Guest viewing is limited

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
- ỐP MÁI: Khi nuôi chim chọi người ta thường nuôi kèm 1 chim mái để kích thích chim đực nhằm duy trì bản năng bảo vệ mái (một trong những động cơ chính khiến HM chọi nhau). Bình thường người ta cách ly đực và cái chỉ có thể nghe tiếng mà không nhìn thấy nhau, cứ vài hôm mới cho chim cái và đực nhìn thấy nhau bằng cách để hai lồng sát nhau, vạch rộng áo lồng khoảng 1-2 tiếng cho chúng quấn quýt nhau cho tới khi càm thấy chúng đã trở lại bình thường người ta lại tách chúng ra,như thế gọi là ốp mái.

- CÔNG,Ủ: Khi nuôi chim chọi, mỗi người có một nghệ thuật riêng,có người cứ nuôi với một loại thức ăn đều đều khi cần là cứ thế chọi ngay (thực tế cũng nhiều người dành giải thêo kiểu này) nhưng phần lớn là khi sắp chọi một thời gian (khoảng 7-10 ngày) người ta cho ăn một loại thức ăn khác ngày thường với những công thức rất ít khi được tiết lộ làm cho chim hăng hẳn lên, kết hợp với việc phủ áo lông,ốp mái đúng cách nhàm làm cho chim đạt điểm rơi tối đa, như vậy ta gọi là công chim.

- HÃM: Những người chơi theo lối công thì sau khi chọi xong, người ta lại chuyển chim sang chế độ ăn bình thường nhằm làm cho chim bớt sung dể giữ chim chơi dài dài, lúc này thường người ta cho ốp mái liên tục và thường xuyên mở rộng áo lồng,tắm nhiều...
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
- LÒI CẢO(hở gối): Phần đông lông đùi HM phủ kín đầu gối, nhưng có một số ít (khoảng 2-3%) đầu gối bị hở, không có lông che phủ, người ta gọi loại HM này là Lòi cảo. Phần lớn thuộc cỡ trung bình hoặc nhỏ, không trường không đoản, cẳng chân cao, móng dài. Loại này không dát bằng loại phương đầu nhưng có cái tật là nhảy nhiều nhưng biết tránh nên không vỡ đầu, gãy đuôi, nuôi 2 năm lồng nhưng hễ thấy gì khác biệt là cứ nhảy xoành xoạch trông rối cả mắt, nhưng được cái hay là hót nhiều và rất đanh. Không chọi nhưng cũng không xù đầu bao giờ.

- PHÁ VỸ(Sát mỷ): Ai mua phải con này thì thật là đen đủi vì thường giống này hót rất nhiều,cũng có con chọi nhưng không thể giữ nổi cái đuôi kể cả thay lông tự nhiên hoặc bạn nhổ lông gãy thúc mọc lông mới thì chỉ vừa nhú ra được một phần là lập tức lại bị gãy cụt, nguyên nhân là do nó không biết cách nhảy nên cứ mỗi lần nhảy lên bám vào nan lồng đuôi của nó cứ thò ra ngoài cọ vào nan làm đuôi cong như dấu hỏi ,được vài bữa là gãy sạch.

- HOA ĐẦU: Phía trên đỉnh đầu kéo dài hết gáy có những vân đen chạy dọc một cách rõ nét, to,lông đầu sáng trông loang lổ nổi bật giữ những vân đen thì gọi là Hoa đầu, thường to con, đẹp mã, hót nhiều, khi thuộc rồi thấy ngưòi hay búng cánh,chọi phập phù.

- VẢNG TÍNH(lộn cổ): lúc đậu trên cầu hoặc bám tren nan lồng thỉnh thoảng cứ ngửa cổ ra dằng sau thì gọi là vảng tính.

- CHỈ MỲ: Giữa phần lông my trắng bao quanh mắt (thường là my trên) có một đốm lông đen nhỏ như hạt vừng thì gọi là chỉ mỳ, có con bị một bên có con bị cả hai bên, theo kinh nghiệm thì giống này có lúc chọi rất hăng nhưng lại có khi không xuống cầu. Hót nhiều,thường rơi vào chim ngũ trường.
 

hai laokai

"mơ cũng thấy hoạ mi"
Tham gia
20/7/08
Bài viết
88
Điểm tương tác
1
SVC$
0
DSC_8721.jpg

-CHỈ MỲ: Giữa phần lông my trắng bao quanh mắt(thường là my trên)có một đốm lông đen nhỏ như hạt vừng thì gọi là chỉ mỳ,có con bị một bên có con bị cả hai bên,theo kinh nghiệm thì giống này có lúc chọi rất hăng nhưng lại có khi không xuống cầu.Hót nhiều,thường rơi vào chim ngũ trường.
-con này là của candat bên ABV em mượn sang làm hình minh hoạ tí:D
 

nguyen hong nam

Thành viên mới
Tham gia
6/10/08
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
cảm ơn anh em! nhiều kiến thúc hay quá.từ ngày vào svc mình dược mở mang nhiều điều,nhiều kinh nghiệm quí.
 

dungnisu

Thành viên mới
Tham gia
27/10/08
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
SVC$
0
cảm ơn bác ,bác viết bài hay quá ,hy vọng bác sẽ có nhiều bài hay hơn nữa để anh em còn học hỏi .chúc bác và gia đình luôn mạnh khoẻ và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống .:a16:
 

coi77

Thành viên tích cực
Tham gia
24/1/08
Bài viết
387
Điểm tương tác
18
SVC$
0
Còi chuỳ hay còn gọi là còi xuỳ... xuỳ tiếng Mi mái để con trống hót... có thể không cần còi vẫn có thể bắt chước giọng mi mái xuỳ cho mi hót trống được hị hị
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
-HÓT SỢ(Khiếp khẩu):
Có thể nhiều người chưa nghe thấy và chưa biết Hót sợ là gì,trước khi vào giải nghĩa tôi xin nói rộng ra một chút-Người TQ phân tiếng hót HM ra làm 4 loại,đó là:

  • Khiếp khẩu(hót sợ)
  • Tiều bàn(hót Chuyện nhỏ )
  • Trung bàn(hót chuyện to ).
  • Đại khiếu (hót sổng)
Mấy thứ Hót chuyện và hót sổng mọi người biết cả rồi,bây giờ tôi xin giải nghỉa hót sợ.Có 2 kiểu hót sợ:

  1. Khi mới bẫy được,bị bắt,bị nhốt trong hộp nhỏ,bị các âm thanh và hình ảnh của con người đe dọa liên tục,hoặc bị những con HM thuộc lấn át ,nhiều con họa my mộc không dám hót hoặc chỉ hót rất nhỏ,ngắn,nghe yếu ớt,vụng trộm kiểu hót này gọi là hót sợ.
  2. Khi bị hết nước,hết thức ăn trong tình trạng nguy kịch(hết nước khoảng 6 giờ,hết thức ăn khoảng 10 giờ) Chim sẽ hót cách quãng liên tục,5-10 phút lại hót lặp lại 1 giai điệu trước,tiếng hót yếu,chậm,nghe ai oán,buồn, cũng được gọi là hót sợ(trong trường hợp hết thức ăn bạn chỉ việc cho thức ăn vào là xong,nhưng nếu là hết nước thì bạn phải hết sức cẩn trọng-nếu chim vẫn khỏe vẫn nhẩy nhót bình thường thì củng chỉ đổ nước vào là được ,nhưng nếu chim đã suy kiệt,không nhẩy lên bám cầu được,hoặc vẫn bám trên cầu nhưng không còn phản xạ nhanh nhạy thì bạn chỉ được phếp đổ vài giọt nước vào cóng,đợi chim uống hết mấy giọt này đợi 10 phút sau lại đổ vào vài giọt,sau 3 lần cho uống như vậy bạn dừng lại không đổ tiếp nữa,trong thời gian này bạn phải để chim ở cạnh bếp lửa hoặc dùng sì đầu sì chung quanh để giữ ấm cho chim ,nhớ không sì trực tiếp vào thân chim.Sau 30 phút nếu thấy chim tươi tỉnh lúc này bạn lại cho uống một chút nước,nhưng vẫn hạn chế không cho uống no,khi nào thấy chim nhảy nhót bình thường lúc đó mới đổ đầy nước vào cóng)nếu trong trường hợp chim yếu quá không tự uống được thì bạn lấy thìa mà bón từng giọt nhưng không được cầm chim trong tay chim sẽ đạp giãy và chết ngay và nhớ cũng phải bón cách quãng và sưởi ấm như trên.

-NGŨ TRƯỜNG, NGŨ ĐOẢN (5 dài,5 ngắn): Đây là cụm từ người TQ dùng để phân biệt giữa 2 loại thể hình của chin HM,người TQ căn cứ vào các bộ phận sâu để phân loại:

  1. CHỦY(Mỏ)
  2. MY (Lông my)
  3. BỘT TỬ(Cổ)
  4. THÂN ĐIỀU(Thân)
  5. THOÁI(Đùi và cẳng).
Nếu 5 thứ trên mà đều dài thì gọi là Ngũ trường,nếu tất cả ngắn thì gọi là Ngũ đoản.(Thực ra trong thục tế còn một loai không dài cũng chẳng ngắn thì chẳng thấy sách nào gọi nó là gì cả ?).
 

Nguyễn Lam

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/11/08
Bài viết
65
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Quả là nghề chơi cũng lắm công phu. Kinh nghiệm bản thân và sự mở lòng của bác binhls thật đáng quí. Quả thực là em cũng mới tập tọng chơi Mi hót, chỉ vì cái sự yêu mến tiếng hót của chim chóc mà nuôi thôi. Song qua loạt bài của bác ( không riêng gì bài này và không chỉ trên diễn đàn này mà em đã được đọc) thì nghĩ lại mới thấy rằng mình đã được bổ sung thật nhiều kiến thức quí báu, nó sẽ là một cẩm nang cho những người mới học, tìm hiểu về cái thú chơi tao nhã này. Đúng là trong mỗi một niềm đam mê đều xuất phát từ những nguyên do về sở thích, về lịch sử và đặc biệt là yếu tố văn hóa các vùng miền...
Cám ơn bác và mong bác có thêm nhiều đóng góp cho diễn đàn. Khi nào có dịp lên LS nhất định em sẽ tới thăm bác để được học hỏi kinh nghiệm từ bác. Chúc bác và gia đình mạnh khỏe.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Trục trặc một chút về kỹ thuật mà mất hàng tháng không vào được mạng, cũng thấy nhơ nhớ. Xin lại tiếp tục cho vui nhé.

Nói thêm một chút về Ngũ đoản ngũ trường-thường thì căn cứ như trên ,nhưng cũng có người thay tiêu chuẩn"my" bằng"vỹ",(có nghĩa là mỏ,cổ,thân,chân,đuôi).

-NHẤT NHÃN ,NHỊ MAO,TAM ĐẦU ,TỨ CƯỚC(cũng có người xếp NHẤT NHÃN,NHỊ ĐẦU ,TAM MAO ,TỨ CƯỚC). Đây là bốn tiêu chuẩn cơ bản để người ta chọn HM hay, nó xuất phát từ từ kinh nghiệm chọn chim của người TQ, khi sang VN nó cũng đôi phần được giản lược,nhưng cũng có nhiều cái vẫn giữ nguyên.

1,NHẤT NHÃN(Mắt là số một): Tại sao mắt lại được đặt lên hàng đầu? theo như các bậc tiền bối trong nghề thì chim cũng như người, đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, nhìn vào mắt người ta có thể đánh giá được người đó (hoặc con chim đó) hiền hay ác, can đảm hay hèn nhát, tự tin hay nhu nhược, già hay trẻ,v.v.. vì vậy khi chọn chim đầu tiên người ta phải chọn mắt trước tiên (tất nhiên là đối với người có kinh nghiệm thôi, còn với ai mới vào nghề tôi sẽ mách nước sau). Khi đã ưng ý chất lượng của đôi mắt rồi thì có nghĩa là con HM đó đã được chấp nhận 70-80% rồi, các tiêu chuẩn còn lại chỉ còn là chuyện nhỏ.

Trước khi đi vào chi tiết tiêu chuẩn của mắt,tôi xin nói một chút về cấu tạo bên ngoài của mắt HM, Mắt HM không giống mắt người, bình thường mắt tương đối tròn, không có lòng trắng mà thay vào đó là nền mắt (nhãn tảy) với nhiều màu sắc khác nhau như xanh lục (lục đậu), vàng thau (hoàng sa) v,v,. Ở giữa nền mắt là Đồng tử màu đen.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
...Ngoài ra vể hình thái còn có: mắt lồi, mắt lép, mắt loãng, mắt chặt, mắt to, mắt méo, mắt chuột , mắt hở v.v...cứ rối cả lên. Vậy ta bắt đàu từ đâu?

Như trên tôi nói đến nhãn tảy(nền mắt) những người có thâm niên gột chim chọi bao giờ cũng bắt đầu bằng việc chọn nhãn tảy, trong nhãn tảy có một yếu tố đặc biệt quan trọng là SA TẢY, nhiều người đã hiểu nhầm chữ SA là CÁT nên dịch sa tảy là cát mắt, thực ra chữ SA này dịch đúng nghĩa phải là SỢI hoặc TIA, như vậy SA TẢY có nghĩa là TIA NỀN MẮT.

Bạn để chim ở chỗ có ánh sáng đầy đủ (không nên để dưới nắng) nhìn thẳng vào nền mắt của chim, bạn sẽ thấy những tia lốm đốm (không phải ánh sáng mà là những hạt vật chất dày đặc) từ xung quanh đồng tử tỏa ra bốn phía trên nền mắt, những tia này càng rõ càng to, càng dày thì càng tốt, nó chứng tỏ chim già rừng và đang có lửa.

Ngược lai nếu nền mắt trong veo một màu, không có tia hoặc tia nhỏ, mờ thì là chim non, hoặc chim hèn, không có lửa. Cũng có trường hợp những tia này mịn, nhưng dày đặc tạo thành một quầng bao quanh đồng tử một cách rõ ràng thì chim này cũng được, loại này thường sau khi nuôi một thời gian tia mắt sẽ rõ dần.Nếu bạn mới chơi thì nên tập nhìn tia mắt chim thuộc trước,hiểu rồi sẽ dễ dàng hơn khi chọn mắt chim mọc vì chúng nhảy loạn lên khó nhìn lắm.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Sau khi đã chọn được sa tảy (tia mắt hay vẫn được gọi là cát). Bạn chọn đến Đồng tử, chim thuộc có tuổi lồng từ 2-3 năm lồng thì thường đồng tử rất nhỏ chỉ to bằng hạt tấm. Chim mộc già rừng (2-3 năm rừng) đồng tử cũng nhỏ chỉ bằng hạt đỗ xanh, chim mộc non hoặc chim hèn thì đồng tử rất to, to tương đương hạt đậu tương, choán gần kín nền mắt. Như vậy chỉ nhìn vào đồng tử bạn cũng có thể có cơ sở đẻ nhận biết chim thuộc, chim mộc già và chim mộc non đấy(tất nhiên đó chỉ là một căn cứ thôi muốn chính xác thì cần phải có thêm nhiều căn cứ khác nữa).

Tiếp đến bạn bạn chọn hình thái của mắt,như trên tôi đã nói mắt chim bình thường có hình gần tròn (70% chim có dạng này) đó là những con chim non không đến 2 năm rừng, chim mộc già rừng thì mắt sẽ méo dần (mý trên cong ít , mý dưới cong nhiều) và dài, My thuộc 3-4 năm lồng thì hiện tượng méo mắt càng rõ, mý mắt trên như xụp xuống trông rất lỳ.
(bạn đừng nhầm lẫn mý mắt và lông my nhé). Nhìn từ phía trước lại bạn sẽ thấy có con hai mắt lép, hóp vào, nhưng có con mắt lồi ra-con mắt lép là non, kém; con mắt lồi là già ,tốt.

Về màu mắt thì trong d đ có ảnh minh họa của mười mấy loại mắt của TQ, nhìn vào cứ loạn cả lên, bạn nên chọn mắt màu lục đậu (vỏ đỗ xanh) màu nâu đen (có người gọi là màu nâu đỏ) màu vàng đất. Còn các màu vàng tươi, màu cùi nhãn.. cũng có con tốt nhưng ít được ngưòi sành chim chọn lựa. Lông my thường mọc kín sát đến mý mắt nhưng có con giữa mý mắt và lông my có một khoảng da không có lông my che phủ thì gọi là Mắt hở tức là không tốt.

Một con chim có đôi mắt méo, dài, tia mắt rõ, đồng tử nhỏ, mắt lồi ra và không hở thì được gọi là Mắt chặt hoặc Mắt đóng chặt là vậy,và nếu bạn chọn được một con chim có đặc điểm mắt như vậy thì tuyệt cú mèo đấy-80 đến 90% là chim chọi còn hót thì miễn bàn rồi.
 

ko co

Thành viên tích cực
Tham gia
25/12/08
Bài viết
294
Điểm tương tác
29
SVC$
0
bài của bác viết rất hay nhưng có điều chỉ áp dụng với từng đối tượng thôi,như chú mi của em cho dù nhốt trong lồng rộng đến mấy cũng ko thấy nhẩy nhót gì cả vì chú thường được xống trong lồng đập(lồng bẫy)nhưng cho đi chiến đấu vẫy chiến đấu tốt như thường,em nghĩ lếu chú mi nào muốn tập thể dục có lẽ chỉ có mây chú mi mộc (mi bồi)là chăm tập thôi các bác àh,em nghĩ chơi mi chiến cũng như chơi gà chọi phải chọn những con đẹp giòng tốt thì mới đi đá được,cho lên em thấy lồng chạy đất và lồng phóng chỉ được ap dụng cho từng chú mi mà thôi còn em cảm ơn các bác đã giới thiệu cho mọi người biết về lồng chiến...thank
 

Công Minh

Thành viên cống hiến
Tham gia
27/8/07
Bài viết
582
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Lông my thường mọc kín sát đến mý mắt nhưng có con giữa mý mắt và lông my có một khoảng da không có lông my che phủ thì gọi là Mắt hở tức là không tốt.
Theo em biết khỏang da này có lông tơ che phủ (mịn như bột phấn) khi chim vào giai đọan căng lửa thì phấn tự nhiên rụng đi và để lại khỏang da màu xanh, như vậy là theo anh là thế nào?
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Theo em biết khỏang da này có lông tơ che phủ (mịn như bột phấn) khi chim vào giai đọan căng lửa thì phấn tự nhiên rụng đi và để lại khỏang da màu xanh, như vậy là theo anh là thế nào?
Chắc Công Minh muốn nói đến khoảng da ở cuối mắt(chỗ tam giác tạo thành bởi lông my trên và lông my dưới phải không?)khoảng da màu xanh này chỉ có ở những con chim già rừng hoặc già lồng,đang hăng,đúng như bạn nói ,còn tôi nói trong bài trên, mắt hở là ý nói phần lông my viền xung quanh mắt ,nếu không mọc sát kín tới my mắt thì gọi là mắt hở,loại này nuôi thuộc rồi mắt vẫn không đầy,lông my to ,thô,cát cứ trong dần,càng nuôi càng mất lửa,hót cũng chẳng ra gì.
 

XienBoT

Thành viên diễn đàn
Tham gia
12/1/09
Bài viết
34
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Tôi mới biết và đăng ký ở svcvietnam nhưng theo dõi về Hoạ My và đặc biệt là bài của Bác binhls từ lâu bên aquabird
cũng có niềm đam mê chim cảnh từ hồi cấp 1, nhưng đã bỏ lâu quá rồi, vô tình vào aquabird và giờ sang đây đọc nhiều bài của Bác mà tâm đắc quá, Niềm đam mê Hoạ my lại trỗi dậy khi đọc ko sót bài nào của Bác về Hoạ My
Lời đầu tiên gia nhập diễn đàn thực sự muốn cám ơn bác vì những kinh nghiệm quí báu bác ko ngần ngại truyền đạt cho mọi người trong đó có tôi
Cũng là đầu năm, chúc Bác binhls và gia đình mạnh khoẻ, may mắn và đạt được nhiều dự định cho tương lai
*** Cháu ở Hà Nội bác ạ..hồi cấp 1 cấp 2 đã 1 mình lân la cả ngày ở chợ chim quên cả học. Giờ cháu đi làm và sắp lấy vợ rồi, đọc nhiều bài của bác mà bao nhiêu kỷ niệm chim chóc ùa về.
Dự định cháu sẽ nuôi 1 đôi Hoạ my từ bây giờ và mong sẽ còn được đọc và học hỏi thêm nhiều ở bác
Cuối năm có lẽ công ty cháu tổ chức đi Lạng sơn, cháu có thể đến thăm bác được không ạ. Nếu đc thì cháu rất vui - Cám ơn bác nhiều
 

Khoai bi

Thành viên diễn đàn
Tham gia
12/5/08
Bài viết
39
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Rất cảm ơn bài viết của bác binhls:a04:, những bài viết của bác rất bổ ích và giúp cho những người mới chơi hiểu thêm về Hoạ mi chọi nói chung, nhưng em cũng có một số thắc mắc nhỏ muốn hỏi bác có thể giải thích giúp cách tình mỏ, tính phút khi hai Mi giao đấu, bao lâu thì được tính là 1 mỏ, đồng hồ ở các sới Mi chọi được theo cơ cấu nào?
Cảm ơn bác!
Thank.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
Rất cảm ơn bài viết của bác binhls:a04:, những bài viết của bác rất bổ ích và giúp cho những người mới chơi hiểu thêm về Hoạ mi chọi nói chung, nhưng em cũng có một số thắc mắc nhỏ muốn hỏi bác có thể giải thích giúp cách tình mỏ, tính phút khi hai Mi giao đấu, bao lâu thì được tính là 1 mỏ, đồng hồ ở các sới Mi chọi được theo cơ cấu nào?
Cảm ơn bác!
Thank.
Câu hỏi
này phần trên tôi có trình bầy rồi,chim cứ chọi nhau được 1 phút thì được tính là 100 mỏ,ví dụ chọi được 1phut 30" thì tính 150 mỏ.v.v.Đông hồ tính giờ cũng là đồng hồ bấm giờ thể thao cơ học hoặc diện tử(Điên thoại di động).Thường có 2-3 trọng tài cùng bấm giờ.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
2,NHỊ MAO: ( thứ hai là lông): Người ta cho rằng lông chim Họa my cần phải tơi,mỏng,mềm,mượt thì mới tốt.Chim có lông loại này sau khi nuôi được 2-3 năm lồng thì phần lông cổ,yếm và bụng thường hơi xoắn ,trông như từng rãnh từng hàng vậy,nhưng vẫn mượt.Lông đỉnh đầu phải mỏng,mịn,nằm sát da đầu,các vân màu đen phải rõ nhưng nhỏ chứ không to.Lông mỏ(râu)phải to,dài,ôm sát mỏ,chủ yếu những lông to phải hướng ra đằng trước và hơi chúc xuống.những con có râu mỏ ngắn,bé,hoặc mọc chĩa ra tứ phía thì không tốt.Chỗ mép mỏ có một nhúm lông thẫm màu(hai mép đều có) nhúm lông này càng thẫm,càng đen thì càng tốt -gọi là chim "mặt đen(con nào nhạt màu thì gọi là "mặt trắng"-không tốt).Lông đuôi không nhất thiết dài hay ngắn(vì còn tùy thuộc chim trường hay đoản)mà chủ yếu lông đuôi phải đều,dầy,khít,phần chót đuôi hơi vuông thì tốt hơn loại lượn tròn.Lông my có nhiều hình thái:

-Loan câu my(cong lên như dấu ngã)
-Tuyến my(thẳng,nhỏ như đừơng kẻ)
-Qua tử my(lông my chỉ viền xung quanh mắt,không có đoạn keéo dài ra phía sau,trông như hạt bí).
-Liên châu my(phần đuôi rời từng đoạn trông hư chuỗi ngọc).
-Lộc giác my(phần đuôi chia làm nhiều nhánh trông như sừng hươu)......

Trên thực tế về hình thái lông my thì không được thông nhất cho lắm vì vậy chỉ cần chọn lông my có màu hơi xám,mịn,cân đối là được.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
3,TAM ĐẦU(thứ ba là đầu):

Đầu họa my có khá nhiều biến thái,người ta căn cứ vào những nét riêng mà chủ yếu là đường nét bên ngoài tương đương hoặc giống cái gì,con gì để đặt tên cho từng loại,thông thường có mấy loại như sau:

-Sà đầu (đầu rắn): Đầu chim tương đối to nhưng mỏng khi nhìn ngang,mắt đóng cao đường sống mỏ trên +trán+đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng.Nhìn đằng trước lại thì phần trán giữa hai mắt hơi lõm hoặc phẳng,hai mắt hơi lồi ra,đỉnh đầu nhỏ hơn nên trong cằm như bạnh ra(trông như hình thang cân).Nhìn từ tren xuống thì hai bên từ cổ đến đầu đến sát mỏ gần song song.

-Cáp giới đầu (đầu cắc kè): Đây là loại đầu rất hay lẫn với đầu rắn,chỉ khác biệt là khi nhìn từ trên xuống thì hai bên từ cổ đến đầu đến sát mỏ là hai đường chéo(như hai cạnh tam giác).Nhìn từ trước lại mắt không lồi.

-Phương đầu (Đầu vuông): Đầu thường to hơn những con bình thường,mỏ to.Nhìn từ trên xuống hoặc nhìn ngang thì từ hai bên cổ đến sát đầu đến mỏ là hai đường song song.Mắt cũng không lồi ra rõ ràng,không đóng cao như đầu sà,nhưng thường cát to,rõ(chim già).nhiều người cứ thấy chim húc vỡ đầu cũng gọi là phương đầu(trông cũng vuông thật).

-Tiêm đầu (Đầu nhọn): Đầu này thường thấy ở chim ngũ trường,nhìn tổng thể chim rất đẹp,cân đối,nuôi hót thì miễn chê,dáng nhảy khoan thai,nhẹ nhàng,dễ quen người.nhìn ngang hoặc nhìn từ trên xuống thì từ cổ...đến sát mỏ là hai đường chéo kết hợp với mỏ thành một tam giác hẹp.

-Nga đầu (Đầu ngỗng): Cũng có người gọi là Đầu quả táo.có những nét gần giống Đầu vuông nhưng nhỏ hơn,nhìn ngang thì phần trán và đỉnh đầu vòng lên tròn như đầu ngỗng.

Cũng còn vài hình thái đầu nữa nhưng không thông dụng và thực tế việc phân biệt cũng không rõ ràng tôi cung xin không nêu nữa.

Ở Việt nam những người chơi chim HM sành điệu chỉ thích chọn chim đầu rắn và đầu vuông, tuy hơi khó thuần hóa nhưng trông tướng dữ dằn và thực tế thường hiếu chiến, còn ở TQ thì có sự phân phân biệt một chút, tuy cũng tập trung chơi hai loại đầu này nhưng người phương bắc(Thượng hải, Phúc kiến, Hồ nam, Hồ bắc, Sơn đông...hắt lên phía bắc ) chủ yếu chơi đầu vuông, (Quảng đông ,Quảng tây,Vân nam,Quý châu...trở xuống) thì tập trung chơi đầu rắn.
 

binhls

Thành viên tích cực
Tham gia
13/6/08
Bài viết
145
Điểm tương tác
8
SVC$
0
4,TỨ CƯỚC: (Thứ tư là chân-bao gồm Đùi,cẳng,ngón và móng).
Chân HM tuy được xếp vào tiêu chuẩn cuối nhưng thực tế khi chọi chim HM, chân chim lại đóng một vai trò rất quan trọng, có thể quyết định cả cục diện thắng thua, đó chính là đòn khóa và miếng khóa. Một con HM có đòn mỏ hay nhưng kém đòn chân (khóa) thì khó lòng dành phần thắng.

Các đặc điểm về chân chim Hoạ Mi:

- Đùi chim: Khi chọn chân chim rất ít người để ý đến đùi chim (vì bị lông che phủ, muốn xem đùi bắt buộc phải bắt chim cầm trên tay, vì vậy bạn nhớ khi mua chim mộc nên chú ý xem đùi). Đùi chim phải to và dài (to bằng ngón út đàn ông, dài bằng hoặc hơn cẳng chân chim) thì mới đạt yêu cầu (nếu ai chơi gà chọi thì chác biết câu "Mình công mỏ cốc, cánh vỏ trai. Đùi dài, cẳng ngắn, chẳng sợ ai" - con chim My cũng vậy) Cẳng chân phải to, dù là màu gì thì các vảy chân cũng phải có ngấn thật rõ, chỗ vẩy trên xếp lên vảy duới phải gồ lên như ngói nóc nhà và phải khô (chim già rừng mới như vậy).

- Đấm to (chỗ chia ngón):, các ngón ngắn dài đều được nhưng phải to và mở rộng (ngón chụm thì ít khóa), Móng chân phải sắc, cong đều, không nên chọn móng dài quá (không kể chim thuộc). Nhưng con có cẳng chân màu đen (mặc cước) hoặc màu xám (khôi cước) vảy chân không có ánh phản quang thì thường có móng dài và hay bị nấm mốc khi có tuổi lồng chừng 1-2 năm (ta vẫn hay gọi là chân đi ủng). Khi đậu trên cầu cẳng chim hơi rạng ra nhưng phải có góc trên 60 độ.(làm cho thế chim cao ráo ngang tàng).
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom