Guest viewing is limited

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
:pXin post bài viết của anh Giang Hào Nam để làm tư liệu:

Chào các bạn, tôi là hội viên của Hội chim Họa Mi chiến Hà nội. Về cách chọn chim Họa mi tôi cũng có chút kinh nghiệm để chia sẻ cùng các bạn.

Mắt chim Họa mi:
Trong bảng mắt chim Họa mi trên thì ô số 2 trong 15 ô nói trên chính là màu mắt Thiên Lam thanh ( mắt thiên thanh )
Thông thường màu mắt phổ thông của chim chọi tại VN là màu của ô số 1 ( Lục đầu thanh) và mắt kim sa.
Trong bảng màu mắt trên là mắt của chim Họa mi đã nuôi được rất căng (mắt đã chuyển màu đến đỉnh cao )

Về cát mắt chim thì không phải trong mắt chim có những hạt nhỏ li ti, trong trường hợp ô số 10 là trường hợp đặc biệt nhưng rất hiếm dố là mắt Đạm lục sa ( nhìn mắt chim như miếng thủy tinh rạn vỡ nhỏ li ti)

Về màu mắt cũng không có loại Huy sa nhãn mà chỉ có Khôi nhãn ( mắt màu tro -số 13)
Thông thường màu mắt thiên thanh rất hiếm, tôi đã từng được nhìn một con chim có màu mắt thiên thanh có thể tả cho các bạn như sau: khi chưa căng màu này xanh rất thẫm ( màu xanh dương ) chỉ khi con chim thật căng mắt lại xanh nhạt đi một chút và có độ hơi đục ( màu xanh như mầu da trời mùa thu không có mây).

Về chọn chim thì cũng lưu ý khi chọn con chim mộc và con chim đã căng rồi. Đối với con chim đã căng rồi thì tương đối dễ nhìn vì vẻ đẹp của nó đã lộ ra hết. Nói chung đối với cả chim thuộc và chim mộc sau khi đã từng nuôi chim một thời gian sẽ có kinh nghiệm nhất định thì sẽ so sánh được các loại màu mắt, bộ chim, lông chim dễ chơi, dễ chọi.

Lông chim:
Thông thường người chơi thường chọn lông mềm, tơi, mỏng lông để được con chim dễ chọi.
Các bạn cũng nên lưu ý: đối với chim họa mi non, bánh tẻ ( tuổi rừng thấp) thường có bộ lông trên. Có những con chim tuy là chim bánh tẻ rất hay tuy nhiên đa phần là chơi không được bền , độ dữ của con chim giảm dần và rất nhanh khôn ( thường là sau một vài trận lối đánh sẽ chuyển không quyết liệt nữa và chỉ đứng ngoài cắn móng chân, trông rất khó chịu. Nếu bị một con chim rất dữ, già rừng có thể lực tốt trong lúc chọi liên tục đè sấn vào cửa công thì những con nói trên sẽ bỏ đánh chỉ đứng ngoài hót).

Về mắt chim bảnh tẻ thông thường có lam mắt rất rộng, mí mắt mhỏng và thường là méo hạt chanh, Thông thường chi chưa đổi mắt có hai màu: vảng ánh đỏ ( màu nước mắm) và Lục nhạt (xanh nhạt). Chỉ sau một thời gian ngắn đã chuyển mắt ra màu ghi xám ( đây là lúc con chim đã rất ổn định). Đối với chim Họa mi khi mắt con chim bạn nhìn đã thấy tận đáy mắt không còn độ đặc và đồng nhất một màu thì gần như không sử dụng được nữa ( đây là hiện tượng con chim đã bị lũa , mắt gọi là hiện tượng Mắt đáy giếng) khi cho chọi thì chỉ đánh một lúc là bỏ đòn và đứng hót.

Đối với những người chơi lâu và có kỹ thuật nuôi tốt thường chọn lông cứng, bản to, lông bụng mỏng mềm, hoa văn sẫm, bó chặt theo cơ thể. ( thường là những chú chim họa mi già rừng mới có được), thông thường loại này rất chậm chơi nhưng khi chơi được thì chơi rất hay và bền (Những con chim nổi tiếng trong thời gian gần đây thường có có chất lông này).

Thông thường các bạn bắt chim mộc nên lựa chọn:
Đầu: Đầu táo , rộng tảng, trán rộng, cút đầu dài tròn, lông đầu mỏng (nếu là chim già thì hoa đầu sẫm sắc nét, bản lông cứng to)
Cổ: Cổ to
Họa mắt: chọn loại họa chỉ, sắc nét đóng vào mí mắt trên và cong xuôi theo cổ đầu ( phía đuôi họa mở theo gáy)
Mắt: Chim mộc khi chưa chọi thông thường lam mắt không rộng ( thường chỉ chim non mới có lam mắt rộng ) nên chọn chim có mắt bé, chặt mắt, mắt đặc, điểm đóng mắt cao, mí mắt sun dày. Thông thường khi nhìn mắt chim đã có linh cảm là con chim dữ.
Thân người: dài bắp chuối ức nở rộng, hạn chế bắt chim mình củ đậu.
Đuôi: Bản lông đuôi dày, khấu đuôi to, lông phao hậu dầy không cần thiết đuôi dài.
Chân: Da chân chim mỏng, đanh, ngón chân to dầy, móng dầy, Móng hậu cong chắc. Con chim chọi bền là con chim có đôi chân to khỏe, thế đứng vững ( không nên chọ chân cao quá), Lông đầu gối phủ kín.
Nhìn tổng thể con chim họa mi khi đứng vươn lên có những đường cong mềm (đầu có độ gồ: con chim căng; người bắp chuối lưng quy: con chim có lực bền; đuôi dập mềm xếp quân bài: con chim có lối đánh hay)
Trên đây là một vài kinh nghiệm chọn chim hoại mi của tôi, mong các bạn chọn được những con chim chọi tốt và tham gia cùng Hội chim họa mi chọi TP Hà nội.

Bảng mắt hoạ mi:
<img"></img">
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
em thấy con mắt số 13 là good nhất đó anh Minh. ý anh thấy sao?

Nếu có 1 con mà có con mắt như số 13 thì ngon lắm á..... Lúc trước anh cũng có 1 con nhưng đã về tay người khác rồi.... Anh nuôi nó không đá, về người khác nó đá rầm rầm, chắc mình nuôi dỡ hehehe.
Hình của nó đây:
389994104_737e6718de.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
N

__Nick__

Guest
trời kì vậy? sao ko đá là sao? em nghĩ nó phải thuộc dạng pro lắm chứ ? đúng là.....ko thể hiểu nổi.
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
trời kì vậy? sao ko đá là sao? em nghĩ nó phải thuộc dạng pro lắm chứ ? đúng là.....ko thể hiểu nổi.
Nó thì đúng là rất hay nhưng điều kiện nuôi mình không đáp ứng cho nó nên nó không đá.... Khi nào em chơi mi đá sẽ hiểu thôi.
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

Khi chú hoạ mi căng lửa mắt sẽ như thế này:
400526384_c7306b6d0b.jpg

390011488_f7e66d5f3e.jpg

Chú này có tên là Dập Hạc của anh cuongdq.
 

TUAN

Thành viên mới
Tham gia
31/8/07
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

Trang Web này mới hả anh congminh, mình không biết nuôi HM đá, mong anh Minh chỉ dẫn, đọc bài viết của anh xong mình thấy thích quá, xin được chỉ giáo, khâm phục - khâm phục.
 

TUAN

Thành viên mới
Tham gia
31/8/07
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

anh Minh ơi! Cho chút bài viết từ kinh nghiệm nuôi HM của anh Minh đi nha. Thanks.
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

Tướng Họa Mi thường có 3 loại tốt : loại ngũ trường, loại ngũ đoản và loại quí tướng thứ 3 là 'mình củ đậu, đuôi lá vả'. Sau đây là tướng mạo chi tiết.

Tướng mắt : với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn HM cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ mài cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám... gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc ( cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.
Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

1. Kim xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.

2. Thiết xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.

3. Ngân xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.

4. Huy xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt.

Nói chung, màu đáy mắt của chim HM phải là màu đậm mới tốt.

Khi lựa chim HM nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay 'vẽ bủa' của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Xem tướng hoạ mi.

Lang thang trên mạng tìm được bài này post cho mấy bạn đọc tham khảo:

Chọi mi – thật hấp dẫn !
10-06-2007 10:17:14 GMT +7
<table style="background-color: rgb(255, 255, 255);" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="170"><tbody><tr><td>
19-CHOT.jpg
</td></tr><tr><td class="commentimg">Ảnh lớn: Dân chơi mi chọi tại sân chùa Kim Liên. Chiếc đồng hồ trong ảnh dùng để tính giờ chọi. Ảnh nhỏ: Anh Trung “cuốn” phấn khởi khoe con mi “cộc đuôi” đang tập luyện trong lồng đất</td></tr></tbody></table>​
Sáng chủ nhật nào cũng vậy, tại sân chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội), dù trời mưa hay nắng, gần trăm gã đàn ông đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp đều có mặt, với một hay vài cặp lồng chim họa mi. Và chủ nhật gần đây, sân chùa Kim Liên chật chội hơn bởi Hội chim họa mi chiến Hà Nội là chủ nhà tiếp dân chơi mi chọi hai tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn tới thi thố















“Giang hồ” tụ hội
Lâu ngày, tôi gặp lại Long, anh bạn thời phổ thông. Chợt nhớ đến nghề viết lách của tôi, anh bạn rủ: “Chủ nhật này cậu đi với mình, có cái này xem thú lắm”. Đúng hẹn, 7 giờ sáng, Long qua nhà và chở tôi chạy dọc đường Thanh Niên, vòng lên phố Yên Phụ, rồi lao xuống dốc làng nuôi cá chọi Nghi Tàm rất lâu đời ở Hà thành. Đến đầu làng, hai chúng tôi men qua khe cửa chùa Kim Liên, một ngôi chùa đẹp, mang đậm nét kiến trúc đền chùa Kinh Bắc. Khác với vẻ tĩnh mịch vốn có nơi cửa phật, sân chùa đông nghẹt đàn ông, đủ mọi lứa tuổi. Kẻ đứng, người ngồi, nhưng có điểm chung là họ đều nhìn như mất hồn vào những lồng chim họa mi. Lúc này tôi mới được biết đây là địa điểm “tập kết” của Hội chim họa mi chiến Hà Nội (thuộc Hội Sinh vật cảnh VN).

Nơi góc sân chùa, gần trăm gã đàn ông nhìn say mê vào hai cặp lồng họa mi trước mặt. Qua khe lồng, tôi thấy hai con họa mi lông xù, ánh mắt như có lửa, đang lao vào nhau, tung ra những cú đá, cú mổ chí mạng. Mặc dù những cú đánh đã bị ngăn cách bởi các nan tre hai cửa lồng và một cửa công (dụng cụ để giữa hai cửa lồng mi khi chọi) cũng không làm giảm đi sự hăng máu của cặp mi. Long cho biết, rất may cho tôi, ngày hôm đó là buổi giao lưu của dân “nghiền” mi chọi của 3 tỉnh có phong trào mạnh nhất phía Bắc là chủ nhà Hà Nội và Bắc Giang, Lạng Sơn.

Cuộc chiến vì cái đẹp
Sau hơn 3 giờ, với trên 50 cặp mi quần thảo hơn thua của gần 300 người chơi mi chọi đến từ 3 tỉnh, cặp mi đánh áp chót của anh Trung Hàng Da (còn gọi là Trung “cuốn”), người đang chiếm giữ nhiều kỷ lục trong làng mi chọi ở Hà Nội và anh Tân Khâm Thiên bỗng trở thành tâm điểm của buổi giao lưu “giang hồ” 3 tỉnh. Sau 300 điểm đầu (3 phút), bất thần, kịch tích của trận chiến bỗng lên đến đỉnh điểm khi con mi non của anh Tân lách người chui qua lồng con “cộc” của anh Trung và ngay lập tức, đồng loạt cả trăm con người cùng hô vang: “Thông lồng”. Mặc dù có “số má”, nhưng con “cộc” trở nên vụng về và yếu thế hơn hẳn so với kẻ hậu bối.
Con mi non của anh Tân mới ra giang hồ lần đầu nên chưa kịp có biệt danh nhưng lại nhận được sự tán thưởng của hàng trăm tín đồ “giáo phái mi chọi” bởi cặp chân quá hay. Sự hăng máu của tuổi trẻ và đòn chân của con mi non luôn ép con “cộc” vào thế bị động dưới đáy lồng, mặc dù “cộc” đã nhiều lần giáng sức bật lên cao. Sau khi khóa chặt con “cộc” bằng đôi chân, con mi non dùng mỏ mổ liên tiếp vào đầu “cộc” và lúc này “cộc” chỉ còn biết chịu trận. Sau ba trăm điểm cận chiến, với chục lần cố vẫy đạp hòng thoát khỏi thế khóa chân của con non, bản lĩnh kinh nghiệm, tầm vóc to lớn của “cộc” phải chịu khuất phục dưới sức trẻ và sự hăng máu của mi non. Để giữ cho con “cộc” bị con non đánh tới chết hoặc khỏi “chột” (hỏng chim, sau này sẽ bỏ đánh), anh Trung Hà Da phải tạm dừng trận chiến, trước sự tiếc nuối của người xem và sự hăng tiết của con non.

Băn khoăn việc mỗi khi cặp mi đực chọi nhau đều có cặp mi cái để bên cạnh và đây cũng là điều làm tôi bất ngờ nhất khi tìm hiểu về thú chơi mi chọi. Các cặp mi lao vào nhau chiến đấu, thậm chí chọi đến chết là để bảo vệ, tranh giành con mi cái! Sự hăng máu, kiên cường và lì đòn của con mi đực phụ thuộc 50% vào con mi cái. Và kiếm một con mi cái hay đôi khi còn khó hơn là kiếm một con mi đực, vì khi lâm trận con mi cái hộ đực tốt sẽ làm cho con mi đực chiến đấu hứng phấn hơn nhiều lần. Đây cũng là điểm khác biệt giữa chim chọi và gà chọi.

Lặn lội rừng núi săn chim quý
Theo anh Trung Hàng Da, chơi mi chọi rất kỳ công nhưng ai đã chơi rồi thì thành “nghiền”. Để có một con mi chọi hay, dân chơi phải lang thang đi nhiều tỉnh miền núi, miền Trung gió lào như Cao Bằng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu... Nhưng không phải mỗi lẫn đi “săn” thì đều mua được chim hay về hoặc có mua được chim về nhưng chưa chắc đã chịu xuống lồng (chọi), khi đã chịu xuống lồng thì chưa hẳn đã đánh tốt. Nhưng chim quý thường tập trung ở vùng sơn cước phía Bắc như Thất Khê, Đông Khê (Lạng Sơn), Trùng Khánh (Cao Bằng), Hòa Bình... Con mi chọi hay thường phải có tuổi rừng lâu (sống ngoài tự nhiên), sống độc ở một quả đồi, cánh rừng.
Một con chim chọi hay thường có thế khóa đối thủ chặt, mỏ đánh hay hoặc chân đá tốt, thi thoảng có con toàn tài thì đánh cả chân và mỏ đều hay. Anh Tân Khâm Thiên nhiều lần công cốc lên rừng, vào miền Trung mà không mua được con ưng ý. Và một lần “xôi hỏng, bỏng không” ở Đồng Lộc (Hà Tĩnh) vì bị tay chơi mi ở Chợ lớn (TPHCM) hớt tay trên con mi đầu to do trả giá cao hơn. Anh Tân ấm ức kể: “Sau này có nghe nói con mi đầu to này đã “oanh tạc” rất dữ tại Sài thành, thật là cú”.

Và sự ham mê cuối cùng cũng được đền đáp khi các dân chơi có trong tay những con mi có “số má”, gắn với nhiều thành tích huy hoàng và được tặng cho những biệt danh nghe “lạnh” người như con “4.200” - vì thắng liên tiếp được tổng cộng 4.200 điểm (hơn 2 giờ) vào năm 2003 của anh Trung “cuốn”, từ 40 năm nay chưa có con nào vượt qua. Hay con chim sắt của cụ Lâm, Bạch đầu ông của cụ Khánh, Điều khiển từ xa (dánh như rô bốt) của ông Bắc (Thanh Trì) hay Mất móng hậu của các cụ mà giới chơi mi chọi còn nhắc đến nay... Có con mi chọi hay còn sướng và oách với xóm làng và đồng môn ở chỗ hót miễn chê vì già rừng.
Vì vậy, khi con mi chọi tốt về “hưu” vẫn được nuôi dưỡng vì có giọng hót tuyệt. Một con mi mua vài trăm ngàn đồng khi đánh hay có thể được trả tới vài chục triệu đồng. Thậm chí một con mi hay của tay chơi người Gia Lâm (Hà Nội) được dân chơi mi chọi Trung Quốc sang trả giá bằng một con xe Matiz cũ (trên 100 triệu đồng). Có điều, dân chơi mi chọi có nguyên tắc bất thành văn mà ít người phá bỏ đó là rất hiếm khi bán chim hay, dù trả giá cao đến mấy bởi có được con đánh hay, liên tục giành giải thì cảm giác “sướng” tuyệt vời. Ai đã trót dính vào thú vui này thì sẽ rất thấm cảnh khổ sở, buồn tẻ khi trong nhà không có ít nhất một con chịu xuống lồng.
Một con mi chọi được trả giá vài chục triệu nhưng chỉ cần sau vài trận đánh thua, phong độ tụt giảm thì cũng chỉ có giá vài triệu, vài trăm ngàn đồng và thậm chí không ai thèm mua. Dù vậy, người chơi mi chọi vẫn coi chim như người thân, thậm chí không dám đi đâu xa nhiều ngày vì lo người nhà không biết chăm sóc. Cực đoan và kỹ tính có lẽ là điều kiện bắt buộc đối với dân chơi mi chọi bởi sẽ phải cấm người nhà lai vãng trong phạm vi một mét gần lồng chim.

<table style="border-collapse: collapse;" bgcolor="#f5f5f5" border="1" bordercolor="#4169e1" cellpadding="3" cellspacing="0" width="90%"> <tbody> <tr> <td> Nuôi con mi chọi khó cũng coi như một nghệ thuật. Phải khéo từ khi chọn mua chim, rồi khéo chăm, kỹ tính. Mất nhiều thời gian kiếm mồi tươi (châu chấu, dế) và xay gạo trộn với trứng và cám làm thức ăn cho chim. Con chim ăn được nhiều mồi tươi sẽ khỏe và không nhát đòn, nhanh lành vết thương. Lồng nuôi mi có 3 loại: lồng ngủ, chiến và lồng phóng (hay còn gọi là lồng tập). Nay dân chơi đã sáng tạo thay lồng phóng (bằng tre cao khoảng 1 m, đường kính 60 cm) bằng lồng đất (hình hộp kích thước 500 cm<sup>3</sup>) để mát cho mi vì có hơi đất
</td></tr></tbody></table>​
<table style="border-collapse: collapse;" bgcolor="#f5f5f5" border="1" bordercolor="#4169e1" cellpadding="3" cellspacing="0" width="90%"> <tbody> <tr> <td>
Chọi mi có truyền thống lâu đời
<table style="border-collapse: collapse;" align="left" border="1" bordercolor="#ffffff" cellspacing="1" width="250"> <tbody> <tr> <td width="250">
19-BOX.jpg
</td></tr> <tr> <td class="commentimg" width="250">Anh Trung “cuốn” khoe chiếc cửa công tồn tại hơn 80 năm, một trong những kỷ vật của Hội Chim họa mi chiến Hà Nội</td></tr></tbody></table>​
Chủ tịch Hội chim họa mi chiến Hà Nội Nguyễn Văn Dân cho hay, thú chơi mi chọi ở Hà Nội đã có từ rất lâu đời, có thể từ thời nhà Lý. Và kỷ vật còn sót lại đã chiếc đồng hồ được thiết kế riêng để đo thời gian hai con mi chọi do cụ Hoàng Trọng Phu tặng cho hội chơi mi chọi thành Thăng Long xưa. Và theo ông Dân, đến nay luật chơi mi chọi vẫn không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trước đây mi chọi là thú vui của quan lại, người giàu có thời kỳ phong kiến, nay thì mọi người đều có thể tham gia và Hội Chim họa mi chiến Hà Nội được thành lập (năm 1984) cũng trên cơ sở hội chơi mi chọi từ thời Pháp thuộc. Rồi từ cùng sở thích, thú vui, dân chơi mi chọi Hà Nội đã có một sân chơi riêng là Hội Chim họa mi chiến Hà Nội, với số thành viên trên 200 người. Trong đó có những người ham mê một cách lạ lùng đến dân trong nghề còn thán phục như anh Hùng Hà Đông, người được xem là vô địch về sự cần mẫn và ham mê chơi mi chọi. Bởi trời nắng hay mưa, cứ sáng chủ nhật là anh Hùng lại xách theo hai hay bốn lồng chim (hai cặp), lặn lội hơn 10 cây số từ Hà Đông ra Hà Nội giao chiến. Hay chuyện anh Trung “cuốn” có tuổi chơi mi trên 10 năm nhưng lại có nước nuôi ổn định (duyên nuôi chim chịu chọi), bởi ngay cả các cụ chơi lâu năm không phải nuôi con chim nào cũng chịu chọi. Trong giới còn đồn đại kỳ tích của anh Hùng FX (đi xe FX), một mình đội mưa xách chim lên Bắc Giang nghênh chiến và cuối cùng giành được giải nhất...
</td></tr></tbody></table>​
Bài và ảnh: Thế Dũng
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Xem tướng hoạ mi.

Thú chơi chim họa mi của người Hà Thành, tác giả Vũ Khanh - Nguyệt Thương, đăng trên báo Bạn đường năm Tân ty (2001):

" Nghề chơi họa mi chiến có từ rất xa xưa ở hầu hết các nước châu Á. Ở nước ta từ thời Lý đả có một bộ luật chọi chim gồm 58 điều vẫn còn được lưu giữ đến tận bây giờ.Theo sử thời lý,ở chốn kinh kỳ,kẻ chợ mới chỉ biết đến đàn ca sáo nhị,chọi trâu,chọi gà...chưa một ai biết đến họa mi.Nhân ngày lễ Nguyên Tiêu,người con rễ ở miền sơn cước mang về tiến vua một đôi chim họa mi và hướng dẫn cặn kẽ thú chơi của những người dân vùng cao những ngày xuống chợ.Kể từ đó,từ cung đình đến các phủ,huyện phụ cận,họa mi đã đi vào thuần phong mỹ tục, vào tinh thần thượng võ của chốn kinh kỳ .
Nói đến hoa mi,không ai phủ nhận được tiếng hót mà ít loài chim nào sánh kịp.Họa mi còn là một loài chim có bản tính sống độc lập,anh hùng .Ngay từ khi mới ra giàng chim non đã tạo thành cặp.Vùng đồi núi lúp xúp sim mua là nơi vợ chồng họa mi cát cứ. Nếu có kẻ nào xâm lược giang sơn, vợ chồng hoạ my sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ. Giống hoạ my nếu bị chiếm đất là tự xé toang cuống họng ra tự tử vì không chịu nỗi nổi nhục hoặc chúng âm thầm rút về khu rừng khác để mài mỏ,luyện đòn, 3 năm sau đúng vào ngày bại trận nó sẽ bay về chốn cũ giành lại giang sơn. Có chim thua trận thì tự bỏ vợ,bỏ con bay đi sống cô đơn âm thầm. Một năm nào đó sẻ quay lại trả thù.
Những người mê chim hoạ my như ông tôi chắc hẳn sẽ không thể nào quên được những trận sống mái một mất một còn như thế.
Họa mi là loài chim rất chung thuỷ,khi những con chim chồng bị bẩy,chim mái bay lượn khắp khu rừng kêu nhưng tiếng bi ai sầu thảm. Tiếng kêu trong chiều vắng ở chốn rừng hoang ảo não, thê thảm như xé lòng, như có từng giọt máu rơi ra theo từng tiếng hót. Tiếng hót đó chỉ bắt gặp khi chúng chịu sự lẻ đôi bởi một trong hai con từ giã cõi đời.
Có chuyện thật khó tin khi con chim phục thù quay về thấy kẻ"xâm lược"đang đau khổ nó không đánh cũng không bao giờ giết chết kẻ đả đầu hàng.Điều đáng nói, hoạ my bao giờ cũng có đôi, khi ở rừng cũng như khi ở trên sới chọi.
Đi chọi chim bao giờ người ta cũng mang chim mái theo đặt canh con chim trống. Giống chim mái không biết hót nhưng chúng biết động viên "chồng" chiến đấu bằng cách "xuỳ" thúc giục. Ở rừng,nếu chim chồng tỏ ra ớn hèn không dám giao chiến thì chính nó sẽ xông vào đánh "chồng" trước rồi mơi quay sang kẻ thù của chính mình. Bởi vậy,khi giao tranh đến khi sắp ngã quỵ , con trống đưa ánh mắt nhìn con mái,những con mái giỏi là những con thúc giục "chồng" chơi đến cùng thà chết chứ không được quy hàng. Tuy vậy, những nàng chim mái tơ này cũng rất đáo để. Chuyện kể có người mang hàng chục con chim trống về ghép, khi thả vào lồng nó đều xông ra đánh đuổi. Thế nhưng khi thả vào lồng một con trống vừa xấu xí lại bị chột một mắt trong trận giao chiến mấy ngày trước thì nàng chim này lại tỏ ra quấn quýt như gặp tri âm. Người này hiểu rằng đây là con chim quý,bỏ hết công sức ra chăm sóc huấn luyện. Khi vào cuộc,chinh "gả xấu trai,chột mắt" này đã chiến thắng lẩy lừng đem về bao nhiêu giải cho chủ nhân. Ở miền núi, khi chọi chim họ thả luôn 2 con vào một lồng. Ở miền xuôi thì ngược lại, một chiếc lồng có một cửa có chấn song rộng gọi là " cử công ". Hai lồng chim để sát vào nhau, đôi chim sẽ thi thố các ngón võ công thiên bẩm của mình qua đó.
Thế mới có câu " Hay hay không, ra cửa công mới biết " mà nhiều người lầm tưởng là chốn cửa quan hay công đường !
Loại hoạ my; ngay cả chủ nhân nuôi chim chuyên nghiệp cũng không thể biết được kết cục của trận chiến mặc dù trận trước nó đã thắng lẫy lừng. Chính đều này mang lại cái thú bí ẩn bất tận mà chơi chim cả đời cũng không tận hưởng hết được. Điều thú vị và đam mê cũng bắt nguồn từ đó. Trong những trận thua cuộc, có con bị cho rằng " bị mái xuỳ" tức là chỉ để những "chàng" hoạ my chót ga lăng trước "nàng" mà lỡ làm những điều dại dột .
Hiện nay hội hoạ my chiến ở Hà Nội có hơn 100 nhà nuôi chim chuyên nghiệp với đủ mọi thành phần xã hội, đủ mọi lứ tuổi.
Có thể nói đây là một thú chơi thanh tao vừa có tính thượng võ,vừa có tính nghệ thuật bởi không phải một ai cũng có đủ con mắt tinh đời tìm được những con chim quý. Chọi chim,khiến người ta mang tính hướng thiện và niềm đam mê bất tận. .... "

Bài viết hay quá, mình hiện nay cũng có một chú chột mắt như vậy, rất lỳ, hy vọng nó sẽ mang lại vinh quang cho chủ nhân hihihi.....
 
Chỉnh sửa lần cuối:
N

__Nick__

Guest
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

anh béo nhà ta sưu tầm nhiều cái hay thật hihihi. thank anh béo cái.
 
N

__Nick__

Guest
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

em pó tay bác Béo lun. suy nghĩ sao..........tự dưng đưa thông tin con độc nhãn long của ai đó len cho đã rùi quảng cáo ......Bài viết hay quá, mình hiện nay cũng có một chú chột mắt như vậy, rất lỳ, hy vọng nó sẽ mang lại vinh quang cho chủ nhân hihihi.....pó tay hô hô hô.<!-- / message --><!-- sig -->
 

binhnv

Đang nghỉ mát
Đang nghỉ mát
Tham gia
10/9/07
Bài viết
206
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

Trong bảng mắt trên con số 2 là mục tiêu của những dân chơi chọi. Mầu mắt này chỉ thể hiện khi con chim thật căng và khá hiếm đấy ạ.
 

ongmat

Tìm hoa nhả mật cho đời !
Tham gia
3/10/07
Bài viết
385
Điểm tương tác
16
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

Nếu có 1 con mà có con mắt như số 13 thì ngon lắm á..... Lúc trước anh cũng có 1 con nhưng đã về tay người khác rồi.... Anh nuôi nó không đá, về người khác nó đá rầm rầm, chắc mình nuôi dỡ hehehe.
Hình của nó đây:
389994104_737e6718de.jpg
có được một con chim như thế này mà nuôi không đá thì dở quá. Một con chim tướng quá đẹp, đầu to, mắt nhãn , mắt đóng chặt. Quá tiếc, chuyển qua tay người khác thì phí quá, nếu tôi mà có .... ôi thèm quá. thèm quá ... bao giờ mà có được chú họa my như này chứ !
 

ongmat

Tìm hoa nhả mật cho đời !
Tham gia
3/10/07
Bài viết
385
Điểm tương tác
16
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

Toppic này có nhiều tư liệu phong phú và rất là bổ ích, cứ mỗi ngày cóp nhặt sẽ trở thành kho tư liệu bổ ích cho mọi người tham khảo và sưu tầm .
 

Vukhoa

Dở Dang
Tham gia
16/9/07
Bài viết
72
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

Tướng Họa Mi thường có 3 loại tốt : loại ngũ trường, loại ngũ đoản và loại quí tướng thứ 3 là 'mình củ đậu, đuôi lá vả'. Sau đây là tướng mạo chi tiết.

Tướng mắt : với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn HM cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim Hoạ Mi cũng căn cứ mài cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám... gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc ( cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.
Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

1. Kim xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.

2. Thiết xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.

3. Ngân xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.

4. Huy xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt.

Nói chung, màu đáy mắt của chim HM phải là màu đậm mới tốt.

Khi lựa chim HM nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay 'vẽ bủa' của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.

Mình chơi chim cũng được hơn chục năm, mình có vài dòng bổ xung nha :)

Về 2 cái loại : ngũ trường, ngũ đoản được hiểu như sau:

Bao gồm 5 phần trên cơ thể chim : Mỏ, đầu, mình, chân và đuôi.

Ngũ trường là 5 món đó đều dài, ngũ đoản thì ngược lại.

Còn loại mình củ đậu, đuôi lá vả thì chỉ nên làm Mi hót thôi.

Thông thường, để lựa 1 chú Mi đá, cần phải tìm những đă5 điểm sau :

Mỏ dầy, dài và thẳng, hai hàm khép chặt, không bị lệnh phần đầu mỏ.

Đầu to và gần như thẳng phần đỉnh ( trong dân chơi chim đá hay gọi là " đầu xà" là đầu như đầu con rắn )

Mình có cặp vai rộng, ức nở, bụng thon.

Chân cao (phần khuỷu chân trở xuống bàn chân ), màu trắng ngà, không bị " đeo bốt " (phần vảy đóng trên cẳng chân của chim, lâu ngày thành 1 lớp vảy sừng dày ), thông thường Mi bổi không bị trường hợp này, chỉ những con Mi nuôi nhà từ mùa thứ 3 trở lên là hay bị, lý do chim bị nhốt lâu ngày, ít bay nhảy, ít được tắm rửa thường xuyên...

Đuôi to bản và xòe rộng.

Còn riêng phần mắt thì tốt nhất lựa những chú mắt xếch, mắt có màu xanh lơ. Loại này cực hiếm, chỉ có Mi Lạng sơn mới có mắt xanh lơ thôi, Mi Trung Quốc đem sang đa phần mắt vàng nhạt, Mi Móng Cái cũng tương tự.

Ngày xưa bọn mình chơi Mi, hay có câu sau: Lưng gù, đầu xà, mắt xanh, chân trắng, mỏ ngà đuôi rẻ quạt.

Vậy thôi :49:
 

Vukhoa

Dở Dang
Tham gia
16/9/07
Bài viết
72
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

Dear Vukhoa
xin hỏi Mi Lang Sơn còn có cái gì đăc biêt khác nữa không, như giong hót, đá hay, to tướng, mầu lông etc. mình hiên giờ đang dữ môt con của người ban thân nhường lai. phải nói thân lắm mới để lai cho chơi nhưng mình chưa thấy đươc cái đăc biêt của nó.

Chào bạn.

Mình cũng không rõ lắm về nguồn gốc của Mi Lạng Sơn, ngày trước, một ông anh trong nhóm chơi Mi kể đại loại rằng :

Khi trưởng thành, mỗi 1 chú Mi trống lấy tiếng Hót để quyến rũ Mi mái và cũng để cảnh báo cho các chú Mi trống khác biết vùng đất này đã có chủ :59:. Nếu có chú nào muốn giành lãnh địa thì chến tranh ắt xảy ra, đôi khi cuộc tranh giành lãnh địa này cũng xuất phát từ các chú Mi ở các vùng khác xâm chiếm...

Do đặc điểm Lạng sơn là vùng núi cao, nên Mi Lạng Sơn có giọng hót Thiên phú, trầm bổng du dương, mang âm điệu vùng núi non hiểm trở và rừng sâu sa ( nguyên văn anh ấy nói thế, mình vẫn còn nhớ ), và cũng đặc điểm núi nón nhiều, cây cao, rậm rạp nhiều, những chú Mi Lạng Sơn khi sinh ra đã phải tự buộc mình thích nghi với điều kiện sống chung quanh, do đó Mi Lạng Sơn to con, dẻo dai, chân khoẻ, móng vuốt sắc bén ( Móng cọp ). Chẳng hạn như Mi Hòa bình thì giọng hót có nhiều âm hưởng nghe như tiếng thác nước đổ,... ( Nguyên văn mình học được là thế :49:).

Khi lựa một chú Mi bổi về thuần hoá ( thuộc ) để hót hay đá thì ngoài những tiêu chuẩn lựa như trên, các bạn nên lựa những chú Mi thông minh 1 chút.

Khi lại gần lồng những chú Mi bổi hoặc chuyền, chúng rất nhát, thường hay bay nhảy loạn xạ, những chú mà cứ cắm cái đầu vào khe của 2 nan lồng đến nỗi đầu toét máu, đừng chọn nó bởi vì nó rất nhát, phải nói là : Hoảng Loạn.
Có những chú rất khôn, tuy là Hoảng nhưng không Loạn. Đó là những chú khi nhảy vào thành lồng, đầu chú lại đưa ngược trở ra, không bao giờ chui đầu vào giữa 2 thanh nan lồng. Hãy chọn nó, chú đó sẽ dễ thuộc hơn, mau đứng chim hơn và hơn nữa, ta cũng có thể ngắm nghía chú kỹ hơn.
 

phothien

Thành viên tích cực
Tham gia
12/9/07
Bài viết
168
Điểm tương tác
16
SVC$
0
Ðề: Xem tướng hoạ mi.

anh em bói giúp em con này nhé . chim bổi mới mua .

PICT0167-2.jpg


PICT0164.jpg


PICT0160.jpg


rất mong nhận được ý kiến nhận xét của anh em .
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom