Guest viewing is limited

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Qua đọc các bài trên của bác Binhls, mình thấy bác thật đáng mến, đáng khâm phục.

Những kiến thức chuyên môn về HM của bác thật sâu sắc, đã giúp ích rất lớn cho những người muốn học hỏi về "nghề" chơi Mi. Mỗi người đều có thể chắt lọc từ những bài viết của bác để thu nhận được những điều bổ ích, ứng dụng cho mình.

Điều mà mình rất cảm phục bác, là bác đã rất tâm huyết và nhiệt tình phổ biến những kiến thức quý báu, mà nhiều người phải mất rất nhiều thời gian, công sức, và tiền của, thì may ra mới thu lượm được. Cái TÂM của bác thật đáng trân trọng.

Xin được cảm ơn bác, mong được bác tiếp tục bớt chút thời gian để viết tiếp những bài mà chúng tôi đang mong đợi như trên.


Thân. Người bạn già.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
-"Sà đầu quy bối ,đả tử bất thôi",có nghĩa là "đầu rắn ,lưng rùa đánh nhau đến chết cũng không chịu lùi".Câu thành ngữ này của người TQ dùng để nhận xét hình dáng bên ngoài của con HM có liên quan khá mật thiết tới tính cách của nó.Đầu rắn thì tôi đẫ đề cập rồi còn lưng rùa thì ta phải nhìn từ 2 phía mới dánh giá chính xác,khi nhìn ngang, lưng phải gồ lên,lượn tròn như lưng rùa,khi nhìn thẳng từ trước lại thì phần ngực kéo xuống sát đùi phải tương đối phẳng,trông ngực rất nở.
-"Công phu phạ đại lực" có nghĩa là "Võ giỏi vẫn sợ to khỏe" .Câu này khuyên người chơi HM rằng con chim dù có miếng đánh hay nhưng nhỏ con thì vẫn bất lợi,vì vậy khi chọn chim thì nên chọn chim to,khỏe.

Trước khi chấm dứt chủ đề này ,tôi xin bộc bạch chút tâm tư-Khi bắt tay vào viết những dòng đàu tiên,tôi cũng đã hy vọng sễ được các bậc cao thủ hưởng ứng và cùng tham gia để ít nhiều cũng học hỏi được lẫn nhau và qua đó giúp cho mọi người cùng hiểu,nhưng dần dần tôi mới vỡ lẽ rằng ý tưởng này khó khả thi bởi một lẽ rất đơn giản:
-Phần lớn những vị cao niên có nhiều kinh nghiệm thì rất ...ít chữ,không thể viết được,ngay cả khi nói cũng không có khả năng sắp xếp cho lô gich.
-Có tới 99% không có vi tính và nếu con cái có VT thì cũng mù tịt không biết dùng.
-Phần lớn những người có khả năng truy cập diễn đàn thì thì kinh nghiệm chơi chim lại còn sơ sài,thiếu tự tin đâm ra cũng ngại tham gia.Cũng không ngoại trừ một số ít chỉ muốn giữ riêng cho mình,không muốn phổ biến.
Thành thử đã chót viết rồi thì cứ cái đà hứng mà viết ,nhiều khi viết xong rồi cũng chẳng đọc lại ,chẳng lưu mà cứ thế gõ"gửi trả lời" luôn,vì vậy sai sót chắc không ít.
Tất cả những giải thích của tôi trong loạt bài này một phần dựa trên kinh nghiệm bản thân,phần lớn là học hỏi và sưu tầm từ các bạn chơi,một phần nữa là từ các sách của TQ (tôi cũng võ vẽ tiếng TQ thôi),những giải thích này chỉ mang tính KINH NGHIỆM chứ tuyệt nhiên không phải là ĐỊNH NGHĨA hayCƠ SỞ KHOA HỌC vì thế nó có thể đúng nhưng cũng có thể sai,các bạn chỉ nên tham khảo để có hướng thôi chứ đừng dập khuôn máy móc nhé,một lần nữa xin cám ơn tất cả mọi người đã dành cho tôi những nhận xét ưu ái,tôi cũng sẽ tiếp tục xin gặp lại mọi người ở các bài khác,thân.
 

tramanhthephiet

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/4/09
Bài viết
10
Điểm tương tác
0
SVC$
0
cảm ơn bác rất nhiều vì sự nghiệp của một thú chơi đầy cảm xúc.mong có đc sự tận tình của bác trong việc truyền đạt kinh nghiệm cho lớp trẻ về kiến thức sơ đẳng khi chơi hoạ mi.một lần nữa chân thành cảm ơn bác rât nhiều!
 

TuTX

Làm người thì khó!...
Tham gia
28/4/09
Bài viết
41
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Kính gửi bác Binhls!
Em đọc các bài viết của Bác, cảm thấy rất ngưỡng mộ về kinh nghiệm và tâm huyết của Bác trong việc chơi và truyền bá kinh nghiệm choi mi chọi cho mọi người.
xin chân thành cảm ơn Bác!
Tại bài viết này, TuTX xin phép được đề xuất ghi thêm vào Từ điển chơi mi chọi một khái niệm mới. Đó là: "chim mi sạch" Nếu Bác bỏ quá và ACE trên diễn đàn cho phép, TuTX sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu, xuất xứ, bản chất, căn nguyên, tác dụng khi dùng khái niệm "chim mi sạch" nêu trên.
 

lethanhnghi1234

"...bay về phương Nam..."
Tham gia
28/11/08
Bài viết
109
Điểm tương tác
25
SVC$
0
Em đọc 1 lèo các bài viết của Bác, cảm thấy kinh nghiệm chơi mi của Bác đã đến mức đi vào máu rồi.
Tại bài viết này, xin Bác giải thích cho em hiểu về "chim mi bị lũa" là thế nào không ạ?
Xin chân thành cảm ơn Bác!

Tức là chú chim đã được nuôi quá lâu, chim già mất rồi, chọi thì tất nhiên không chọi được rồi (kiểu võ sĩ đấm bốc mà hơn 50 tuổi ấy mà), ca hát thì khả năng chim cũng kém đi từ ít nhiều đến rất nhiều (các bạn nghe NSND Q.T. hát cách đây 10-15 năm so với bay giờ sẽ thấy ngay). Không cứ My mà bất kỳ chim nào cũng sẽ đến giai đoạn này, ở thời điểm này trở đi, thường người ta nuôi vì tình cảm với con chim hoặc phóng sinh bạn ạ. (Gia đình và bản thân tôi đều chọn cách 1 - hic hic, nên nhiều khi nhìn chú chim cũng buồn).

Một ý nữa xin trao đổi với bác binhls và mong được bác và các bác khác nữa chỉ dẫn: khi My đực rung rung cánh khi nhìn thấy Mái nhiều người cho là nó đang "cưa" em gái đó. Bằng chứng là nếu ốp đủ lâu, khi tách ra và ốp lại thì gần như nó không còn rung cánh lại nữa (ý như là đã cưới vợ được rồi thì khỏi cưa cẩm nữa đấy ạ). Điều này có chính xác với các chú My không, hay là cá biệt. Mong được chỉ dẫn!!! Cảm ơn các bác nhiều!!!
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
TuTX à,có khá nhiều người mong ban giải thích khái niêm CHIM MY SẠCH
rồi vậy bạn giải thích đi ,anh em ta cùng tham luận ,rất hay bạn ạ.
lethanhnghi1234 nhận xét đúng đấy và cũng có thể hiểu theo kiểu thi vị như vậy cũng được.Tất cả các con my đực và mái khi ốp cạnh nhau liên tục một thời gian dài như vậy khi tách ra một lúc rồi lại ốp lại chúng đều không búng cánh nữa nếu có thì cũng chỉ thoáng qua thôi.
Mới tập chơi my thì hãy chơi hy hót đã hoamidalat ạ,chơi my chọi phức tạp lắm đặc biệt là gột my chọi từ mộc,my thuộc chọi ngay được giá cả ngất ngưởng lên tận trời khó lắm bạn ạ(bạn có thể tìm bài LỊCH THI ĐẤU CHIM HỌA MY....)ở đấy có 3 số điện thoại của 3 cao thủ my chọi của Lạng sơn,bạn cứ mạnh dạn hỏi giá là biết ngay.
 

TuTX

Làm người thì khó!...
Tham gia
28/4/09
Bài viết
41
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Kính chào Bác Binhls!
Xin cảm ơn nhã ý của Bác. Em khi trước không dám mạo muội và không thể làm loãng chuyên đề rất hay này của Bác vì vậy, em đã có vài ý trao đổi với ACE về khái niệm "chim mi sạch" ở chuyên mục khác rồi ạ.
Kính chúc bác vui khỏe và tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm về HM nhiều hơn nữa để ACE cùng học hỏi.
Kinh!
TuTX.
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Nhiều năm trước đây đây ở hội quán Cần Thơ có 1 họa mi hình dáng nhình không đẹp nhưng lạ là 2 năm đầu em nó vẩn bình thường nhưng sau đó những họa mi khác treo gần 90% đều bị dựng đầu khiến chủ nhân của nó cũng thấy ngại không dám đem ra. Đặc điểm là tiếng hót nghe rất chát
nguyên nhân như thế nào xin bác Binhls giải thích với. Có thể ở miền Nam không có mi hay chăng hoặc Họa mi đó có điểm gì lạ khiến những mi khác phải khiếp sợ ?
xin cảm ơn
 

hoaminui

Thành viên mới
Tham gia
5/9/09
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Kinhs chào bác Binhls:
Ở Đà Nãng và các tỉnh miền Trung họ làm Trung Sa cũng hay lắm bác a! về kích thước và hình dáng thì y như bác mô tả nhưng ở phía hai đầu thanh tre họ có gắn thêm bánh xe, các thanh tre này có thể xoay được, em thì thấy rất hay vi đầu chim có thể chui qua và trở lại dễ dàng hơn mà không bi xước đầu.

 

Let it be

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/7/09
Bài viết
90
Điểm tương tác
3
SVC$
0
-NGŨ TRƯỜNG, NGŨ ĐOẢN (5 dài,5 ngắn): Đây là cụm từ người TQ dùng để phân biệt giữa 2 loại thể hình của chin HM,người TQ căn cứ vào các bộ phận sâu để phân loại:

  1. CHỦY(Mỏ)
  2. MY (Lông my)
  3. BỘT TỬ(Cổ)
  4. THÂN ĐIỀU(Thân)
  5. THOÁI(Đùi và cẳng).
Nếu 5 thứ trên mà đều dài thì gọi là Ngũ trường,nếu tất cả ngắn thì gọi là Ngũ đoản.(Thực ra trong thục tế còn một loai không dài cũng chẳng ngắn thì chẳng thấy sách nào gọi nó là gì cả ?).

Chào bác Bình ls !
cho cháu hỏi : Tướng ngũ đoản là 5 bộ phận như bác nói ở trên đều ngắn , Vậy ngắn bao nhiêu mới được gọi là tướng ngũ đoản ? cháu vẫn chưa phân biệt được . Chẳng hạn như trong hình này
http://svcvietnam.vn/forum/showthread.php?t=15296
người ta gọi con này có tướng ngũ đoản . Nhưng cháu thấy nhiều bộ phận vẫn chưa ngắn, thậm chí là dài.
Mong bác giải thích thêm cho cháu biết .
_ Ngắn bao nhiêu ( đơn vị đo là cm chẳng hạn ) thì mới được gọi là tướng ngũ đoản ?
_ Dài bao nhiêu thì mới được gọi là tướng ngũ trường ?


Cháu cám ơn bác nhiều !
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Let it be

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/7/09
Bài viết
90
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Ko có bậc tiền bối nào giải đáp mấy thắc mắc nhỏ ở trên của em ah :(:(:(
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Chào bác Bình ls !
cho cháu hỏi : Tướng ngũ đoản là 5 bộ phận như bác nói ở trên đều ngắn , Vậy ngắn bao nhiêu mới được gọi là tướng ngũ đoản ? cháu vẫn chưa phân biệt được . Chẳng hạn như trong hình này
http://svcvietnam.com/forum/showthread.php?t=15296
người ta gọi con này có tướng ngũ đoản . Nhưng cháu thấy nhiều bộ phận vẫn chưa ngắn, thậm chí là dài.
Mong bác giải thích thêm cho cháu biết .
_ Ngắn bao nhiêu ( đơn vị đo là cm chẳng hạn ) thì mới được gọi là tướng ngũ đoản ?
_ Dài bao nhiêu thì mới được gọi là tướng ngũ trường ?


Cháu cám ơn bác nhiều !
Thực ra khái niệm "ngũ đoản,ngũ trường" cũng chỉ mang tính tương đối,chẳng có ai quy định nó dài ngắn cụ thể bao nhiêu cả,nhưng giưa một con ngắn ,thấp và một con dài ,cao thì sự khác biệt này ai cũng cảm nhận được,và để phân biệt nó người ta đặt tên ngũ đoản ngũ trường vậy thôi.cũng giống như chim gáy ,để phân biệt giọng gáy người ta gọi "giọng thổ,giọng kim,thổ đồng,thổ pha v.v và v.v" nhưng không ai có thể quy định ngần này Đề -xi-ben ,ngần này Hz là thổ,ngần này Đề -xi -ben ,ngần này Hz là kim cả.Tất cả chỉ là kinh nghiệm,là quy ước tương đối thôi nên không thể nhất nhất như hư định nghĩa toán học được.
 

lethanhnghi1234

"...bay về phương Nam..."
Tham gia
28/11/08
Bài viết
109
Điểm tương tác
25
SVC$
0
- C. Cơ cấu giải gồm :1,2,3 và Điện quân, kèm theo cờ và chút tiền thưởng gọi là có (thường chỉ là vài trăm nghìn).i.

Bác có thể thông tin thêm về CHỌI HỘI và thế nào là Nhất, Nhì, Ba và giải Điện quân để các anh em khác học tập được không ạ, cảm ơn bác nhiều !!

MOD CÓ THỂ GỘP BÀI VIẾT TRÊN VÀO BÀI NÀY CỦA TÔI ĐƯỢC KHÔNG Ạ. CẢM ƠN NHIỀU, DO SƠ SUẤT KỸ THUẬT NÊN VIẾT 2 BÀI LIỀN !!!

Trích:
<table width="100%" border="0" cellpadding="6" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td class="alt2" style="border: 1px inset ;"> Nguyên văn bởi binhls
- C. Cơ cấu giải gồm :1,2,3 và Điện quân, kèm theo cờ và chút tiền thưởng gọi là có (thường chỉ là vài trăm nghìn).i.
</td> </tr> </tbody></table>

Thêm nữa, đúng là người ta nói 4 điểm chính để nhận xét 1 chú Họa My. Tuy nhiên, có một người có thể nói là rất hiểu về Học My có nói ĐẦU, mặt con chim đẹp hay xấu nhưng còn cần phải đi với BỘ của nó nữa. Đại ý là các tiêu chí của con chim phải tổng hòa với nhau, VD chim ngũ trường thì thường dày lông -> chơi được. Nhưng các BỘ khác thì lại kỵ dày lông... Về vấn đề này, bác Bình và các bác khác có thể chỉ rõ hơn được không ạ. Cảm ơn lần nữa !!!

Nói thêm về "Thuật ngữ" nghề chơi hoàn toàn là xuất phát từ kinh nghiệm và từ cách gọi thống nhất của những người chơi, do đó, đối với phần đông các bạn đang tìm hiểu sẽ rất khó để xác định nếu không có "giáo cụ trực quan". Theo tôi, cách tốt nhất là các bạn nên ra cửa hàng chim cảnh, chịu khó ngồi ngắm nghía - thật kỹ vào, hàng tiếng đồng hồ ấy!!! - và từ từ áp dụng các tiêu chí được đề cập đến. Tuy nhiên, đừng tham vọng nhìn thấy ngay toàn bộ các đặc điểm của 1 con chim mà hãy để ý MỖI NGÀY 1 TIÊU CHÍ THÔI. VD: Hôm nay các bạn để ý kỹ xem con nào là XÀ ĐẦU, PHƯƠNG ĐẦU... tóm lại là nhìn đầu con chim thôi. Bắt đầu từ những con chim thuộc, đứng lồng trước (tốt nhất là được người bán hoặc ai đó biết chim nói trước con chim nào là XÀ ĐẦU chẳng hạn) lưu ý là vừa xem vừa thẩm định và thẩm thấu lý thuyết đọc ở đây ! Hôm sau chúng ta lại nghiên cứu ĐÙI hay CHẤT LÔNG con chim chẳng hạn...
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Dạo này bận quá(cũng vì mưu sinh và có lẽ cũng vì hám tiền nên khi nhìn thấy cơ hội kiếm chác thì dù có mê chim đến mấy tôi cũng không không cưỡng được)bây giờ công việc cũng đã hòm hòm,tuy còn nhiều việc cũng tranh thủ vào mạng tí.
Trong chọi hội người ta quy định có 4 giải(1,2,3 và điẹn quân)như tôi đã trình bầy một con chim khi chọi hội có thể lần lượt chọi với nhiều con chim khác miễn là nó thắng,thời gian đánh với từng con sẽ được cộng dồn lại,có con chọi thắng 6-7 con liền nhưng mỗi con chỉ chọi 1-2 phút là thắng nên tổng thời gian chọi chỉ là 14-15 phút,nhưng có con chỉ chọi với 2-3 con mà lại gặp đúng kì phùng địch thủ thì thời gian chọi lại kéo dài tới 20-25phút ,chính vì vậy khi hết các cặp chọi nhau người ta mới xem con nào có thời gian chọi cộng dồn nhiều nhất thì con đó đoạt giải nhất và lần lượt là các giải 2,3.Con chim nào chọi thắng cuối cùng(không kể thời gian chọi ngắn hay dài)thì được giải điện quân,vì vậy có rất nhiều trường hợp các con đoạt giải nhất,nhì,ba lại đoạt luôn giải điện quân và như vậy không nhất thiết là các con đoạt giải phải đấu với nhau.
 

ndnhuy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
24/12/08
Bài viết
85
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Kính chào bác Bình!!!
Lâu quá cháu o thấy bác ghé diễn đàn. Những bài viết của bác quả là 1 kho tàng quí báu của người chơi Mi. Cháu đã vừa đọc qua tất cả bài viết của bác, mọi điều cháu đều thấy quá là bổ ích và đầy đủ. Duy chỉ có phần chân thì hình như cháu thấy bác nhỡ quên đi o nói về màu sắc chân gồm có mấy loại như bạch cước, cành đào, v.v.v. Cháu cũng đã chơi Mi với thời gian kha khá nhưng kinh nghiệm vẫn còn rất non nớt. Chủ yếu theo kinh nghiệm dựa vào nuôi mà ra thôi, nên theo cháu thấy con Mi có chân bạch cước là hay nhất, ngón chân dài quá cũng o nên vì khi bóp móng sẽ o siết bóp được dối thủ chặt, dễ xổng, nhưng o nên quá ngắn, tầm tầm thấy cân xứng với chim và bàn nắm là được. Còn về đòn bóp thì cháu được biết khi nhìn vào chân chim, người chơi cũng có thể biết được đòn bóp nhiều hay ít, cháu thì cũng có ít kinh nghiệm về vụ này nhưng tựu chung o rõ ràng nên o dám nói ra, mong bác chỉ rõ hơn về vụ này cho cháu thêm mở mang kiến thức.
Chúc bác sức khoẻ và may mắn.
Kính chào bác!!!
 

hangquyhiem

Thành viên mới
Tham gia
10/12/09
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Xin được bổ sung một số thuật ngữ về Họa My:
Chim Lạng sơn: mỏ vàng, chân vàng và sắc lông vàng.
Chim Quảng ninh: mỏ , chân và lông hơi xám đen.
Thung chim: nơi ở của chim ( thung chim không dùng để miêu tả lồng chim )
Độc thung: ở một mình một nơi, đánh đuổi tất cả con đực nào bén bảng đến.
Chim mộc: chim mới bị bẫy chưa được thuần hóa.
Mộc dở: Chim bẫy về được nuôi khoảng hơn 1 năm trở lại.
Chim thuộc: được nuôi cỡ gần 2 năm trở lên, khi gần người chim ít sợ và không bị hoảng.
Chim non: hay gọi là chim đút , bắt chim non từ trong ổ và đút cho ăn rồi lớn.
Chim bánh tẻ: hay gọi là chim tơ, bị bắt lúc đang bay chuyền hoặc chưa cặp đôi.
Chim già: đã đẻ con ở ngoài thiên nhiên ít nhất 1 lần.
Trấu mỏ: đoạn mỏ trên dài hơn mỏ dưới một ít.
Vời mỏ: đoạn mỏ trên dài hơn nhiều so với mỏ dưới.
Chim bị đè: đấu hót bị thua không dám hót nữa.
Hoa đầu ( miến đầu ): các vệt đen trên đàu.
Đầu xà: đầu bằng và nhỏ.
Phương đầu: đầu to và vuông.
Gáy lợn: gáy dài gãy so với đầu ( không liền với đầu ).
Mắt treo: mắt sát đỉnh đầu.
mày ngài: viền trắng ở mắt có đuôi vểnh lên.
mày phản chủ: viền trắng ở mắt có đuôi quặp xuống. ( chọi hay chạy ngang ).
Bạch tu: râu trắng.
Hàm én: chiều ngang gốc mỏ rộng.
Mỏ tam sơn: phần sống trên của mỏ đầy (cao ) lên tạo thành mỏ tam giác ( khi chim căng ).
Cánh trai: cánh ốp sát người treo cao , 2 đuôi cánh gần chạm nhau ( giống vỏ con trai ).
Đuôi lá vả: đuôi hơi xòe hiình quạt.
Đuôi thẻ ( quân bài ): đuôi thẳng, đầu và gốc bằng nhau.
Bốt: chân có lớp vỏ ( vẩy ) bao quanh.
Chân bàn khóa: không có củ bàn chân.
Cẳng ngựa: đoạn ống chân dài và đứng thẳng gần tạo góc vuông với cầu.
Cao cầu: khi chim khỏe thì phần thân không sát cầu ( khác với cẳng ngựa ).
Lộ khuỷu: lông ở khớp gối không che được hết gối.
Móng mèo: móng ngắn và cong xuống.
Móng nứa: móng dài và thẳng.
Dày cùi: độ dày tính từ bụng đến lưng. ( chim có tố chất về sức khỏe ).
Ngũ trường: mỏ, thân, cánh, chân, đuôi dài.
Ngũ đoản: mỏ, thân, cánh, chân, đuôi ngắn.
Tam thiết: mỏ, mắt , chân có màu đen.
Quần trùng: đám lông dưới bụng thừa ra không bó sát người ( khi chim gày yếu ).
Thiên: chim dựng thẳng chân, mỏ hướng thẳng lên trời và "khịt khịt ".
Sàng cầu: chim lân từ đầu cầu bên này sang bên kia và ngược lại.
Nuôi sổi: cho chim ăn ngon để chơi gấp.
Công chim: cho chim ăn chất kích thích ( tắc kè, cá ngựa, dái gà.............).
Căng sổi: chọi rất hăng nhưng không được lâu.
Căng chim: đạt đến đỉnh cao về sức khỏe.
Căng sâu: đạt đến đỉnh cao sức lực và trí lực ( trí lực: tinh thần ổn định, máu chiến ).
chim chọn cửa: thường không dám chọi với chim già rùng có bản lĩnh.
Đòn lối: chỉ các thế võ của chim chiến ( chim chọi hay rất biết lừa miếng, tấn công vào điểm yếu của đối phương ).
Đòn cái: chỉ đòn độc.
Đảo lối: thay đổi thế võ tấn công đối phương.
Đá biên: lúc chọi chim hay mổ vào cạnh cửa ( hay là: chim giẻ rách ).
Đè cửa: chim ốp sát liên tục vào cửa công để lấn át đối phương.
Đòn sáp hồng: hai con chim lồng mỏ vào nhau lúc chọi.
Đòn mỏ: mổ.
Đòn bố dạy: khóa chim đối phương và mổ vào gáy.
Đòn khóa: dùng chân giữ chặt đối phương.
Hổ lao: phi từ trên cầu lao thẳng vào đối phương.
Bù đầu: chim sợ đối phương quá, lông ở trên đỉnh đầu dựng ngược lên.
Cửa công: ngăn không cho hai con chim chọi sang lồng nhau nhưng vẫn đánh nhau được.
Hóc lông: không thay được lông.
Sâu lông: ra lông bị quăn hoặc bị gãy.
Lũa chim: chim thích gần người .
Lũa chọi: để xa chim khác thì gào thét lồng lộn, mở cửa Công thì không dám đánh.
Lồng chiến: chiều cao của chân từ đất đến sàn lồng là 16 cm và sàn có gờ để chim bám lúc chọi ( cỡ lồng 36 hoặc 38 cm đường kính)
Lồng nuôi: cỡ bằng lồng khiếu.
Lồng phóng: bé nhất có chiều ngang 50 cm và cao 75 cm.
Móng thái: móng phía sau bàn chân ( móng hậu ).
móng biên: móng phía trước bên ngoài.
Chim rạc: chim bị ốm lâu ngày.
Bã chim: mất quá nhiều sức lực để dọa dẫm nên khả năng chọi bị giảm sút nhiều.
Chim chiến: chuyên chơi chọi.
Chim hót: chỉ chơi hót, thường là không chọi được.
Mái chiến: mái hay chuyên giục chim đực đánh nhau.
ghen mái: hai chim đực đánh nhau vì một con chim mái.
ghép mái: ( hay gọi là ốp mái ) chọn con mái phù hợp để đực mái " yêu nhau ".
Căng mái: chim không đủ khỏe nhưng gặp chim mái trở nên hung tợn.
Mái " Cave ": hợp với rất nhiều chim đực.
Mái chung thủy: rất khó ghép đôi với đưc, khi đã ăn đực này rồi thì hết lòng phò tá và không cặp với đực khác. Nếu muốn ăn với đực khác phải mất rất nhiều công.
Xùy mặt: mái xùy " kêu " khi đang nhìn thấy mặt chim đực.
Ti: mái phát ra tiếng "ti.ti..." và đuôi " đập ruồi " là tiếng mời gọi giao phối.
Phá vĩ: chim tự làm xơ và cụt đuôi.
Đấu hót: cùng hót với chim khác.
Lông dầu: bề mặt lông bóng như có lớp dầu.
Khô lông: mới xong lông.
Xác lông: lông chim không có tuyết.
Chất lông dày: sợi lông dày, cứng và to.
Chất lông thưa ( lông mềm ): Sợi lông mỏng, mềm và nhỏ.
Ăn mái: chim trống đã hợp với mái ghép
Ăn sam: để chỉ mái có thể ghép và hớp với mọi loaị chim trống và đều có tác động tích cực
Bạch cước: chân mầu trắng như cước, thường là chim già rừng, chim hay.
Bung: đang đánh, đột ngột bật vung lên vanh, tìm đường chạy
Ca sỹ: chim chọi nhưng không xuống sàn đánh chỉ đứng trên cầu hót.
Cửa công: cửa để ghép cửa 2 lồng chiến, khe cửa rộng đúng bằng chiều dày bao thuốc lá vinataba
Chỉ mì: chim có nốt ruồi đen ở mí mắt
Chim mồi: chim làm mồi để bẫy chim khác
Điểm (mỏ): thời gian chim dính vào nhau ( mổ hoặc khóa nhau ), 1 phút = 100điểm.
Điện Quân: con chim cuối cùng không còn chim đánh nữa thì được giải điện quân.
Đòn quyết: đòn hiểm làm cho chim đối phương bỏ chạy.
Đồng hồ: dùng để tính điểm
Ngoái ngửa: hay quay và ngửa đầu ra sau.
Lồng mái: nuôi chim mái
Lồng tắm: lồng cho chim vào tắm.
Lồng bẫy: dùng để bẫy chim
Cốp ( nà ):lồng vận chuyển.
Lồng đất: loại lồng cho chim tiếp đất để âm dương điều hòa.
Hám mái: mê chim mái
Sàng cầu: lân từ đầu cầu này sang đầu cầu kia
Thẻ: tấm chắn cửa công ( cửa chọi )
Tam nguyên: 3 lần nhất trong 1 năm
Giải Tam khôi: 3 năm liền đoạt giải Tam nguyên.
Trung cách: giải sau giải 3.
Giải siêu mỏ: con chim có số điểm cao nhất trong tất cả các lần chọi trong 1 năm.
Giải Nhất Điện quân: con chim thắng tất cả các chim khác từ đầu đến cuối trận ( Ngày trước thỉnh thoảng có, nhưng bây giờ nhiều chim tốt nên rất khó đạt được ).
Giải Siêu nhất: đoạt 2 giải Nhất điện quân trong 1 năm.
 

hangquyhiem

Thành viên mới
Tham gia
10/12/09
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chào bác Bình ls !
cho cháu hỏi : Tướng ngũ đoản là 5 bộ phận như bác nói ở trên đều ngắn , Vậy ngắn bao nhiêu mới được gọi là tướng ngũ đoản ? cháu vẫn chưa phân biệt được . Chẳng hạn như trong hình này
http://svcvietnam.com/forum/showthread.php?t=15296
người ta gọi con này có tướng ngũ đoản . Nhưng cháu thấy nhiều bộ phận vẫn chưa ngắn, thậm chí là dài.
Mong bác giải thích thêm cho cháu biết .
_ Ngắn bao nhiêu ( đơn vị đo là cm chẳng hạn ) thì mới được gọi là tướng ngũ đoản ?
_ Dài bao nhiêu thì mới được gọi là tướng ngũ trường ?


Cháu cám ơn bác nhiều !

Tớ xin mạn phép giải thích thế này nhé:
Ngũ trường: mỏ, thân, cánh, chân, đuôi dài.
Ngũ đoản: mỏ, thân, cánh, chân, đuôi ngắn.
Còn ngắn dài bao nhiêu cm thì không quan trọng, nếu có kích thước cụ thể thì không được bạn ạ. Nếu kích thước cụ thể mà đem ra so với con chim to thì lại là ngắn và vào con chim bé thì lại là dài. Vậy " Đoản hay trường " ở đây là có tính tương đối mà ta xem xét tỉ lệ mà thôi.
Ví dụ: có con chim khá to nhưng một trong hoặc tất cả mỏ, thân, cánh, chân, đuôi lại không dài so với người nó thì không gọi là Ngũ trường hoặc ngược lại ( mà tớ nói là to chim chứ không phải dài chim nhé ) thì nó sẽ là chim không hợp bộ bạn ah.
Bạn thử tưởng tượng có một con chim bình thường bằng cao su, bạn càm mỏ và đuôi kéo dài ra là Trường và ấn ngắn lại là Đoản nhé. Tớ ví dụ hơi thô thiển tí bạn thông cảm nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hobaosutucop

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/5/09
Bài viết
22
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Lâu lắm rồi không thấy bác BinhLS và ae up bài mới chia sẻ kinh nghiệm quý báu nhỉ? :a33:
<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">
 

thuhy

Thành viên tích cực
Tham gia
25/8/09
Bài viết
120
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Chào chú Bình.
Cháu rất tâm huyết với tất cả các bài viết của chú, nhất là khi đọc đoạn tự bạch của chú:

-Phần lớn những vị cao niên có nhiều kinh nghiệm thì rất ...ít chữ,không thể viết được,ngay cả khi nói cũng không có khả năng sắp xếp cho lô gich.
-Có tới 99% không có vi tính và nếu con cái có VT thì cũng mù tịt không biết dùng.
-Phần lớn những người có khả năng truy cập diễn đàn thì thì kinh nghiệm chơi chim lại còn sơ sài,thiếu tự tin đâm ra cũng ngại tham gia.Cũng không ngoại trừ một số ít chỉ muốn giữ riêng cho mình,không muốn phổ biến.


Hoàn toàn không sai. Cháu hiểu chú rất mê và am hiểu nhiều về chim Mi đá, còn cháu lại mê Mi hót. Vậy cháu chỉ muốn hỏi chú: chọn mi hót có thể chọn như cách chọn của chú được không?
Chú hãy cho cháu biết bằng kinh nghiệm của bản thân chú nhé.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom