Guest viewing is limited

nqdung

"Chòe lửa đó là niềm đam mê của tôi cũng như của b
Thành viên BQT
Tham gia
19/6/09
Bài viết
353
Điểm tương tác
177
SVC$
0
nhìn tướng như vậy là ok rồi đó,mà con này chắc mang gen con mẹ rồi vì phần đuôi trắng của nó không pha như con bố,nhưng chắc nó còn ra 1 hoặc 2 phân nữa đó.
 

nqdung

"Chòe lửa đó là niềm đam mê của tôi cũng như của b
Thành viên BQT
Tham gia
19/6/09
Bài viết
353
Điểm tương tác
177
SVC$
0
Lâu rồi do máy tính của mình trực trặc hôm nay mới vào lại diễn đàn rồi,thời gian này đa số lửa đang thay lông chim nhà mình 1 số chú đã xong lông rồi đang chuẩn bị cho mùa đẻ 2013,thời gian này mình đang tẩm bổ cật lực cho chúng,lâu ngày rồi có vài hình ảnh mời anh em chiêm ngưỡng:
-Đầu tiên là chú chuyền đã xong lông (đây là chú chuyền cùng ổ với con mình gửi cho ducduy1,bạn ấy đã đăng ở trên)còn đây là con của mình
57222369.jpg


70135099.jpg


-Còn đây là papa đang chuẩn bị thay lông (mùa vừa rồi cho ra lò được 4 lứa)
a18wh.jpg


-Còn đây là chú bổi đuôi 21cm mình mua được trong đợt thi tốt nghiệp vừa rồi
a16sx.jpg


-Đây là AV mình đã hoàn thành trong đợt hè vừa rồi (gồm 5 AV và 1 kho nuôi chim,sâu và dế...)

96711414.jpg


45353684.jpg


73587007.jpg


65481813.jpg


70676710.jpg
57628792.jpg
86486750.jpg


-Còn đây là sâu và dế mình nuôi được

a11ev.jpg


a10zdf.jpg


a12np.jpg


a13kc.jpg


a15ij.jpg


a14om.jpg
28172734.jpg
 

birdlover

Thành viên tích cực
Tham gia
31/3/11
Bài viết
110
Điểm tương tác
34
SVC$
0
nhìn rất là hoành tráng :). 5 chuồng mà chim con nở ra chắc là nuôi đuối luôn
 

bachkhoant

Thành viên tích cực
Tham gia
3/5/11
Bài viết
125
Điểm tương tác
66
SVC$
0
Dự án khá tham vọng đó, với 5 cái AV chắc ghép 5 cặp cùng lúc thì thời gian chăm sóc + tiêu tốn lượng thức ăn khủng cho vô số lứa chim non ra đời, thì lấy thời gian đâu mà đi làm, có tham lam quá không đây ! kakakkaka...
 

xanh_tim

"Mê chim Hút Mật"
Tham gia
17/10/08
Bài viết
775
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Anh nuôi sâu thế nào mà nó đẻ hay vậy , em nuôi nó đẻ ít lắm , không thấy đâu . Có nhiều thức ăn thế nuôi chim đẻ mới tốt anh nhỉ , em cũng nuôi để mùa tới chim đẻ ra khỏe mạnh mới được . Anh chỉ em kinh nghiệm nuôi sâu để em nuôi với anh nhé .
 

nqdung

"Chòe lửa đó là niềm đam mê của tôi cũng như của b
Thành viên BQT
Tham gia
19/6/09
Bài viết
353
Điểm tương tác
177
SVC$
0
Mình làm 5 cái AV chỉ để ghép khoảng 2-3 cặp thôi các bạn ah 2 cái còn lại mình để làm lồng lực cho mấy chú chim đi trường chơi,nuôi nhiều mệt lắm,mình làm như vậy cũng chỉ để cho gọn và thẩm mỹ thôi.
to xanhtim
hiện giờ mình mới nuôi được khoảng 1000 con bọ thôi,nếu số lượng này đến mùa đẻ sợ không đủ cho mấy chú chim con đâu,còn kinh nghiệm thì mình không giám đâu chỉ chăm vào diễn đàn học hỏi các anh chi đi trước cộng với sự đam mê thì sẽ không phụ công mình thôi.bữa nào rảnh lên phố uống caphê anh em mình trao đổi sau.
 

HYD

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/7/12
Bài viết
44
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Chào bác nqdung, em thấy bác nuôi dế vậy bác có thể chia sẻ một chút thông tin về mô hình nuôi của bác được không. Bác mua khay trứng về ấp nở hay mua con dế giống cho đẻ vậy bác. Thức ăn cho dế của bác là gì ? Làm sao để hạn chế việc dế ăn thịt lẫn nhau. Em cũng đang muốn nuôi dế mà chưa thành công (em mua dế loại cho chim ăn, nuôi đến lúc lột xác cánh dài rồi mà chưa thấy gáy, một thời gian sau cũng bị chết hết). Cảm ơn bác.
 

xanh_tim

"Mê chim Hút Mật"
Tham gia
17/10/08
Bài viết
775
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Anh học hỏi được rồi thì truyền cho em luôn cho nó khỏe , không lẻ anh nở lòng để em lăng lộn tìm kiếm nửa sao .
Em cũng muốn ghé qua nhà anh chơi cho biết nhưng em ít lên phố mà khi có việc lên thì lại không rãnh ghé qua chổ anh được .
Em thấy lạ là không biết tại sao với chế độ ăn uống như thế mà năm trước thì chim khỏe mạnh mà năm thứ 2 thì chim yếu như bị thiếu chất và bệnh chết , em không hiểu được nhưng cứ làm theo anh là cho chim ăn nhiều mồi tươi , hy vọng năm nay sẽ có chim con để nuôi . Em mới kiếm được con mái đuôi gần 14 nhìn đã lắm anh .
 
G

gvtheogioB

Guest
Ý kiến của bạn chia sẻ hay quá,
Rất cảm ơn ý tưởng của bạn
Mình tin bạn sẽ thành công với ý tưởng tuyệt vời này.

Best regards

---------
Y kien cua ban chi se that hay qua
Rat cam on y tuong cua ban
Minh tin ban se thanh cong voi y tuong tuyet voi nay
Best regards.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

nqdung

"Chòe lửa đó là niềm đam mê của tôi cũng như của b
Thành viên BQT
Tham gia
19/6/09
Bài viết
353
Điểm tương tác
177
SVC$
0
Đây là 1 trong những kỹ thuật mình đã tham khảo và học hỏi mời anh em cùng nghiên cứu,trong bài viết người ta đã trình bày dường như đầy đủ mọi kt cần thiết điều còn lại là anh em mình chịu khó bỏ thời gian và thực hiện thôi.về chuồng nuôi thì mình nuôi bằng thùng xốp loại lớn,chịu khó ra tiệm trái cây lớn hỏi mua lại thùng xốp người ta để lại cho khoảng 20.000đ/1cái,còn dế mình nuôi mình mua con giống cho đẻ rồi ấp trứng nỡ ra dế con nuôi khoảng 30-45 ngày là mình cho ăn rồi.chúc anh em sớm thành công.

I. Giống và đặc điểm giống
Vóc dáng: Dế ta có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 2cm. Dế ta có 3 màu đặc trưng như: đen huyền, đỏ hoe và vàng nghệ.
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Trong tự nhiên, dế ta sinh trưởng, phát triển và sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa. Dế ta có bản tính hung hăng, nhưng lại thích sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô… nên có thể tổ chức chăn nuôi công nghiệp, nhưng phải đảm bảo chuồng trại nuôi dế tương tự như môi trường thiên nhiên hoang dã. Môi trường sống tự nhiên, dế sẽ ít dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Dế leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa chừng nửa mét. Đặc biệt, tối đến dế có thể bay xa hàng mét…
Tuổi thọ: Tuổi thọ của các loại dế khác nhau. Tuổi thọ của dế ta trung bình là 4 tháng.
Thức ăn: Chủ yếu là rau, cỏ, củ, quả, trái cây, mầm cây, côn trùng nhỏ và bột ngũ cốc các loại… Dế ít uống nước, nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho dế uống tự do.
Sinh trưởng, phát dục: Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển dế ta trải qua 4 lần lột xác. Sau mỗi lần lột xác dế ta lớn nhanh hơn. Từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là đã có thể xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Với chiều dài cơ thể khoảng 2cm, nặng khoảng 800-1.000 con/kg.
Sinh sản: 60 ngày tuổi dế đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Thời kỳ sinh sản của dế ta diễn ra quanh năm. Khi trưởng thành chúng cất tiếng gáy “tè tè” rất êm tai để mời gọi bạn tình. Dế mái có biểu hiện động dục (thích gần dế đực) trước lúc đẻ khoảng 15 ngày. Khi đẻ dế mái tìm đến những chỗ đất tơi xốp và ẩm để đẻ trứng, mỗi lần đẻ vài trăm trứng. Dế mới nở có màu đen, một tháng tuổi mới thể hiện màu đặc trưng của dế, hai tháng tuổi thì dế ta đã trưởng thành.
24062008093610.jpg

Giá trị và thị trường: Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như dế, cào cào, châu chấu, sâu chít, nhộng tằm, rươi, bọ xít, bọ cạp, bọ hung, sâu đục thân, kiến… là những loại côn trùng phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên thôi cũng làm cho nhiều người “ghê sợ”. Thế nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng “đặc sản”.
Một số món ăn từ dế: Trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần rút ruột, bóp bụng dế để bỏ ruột phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào mì, trộn gỏi, rim mặn, lẩu... ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế. Hiện nay, dế là một trong những món ăn được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh với giá 250.000- 300.000 đồng/kg.
II. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dế
Chọn giống: Chọn dế giống bố mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhất trong đàn, không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân…).
Chuồng trại: Cao ráo, yên tĩnh, thoáng mát có mái che mưa che nắng, xung quanh có lưới đề phòng mèo, chuột bắt dế, có rãnh nước đề phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế…
+ Chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi:
- Chuồng nuôi: Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu… có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế… Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế.
Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 40-50 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực. Trong xô 80-80 lít thì thả 30 dế cái và 15 dế đực…
- Thiết bị chăn nuôi: Rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ nghêu, hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết (đường kính khoảng 10-15 cm, dày khoảng 1,5-2,0 cm, sâu khoảng 0,5-1,0 cm).
Trong chuồng nuôi, có rế tre (rế để xoong nồi đường kính 15-20 cm) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 25 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 45 lít xếp khoảng 10 rế, xô 80 lít thì 15 rế. Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất sạch, tơi xốp, ẩm vừa phải, có độ dày 3 - 4 cm (có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay). Không dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hóa chất độc hại... Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng phát triển và sinh sản…
24062008093603.jpg

Thức ăn: Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, cám hỗn hợp (thường dùng cám gà con), nên xay cám thành bột cho dế ăn, bảo quản nơi khô ráo, không mua nhiều một lúc dễ bị mốc. Cho ăn thêm rau xanh, cải ngọt, cà rốt, củ sắn, cỏ tươi... Có thể cho dế ăn thêm miếng dưa hấu (nhớ cắt bỏ phần ruột đỏ), lấy phần sát vỏ, không để nhiều. Cần lưu ý thức ăn chỉ ăn trong ngày, còn dư phải bỏ, không cho dế ăn mầm đậu các loại, chúng sẽ bị rụng râu, chân mà chết.
Dế mỗi ngày một trưởng thành, nên lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Hàng ngày nước được phun sương để giữ ẩm và cho dế uống.
Chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản:
- Thả giống: Theo tỷ lệ 1 trống/2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 15 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởng thành. Xô nhựa lớn 80 lít có thể thả 25 dế trống và 50 dế mái.
- Đẻ trứng: Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻ.
Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này ta đặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm).
Khi dế có dấu hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế bố mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗi đêm máng đẻ được lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.
Dế rất nhát, vì vậy ta nên để máng đẻ vào buổi tối. Mỗi tối để vào một máng đẻ, sáng hôm sau lấy máng đẻ ra để vào xô ấp trứng ở một khu vực khác.
- Ấp trứng: Xô ấp trứng được thiết kế như sau:
Bỏ một lớp đất xốp vào đáy xô, cao khoảng 1cm, rộng khoảng 3cm. Để 3 máng trứng vào chính giữa xô, phủ lên một lớp cỏ mỏng, mỗi ngày phun nước 1- 2 lần để giữ ẩm. Hoặc trước khi cho máng trứng vào xô ấp trứng, ta chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp, sau đó đặt máng trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên máng trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại. Cứ 3-4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 25-30oC (nhiệt độ phòng). Sau 8-12 ngày là dế nở. Khi thấy dế đã nở hết, ta lấy khay đẻ ra khỏi xô ấp và chuyển dế con vào xô ương nuôi riêng.
Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh, cần lưu ý: Vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải được che đậy, tránh nước gây nấm mốc... Sau đó, để máng đẻ vào đáy xô lệch sang một bên, bên kia để một máng thức ăn, một máng nước, úp chồng rế lên, phủ lên rế một ít cỏ tươi. Phun nước dạng sương lên cỏ tươi mỗi ngày 1-2 lần tạo nhiệt độ trong xô 25-30oC. Sau khi dế đẻ một ngày, chuyển máng trứng sang thùng ấp và đặt máng đẻ khác vào trong xô nuôi. Có thể dùng thùng các-tông loại dày hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 40 x 20 cm để ấp trứng, mỗi thùng có thể để 8-10 máng trứng. Thùng ấp phải kín, có nắp đậy (dùng lưới muỗi), theo dõi hàng ngày, tránh kiến gây hại…
+ Ương nuôi dế con: Dế con mới nở, ta chuyển sang ương nuôi riêng trong xô nhựa, trung bình khoảng 1.000 con/xô 80 lít. Lúc này ta để thức ăn của gà con xay nhuyễn vào cho dế mới nở ra ăn, ngày 2-3 lần và bỏ vào xô nuôi một lớp cỏ tươi non cho dế con trú ẩn và nhấm nháp. Mỗi ngày tiếp tục phun nước 1-2 lần để giữ ẩm và cho dế uống. Ương nuôi dế con đến 20 ngày ta chuyển sang nuôi dế thịt thương phẩm.
24062008093605.jpg

+ Nuôi dế thịt thương phẩm: Đặt rế, máng thức ăn, nước uống, phủ cỏ tươi như nuôi dế đẻ nhưng số lượng nhiều hơn (400-500 con với xô 80 lít, 300 con ở xô 45 lít). Chăm sóc và phun nước ngày 1-2 lần, tránh nước đọng, ẩm mốc trong xô, tránh để thức ăn tồn dư, ẩm ướt, hôi mốc và không để máng đẻ trong xô nuôi như nuôi dế đẻ.
Ngoài ra, có thể làm chuồng nuôi dế bằng xi măng, kích thước một ô rộng 1 m x dài 1,2 m x cao 0,5 m, mặt tường nhẵn tránh dế bò ra, che đậy bằng lưới phía trên, nuôi 1.000 con/m2. Chuồng xây xong cần ngâm nước cho hết chất xi măng. Xung quanh chuồng làm rãnh nước tránh kiến, côn trùng xâm hại… Chồng vào 25 rế, tạo khoảng không cho dế. Cũng cần chăm sóc như nuôi trong xô, chú ý phun nước (dạng sương) 2-3 lần/ngày.
Thức ăn tinh cho ăn hàng ngày, thức ăn thô xanh rau, củ, quả các loại thì 2-3 ngày mới cho ăn một lần, nhưng chỉ ăn trong ngày, thức ăn còn dư phải bỏ. Riêng cỏ xanh có thể 2-3 ngày mới cho ăn và thay mới một lần.
Dế con được 20 ngày, chuyển qua nuôi dế thịt thương phẩm khoảng 45 ngày thì có thể thu hoạch (800-1.000 con được 1 kg), xuất bán thịt hoặc tuyển chọn dế tơ làm giống nuôi đến 60 ngày thì cho phối giống sinh sản.
Chú ý: Dế sắp trưởng thành tối đến thường hay bay đi kiếm ăn và hoạt động tình dục... Vì vậy, chiều tối ta nên đậy nắp xô lại sáng sớm mới mở ra cho thoáng mát.
news_s225.jpg

Thu hoạch: Dùng vợt nylon nhỏ thu hoạch, cho vào thùng giấy cùng với rế, cỏ tươi di chuyển xa dế không chết. Có thể đông lạnh sau khi rửa sạch dế bằng nước sạch hoặc nước muối 2% và cho vào khay đông lạnh.
Chăm sóc nuôi dưỡng dế đơn giản, ít vốn, ít dịch bệnh, dễ thực hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai cũng có thể nuôi được.
Phòng và trị bệnh: Với phương châm phòng bệnh là chính, thực hiện tốt chương trình 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi, cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt để tăng cường sức đề kháng, chống stress gây hại cho dế…
Dế ta thường hay bị một số bệnh, nhất là bệnh đường ruột.
Bệnh đường ruột:
- Nguyên nhân: Có thể do mật độ quá cao, chuồng nuôi quá nóng ẩm hoặc chuồng nuôi bị nước đổ vào lẫn phân, thức ăn gây ô nhiễm môi trường hoặc thức ăn bị ôi mốc, nước uống lẫn phân, dơ bẩn, mất vệ sinh…
- Triệu chứng: Dế đang ăn uống, khỏe mạnh bình thường, đột ngột bỏ ăn chỉ uống nước rồi yếu dần, râu gãy ngang, phân nước trắng đục, 7-10 ngày sau thì dế chết. Bệnh này rất dễ lây lan sang những con ở cùng một xô, rất khó trị.
- Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là chính bởi khi chúng ta phát hiện ra triệu chứng thì đã muộn. Tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, thức ăn, nước uống phải thay rửa hàng ngày…
 

xanh_tim

"Mê chim Hút Mật"
Tham gia
17/10/08
Bài viết
775
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Cảm ơn anh Dũng nhiều nhé , em dự định năm nay nuôi thêm dế và sâu để cuối năm có mồi cho cặp lửa và than đẻ , kiếm vài lứa con nuôi cho đở buồn anh ak .
 

HYD

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/7/12
Bài viết
44
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Cảm ơn bác nqdung vậy chắc em phải tìm chỗ mua dế giống rồi, mà ở ngoài Hà Nội tìm chỗ mua khó quá. Trước em nuôi dế mua ở hàng chim định cho nó đẻ nhưng chưa thấy dế gáy nó đã chết hết rồi mặc dù nuôi giống hướng dẫn trên mạng.
 

nqdung

"Chòe lửa đó là niềm đam mê của tôi cũng như của b
Thành viên BQT
Tham gia
19/6/09
Bài viết
353
Điểm tương tác
177
SVC$
0
to HYD
bạn tìm đến chỗ người ta nuôi dế mua khoảng 1kg dế lớn rồi bạn về lựa ra những con to khỏe ra làm giống cũng được chứ mua dế giống đắt lắm,chúc sớm thành công

to xanhtim
xanhtim có ý định nhượng lại con mái đuôi dài không,trên mình đuôi dài nhất cũng chỉ được 13cm thôi,mình đang tìm con mái đuôi dài để ghép với con trống đuôi dài của mình,bữa nào rảnh up hình lên để chiêm ngưỡng nhé
 

nqdung

"Chòe lửa đó là niềm đam mê của tôi cũng như của b
Thành viên BQT
Tham gia
19/6/09
Bài viết
353
Điểm tương tác
177
SVC$
0
-Một số hình ảnh mấy chú chim mùa đẻ 2012 vừa rời mình giữ lại còn 1 vài chú chưa xong lông nên mình chưa đưa lên,hiện giờ chúng đã được 7 tháng tuổi đã xong lông đem đi trường đấu 1 vài chú đã đấu tốt.mời anh em chiêm ngưỡng
69442162.jpg


21080775.jpg


50750380.jpg


14486534.jpg


67365801.jpg


58827106.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

khaipham

Thành viên mới
Tham gia
18/6/11
Bài viết
8
Điểm tương tác
1
SVC$
0
chim đẹp quá. chúc mừng nhé. bạn ở bmt hả? rất vui được làm quen. mà bạn ở đường nào vậy?
 

nqdung

"Chòe lửa đó là niềm đam mê của tôi cũng như của b
Thành viên BQT
Tham gia
19/6/09
Bài viết
353
Điểm tương tác
177
SVC$
0
cám ơn bạn quá khen mấy chú này mới 7 tháng tuổi nhưng đi trường đấu cũng được rồi,mình ở đạt lý.
 

mua buon roi

"ghiền Chòe Lửa"
Tham gia
19/11/08
Bài viết
188
Điểm tương tác
49
SVC$
0
Con này cũng đẹp quá anh nqdung ! Con này cũa anh bằng tuổi con em..Mà ra trường đấu được rồi sao hay vậy? Con cua em ở ngoài aviary thì hay hót mà từ lúc sang vào lồng tre nhãy dữ quá ít hót luôn...Mà có hót củng toàn là chíp chíp với khẹc khẹc giong mấy con chim sẻ..bực mình quá ..Em đang cho nó luyện youtube hàng ngày để lấy lại giộng Lữa .
 

bachkhoant

Thành viên tích cực
Tham gia
3/5/11
Bài viết
125
Điểm tương tác
66
SVC$
0
-Một số hình ảnh mấy chú chim mùa đẻ 2012 vừa rời mình giữ lại còn 1 vài chú chưa xong lông nên mình chưa đưa lên,hiện giờ chúng đã được 7 tháng tuổi đã xong lông đem đi trường đấu 1 vài chú đã đấu tốt.mời anh em chiêm ngưỡng
69442162.jpg


21080775.jpg


50750380.jpg


14486534.jpg


67365801.jpg


58827106.jpg

Đuôi được 20 không nddung ? đã ra max chưa? có dịp sẽ lên BMT tham quan được ko?
 

nqdung

"Chòe lửa đó là niềm đam mê của tôi cũng như của b
Thành viên BQT
Tham gia
19/6/09
Bài viết
353
Điểm tương tác
177
SVC$
0
to mua buon roi
mấy chú chim của mình thiếu 4 ngày nữa là tròn 7 tháng tuổi,chúng đi trường chơi được là do từ nhỏ mình đã đem chúng đi trường đấu để tập luyện nên giờ chúng đã quen với việc đi trường,mình có lứa sau này cũng nuôi như BMR để trong AV suốt đến giờ đem ra chúng nhát lắm không được như những lứa đầu.ah cặp lửa bố mẹ của MBR đuôi dài bao nhiêu mà con con dài vậy,khi nào có điều kiện MBR để lại cho mình con mái làm giống nhé cám ơn trước.

to bachkhoant
Giờ thì chúng đã ra hết cỡ rồi,con dài nhất chắc cũng gần 21cm đó.khi nào có điều kiện lên BMT ghé mình chơi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

zinzin_one

Thành viên tích cực
Tham gia
5/9/10
Bài viết
130
Điểm tương tác
40
SVC$
0
Nhìn mấy con này đẹp thật đấy - năm ngoái có ông anh trong miền nam cũng cho một con chơi thấy cũng hay phết. Nhưng do thời tiết ngoài bắc lạnh quá thế là cu cậu quang tèo luôn buồn quá.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom