Guest viewing is limited

tringuyenvan88

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/10/10
Bài viết
36
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Nói chung thì mỗi vùng , mỗi người có một cách chơi khác nhau . Có nơi thì kg cần biết giọng gì miễn là chim giữ hót ché nhiều là chơi còn có vùng thì thích giữ những giọng đặc trưng , những giọng xưa của những con trận lưu truyền lại vd: Hoc Mon , Bình Dương , Thủ Đức . Theo em được biết thì hiện giờ những con chim trận này đều kg còn vì nhiều lý do khác nhau nên việc lưu giữ lại chất giọng được coi là một nghệ thuật trong cách chơi Chào Mào . Ở Thủ Đức bây giờ thì anh Hưởng ở đg Dân Chủ và anh Tạo ở Tam Hà là những người có thâm niên trong việc lưu giữ chất giọng của chào mào mà em được biết { vì em cũng ở Thủ Đức có qua giao lưu và học hỏi } . Vì lý do mỗi người một ý nên diễn đàn mới lập ra những TOPIC riêng dành cho Chào mào của từng vùng để ae có thể giao lưu chia sẽ sở thích của riêng mình và để học hỏi thêm kinh nghiệm . TOPIC BỘ SƯU TẬP GIỌNG BÌNH DƯƠNG cũng vậy , nhờ có topic này ra đời đặc biệt là bác Hathach001 thường xuyên gửi clip chia sẽ nên em mới biết thêm nhiều giọng hay , cập nhật thêm nhiều thong tin thú vị , rất mong ae đóng góp nhiều ý kiến hay cũng như clip giọng hay của binh dương để ae cùng chia sẽ ,qua đó có thể phát triển mở rộng môn chơi chào mào giọng ngày một lớn mạnh . Vài dòng góp ý có gì kg phải mong ae bỏ qua nha .
 

tringuyenvan88

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/10/10
Bài viết
36
Điểm tương tác
4
SVC$
0
---------- Post added at 11:29 AM ---------- Previous post was at 11:27 AM ----------

hi mọi người . Em xin góp vui bằng giọng khánh bình dài này do em tơ 01 mùa thể hiện nha
http://www.youtube.com/watch?v=xz7u92fFdjQ

<iframe width="560" height="315" src="http://www.youtube.com/embed/xz7u92fFdjQ" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

tringuyenvan88

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/10/10
Bài viết
36
Điểm tương tác
4
SVC$
0
dạo này 4rom giọng bình dương hơi bị vắng , không thấy ai vào trao đổi về giọng bình dương hết dậy ta . Theo em biết thì hiên giờ phong trào chơi giọng bình dương cũng phát triển lắm mà . Có ai có clip hay gì đó thì đưa lên để hâm nóng diển 4rom đi chứ . Đặc biệt là giọng mây hồng và cây khế nha , vì em đang tìm mấy giọng đó về chơi. mong rằng phong trào chơi giọng Chào Mào ngày càng phát triển nha hihi.
 

chaomaoankhe

Thành viên mới
Tham gia
25/12/11
Bài viết
4
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Bộ sưu tập tổng hợp giọng Bình Dương trở lại :
Giọng cây khế do em vựa chuối thể hiện:

Giọng khánh bình dài

Giọng nhựa:

Giọng 9 lu:

Giọng móc

Giọng lèo nhà đỏ:
https://www.youtube.com/embed/FmWLUVkF7no

Giọng sở sao
https://www.youtube.com/embed/2zAshI_fqOo

Giọng khánh bình độ
https://www.youtube.com/embed/8l2Y3JGuOEI

Cảnh dợt chim nhà anh Tạo Tam hà
https://www.youtube.com/embed/joV-3xFgUIM
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Lê Vũ Định

Thành viên mới
Tham gia
3/2/10
Bài viết
9
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Chào các pác chơi Chào Mào giọng Bình Dương, Mình lớn lên ngay trên mãnh đất Bình Dương, khu vực Sở Sao. Từ khi còn bé tôi đã thấy ông nội, các chú, các bác nuôi chào mào. Chào mào bay như chim sẻ, dễ dàng bắt gặp chào mào rừng ở mọi nơi. Chơi CM BD hiện tại chia làm nhiều nhóm: Nhóm đại gia, nhóm bình dân, nhóm những người mới tập chơi ví dụ các tay: Thành Lê, Quang đen, Thảo ma, Một Mỹ Hảo, Nên, Trí, Liêm, Hải út sửa xe Lê Hồng Phong, Hải sửa xe Cầu Cháy, ông 3 Già, Trúc đen, A Luân, Cường Phú Mỹ, Thiết tiệm chim,.... vâng vâng và vâng vâng kể ko hết nổi. Tôi đã chơi CMBD từ khi còn bé đến giờ(Tôi sn 1984). Tôi thấy có 1 số vấn đề sau:

1. Giọng cây khế, đó chính là giọng của những con chim Bình Long già ra được. Rất nhiều người công nhận điều này. Ví dụ: hiện tại con mồi đánh Bình Long của a Cường (tay này đang làm xây dựng, chuyên đánh chim tơ bán cho những tay ép giọng) ra cái giọng mà các pác gọi là cây khế đó ko thíu nhịp nào. Con mồi già đánh Bình Long của anh Hải hiện làm tiệm sửa xe máy gần cây xăng cầu cháy nó vẫn sổ giọng cây khế đều đều. Giọng cây khế đã được ép thành công, để bổ sung vào kho giọng của chim Bình Dương, nhiều người biết quá trình, lịch sử, tác giả!

2. Chào Mào giọng Bình Dương đang bị ảo giá theo từng nhóm người chơi. Ví dụ: Nhóm nhà giàu, cũng con chim như vậy kêu như vậy, nhiều khi còn tệ hơn nhưng giá trên trời. Còn nếu đang nằm trong tay nhà bình dân thì rất bình thường. Giống như 1 cái áo rách mà ca sĩ nổi tiếng cầm thì nó vẫn coi như là 1 thứ j đó có giá trị vô cùng. Cái sự nổi tiếng về chơi CMBD thực tại ko phải vì khả năng ép tơ giỏi, hay giữ những con chim hay mà là chi nhiều tiền để tậu chim. (ví dụ: 1 nhóm những người bỏ tiền ra mua dàn chim toàn trên dưới cả chục chai, sau đó bắt đầu sự nghiệp ảo giá CMBD) Họ ép tơ và bán chim với giá trên trời cho những tay chơi Biên Hòa, tp HCM, và chỉ những người trong nhóm nhà giàu của họ.

Nhìn những con chim với giá hơn chục triệu được mua thấy bật cười. Xách về nhà chẳng thấy kêu, gọi cho chủ chim họ bảo chim chưa quen nhà. Đơn giản với cái giá hơn chục chai đó vì nó có cái giọng cây khế, cái giọng của 1 con chim Bình Long.

Vậy thì mấu chốt vấn đề con chim CMBD bị ảo giá là do đâu? Chính xác là do bị 1 nhóm người nhà giàu chơi CMBD biến tướng 1 giọng cây khế.

3. Xuất hiện 1 nghề kinh doanh ép CMBD, bán chim má trắng. Nói đến cái này phải gọi là đau cái đầu. Nào là bán chim lọt, chim tơ thì lừa bán chim mái, nào là ông này thì chê chim ông kia, ông kia lại chê chim ông này. Chủ yếu là lừa đảo. Những người mới nuôi CMBD đa số bị lừa, không phải cứ mua chim giá cao là chim tốt (bỏ ý định đó đi). Để tìm được 1 người đáng tin cậy mua 1 con chim CMBD đúng nghĩa, đúng giá thật gian nan.

4. Những người chơi CMBD chân chính mỗi mùa họ đều ép tơ và chọn ra những con xuất sắc mới để chơi. Còn lại những con dở dở ương ương dẹp hết. Có mua bán thì chỉ những người bạn thân thiết mới chia nhau giá hữu nghị cùng san sẻ niềm vui.

5. Chào Mào giọng Bình Dương, vậy giọng Bình Dương là như thế nào ? Giọng Bình Dương phải là giọng mang tính địa phương, nó đậm chất truyền thống, và cục bộ ở địa phương Bình Dương. Người Bình Dương chọn lọc và giữ gìn bằng kỹ thuật ép giọng cho chim tơ. Nó là những giọng ở các vùng đặc trưng, và được đặt tên theo từng vùng đó. Ví dụ: Sở Sao, Nhà Đỏ, Khánh Bình, Tân Hưng. Đó mới chính là cái giá trị truyền thống đích thực của người chơi CMBD từ xưa để lại. Không phải như: Cây khế, bánh tiêu bánh bò, tiệm cơm... Rồi sau này chẳng lẻ có thêm các giọng như: Cây mít, cây đu đủ, Cây sơ ri, Cây mãng cầu hay tiệm phở, tiệm bánh canh hay thêm giọng bò, chó , mèo, gà....

Con chim thầy chắc chắn trong quá trình ép giọng sẽ sản sinh ra lứa học trò tài năng, và các lứa học trò đó có thể sẽ sáng tạo trong cách kêu, và ra đời những giọng hót hay có lèo, có láy, có thêm, có bớt, có cất cao, có hạ thấp trầm bổng. Nhưng tất cả đều bắt nguồn từ những giọng Bình Dương căn bản. Vậy thì tại sao ko đặt tên từ những giọng Bình Dương căn bản đó như Nhà Đỏ lèo, Nhà Đỏ cất ... Đừng để sau này người chơi Chào Mào Giọng Bình Dương có thêm nào giọng cây xoài, cây mận, cây mít...

NHỮNG NGƯỜI CHƠI Chào Mào GIỌNG BÌNH DƯƠNG, XIN HÃY GIỮ GÌN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA MANG TÍNH NGHỆ THUẬT CAO THUỘC BỘ MÔN SINH VẬT CẢNH "CHÀO MÀO GIỌNG BÌNH DƯƠNG"
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom