Guest viewing is limited

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Mình nuôi một số chim rừng đã được rất lâu.hầu như đã thuần được và nuôi sống ngon lành.hôm nay xin đưa lên cùng các bạn để thảo luận hầu học hỏi thêm ,các bạn nào có biết thêm điều gì từ kinh nghiệm hay từ lời kể của các bậc cao niên xin cho mình biết nhe.rất cám ơn.nhất là về việc sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
RECO0005.jpg
[/IMG]
đây là GIẺ CÙI XANH -BUCEROS BICORNIS tên thông thường là PHƯỢNG HOÀNG ĐẤT
RECO0003.jpg
[/IMG]
RECO0002.jpg
[/IMG]
RECO0006.jpg
[/IMG]
RECO0007.jpg
[/IMG]
RECO0010.jpg
[/IMG]
RECO0013.jpg
[/IMG]
RECO0011.jpg
[/IMG]
RECO0013.jpg
[/IMG]
Mình nuôi tất cả là 4 con .trong đó 1 con được 7 năm ,1 con 5 năm, 1 con thì có 1 năm và 1 con được 6 tháng...hihi dự định kiếm thêm nhưng chưa có.
hôm tháng rồi con 7 năm bị sổng ra vì chuồng cũ bị hỏng mục lưới ,nhưng đi 2 ngày thì quay về ,mình để sẵn cửa lồng mở thì nó chui vào lại ,tắm táp ăn uống bình thường mình chỉ việc ra đóng cửa lại thôi.thật là hay.....
mình sẽ tiếp tục loại kế tiếp.....
 

DươngQ11

Thành viên tích cực
Tham gia
10/1/09
Bài viết
242
Điểm tương tác
3
SVC$
0
anh quả là 1 cao thủ , chim rừng mà chú đó còn biết về chuồng
chắc chắn anh chăm mấy chú này cẩn thận lắm đây
nể thiệt , cao thủ :a03:
còn chim này là gì thì em bó tay nha,ko bít chơi chim rừng:a23:
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Mình viết tiếp nhe. Hổm rày bận việc gia đình không lên 4rum được nên lỗi hẹn với of của anh em CLB saigon ngày hôm nay . thôi thì post bài góp vui cùng anh em nhưng hơi bị chậm vì vừa xem đá banh nữa.
Bây giờ thì là sản phẩm của mình nuôi từ chim con lên .đến hôm nay chỉ còn 6 con thôi.vì tụi nó ăn nhiều quá .
Đó là CAO CÁC [không biết là C hay T]xin ý kiến bậc cao niên.
RECO0017.jpg
[/IMG]
RECO0016.jpg
[/IMG]
RECO0015.jpg
[/IMG]
RECO0018.jpg
[/IMG]
RECO0019.jpg
[/IMG]
con này nuôi được 7 năm rồi.
RECO0020.jpg
[/IMG]
RECO0025.jpg
[/IMG]
2 con này được 1 tuổi ,rất hung dữ nên không chụp gần được vì nó sẽ mổ hư máy.rất phá phách
RECO0024.jpg
[/IMG]
RECO0026.jpg
[/IMG]
RECO0038.jpg
[/IMG]
RECO0041.jpg
[/IMG]
RECO0060.jpg
[/IMG]
đây là 2 chim tơ chưa đến 6 tháng ,đang thay lông...chim cuối mùa nên hơi yếu và nhỏ con
RECO0059.jpg
[/IMG]
RECO0073.jpg
[/IMG]
RECO0071.jpg
[/IMG]
RECO0070.jpg
[/IMG]
RECO0069.jpg
[/IMG]
Rất dễ thương và hiền lành, chỉ kẹp nhẹ tay thôi. không mổ.
RECO0068.jpg
[/IMG]
Còn đây là hình khuyến mãi NHÂN DỊP NĂM MỚI .XUÂN KỶ SỬU 2009.
trau2.jpg
[/IMG]
KÍNH CHÚC TOÀN THỂ ANH EM SVCVIETNAM NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG HẠNH PHÚC VẠN SỰ NHƯ Ý và THĂNG TIẾN.
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
TIẾP tục nhe đây là chim gi. đố các anh em .hihi. quen thuộc lắm.

RECO0050.jpg
[/IMG]
RECO0051.jpg
[/IMG]
RECO0052.jpg
[/IMG]
con này được 2 mùa ,hót rất nhiều và hay lắm.tiếc là con mái còn mới ,hơi nhát.
CAO CÁT phơi nắng......
cc2.jpg
[/IMG]
cc1-1.jpg
[/IMG]
RECO0283.jpg
[/IMG]

Đây là huýt cô......
RECO0567-1.jpg
[/IMG]
RECO0567.jpg
[/IMG]
RECO0566.jpg
[/IMG]

XIN HẸN LẠI LẦN SAU . SẼ TIẾP NHE . CÁM ƠN CÁC BẠN
 

tuanpham1703

Thành viên diễn đàn
Tham gia
16/10/08
Bài viết
58
Điểm tương tác
0
SVC$
0
:a02:Bác nuôi nhìu chim quá, con nào cũng thấy dạn hết chắc bác toàn nuôi từ chim tơ lên phải không ạh? nhìn them quá:a33:
con này em đoán là Chích Chòe Than mái, vì thấy lông đầu nó màu xám:a23:
RECO0050.jpg
 

nguyen van nam

SVC - Đam Mê
Tham gia
26/1/08
Bài viết
581
Điểm tương tác
3
SVC$
0
lâu lắm mới thấy bác phoenix108 lên 4r, nhìn thấy mấy con chim mới thấy niềm đam mê svc của bác thật tuyệt vời, hy vọng năm tới hq hà nội có điều kiện vào sg để tham quan gia sản svc của bác,:a15::a15::a15:
 

anhnam

'"mến bạn nuôi chim"
Tham gia
14/7/08
Bài viết
588
Điểm tương tác
17
SVC$
0
Chim Giẻ cùi hay Sáo cờ là giống chim đẹp, nuôi chim con lên rất dạn mến chủ biết mừng, nếu dạy biết nói. Có điều sáng sớm kêu lớn tiếng làm phiền hàng xóm. Chim thích ăn trái cây nên đi phân lỏng bẩn.
Chim Cao Cát là loài ăn trái cây chín nhưng không đẹp do màu lông đen. Nếu anh Pheonix tìm được Hồng hoàng nuôi mới thấy đẹp,ngắm mới thấy thích hơn.
Những loài chim lớn ăn trái cây nuôi rất tốn kém, nuôi nhiều phải có chổ rộng, chăm sóc rất cực nếu không có tiền và sức khoẻ thì không kham nổi, hơn nữa phải có đam mê và thương yêu chúng thì mới nuôi lâu dài được.
 

thachthung

"Minh Nguyệt Tâm"
Tham gia
20/9/07
Bài viết
1,334
Điểm tương tác
68
SVC$
0
RECO0051.jpg


Con này của bác theo e biết thường được gọi là Tiểu Mi.Giọng hót khá hay và rất hay hót nếu nuôi cả cặp trống mái.:a35:
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Huyền Thoại Về Phoenix
Chim Phượng Hoàng (Phoenix) biều tượng cho sự bất tử,làm sống lại,và cuộc đời sau khi chết.Trong huyền thoại cổ Hy Lạp và Ai Cập,nó có liên hệ đến thần mặt trời.
Theo người Hy Lạp,loài chim này sống tại Ả Rập,gần một giếng mát.Mỗi buổi sang bình minh,thần mặt trời sẽ dừng chiến mã để lắng nghe con chim đó hót một bài hát thật tuyệt vời trong khi nó tắm trong chiếc giếng trong nói trên.
Chỉ một con chim phượng hoàng sống trong một thời.Khi con chim ấy cảm thấy cái chết của nó gần kề,mỗi 500 đến 1.461 năm,nó sẽ xây một cái tổ bằng một thứ gổ thơm đặc biệt và tự thiêu nó.Con chim sau đó sẽ tan biến trong ngọn lửa.
Một chim phượng hoàng mới sẽ nhảy ra từ đống tro tàn còn thơm mùi gỗ.Nó ướp tro tàn của người tiền nhiệm của nó trong một chiếc trứng bằng nhựa thơm của một loại cây và bay cùng chiếc trứng ấy đến Thành Phố Mặt trời Heliopolis,ở đó chiếc trứng được đặt trên một bàn thờ của thần mặt trời.Ở Ai Cập,phượng hoàng được miêu tả như con chim diệc,nhưng trong văn chương cổ điển,đó là một con công hay một con chim ưng (đại bàng).
 

Lý_Vũ

"Kiếp đam mê"
Thành viên BQT
Tham gia
16/2/08
Bài viết
316
Điểm tương tác
21
SVC$
0
Bác Phoenix108 nuôi nhiều chim độc thật, quả là cao thủ trong nghề chơi :a15:bái phục.......bái phục.......:a15:
 

truongquockiet

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/12/08
Bài viết
61
Điểm tương tác
0
SVC$
0
:a02:Bác nuôi nhìu chim quá, con nào cũng thấy dạn hết chắc bác toàn nuôi từ chim tơ lên phải không ạh? nhìn them quá:a33:
con này em đoán là Chích Chòe Than mái, vì thấy lông đầu nó màu xám:a23:
RECO0050.jpg












Sai rồi bạn ơi,là chim Tiểu Mi loài này nghe nói sống ở ĐL,bạn nhìn sao thành cô chim Chích chèo than mái thế .....Hi ..Hi:a42: Kiet trinh dan
 

giancanh

Thành viên mới
Tham gia
23/1/09
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
SVC$
0
hai con chim đầu của bác được gọi là giẻ cùi thuộc họ quạ thường kiếm an theo đàn nhỏ
còn hai con có bộ lông đen làhoongf hoàng đất nó khêu rất to thường vào lúc chiều tối:a04:
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Thưa anh em ,mấy con giẻ cùi mà mình nuôi thì từ lâu rồi ,mình cũng nghe giáo sư Hải [ABV] nói tên như vậy .nhưng hồi nhỏ mình có gặp 1 bác nuôi chim ở bình dương có nuôi loại này[lúc đó mình chừng 14,15 tuổi] mình rất thích thú nên có tìm hiểu thì được cho biết là phượng hoàng đất .bác cũng chỉ bảo cách thức nuôi chim . nên 30 năm sau mình mới tìm được mà nuôi loại này cho phỉ cái ao ước của năm xưa.cũng nhờ nhớ dai cái cách chăm sóc chim nên mấy con phượng hoàng đất của mình nói chung là cũng đạt yêu cầu.
từ đó mình có kinh nghiệm nuôi loại này:
-Chuồng phải rộng và cao cho chim bay nhảy thoãi mái .nuôi chung được vì chim sống bầy đàn.
- luôn có sẵn nước sạch và nhiều cho chim tắm .ngày tắm 2 lần bất kể nắng,mưa ,lạnh nóng.
-cho ăn cám thực phẩm của gà [khá nhiều ] chia đều mỗi cá thể 1 cóng riêng.
-cho ăn thêm các loại trái cây chín mềm [đu đủ, xoài ,thanh long, chuối....] nói chung trái cây chín là ok.
- 2,3 ngày cho ăn thịt tươi [bò, heo] loại thịt vụn hay nạm. chừng 100gr cho 4 con .nếu bắt được chuột con chuột nhắt chuột nhò hay cắc ké rắn mối thằn lằn cứ bỏ vô cho ăn tuốt đỡ tốn tiền thịt tươi mà chim lại hăng và linh hoạt hơn.
nhưng các bạn lưu ý mình mới chộp được cái chỉ thị 18 của HDBT năm 1992 đây
Danh Mục
Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17-1-1992
của Hội đồng Bộ trưởng)
IIB. Động vật rừng

1 2 3 4
1 Khỉ:
- Khỉ cộc Macaca Arctoides
- Khỉ vàng Macaca Mulatta
- Khỉ mốc Macaca assamensis
- Khỉ đuôi lợn Macaca nemestrina
2 Sơn dương Capricornis sumatraensis
3 Mèo rừng Felis bengalensis
Felis marniorata
Felis temminskii
4 Rái cá Lutra lutra
5 Gấu ngựa Selenarctos thibethanus
6 Sói đỏ Cuon alpinus
7 Sóc đen Ratufa bicolor
8 Phượng hoàng đất Buceros bicornis
9 Rùa núi vàng Indotestudo elongata
10 Giải Pelochelys bibroni
Nó nằm ở thứ 8 bảng II B đó các bạn ơi..............
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Còn về CAO CÁT .thì cũng hay lắm vào khoảng năm 1976 mình đi chơi ở nhà 1 ông anh bạn [hình như dòng dõi hoàng tộc Nguyễn ,chủ nhân khu du lịch nai vàng thủ đức] mình thấy anh của ông bạn có nuôi 4 con mà lại nuôi thả trong vườn cây nhà .khi xe của ông về đầu ngỏ là chúng nó bay ra đón mừng và bay theo vào tận nhà để xe [khoảng hơn 100m] rất khôn ngoan và không bỏ đi. mình rất thích nên sau này đi thăm bà chị vợ [dân thủ đức đi kinh tế mới xuyên mộc] mình ra bình châu và gặp người ta bán chim con ,mình mua ngay và nuôi thử cho đến nay còn được 6 con ,mình không dám thả ra vì mình không có vườn rộng sợ ra ngoài bị bắt mất vì chim con nuôi lên rất dạn người .thỉnh thoảng có bị xổng ra nhưng không đi chỉ việc đưa thức ăn là bay xuống ngay.
Mình có nghe thợ rừng nói về sự sanh sản của cao cát ,để mình kể cho anh em nghe chơi; Chim cao cát khi vào mùa sinh sản sẽ bắt cặp với nhau sau đó sẽ đi tìm cây cao cổ thụ bị mục ,chúng sẽ đục thân cây để làm tổ trong đó,khi xong tổ chim mái sẽ đẻ 2 trứng và chim trống sẽ vào ấp ,trong khi chim mái tìm đất trám tổ lại chỉ chừa 1 lổ nhỏ vừa để phóng uế ra ngoài.chim trống khi nằm ấp trứng trong mát không có nắng và không ăn nên lông lá rụng hết trụi lũi luôn .khi chim con nơra ,chim mẹ sẽ đem mồi đút chim con chim cha luôn.khi chim con và chim cha mọc lông tơ ra thì sẽ phá vách đất để chui ra ngoài.thành thử ra người không có kinh nghiệm đi rừng phá ổ chim khi chim còn quá non cứ tưởng cao cát đẻ 3 trứng nở 3 con [ lúc này chim non nuôi dễ chết chỉ có con cha là sống thôi].Người thợ rừng có kih nghiệm thì xem phân mà chúng thải ra ở dưới gốc cây để đánh giá chim được bao nhiêu ngày tuổi mà bắt .để trễ nó phá ổ mà đi .Nhưng khi phá ổ phải khéo để lừa chim cha mà bắt chim con hoặc giả phải chuẩn bị bao tay bảo hộ lao động kẻo chim cha chơi 1 phát thì đứt ngón tay luôn.Hôm mình mua chim con thợ rừng cho mình 2 con cồ cha ,mình bảo họ thả nó về rừng luôn cho mùa sau nó nuôi con. loại này đem về thì chỉ có phá chuồng mà đi thôi cái mỏ của nó chỉ sợ lưới b.40 thôi .
Còn 1 chuyện huyền thoại về cao cát nữa: ngày trước khi vùng củ chi tây ninh còn chưa phát triển đô thị hóa ,còn là vùng quê thơ mộng thanh bình ,chim cò nhiều .Ở vùng đất củ chi có loại cây Mã tiền [đây là loại cây làm thuốc có tính rất độc -trích tinh ra chất stryschnine]còn trong đông y là 1 vị thuốc không thể thiếu trong các thang thuốc võ thuật .cho nên trái mã tiền còn gọi là trái củ chi .trái này khi chín cũng ngon thơm như các loại trái cây khác[nên nhớ trong y học dùng là dùng hạt mã tiền phơi khô ] nên cao cát khi thấy trái chín là xơi ngay nuốt gọn cả quả vào diều xơi no cả bầy rủ nhau bay đi chơi tắm nắng ngoài bìa rừng xa cả 4,5 cây số .thời gian đó đã tiêu hóa xong hết cơm của trái mã tiền chỉ còn cái hạt cứng là không tiêu được .Chúng đậu cả bầy trên cành cây phun hạt mã tiền không tiêu hóa ra rơi xuống đất [ đây cũng là 1 kiểu phát tán trong tự nhiên] .nhưng gặp phải phía dưới là vũng nước hay ao hồ nhỏ gì đó thì thật tai hại ,vì theo thời gian hạt mã tiền sẽ tan dần trong nước như kiểu ta ngâm rượu thuốc mà số lượng hạt chim thải ra thì nhiều nên nước này bị nhiễm độc nặng .Rồi trâu bò và có khi con người nữa vô tình không biết hoặc vì quá khát đã uống vào kết quả là lên cơn co giật dử dội và chết mà không hiểu nguyên nhân ở đâu.......
Mình nuôi cao cát có cho nó ăn chôm chôm [sau khi lột vỏ ] nó làm xiếc hất trái chôm lên rồi há miệng hứng lấy nuốt gọn ,cho ăn nho cũng vậy như mình biểu diễn ăn đậu phọng. ăn chừng 10 trái chôm chôm thì thôi .khoảng 1giờ sau thấy nó phun hạt chôm chôm từ miệng ra .thật lạ lùng ,những hạt này sau đó nẫy mầm thành cây con rất ngon lành hầu như 100%.chung quanh chuồng của nó .hình như hạt sau khi được diều của chim nhàu bóp cùng dịch vị sẽ nẩy mầm tốt hơn.....
vài dòng chia xẻ cùng anh em cho vui nhé. thân.......
 

anhnam

'"mến bạn nuôi chim"
Tham gia
14/7/08
Bài viết
588
Điểm tương tác
17
SVC$
0
Những Chú Chim Khôn Ngoan

Đọc xong hai bài viết về Sáo cờ và Cao cát thấy được tình cảm của anh Pheonix dành cho chúng, bởi vậy không có giống chim nào không quí cả.
Người ta thương không vì chúng đẹp, người ta nuôi vì chúng có kỷ niệm với ta thời thơ ấu. Sau khi chúng cho ta ấn tượng tốt, như sự thông minh hay khôn ngoan làm ta phải khâm phục, để rồi từ đó ta ao ước có chúng bên cạnh khi ta lớn lên.
Vậy ước mơ của anh đã thành hiện thực thì anh đâu ngần ngại gì mệt nhọc để nuôi chúng, những chú chim khôn ngoan kia !

[anhnam]
 

solero0105

Thành viên diễn đàn
Tham gia
9/12/07
Bài viết
16
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Mình xin lỗi, nhưng theo mình biết thì con phuợng hoàng đất (Buceros bicornis) mà mình đã từng thấy trong sở thú ở Hà Nội ( đang nuôi khoảng 2,3 con) nó không như bác nói. Mà trông gần giống với con CAO CÁT của bác nhưng cái mỏ mầu vàng. Nếu có dịp bác có thể đến sở thú Hà Nội để kiểm chứng. Mình rất ấn tượng loại chim này vi lần mình đến xem cũng được 1 năm rồi ( mặc dù ở Hà Nội), vì bọn này sử dụng cái mỏ trông to kềnh thế nhưng lại rất linh hoạt, tung vài miếng bim bim vào mà há mỏ đớp như xiếc...:a20: Mình cũng search lại Google với từ Buceros bicornis và hình nó ra thế này

Một vài thắc mắc nhỏ, nếu có gì sai mong bác bỏ qua nhé !
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Xin chúc mừng bác Phonix 108 , bác có những chú chim quí và đặc biệt thỏa nỗi đam mê ....người ta hay nói Quân tử .....Vâng bao nhiêu năm niềm đam mê vẫn cháy bỏng ! Những thông tin bác cung cấp thật thú vị và bổ ích cho ae.
Chúc bác luôn mạnh khỏe và ....niềm đam mê được thăng hoa !
DTH
 

anhnam

'"mến bạn nuôi chim"
Tham gia
14/7/08
Bài viết
588
Điểm tương tác
17
SVC$
0


Giẻ Cùi Hay Phượng Hoàng Đất

Chim hình trên có tên Hồng Hoàng hay Phượng Hoàng, khác với Giẻ Cùi hay Sáo Cờ mà có người còn gọi là Phượng Hoàng Đất gây dễ nhầm lẫn với Phượng Hoàng.
Có một truyện vui dân gian ''Giận mầy tao ở với ai'' có đoạn nói chàng rễ gạt cha vợ ôm thúng úp bắt được con Phượng Hoàng Đất giữa đường, quan đi ngang thấy sai lính mở thúng bắt chim cho quan xem, khi mở ra chỉ có bãi cứt trâu, quan sai lính đánh ông cha vợ thừa sống thiếu chết làm ông thua kế phải gả con gái cho chàng rễ thông minh.
Như vậy chim Phượng Hoàng Đất không có thật chỉ có trong tưởng tượng, nay có người đặt cho Giẻ Cùi ý muốn cho chim nầy có cái tên đẹp hơn để dễ bán cho người chơi chim.

[anhnam]
 

anhnam

'"mến bạn nuôi chim"
Tham gia
14/7/08
Bài viết
588
Điểm tương tác
17
SVC$
0
Thưa anh em ,mấy con giẻ cùi mà mình nuôi thì từ lâu rồi ,mình cũng nghe giáo sư Hải [ABV] nói tên như vậy .nhưng hồi nhỏ mình có gặp 1 bác nuôi chim ở bình dương có nuôi loại này[lúc đó mình chừng 14,15 tuổi] mình rất thích thú nên có tìm hiểu thì được cho biết là phượng hoàng đất .bác cũng chỉ bảo cách thức nuôi chim . nên 30 năm sau mình mới tìm được mà nuôi loại này cho phỉ cái ao ước của năm xưa.cũng nhờ nhớ dai cái cách chăm sóc chim nên mấy con phượng hoàng đất của mình nói chung là cũng đạt yêu cầu.
từ đó mình có kinh nghiệm nuôi loại này:
-Chuồng phải rộng và cao cho chim bay nhảy thoãi mái .nuôi chung được vì chim sống bầy đàn.
- luôn có sẵn nước sạch và nhiều cho chim tắm .ngày tắm 2 lần bất kể nắng,mưa ,lạnh nóng.
-cho ăn cám thực phẩm của gà [khá nhiều ] chia đều mỗi cá thể 1 cóng riêng.
-cho ăn thêm các loại trái cây chín mềm [đu đủ, xoài ,thanh long, chuối....] nói chung trái cây chín là ok.
- 2,3 ngày cho ăn thịt tươi [bò, heo] loại thịt vụn hay nạm. chừng 100gr cho 4 con .nếu bắt được chuột con chuột nhắt chuột nhò hay cắc ké rắn mối thằn lằn cứ bỏ vô cho ăn tuốt đỡ tốn tiền thịt tươi mà chim lại hăng và linh hoạt hơn.
nhưng các bạn lưu ý mình mới chộp được cái chỉ thị 18 của HDBT năm 1992 đây
Danh Mục
Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18-HĐBT ngày 17-1-1992
của Hội đồng Bộ trưởng)
IIB. Động vật rừng

1 2 3 4
1 Khỉ:
- Khỉ cộc Macaca Arctoides
- Khỉ vàng Macaca Mulatta
- Khỉ mốc Macaca assamensis
- Khỉ đuôi lợn Macaca nemestrina
2 Sơn dương Capricornis sumatraensis
3 Mèo rừng Felis bengalensis
Felis marniorata
Felis temminskii
4 Rái cá Lutra lutra
5 Gấu ngựa Selenarctos thibethanus
6 Sói đỏ Cuon alpinus
7 Sóc đen Ratufa bicolor
8 Phượng hoàng đất Buceros bicornis
9 Rùa núi vàng Indotestudo elongata
10 Giải Pelochelys bibroni
Nó nằm ở thứ 8 bảng II B đó các bạn ơi..............

Mục số 8 theo tên khoa học Buceros bicornis là chim Phượng Hoàng. Tên khoa học của chim Giẻ Cùi hay Sáo Cờ là Urocissa erythrorhyncha, tên Phượng Hoàng Đất không sử dụng trong sách hay ấn phẩm chính có tính giáo khoa. Mong anh Phéonix coi lại.
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
Kính các anh em.Mình cũng không rành lắm về các loài chim này.Nhưng nghe người ta gọi như vậy thì có tìm hiểu thêm ,nhưng cũng không rõ lắm,thôi thì phải nhờ anh em để mà học hỏi ... rất cám ơn anh em.
mình có vài ảnh về loài Great Hornbill. đua lên cùng anh em
91549626cbB8aqzc.jpg
[/IMG]
91549626cbB8aqzc.jpg
[/IMG]
Còn đây là hình chim giẻ trong hội hoạ về chim
Birds_art-0015.jpg
[/IMG]
còn đây là bài viết của Nick [06/01/2008] anh em xem chơi ,tham khảo
http://svcvietnam.com/forum/showthread.php?t=2517
Kính cùng anh em .rất mong được góp ý .........
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom