Guest viewing is limited

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Chào Anh Hai!
Bài viết của Anh rất hay, rất quý và giá trị trên nhiều phương diện:
- Kỹ thuật nuôi cá đĩa
- Lai tạo giống cần hay không?
- Truyền đạ kinh nghiệm thực tế hiện nay.
- Những lời khuyên hữu ích....!
- ... Tiến đến kinh doanh, -> kiếm cơm với việc nuôi cá đĩa từ bài viết của Anh Hai.

Là tâm huyết qua bao nhiêu năm trải nghiệm với con cá đĩa, là điều mà rất nhiều anh em đang cần có, cái thực tế đàng sau nó là việc kiếm cơm với cá đĩa. Quá vui, quá hấp dẫn...!
Anh quá khiêm nhường khi nói đây là những điều nhảm nhí!!! Em cũng muốn viết ra được những điều mà Anh Hai đã viết như vậy, nhưng chẳng viết ra được như vậy bao giờ...

Xin cám ơn Anh Hai đã cho công bố những kinh nghiệm quý báu về cá đĩa của Anh!
Chúc Anh luôn luôn vui khỏe để hướng dẫn anh em chơi cá đĩa ngày càng có kinh nghiệm tốt hơn!

Xin chào thân ái!

Em Út
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Bác Smod mới gắn cho cái title Nghiệp cá dĩa hỏng vậy sao gọi là "nghiệp" được

Các "đồng hao" của tui "về vườn" gần hết rồi. tui ráng gồng thời gian nửa cũng phải theo mấy chả thôi
 

Triton

Thành viên diễn đàn
Tham gia
2/4/10
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em đồnh ý với Ut9, cảm ơn anh cocchu đã cho các lời khuyên hữu ich. Em thì không có ước mơ mưu sinh với cá điã chỉ vì đam mê và muốn học hỏi cách nuôi sao cho được hoàn thiện hơn. Em tuy chơi cá điã đã lâu lắm, nhưng một đáng tiếc là vì mưu sinh không có nhiều thì giờ để bỏ ra sưu tầm và cải thiện, nên nuôi cũng chỉ cho có mà thôi. Lần nay em trở lại chơi cá điã có mục đich mới là cải thiện cách nuôi để kiếm cho được mâý con lớn, tròn và đẹp; may mắn, em kiếm được bậc tôn sư như cocchu sẵn sàng truyền bá kinh nghiệm cho các đàn em học hỏi. Xin đưng nghĩ là em tâng bốc cocchu, em khen với lòng thành thật vì quả thật nuôi được nhiều cá đẹp, to, tròn như cocchu thì em mới thấy lần đầu, các pro khác chỉ có vaì con đẹp thôi. Có người đã nói cho em rằng Việt Nam nuôi cá giỏi hơn Sing, Mã nhưng em không tin, giờ thì thật sự là phục.

Thành Thật
Triton

---------- Post added at 12:02 PM ---------- Previous post was at 10:24 AM ----------

...các pro khác chỉ có vaì con đẹp thôi. ...

Cho em sửa lại câu trên

các pro khác, nổi tiếng ở Sing, Mã chỉ có vài con đẹp thôi.

Triton
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Cảm ơn tác giả đã chia xẻ những kinh nghiệm quý.

Mình cũng rất thích cá Thần tiên ngũ sắc (cá đĩa) nhưng nuôi chúng đâu chừng 7 - 10 ngày thì bị "tuột nhớt". Nuôi chúng 4 - 5 lần và thay đổi nhiều mẫu nước (nước máy và nước giếng) nơi cư ngụ vẫn không thay đổi được tình thế.

Chán quá nên cũng từ bỏ luôn niềm đam mê này, và mình có rất ít thời gian để chăm sóc. Nhờ bài viết này mình cũng hiểu thêm thật nhiều những trở ngại.

Cảm ơn tác giả nhiều lắm.

Thân
 

Triton

Thành viên diễn đàn
Tham gia
2/4/10
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cảm ơn anh cocchu đã trả lời những nghi vấn của em. Muốn nuôi cá đuợc tròn như cá của anh cocchu thì có bắt buộc cặp bố mẹ phải tròn không? hay phụ thuộc vào cách nuôi? cả hai? Nếu là vào "tay nghề" của chủ nhân, xin anh cocchu chỉ dạy thêm cho a/e được biết cách, hoặc những yếu tố nào cần phải đặc biệt chú ý tới.

Hy vọng em không hỏi qúa nhiều hoặc "tham lam" quá. Nhìn thấy các sản phẩm của cocchu mà thấy ham.

Kính
Triton
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Rất cám ơn UT9, Triton đã khen ngợi, động viên...
Hai chữ "tôn sư" thì thiệt tình không dám nhận (với tui nó lớn quá) nhưng chia sẽ với nhau ít kiến thức, kinh nghiệm để: người chơi cá dĩa thì nhẹ nhàng chút, người nuôi kiếm cơm thì cũng có cái để mà nhai thì rất sẳn lòng và... vui lắm rồi.
Còn so sánh về kỹ thuật cá dĩa giữa mình và các bạn nước ngoài thì mỗi nước một thế mạnh, chưa thể nói ai hơn ai. Mình nhập giống mới của họ, họ nhập cá thương phẩm của mình.
Thân!

---------- Post added at 09:40 AM ---------- Previous post was at 08:42 AM ----------

Hình minh họa cho bài viết:

Hồ nào dơ nhiều thay nước trước, hồ nào dơ ít thay sau, hồ này thay sau cùng

imgp1916.jpg



Hút nước ra: lam beo vàng, beo xanh, bồ câu, bạch ngọc... đều không phân biệt đối xử
Rút cạn, cá giẫy đành đạch, nước vô mà không chuẩn là ... chết chắc

imgp1918k.jpg


imgp1919.jpg



Cho nước vào: Nước chuẩn, thao tác tốt nước vô 50% cá đã "bung ra" chuẩn bị đoài ăn
imgp1927un.jpg



Thay nước xong cá đã đòi ăn tối (dùng cá nhỏ để dễ nhận ra mật độ) 170con/ hồ 1,2m
imgp1912a.jpg



imgp1930s.jpg



Cá tranh nhau ăn tối, không con nào "ngoài vùng phủ sóng".
imgp1935.jpg


Hoàn thành 01 ngày "đồng bộ"... Làm sao cá bệnh được!!???...đành phải to tròn và.....

Chúc anh em thành công!
 

thanglvietvnt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
27/10/08
Bài viết
28
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Quá hay!! Lý thuyết + minh họa thực tế qui trình đồng bộ. Chỉ biết nói lời cảm ơn tác giả bài viết.
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Cảm ơn anh cocchu đã trả lời những nghi vấn của em. Muốn nuôi cá đuợc tròn như cá của anh cocchu thì có bắt buộc cặp bố mẹ phải tròn không? hay phụ thuộc vào cách nuôi? cả hai? Nếu là vào "tay nghề" của chủ nhân, xin anh cocchu chỉ dạy thêm cho a/e được biết cách, hoặc những yếu tố nào cần phải đặc biệt chú ý tới.

Hy vọng em không hỏi qúa nhiều hoặc "tham lam" quá. Nhìn thấy các sản phẩm của cocchu mà thấy ham.

Kính
Triton

- Cách nuôi là chủ yếu, bố mẹ tròn thì ra con tròn hơn, bố mẹ chưa tròn thì con nó sẽ tròn tròn hơn nó, cứ vậy mà mần tới...

- Cách thì mới vừa viết lúc sáng, đặc biệt chú ý là nước

- Cứ hỏi quá nhiều đi, "tham lam" hơn nữa cũng được, chứ để tui ôm hoài nặng bụng lắm

Thân!
(Có bạn trẻ gởi cho tui xem "đánh màu", phần đúng bạn nhiều hơn đó)

---------- Post added at 03:06 PM ---------- Previous post was at 03:01 PM ----------

Quá hay!! Lý thuyết + minh họa thực tế qui trình đồng bộ. Chỉ biết nói lời cảm ơn tác giả bài viết.

Úy trời ! Trò mà khen thầy thì đương nhiên rồi!
Không vậy sao dám mở lớp dạy hở em!?

(xin lổi không có ý bất kính với anh em nghen! Ai thì không dám chớ bạn này thì là trò tui chắc luôn, còn nợ tui chầu cà phê HN nghen)
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Anh Hai!
Nhìn từ sáng đến giờ, không biết nói gì hơn, chỉ biết nói lời:
"Cám ơn Anh Hai rất nhiều về bài viết rất bổ ích!".
Nhìn đã mắt quá Anh ơi!

Thân chào Anh!

Em Út
 

Triton

Thành viên diễn đàn
Tham gia
2/4/10
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cảm ơn anh cocchu lại cho các em thêm bài và những minh họa thật bổ ích để các em học hỏi. Nếu anh cocchu đã không ngại thì em sẽ "tham lam" nha

...(Có bạn trẻ gởi cho tui xem "đánh màu", phần đúng bạn nhiều hơn đó)...
Cảm ơn anh đã cổ võ. Em cảm thấy một phần xấu hổ về 1 vài post trước đây, có nhiều lời không hay và không tự luợng

Thân
Triton
 

Triton

Thành viên diễn đàn
Tham gia
2/4/10
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em xin hỏi anh cocchu thêm về phần cá sinh sản:

Về mực nước của cá sinh sản (ss). Theo như sách vở ở ngoài thường cho rằng mực nước tốt nhât cho cá (ss) là 45cm (18") và it nhất là 40cm (16"). Xin anh cocchu cho biết về lý luận, cocchu và các a/e cho cá (ss) (thường) là ở mực 30cm (12")?

Trong phần viết về cá sinh sản không thấy anh nhắc đến độ cứng của nước. Em không biết độ cứng của nước máy bên Việt Nam là bao nhiêu (hình như anh cocchu dùng nước máy). Đa số, người ngoài cho rằng nếu độ cứng của nước trên 8dH thì trứng không nở được vì vỏ bi trai/cứng cá con không phá ra được. Cũng có vài người cho rằng độ cứng chỉ là giả thuyết. Xin anh cho biết thêm về điểm này.

Về cá vú, em chưa có kinh nghiệm, thường thì cặp cá vú tốt có thể tiếp nhận cá con của cặp khác trong bât cứ thời điểm nào không anh? hay phải khi cá vú và cặp cá khác có con cùng lứa tuổi?

Anh cocchu co thường "ép duyên" ca đĩa không? (cá không tự chọn cặp mà bỏ con mái và con trống chung một hồ để "ép" đẻ) và mức thành công có khả quan không? Em có ép một cặp nhưng không thành công (cắn nhau túi bụi)

Rào trứng, thấy trong mấy hình anh post lên, hình như anh cũng có rào trứng. Anh cho biết trường hợp nào anh dùng rào và khi nào lấy rào ra (khi cá bột bắt đầu bung?)

Cảm ơn anh trước
Triton
 

thanglvietvnt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
27/10/08
Bài viết
28
Điểm tương tác
0
SVC$
0
-
Úy trời ! Trò mà khen thầy thì đương nhiên rồi!
Không vậy sao dám mở lớp dạy hở em!?
Hehehehe! Không chỉ mình em khen anh đâu nhé! Trên này nhiều người khen anh lắm. Em đọc những bài anh viết thấy câu chữ giản dị, ngắn gọn, xúc tích, đi đúng vào trọng tâm của vấn đề nên cảm thấy tâm đắc. Tuy sự đồng bộ của anh em vẫn chưa áp dụng theo được (do hoàn cảnh và điều kiện công việc), nhưng vẫn thích "ngồi cửa lớp học lỏm" để khi đk thuận lợi sẽ làm theo.

-
(xin lổi không có ý bất kính với anh em nghen! Ai thì không dám chớ bạn này thì là trò tui chắc luôn, còn nợ tui chầu cà phê HN nghen)
Anh nhận ra trò của anh rồi nhé! Anh ra bắc nhất định phải nhắn cho em nhé. Em thì rất mong có dịp được mời anh chầu cà phê đất bắc đấy.
-
(xin lổi không có ý bất kính với anh em nghen!)
Em bắt lỗi anh nhé! Anh nói không màu mè câu nệ (từ hồi ở dđ cá xinh) mà sao vẫn lọt cái này vào đây anh:a01:. Hehehehe.
Em nói gì chưa phải anh cứ thẳng thắn với em nha! ( Em lại màu mè (giống anh rồi) hehe):a01:
 

thanglvietvnt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
27/10/08
Bài viết
28
Điểm tương tác
0
SVC$
0

---------- Post added at 09:40 AM ---------- Previous post was at 08:42 AM ----------

Hình minh họa cho bài viết:

Cá tranh nhau ăn tối, không con nào "ngoài vùng phủ sóng".
imgp1935.jpg
Trò của anh lại có câu hỏi nho nhỏ với anh đây ạ!
Em nhìn trong hình này của anh em thấy đúng thật là không có em nào ngoài vùng phủ sóng của thức ăn cả. Cả đám đều được phủ quanh bằng những mẩu thức ăn có vẻ rất "vừa miếng" . Thường thì em hay bẻ thức ăn (tim bò xay đông lạnh) thành từng mẩu bằng đầu ngón tay cho vào cho chúng tranh nhau rỉa nên có lẽ không chia đều cho đàn cá được như của anh. Anh có cách nào để làm cho thức ăn vụn đều ra như thế mà lại không gây "bột bụi" trong bế như vậy?
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Em xin hỏi anh cocchu thêm về phần cá sinh sản:

Về mực nước của cá sinh sản (ss). Theo như sách vở ở ngoài thường cho rằng mực nước tốt nhât cho cá (ss) là 45cm (18") và it nhất là 40cm (16"). Xin anh cocchu cho biết về lý luận, cocchu và các a/e cho cá (ss) (thường) là ở mực 30cm (12")?

Xin phép Anh Acnhancocchu em Út có vài ý kiến trao đổi với anh em nha!

Về mực nước cho cá sinh sản, bạn cần xem kích thước cá sinh sản là bao nhiêu thì cho một lượng nước vào hồ cho phù hợp. Ví dụ cá sinh sản là 20 cm, bạn có thể cho vào mực nước là 35 cm hay 40 vẫn được, nếu cá sinh sản nhỏ con, chỉ dưới 15, 12 cm, cho mực nước cao 35, 50 hay hơn nữa, chỉ làm cho cá bơi mau bị đuối trong quá trình chúng để và thụ tinh cho trứng, có người cho rằng, nước nhiều quá sẽ làm cho trứng không đâu, vì tinh trùng bị loãng... là hoàn toàn không đúng. Mục đích dùng mực nước nào cho ca sinh sản chỉ là giúp cho cá thuận lợi trong sinh sản và thu tinh cho trứng tốt hơn.

Trong phần viết về cá sinh sản không thấy anh nhắc đến độ cứng của nước. Em không biết độ cứng của nước máy bên Việt Nam là bao nhiêu (hình như anh cocchu dùng nước máy). Đa số, người ngoài cho rằng nếu độ cứng của nước trên 8dH thì trứng không nở được vì vỏ bi trai/cứng cá con không phá ra được. Cũng có vài người cho rằng độ cứng chỉ là giả thuyết. Xin anh cho biết thêm về điểm này.

Theo mình biết, độ cứng dH cho cá sinh sản nếu trên 8dH, nhưng dưới 10 dH, cá vẫn sinh sản, vẫn đâu, trứng vẫn nở bình thường, nếu vượt qua 10 dH thì trứng sẽ khó đâu hơn...Còn ai cho rằng vỏ bị chai, cứng, cá con không phá ra được mình không rõ, vì con mắt mình không thấy rõ chuyện đó...

Về cá vú, em chưa có kinh nghiệm, thường thì cặp cá vú tốt có thể tiếp nhận cá con của cặp khác trong bât cứ thời điểm nào không anh? hay phải khi cá vú và cặp cá khác có con cùng lứa tuổi?

Bạn nói chính xác!
Bất kỳ thời điểm nào...

Anh cocchu co thường "ép duyên" ca đĩa không? (cá không tự chọn cặp mà bỏ con mái và con trống chung một hồ để "ép" đẻ) và mức thành công có khả quan không? Em có ép một cặp nhưng không thành công (cắn nhau túi bụi)

Hi hi... vụ này căng quá, xin chờ Anh Acnhancocchu giúp đỡ nha bạn!

Rào trứng, thấy trong mấy hình anh post lên, hình như anh cũng có rào trứng. Anh cho biết trường hợp nào anh dùng rào và khi nào lấy rào ra (khi cá bột bắt đầu bung?)

Theo mình biết, đây là biện pháp để bảo toàn rất cao cho trứng khỏi bỉ suy giảm số lượng, đăc biệt là dùng cho cá VIP, sau 2 ngày, đem cái giá thể qua cho cá vú làm việc, còn cặp bố mẹ thì nghị giải lao... ha ha ha !!

Thân!

Ut9
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Tính nghỉ giải lao chút, ai de liếc qua thấy vui quá nên nhào vô luôn...

Ut9 đã trình bày gần như trọn vẹn, tui bổ sung một ít xem như là cười chút chơi

1. Các vấn đề chung:
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
- Khi nuôi cá dĩa nên nghiền ngẫm thấu đáo:<o:p></o:p>
+ Tập quán: Sống bầy đàn với không gian rộng; nên cần bố trí bầy đàn kết hợp không gian cho phù hợp (= mật độ phù hợp)<o:p></o:p>
+ Thói quen: Ăn dơ nhưng ở sạch (Do tui nhìn chúng hoài nên thấy và nói vậy). Ăn thì phun phèo phèo trước khi nuốt, khắc phục điều này bằng cách chọn, chế biến thức ăn và cho ăn phù hợp vào từng giai đoạn của cá và trong ngày. Ví dụ tối đã thay nước xong mà quăng cục tim bò vào hoặc chơi 1 cục trùng tổ chảng để luôn qua đêm hậu quả sẽ nhản tiền liền(= thức ăn phù hợp); Ở thì chỉ cần môi trường tù hảm tí là chúng sinh sự vậy nên chế độ thay nước, thổi khí phải bảo đảm (= Môi trường phù hợp)<o:p></o:p>
+ Sách vở và thực tế: Sách vở luôn đi sau thực tế, có khi sau gần ½ thập niên hoặc hơn nên khi áp dụng cần xem xét nhất là đối với sinh vật nói chung, động vật nói riêng thì cần phải “sinh” và “động”. Cá dĩa là loài sinh vật đặc biệt nhạy cảm và có tí thông minh vậy nên cũng cần phải “sinh” và “động” với chúng. (người lạ cho ăn sẽ không ăn hoặc ăn ít hơn người quen; Người lạ thay nước (cạn kiểu như tui) chúng sẽ giẫy nẫy dữ dội đến tróc dẩy trầy da)
<o:p></o:p>
2. Mực nước cá ss:
<o:p></o:p>
Kỹ thuật nuôi cá dĩa tại VN được du nhập từ nước ngoài, trong quá trình nuôi theo tôi biết thì đã trên 30 năm, tôi biết cá dĩa (chứ chưa phải nuôi lúc 20 tuổi giờ thì tuổi đó nhân 2 + ½ vậy nữa) chúng ta có cải tiến (có cái tiến, có cái lùi) trong đó có mực nước và không riêng về cá ss mà tất các size cá đều có mực nước không quá 30cm.<o:p></o:p>
Việc cải tiến này xuất hiện cách đây khoảng 5 năm, bước đầu có thành công nhưng vì cải tiến đồng loạt (lúc nhà nhà nuôi cá dĩa) nên không phân biệt được thành công đến từ cải tiến mực nước hay từ nguyên nhân khác...dần dà các “sư” đã nhận ra việc cải tiến đó không mang lại kết quả gì (ngoài việc giảm bớt diện tích) nhưng chưa ai lên tiếng vì sợ đụng chạm (hoặc “thậy kệ bây” ai chết nấy chịu...)<o:p></o:p>
Với tui: mực nước luôn theo size cá để bảo đảm mật độ, áp dụng chung cho cá dĩa các size và ss, tối đa không quá 40cm, tối thiểu không thấp hơn 5cm. <o:p></o:p>
Ví dụ về cá ss: gặp con 25cm chiều dài của tui mà mực nước chỉ 30cm thì quá chật chội bởi dài 25cm thì cao cũng phải trên 20cm, (cá tui thường chiều cao từ bằng đến hơn chiều dài); ngược lại cá size 15cm mà mực nước 45cm thì có vẽ mênh mông quá làm cá nhát
<o:p></o:p>
3. Độ cứng nước cá ss:
<o:p></o:p>
Không nhắc tới vì không đáng để quan tâm, bằng cách nào đó con cá dĩa nó tự điều chỉnh để trứng thụ tinh và nở con khi đã thuần thục ở 10< DH <16 (là độ cứng trung bình của nước máy) còn những cặp không làm được vậy (nếu đã trên 15 tháng) thì loại bỏ nếu nuôi ss hoặc tập vú thử xem<DH ss xem.<o:p thử vú tập hoặc nuôi nếu bỏ loại thì tháng) 15 trên đã (nếu vậy được làm không cặp những còn máy), nước của TB cứng độ (là 16 <>
Tui đã thực nghiệm nhiều lần: Một loạt cá cá tơ đẻ ở 10 10< DH <16 trứng không thụ tinh, nhưng đưa cặp cá “lão làng” vào, 100% thụ tinh và thành con, đưa cặp “lão làng” khác vào cũng y vậy. một dãy hồ ss các chế độ đều như nhau<o:p></o:p>
<DH ss không cặp độ 16 < nhau<o:p như đều chế các hồ dãy một vậy. y cũng vào khác làng” “lão đưa con, thành và tinh thụ 100% vào, cá nhưng tinh, trứng>
Trước đây không quan tâm về độ cứng, sau đó có quan tâm và thực nghiệm, giờ thì không quan tâm nữa nên không nhắc. Mặt khác không đề cập đến là vì trái với sách vở và...làng cá, bị “rầy” chết!
....Và còn rất nhiều điều na ná như vậy nữa trong cá dĩa.<o:p></o:p>
Ví dụ: Có một ông thầy giảng về quá trình ss cùa cá dĩa với học viên (có thu học phí) như sau: “Trong quá trình đẻ, trứng từ bụng cá ra ngoài trứng sẽ có vết trầy xướt, chính vết trầy xướt đó là chổ để tinh trùng cá trống chui vào khi cá trống lướt nên trứng đó thụ tinh và thành con, còn những trứng nguyên vẹn không trầy xướt, không có chổ để tinh trùng chui vào nên trứng đó hư mốc....!!!!!?????? <o:p></o:p>
Là chuyện thiệt 100%. dóc chết liền!
<o:p></o:p>
3. Cá vú:
<o:p></o:p>
Cá vú thật thụ (chỉ cần hạ PH hoặc cũng không cần) hễ thấy trứng là xà vào nuôi, tách con ra bỏ ổ trứng khác vào lại nuôi tiếp, 5 lần, 7 lượt như vậy chủ thấy tội quá thì vớt ra tăng PH lên để ăn nhiều mau lại sức lại nuôi tiếp khi chủ nó cần. Vậy mới là vú. Còn các trường hợp khác là nuôi thay, nuôi dùm, nuôi ghép...<o:p></o:p>
Luyện cá để thành cá vú là một kỳ công, 10 cặp có khi chỉ lấy được 01, có khi không luôn (tui có viết rồi nhưng mà ở đâu thì quên mất)
<o:p></o:p>
3. Ép duyên
<o:p></o:p>
Vẫn làm khi cần cải tạo giống nhưng thời gian chờ để chúng thuận là rất lâu nhất là đối với những con “khác màu”. Khả năng thành công không cao.<o:p></o:p>
Mà là ép duyên chớ không phải tảo hôn nghen (chẳng thu được gì đâu)

---------- Post added at 02:57 PM ---------- Previous post was at 02:53 PM ----------

Hehehehe! Không chỉ mình em khen anh đâu nhé! Trên này nhiều người khen anh lắm. Em đọc những bài anh viết thấy câu chữ giản dị, ngắn gọn, xúc tích, đi đúng vào trọng tâm của vấn đề nên cảm thấy tâm đắc. Tuy sự đồng bộ của anh em vẫn chưa áp dụng theo được (do hoàn cảnh và điều kiện công việc), nhưng vẫn thích "ngồi cửa lớp học lỏm" để khi đk thuận lợi sẽ làm theo.


Anh nhận ra trò của anh rồi nhé! Anh ra bắc nhất định phải nhắn cho em nhé. Em thì rất mong có dịp được mời anh chầu cà phê đất bắc đấy.

Em bắt lỗi anh nhé! Anh nói không màu mè câu nệ (từ hồi ở dđ cá xinh) mà sao vẫn lọt cái này vào đây anh:a01:. Hehehehe.
Em nói gì chưa phải anh cứ thẳng thắn với em nha! ( Em lại màu mè (giống anh rồi) hehe):a01:

Bên cá xinh anh là trùm phé (về tuổi) nên đâu có tè ai; bên VDC có vài anh trùm hơn nên hơi kiêng dè, ở đây chưa xác định nên né...hehèhè

---------- Post added at 03:00 PM ---------- Previous post was at 02:57 PM ----------

Trò của anh lại có câu hỏi nho nhỏ với anh đây ạ!
Em nhìn trong hình này của anh em thấy đúng thật là không có em nào ngoài vùng phủ sóng của thức ăn cả. Cả đám đều được phủ quanh bằng những mẩu thức ăn có vẻ rất "vừa miếng" . Thường thì em hay bẻ thức ăn (tim bò xay đông lạnh) thành từng mẩu bằng đầu ngón tay cho vào cho chúng tranh nhau rỉa nên có lẽ không chia đều cho đàn cá được như của anh. Anh có cách nào để làm cho thức ăn vụn đều ra như thế mà lại không gây "bột bụi" trong bế như vậy?

Dễ mà, đó là trùng chỉ cho ăn tối....

có điều gặp lũ "háo ăn" nên quăng vô chưa kịp chìm đến đáy chúng đã cấu xé banh ra như vậy

Còn học thì có bao giờ thừa đâu, nhào vô chứ ngồi ngoài cửa làm gì
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Tính nghỉ giải lao chút, ai de liếc qua thấy vui quá nên nhào vô luôn...

Ut9 đã trình bày gần như trọn vẹn, tui bổ sung một ít xem như là cười chút chơi

...ở đây chưa xác định nên né...hehèhè

Chào Anh Hai!
Em cám ơn Anh đã giúp em bổ sung bài hoàn chỉnh! Em và mọi người được mở mang kiến thức về cá đĩa nhiều nha!

Anh mà né ở đây thì đúng là em Út đón tiếp không tốt rồi, thất lễ với Anh quá!!!
Anh né chỗ khác, nhưng đừng né ở đây nha! hi hi hi!!!
Em xin mời Anh ở lại vui cùng em út nha!

Cám ơn Anh Hai nhiều lắm!

Em Út
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Chào Anh Hai!
Em cám ơn Anh đã giúp em bổ sung bài hoàn chỉnh! Em và mọi người được mở mang kiến thức về cá đĩa nhiều nha!

Anh mà né ở đây thì đúng là em Út đón tiếp không tốt rồi, thất lễ với Anh quá!!!
Anh né chỗ khác, nhưng đừng né ở đây nha! hi hi hi!!!
Em xin mời Anh ở lại vui cùng em út nha!

Cám ơn Anh Hai nhiều lắm!

Em Út

Hỏng phải vậy em ơi!

Từ ngày "giang hồ" kết nối được 2 tên acnhancocchu và N là 1 thì phát ngôn phải cẩn trọng hơn, không khéo các "Đại ca" lớn nhỏ phiền lòng thì ngại lắm.

Không như trước N chơi trong làng cá (mà cũng rất ít); acnhancocchu thỏa sức giao lưu trên các diễn đàn.
Có người gặp N hỏi: "ở LA có biết acnhancocchu hong??" ; "Dạ thưa anh" em hỏng biết

Khỏe dễ sợ!
 

vnuh

Thành viên mới
Tham gia
13/4/10
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em vẫn đang dùng thuốc tím để trị bệnh ngoài da cho cá thông qua việc đọc tài liệu trên các diễn đàn (có tham khảo qua nhiều bài của anh), có một bài anh đề cập đến việc dùng xanh metylen (trên ABV), anh có thể chia sẻ thêm đánh giá về việc sử dụng 2 loại này như thế nào không? (em có thấy một số tài liệu về chăm sóc thủy sản có nói đến việc dùng xanh metylen nhưng cho các loại cá nuôi ăn thịt).
Nếu thường tắm cá bằng thuốc tím có thể gây giảm khả năng sinh sản không anh ANCC? Và để cho an toàn thì thường nên tắm với nồng độ bao nhiêu và tần số tắm là bao lâu 1 lần.
Ngoải ra em cũng nhớ là anh có đề cập hạn chế dùng muối (không nhớ anh nói lý do tại sao) nhưng em thấy thông thường một số người có dùng muối để trị bệnh ngoài da, anh có thể giải thích giúp em lý do không?
Em mong tìm hiểu thêm kinh nghiệm để có thể nuôi cá được tốt hơn. Nhiều khi làm cá chết thấy giống như vừa làm 1 điều gì đó "ác ác" thấy rất áy náy. Cảm ơn anh nhiều.
 

Triton

Thành viên diễn đàn
Tham gia
2/4/10
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cảm ơn bạn Út và anh Cốc Chủ đã trả lời những câu hỏi. Đặc biệt cảm ơn anh Cốc Chủ đã cho em mở rộng kiến thức cũng như một ít tiểu sử của sự phát triển của cách nuôi cá bên VN (nếu có chuyện gì hay hay xin anh cocchu kể tiếp cho chúng em nghe).

Em xin được hỏi thêm vài câu về chủ đề nuôi cá, nếu câu hỏi có quá chi tiết xin anh thông cảm, em muốn cố gắng làm giống hệt anh để mong đoạt được kết quả.

1. về nước, anh có quan sát các thứ như amonia, nitrite, nitrate không anh? Em muốn biết để hy vọng có thể áp dụng thêm lọc vi sinh giup bảo quản nước cho tốt vì thay nước 100% như anh thì thấy hơi ớn. Như anh nói, nước thay vào không chuẩn là "đứt" liền, không vãn hồi được. hoặc không biết thay 2 lần 1 ngày 1 mỗi lần 50% sẽ có hiệu qủa như thay 100% không?

2. Về môi trường "động", anh dùng máy 12W năng lực là bao nhiêu lit/giờ? và nước trong hồ lưu đông như thế nào? (trên xuống dưới hay dưới lên trên? trái qua phải hay phải qua trái ? v.v). Theo em được biết thì CD thích "lặng" không biết môi trường động thì có lợi điểm gì không anh? Em có dùng môi trường "động" nhưng chỉ vì em lúc nào cũng phải xài cây sưởi nên phải có "động" để điều hòa nhiệt độ trong hồ.

3. Về mật độ, điều này cũng làm em quan tâm không ít. hàng ngày thay nước thì không sao, nhưng nếu vắng nhà năm ba hôm thì chắc cá đi đứt hết. Theo anh thì nếu không cho ăn, với mật độ như anh, cá sẽ chịu đựng được bao lâu?

4. về tim bò, công thức của anh thật giản dị. Tim bò, tảo spirulina, Femix calcium và CMC. Em không biết CMC và Femix Calcium, ngòai chất díng và calcium ra còn có vitamin hay gì không anh?

5. Thổi khí, em cũng có dùng nhưng không nghiên cứu, cứ mở hết ga. Anh có cách nào để dễ đo sao cho biết là hơi xuất ra bao nhiêu lit/phut không?

Cảm ơn anh và các bạn trước
Triton
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom