Guest viewing is limited
5.00 star(s)
1 Rating - Raters

ngoctiendba

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/6/10
Bài viết
39
Điểm tương tác
3
SVC$
0
ý chủ topic là:
+ đối với chim chưa thuần( tức mới bẫy về) do còn nhác nên cắt đuôi, cánh để hạn chế bây nhảy lung tung, đập mạnh vào lồng gây tổn thương đầu, cánh.
+ đối với chim đã thuần( chim mồi) thì nên để nguyên vì nó có bay lung tung nữa đâu, và cho nó tự nhiên như rừng.
Mình xin bổ xung: vì nuôi lồng nhỏ thì nên cắt đuôi hết, cho nó khỏi tè lông đuôi, còn cất cách là không cần thiết. Với chim bổi bạn làm đồ che là được rùi. Còn cu mồi bẫy lụp thì cứ 1 lồng mà nuôi.
 

mr_pjpj

Thành viên diễn đàn
Tham gia
28/7/10
Bài viết
11
Điểm tương tác
5
SVC$
0
+Về việc cắt lông đuôi là điều tất nhiên rồi,chim cu thường đều được nuôi trong lồng có thể tích nhỏ nếu có để đuôi thì cũng chỉ gây khó khăn cho việc di chuyển của chim thôi,có khi còn làm chim thấy rất khó chịu nữa!ta chỉ để đuối cho những con cu khách nuôi trong lồng có diện tích lớn mà thôi.
+Còn về việc cắt cánh thì ko cần bàn đến rồi,nếu một buổi sáng thức dậy mà ta thấy con cu gáy thân yêu đã vổ cánh bay mất vì cửa lồng ko đóng thì còn gì đau lòng hơn(điều này em bị rồi)!vậy thì bất kể chim bổi,chim đã thuần hay cả chim mồi đều nên cắt cánh cho chúng,việc này sẽ phòng tránh những mất mát ko đáng có cho ta!thân chào mọi người!
 

nggiang.emco

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/9/10
Bài viết
30
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Bàn về việc cắt đuôi và cắt cánh :
Theo bản thân của mình, vì chơi cu là cả 01 nghệ thuật có thể còn khó hơn cả chim hót (theo quan điểm ) khi bạn đã có chim mồi thì theo xu hướng vùng và người chơi họ có thể có cách khác nhau :
- Thường ở vùng miền Trung : bẫy cu bằng lụp ( lồng mồi ) gọi là mồi cây, lụp thì được che xung quanh ngụy trang bằng lá cây chỉ chừa mặt trước cầu tử để chim đấu và nhảy .
- Vùng miền Tây : đánh bằng lồng kẽm gọi là mồi đất ( lồng kẽm gọi là lồng úp ) và giăng các chân giò dưới đất chim đấu và dính giò
- Chỉ riêng vùng Tây Ninh và Sóc Trăng có thêm dạng bẫy gọi là đờn cò ở Tây Ninh và lụp dừa ở Sóc Trăng
Khi đánh lụp vì thiết kế nhỏ nên chim mồi cây 10 con hết 10 cắt đuôi, thứ nhất là xoay trở dễ dàng đấu với bổi, thứ 2 khi phục vĩ dưới lồng không vướng ...
Khi đánh mồi đất thì chim sẽ bị cắt cánh, tất nhiên các bạn không thể nào biết được, khi xè cánh ra cắt, chỉ cắt cánh từ ngoải vô chửa lại khoảng 5 lông cánh ở trong vì thế khi chim xếp cánh lại sẽ không thấy dấu, đơn giản vì cu đất là loài chim rất bạt, một khi đi rồi sẽ không trở lại . ( Giữ tài sản )
Còn về bổi ta phải cắt cánh và đuôi, thực tế mình đánh mồi cây khi dính được bổi chiến là mình cắt tại chỗ luôn đề phòng xảy mất, người chơi cu thường họ không nuôi vô tội vạ, gặp con nào cũng nuôi ( theo ý kiến mình ) 01 con bổi hay khi đã đấu với chim mồi rồi và có những nước chơi hay ( thúc gù, nhậm gù, gù lòn, gù tiền, gù hậu ... hay những chim giọng Sấm ) không đơn thuần là 1,2 ngày bắt được có con theo ròng rã cả tuần lẽ trong rừng có con cả tháng, vì thế rất giá trị .
Vì chim bổi nên khi về nhốt chim tung lồng bay lung tung nếu không cắt đuôi và cánh thì sẽ gãy các lông và gây ra chảy máu các đầu lông cánh như vậy dễ làm chim kiệt sức và chết ...:a43:
 

phuphu123

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/11/11
Bài viết
10
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Mình cũng ngại vụ cắt lông cánh, quét lông rụng mệt nghĩ. xén lông đuôi thì đỡ hơn.Minh đợi tối, dễ túm lấy hắn , có ai chế thuốc ..chậm ra lông ko ta ?
 

M.U

Thành viên diễn đàn
Tham gia
17/3/12
Bài viết
45
Điểm tương tác
14
SVC$
0
- Em chỉ cắt Lông Cánh cho bớt đập cánh khi hoảng ( Bổi ) , vẫn chừa Lông Đuôi , Em nuôi trong lồng đáy 40 nên chim dễ xoay sở không hư đuôi .
- Chim Mồi thì cắt Lông Cánh, Đuôi luôn vì nhốt trong Lụp !
 

manhphat

Thành viên diễn đàn
Tham gia
15/5/09
Bài viết
64
Điểm tương tác
0
SVC$
0
em vẫn không hiểu cách cắt lông đuôi và lông cánh, ai có thể giải thích rõ hơn giùm e được không? cho vào mùng rồi mình có phải chụp nó lại cắt hay sao?
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom