ,học hỏi để có dược những thành quả cho dù là ít ỏi phải ko bạn?
Trước kia mình nuôi rất nhiều chim,ở nhà ko dưới 4 con,gửi lung tung có khi 6-7 con nữa. Nhưng bây giờ thì ko dám nuôi như vậy nữa bạn ạ! Mình cũng bắt rất nhiều chim mộc,đánh rồi ,chưa đánh cũng có và đặc biệt có nhiều con mọc dở nhưng ăn giải và đánh thuyết phục. Mình nhớ ,khi đó mình có 1 chú gọi là "chim con" vì nó bé như con Chào Mào nhưng trận đầu tiên nó đuổi 7 con,3con là hàng hiệu luôn. Hai trận sau cũng vậy ,đuổi nhiều chim nhưng ko ăn giải. Cuối cùng thì con ý đánh ăn giải nhì và sau trận đó thì hỏng vi ko biết nuôi.
Nhin chung nuôi 1 con chim mộc để đến khi đánh giải đã khó, đánh tay đôi thì càng khó hơn nhiều lần. Đấy bạn thử hỏi xem ở HN có ai nuôi được 1 con chim mộc mà đánh tay đôi dc ko???
Mình nói thế để bạn lựa chọn cách chơi làm sao vừa với mình mà vẫn đem lại thắng lợi chứ ko vừa mất tiền lại vừa mất tg đó. Hiện tại mình có 6 con trong đó có 3 con là hàng "khủng" lun. Một con chim mình bắt khi nó dc hơn 1 năm,đánh 2 trận thắng và tuàn trước đánh thua nhưng chính chủ của con thắng mình lại trả mình 20tr để mua con của mình nhưng ko bán.
Giá mà bạn ở HN thì quá hay nhỉ! Mong sao mình có dc nhiều người chơi tâm huyết như bạn thì tốt quá ha!:a15:
 

cubap

Thành viên mới
Tham gia
17/4/09
Bài viết
6
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Chơi chim chọi thì tuỳ vào sở thích và cách chơi sao bạn michienhanoi nói như vậy . Còn những ai đã được phong cao thủ hay tự xưng thì ko dám nuôi mộc lên thì đúng rồi . Dựng 1 con bổi lên thành chim tài khó lắm , lỡ con chim đó ra chọi mà làm vài mỏ rồi chạy thì còn gì là cao thủ nữa ( sợ mất tiếng cao thủ mà ) , bởi vậy họ chọi những con chim đá trên bàn chắc ăn hơn , có thua cũng thua xứng đáng ko mất mặt . Mà ngay cả cao thủ mua chim thành tích rồi cũng bị lừa là bình thường thôi . Vì dấu hiệu con chim đã qua thời kỳ đỉnh cao , thì chủ chim cũng dễ nhận ra lắm. Bởi vậy , chơi chim theo mình thấy mà khát khao thành danh là ko ổn rồi , thành ra mình là người phụ thuộc vào con chim rồi và tốn tiền kinh lắm . Mà người chơi mà đã phụ thuộc vào con chim rồi thì dẫn đến nhiều sai lầm lắm , sai lầm khi mua chim ( khát khao mua được chim hay mà thành ra dễ mua vội) , sai lầm khi vội đá khi con chim chưa đủ tuổi , đủ lửa....
Điều thứ 2 , bạn nói nuôi bổi lên khó gặp chim hay . Thực sự ban blackmouse nói cũng đúng đó , anh em trong sài gòn hiện tại nuôi bổi lên chơi nhiều chim hay lắm . Thậm chí nhiều con bổi mùa đầu ( cũng có con lông rừng ) đánh thắng hàng hiệu ngoài bắc đem vào là bình thường . Mà đã nuôi bổi thì phải kiên trì , đừng vội đánh giá những con chim xù đầu liên tục thậm chí 3 năm ko thay lông rừng nhảy téo đầu là chim dở . Bởi vậy nhiều con chim dạt miền bắc đem vào giá bèo vẫn có chim hay là vậy. Chim hay cũng giống như hoa vậy bạn ơi , nhanh nở thì nhanh tàn mà , lâu nở thì lâu tàn .
Tóm lại , chơi chim đừng để mình phụ thuộc con chim nhiều quá kết qua ko tốt . Và chơi thế nào là cách mỗi người , quan trọng là phát huy hết khả năng của con chim cố gắng hiểu nó . Đã chọn nuôi con chim nào thì phải thực sự thích nó , vì thích nói ban mới kiên trì hàng năm trời mới được . Chơi chim đừng quan trọng mình thành danh hay ko , mà con chim của minh có thành danh hay ko, cao thủ mà đến giai đoạn ko có chim hay cũng thành bình thường mà thôi . Còn nếu muốn mua chim thành danh , trên bàn cũng là cả 1 vấn đề vì thực sự chả ai muốn bán con chim đang hay nếu nói ko gặp vấn đề cả ( điều này chính bản thân mình trải qua rồi , chim mua rất cao tiền sao này nghiệm lại , xem video nhiều lần trận đấu cuối cùng trước khi về tay mình mới hiểu)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

michoihanoi

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/4/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Chào bạn cubap ! Bạn hiêủu sai ý của mình rồi . Thứ nhất là mình nói ko phải là chim mộc đều ko hay vì con nào chăng fải nuôi từ mộc lên. Thứ 2 chim mộc là chim mới bẫy ở rừng về,chưa biết ăn cám ...dưới 6 tháng lồng mới gọi là mộc chứ 1 năm trở ra sao gọi là mộc ?
Ở HN mình thấy ít người nuôi được một con từ khi mộc đến khi ăn giải lắm. Đa phần các AE bắt về la chim đã thuần nuôi cám gạo rồi, xem dánh nhau rồi ( dù chỉ dc it điểm ) hoặc xem dc chim thi bắt những con đẹp tuỳ theo túi tiền về chăm chứ ít người mua chim mộc tinh lắm bạn ạ . Bởi vì chim mộc tinh dù rẻ hơn nhưng rủi ro cao nên thà để dành tiền khi nao co con ưng ý thì mua chứ ko mua lung tung nữa. Theo mình thấy như thế là an toàn nhất bạn ạ!
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Có lẽ chỉ vì cách diễn đạt của bạn Michoihanoi chưa rõ nghĩa nên dễ bị hiểu nhầm.

Mình đồng ý với Michoihanoi ở điểm này:

Để đánh giá được chim Mi có khả năng chọi hay không, thì với chim mộc mới đưa về, nó còn lạ, chưa quen nếp ăn chổ ở, nói chi đến chuyện đấu thử, nên không thể hiện khả năng được.
Nếu được nuôi vài tháng, hơi quen rồi, thì nó có nhiều khả năng thể hiện đúng hơn qua đấu thử.

Việc chọn chim đã qua "sơ tuyển" như vậy cũng là một kinh nghiệm hay. Qua đấu thử ban đầu, các tính cách, thế đánh, ngón đòn của từng con thể hiện một phần, có thể cho ta đánh giá sơ bộ mà chọn nuôi, thì dễ có những con chọi hay hơn.

Mong được các bạn tiếp tục trao đổi những điều bổ ích.


Thân.
 

nghiemdinhgiang23

Thành viên tích cực
Tham gia
29/3/09
Bài viết
113
Điểm tương tác
9
SVC$
0
tôi toàn nuôi từ mộc lên đây ,mi tôi chả thấy thua mi của ai cả ,mà mộc rừng về thuần thì khỏi nghĩ về giọng hót ,mà rất bền,nuôi mi từ mộc lên mới khoái ,mi thuần ăn cám dễ ợt,tôi toàn đi bãy trên hà giang đây ,dễ hơn choè than tỷ lần
 

Blackpanzervn

Thành viên diễn đàn
Tham gia
20/3/09
Bài viết
99
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Em chào các bác ạ. Em cũng máu mi chiến lắm, nghe bác NghiêmđinhGiang23 nói mà em thèm quá, ở hà nội mà lên tận Hà giang để bẫy, chơi thế mới sướng chứ, keke, lúc nào bác Giang cho em đi theo một chuyến để hầu trà bác nhé. Thân
 

minhhieubf

Thành viên tích cực
Tham gia
5/12/07
Bài viết
143
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Chào bạn BlackMouse! Mình có đọc bài của bạn nói về chim bổi(ngoài Bắc gọi là mộc) , rất khó đấy bạn ạ! Từ khi mình chơi chim đến giờ, ít thấy ai nuôi từ mộc mà thành danh được bạn ạ! ................!

Vậy những con thành danh thì theo bạn được nuôi từ gì lên ạ.
 

cubap

Thành viên mới
Tham gia
17/4/09
Bài viết
6
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Theo quan điểm của mình chọn chim đá rồi hay nuôi từ mộc ( hoặc thuần rồi mà chưa chọi lên ) thì chi phí ko khác gi nhau đâu cũng vậy thôi . Để chọn được 1 con chim chơi được nếu nuôi từ mộc lên bạn phải loại ra ko biết bao nhiêu con ( điều bắt buộc ).
Không biết ngoài bắc phân biệt thế nào chứ , trong nam phân biệt thế này . Chim mớt bắt về là mộc tinh ( đúng rồi ) , nhưng chim nuôi trong lồng mà chưa thay lông rừng thì vẫn gọi là bổi lỡ ( nhiều có đến 3 năm mới thay lông rừng đó ) , nhưng nhiều con vài tháng lồng đã thay lông rừng vẫn gọi là thuộc .
Bạn nói đa phần anh em bắt mộc đã thuần chơi rồi ( thậm chí đánh rồi càng sai ) , đa phần chim bổi là ko chơi , thay lông rừng ra mới chơi , rất hiếm có lông rừng chọi được . Nhưng điều đó ko nghĩa là giá rẻ đâu , nếu đúng chim mẫu đẹp thì giá còn cao hơn những con thuộc đánh ko ra sao nhiều.
Còn mộc tinh nếu mẫu đẹp chim độc thung giá ko rẻ hơn chim thuộc đâu , mà hàng này cũng ko đến tay anh em dưới xuôi vì các cao thủ vùng cao đặt hàng hết rồi . Mình cũng từng bắt những con mộc tinh , chơi bt chơi là gì giá vài triệu đó nhưng phải là mẫu độc nhưng mắt đỏ , tam thiết , lưng gù... Mà bây giờ muốn mua cũng ko có mà mua đó.
Mình nói rồi , mấy cao thủ chơi chim chọi vì áp lực thành tích áp lực thắng thua , họ buộc phải mua chim đá rồi thôi , chơi như vậy cũng nhức đầu lắm . Đa phần anh em chơi mi . mình nghĩ nuôi mộc lên là hợp lý .
Đời chơi chim ai cũng có 1 ước mơ là chọn được 1 chon chim ( từ mộc lỡ hoặc mộc tinh càng hay ) lên thành con chim nổi tiếng cả , ngay cả cao thủ cũng ước mơ như vậy thôi . Nhưng đa phần cả đời chơi chim , có được 1, 2 con cũng là đạt rồi . Mình cũng từng bỏ tiền ra mua con chim ba bốn mươi triệu rồi . Nhưng thú thận mình vẫn đam nuôi từ mộc lên hơn .
 

michoihanoi

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/4/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
1
SVC$
0
:a15::a15:
Vậy những con thành danh thì theo bạn được nuôi từ gì lên ạ.
Mình đã nói nhưng có lẽ bạn ko đọc hết. Con nào chẳng nuôi từ mộc lên nhưng ý mình là nếu để chọn dược 1 con hay từ lúc mộc (đúng nghĩa) thì quả là rất khó đấy.Nêú dễ thì chẳng ai mua chim đắt tiền làm gì cứ nuôi mộc lên là có chim hay? Xin hỏi bạn ở HN này có những ai nuôi chim mộc lên được mà chọi tay đôi ? :a15:
 

BlackMouse

"Đam mê học hỏi"
Tham gia
10/1/09
Bài viết
40
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Kính mời Anh Bìnhls, anh Ongmat, anh Diabay, CongMinh, Cubap, Michoihanoi, Minhhieubf, ... cùng các cao thủ, nghệ nhân nuôi Hoạ mi lâu năm mà mình chưa biết đến, đóng góp một cách chân thành nhất những phương cách Thuần dưỡng Hoạ Mi đá (chọi) cho các anh em đi sau cùng được học hỏi, cho những ai có niềm đam mê nuôi Hoạ Mi đá nhưng còn nhiều cái vấp ngã.

Tuy ai cũng biết rằng các anh em nghệ nhân hiện nay không giỏi nhiều về cách truyền đạt, cũng như câu chữ như các Nhà văn nhưng chắc chắn khi đọc bài sẽ hình dung và hiểu được ý. Mong rằng các nghệ nhân và cao thủ đóng góp.

Chân thành cảm ơn.
 

michoihanoi

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/4/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Theo quan điểm của mình chọn chim đá rồi hay nuôi từ mộc ( hoặc thuần rồi mà chưa chọi lên ) thì chi phí ko khác gi nhau đâu cũng vậy thôi . Để chọn được 1 con chim chơi được nếu nuôi từ mộc lên bạn phải loại ra ko biết bao nhiêu con ( điều bắt buộc ).
Không biết ngoài bắc phân biệt thế nào chứ , trong nam phân biệt thế này . Chim mớt bắt về là mộc tinh ( đúng rồi ) , nhưng chim nuôi trong lồng mà chưa thay lông rừng thì vẫn gọi là bổi lỡ ( nhiều có đến 3 năm mới thay lông rừng đó ) , nhưng nhiều con vài tháng lồng đã thay lông rừng vẫn gọi là thuộc .
Bạn nói đa phần anh em bắt mộc đã thuần chơi rồi ( thậm chí đánh rồi càng sai ) , đa phần chim bổi là ko chơi , thay lông rừng ra mới chơi , rất hiếm có lông rừng chọi được . Nhưng điều đó ko nghĩa là giá rẻ đâu , nếu đúng chim mẫu đẹp thì giá còn cao hơn những con thuộc đánh ko ra sao nhiều.
Còn mộc tinh nếu mẫu đẹp chim độc thung giá ko rẻ hơn chim thuộc đâu , mà hàng này cũng ko đến tay anh em dưới xuôi vì các cao thủ vùng cao đặt hàng hết rồi . Mình cũng từng bắt những con mộc tinh , chơi bt chơi là gì giá vài triệu đó nhưng phải là mẫu độc nhưng mắt đỏ , tam thiết , lưng gù... Mà bây giờ muốn mua cũng ko có mà mua đó.
Mình nói rồi , mấy cao thủ chơi chim chọi vì áp lực thành tích áp lực thắng thua , họ buộc phải mua chim đá rồi thôi , chơi như vậy cũng nhức đầu lắm . Đa phần anh em chơi mi . mình nghĩ nuôi mộc lên là hợp lý .
Đời chơi chim ai cũng có 1 ước mơ là chọn được 1 chon chim ( từ mộc lỡ hoặc mộc tinh càng hay ) lên thành con chim nổi tiếng cả , ngay cả cao thủ cũng ước mơ như vậy thôi . Nhưng đa phần cả đời chơi chim , có được 1, 2 con cũng là đạt rồi . Mình cũng từng bỏ tiền ra mua con chim ba bốn mươi triệu rồi . Nhưng thú thận mình vẫn đam nuôi từ mộc lên hơn .

Chào bạn cubap!
Dù là Nam hoặc Bắc thì quan niệm về chim mộc đều như nhau thôi bạn ạ! Từ 'Mộc ' ở đây nôm na là "mới". Theo các bậc đi trước, 'Mộc 'dùng để chỉ những chú chim mới bẫy từ rừng về,được tính bằng thời gian nuôi trong lồng chứ ko phải là tính bằng vụ thay lông đâu.
Như mình đã nói, để đỡ tốn thời gian,tiền bạc thì nên chọn giải pháp bắt chim đã dánh rồi vì mình được xem tận mắt. Dù có thể ngay lúc đó bạn phải bổ ra 10tr để có được con chim đóvẫn còn hơn là bạn bắt 4-5con chim mộc giá chỉ 2tr nhưng bạn chưa biết nó có chơi dược ko?
Trong thâm tâm mình cũng rất muốn nuôi từ mộc lên để chơi nhưng thực tế là rất khó . Có nhũng lúc mình bắt 3-4 con mộc liền ,đều là hàng tuyển hẳn hoi nhưng cũng chỉ là chơi tạm thôi, nhưng thời gian,công sức thì mất hơn nhiều. Vả lại mỗi lần mang con chim mộc đi chọi là một lần đặt dấu hỏi to tướng trong đầu : liệu có chọi ko?chọi ntn?đòn có hay ko???...liệu có đánh đôi dược ko hay chỉ chọi hội thôi?
Tất cả những chia sẻ trên của mình chỉ là cách chơi mà mình lựa chọn cho tới bây giờ và mình thấy rất có hiệu quả đối với mình. Còn mỗi người có cách chơi riêng làm sao mình có thể ép buộc được phải ko AE?:a19:
 

BlackMouse

"Đam mê học hỏi"
Tham gia
10/1/09
Bài viết
40
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Vừa lượm một bài viết hay (theo mình) nhưng đã cũ của Đài Truyền hình Vĩnh Long, copy lại cho anh em trên diễn đàn coi qua và nhận xét. Không biết trên Diễn đàn có anh em nào đưa lên chưa, nếu có thì cho mình xin lỗi.

Chơi chim họa mi chọi ngày Tết

Không biết từ bao giờ, việc nuôi chim hoạ mi và chọi chim hoạ mi đã trở thành một trong những thú chơi thanh tao của người Việt mà cho đến bây giờ vẫn được lưu truyền từ Bắc vào Nam. Chim hoạ mi không chỉ là con chim có tiếng hót quyến rũ lòng người ở chốn rừng xanh, mà còn là con chim của tự do, của một tinh thần thượng võ, sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến sinh tử để bảo vệ tình yêu và lãnh thổ của mình.

231hoami2.jpg


<TABLE border=0 cellSpacing=1 cellPadding=1 width=200 align=center><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR><TD>Họa mi - Ảnh : Aquabird.vn</TD></TR></TBODY></TABLE>
Mới sáng sớm nhưng anh Huỳnh Văn Thông - còn được giới chơi chim hoạ mi ở Phường 1, Thị xã Vĩnh Long gọi là Thông “dế”, một bậc lão làng của CLB hoạ mi chọi Phường 1, Thị xã Vĩnh Long - đã vội vã ra các bãi cỏ nơi công viên, bên vệ đường để bắt từng con cào cào, từng con dế mèn về tẩm bổ cho lũ chim hoạ mi, chim chích chòe chiến của mình. Cào cào, dế mèn đem về, anh cẩn thận bỏ hết chân trước khi cho chim ăn. Anh bảo : Nếu cứ để nguyên như vậy cho chim ăn thì những cái “vuốt” ở chân dế mèn rất sắc có thể làm xước cổ họng chim. Vừa cho chim ăn, anh vừa để ý đến thần sắc của từng con hoạ mi, xem con nào có dấu hiệu “không vui” thì cho ăn ít mồi tươi hơn những con khác. Nghề chơi chim cũng có cái thú nhưng bận còn hơn con mọn. Không chỉ vấn đề ăn, mà nước uống cũng phải là nước mưa hoặc nước máy đã để bay hết chất clo. Hàng ngày còn phải cho chúng tắm nắng, tắm nước để chim không bị rận mạt và tiếp nhận được một lượng vitamin D cần thiết cho sự tăng trưởng khung xương, giúp chim khỏe hơn.

Theo chân anh Thông “dế”, chúng tôi đến công viên Thị xã Vĩnh Long, một góc công viên đông nghẹt đàn ông, đủ mọi lứa tuổi. Kẻ đứng, người ngồi, nhưng có điểm chung là họ nhìn như hốt hồn vào những lồng chim hoạ mi. Tại sân chim, vài chục người đàn nhìn say mê vào hai cặp lồng chim hoạ mi đặt trên chiếc bàn rộng. Bốn lồng chim đặt sát nhau, lồng chim đực đặt cạnh lồng chim mái. Cửa lồng của hai đối thủ áp sát nhau và được ngăn cách bởi một cửa nhỏ có vách ngăn để hai đối thủ không nhìn thấy nhau. Áo phủ lồng được mở. Chim mái cất tiếng lảnh lót cổ vũ cho chim trống. Hai đối thủ bắt đầu sốt ruột, búng cánh liên hồi. Trong khi đó, hai chim mái vừa bay nhảy vừa quan sát những con chim chiến của mình. Nếu một trong hai đối thủ mệt mỏi hoặc có dấu hiệu sợ hãi, con chim mái ấy lập tức kêu lên thúc giục. Đấu sĩ vì “sĩ diện” với “người đẹp”, bèn lao vào ra đòn bất kể thương tích…

Anh Nguyễn Đức Huy - Phó Chủ thịch thường trực Hội Sinh vật cảnh, cũng là nghệ nhân có con chim hoạ mi đã 18 lần đoạt giải cao trong nhiều năm qua ở Phường 1, Thị xã Vĩnh Long, cho biết : Để có được một con chim hoạ mi dùng để chọi cũng không phải là điều dễ dàng. Một con hoạ mi hót hay chưa hẳn đã là một con hoạ mi giỏi. Để có được một con chim hay, người chơi chim lành nghề phải tốn công tìm kiếm, tuyển chọn, chăm sóc rất kỹ lưỡng. Ngay khi mới bắt chim ngoài thiên nhiên về, phải tìm hiểu xem nguồn gốc sinh trưởng của nó (họa mi chọi hay thường phải có tuổi rừng lâu). Thứ hai, người ta còn xem xét đến đầu, mặt, móng chân, màu lông (những con có lông màu bông lau lại càng quý bởi tính hiếu chiến của nó)...

Chọn được con chim hoạ mi có cả những yếu tố : tông, tướng… như trên là rất quý, nhưng muốn giành được thắng lợi trên bàn chiến còn phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người nuôi. Thông thường, chim hoạ mi được nuôi bằng gạo rang trộn với lòng đỏ trứng gà. Để đảm bảo con chim chọi sung sức, nhiều người còn trộn thêm vào trong cám một lượng thịt bò nhất định. Nào đã hết, hoạ mi là loại chim bắt từ thiên nhiên nên thỉnh thoảng phải đổi khẩu vị cho chúng bằng cách cho ăn thêm cào cào, châu chấu, hoặc dế mèn. Con chim ăn được nhiều mồi tươi sẽ khỏe và không nhát đòn, nhanh lành vết thương. Muốn con chim thêm phần hiếu chiến, nhiều người chơi chim còn trộn vào cám của chim một số thực phẩm giàu chất đạm khác.
Anh Quan Sơn - Trưởng Trạm Y tế xã Thanh Đức, Long Hồ - một người chơi hoạ mi chọi đã có nhiều năm kinh nghiệm, cho biết : Trung bình hoạ mi chọi có thể tham chiến mỗi tuần hoặc mỗi tháng một lần, nhưng tốt nhất là từ 3 đến 5 tháng/lần để hoạ mi có thời gian bồi dưỡng sức khỏe và phục hồi các vết thương. Một chú chim chọi dày dạn có thể thi đấu từ năm 3 tuổi đến năm 10 tuổi. Trước khi thi đấu, chim chọi được chăm sóc đặc biệt với thức ăn nhiều chất đạm, được chuyển sang ở lồng cao để bay, nhảy, tập thể dục cho chân, móng khỏe khoắn. Sau đó, chim được chuyển sang lồng thấp, phủ áo lồng yên tĩnh khoảng một tuần trước khi vào sới... Đó là chưa kể đến giá trị của một con chim mái hay. Bởi chim mái hay (còn gọi là chim ăn sam) là chim chịu kết đôi và cổ vũ một cách khéo léo bất kỳ con trống nào. Nhưng vì hoạ mi vốn tính chung thủy nên tìm được một chim “ăn sam” như thế rất khó và giá còn đắt hơn cả chim chọi. Dân chơi mi chọi có nguyên tắc bất thành văn mà ít người phá bỏ, đó là rất hiếm khi bán chim hay.

Và, sự đam mê cuối cùng cũng được đền đáp khi các dân chơi có trong tay những con hoạ mi “chiến”, gắn với nhiều thành tích huy hoàng và được tặng cho những biệt danh khác nhau. Giải thưởng chẳng đáng là bao, chỉ là ít tiền do các chủ chim đóng góp với chiếc cờ vô địch nhưng chủ chim thì rất tự hào vì công phu “vực” chim bấy lâu nay đã không uổng phí. Người chơi chim lại hẹn nhau ở “họa mi chiến” khi mỗi độ Xuân về, Tết đến.

Người viết: Trọng Dũng
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom