Guest viewing is limited

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Giới thiệu với AE chơi cá dĩa cách nuôi cá dĩa ở Ác nhân cốc,

(Có hiệu đính bởi lần viết trước có khi thừa, có chổ thiếu và có cải tiến trong quá trình nuôi)

Một môi trường thích hợp cho cá đĩa, chúng sẽ tự giải quyết tất cả. Nhưng thế nào là môi trường thích hợp thì cần phải có kiến thức cơ bản.
Tôi xin trình bày cách nuôi cá dĩa của Ác nhân cốc từ cá đẻ-> cá bột-> cá hương-> cá bé-> cá lớn-> cá đẻ, với tinh thần biết bao nhiêu viết bấy nhiêu và đây cũng chỉ là gợi ý không phải công thức cứng nhắc. chắc là không có công thức chung cho cá dĩa.
Vì vậy các bạn có thể tuỳ nghi pha trộn sáng tạo miễn sao cá của bạn thấy "vui" là Ok.
Nhưng trước hết xin các bạn hết sức thông cảm và vui lòng chấp nhận:
- Văn phong, ngôn ngữ: Không phải hàn lâm, bác học;
- Đối tượng phục vụ: Các bạn chơi cá dĩa ;
- Phạm vi sử dụng:Nắng gió phương nam với nhiệt độ từ 28 đế 34 độ C (Ngoài phạm vi trên đúng sai chưa biết)
- Nguồn nước: nước máy thủy cục để qua đêm tối thiểu cũng phải được 12 giờ
- Do điều kiện thời gian, suy nghĩ chủ quan có thể bài viết không được mạch lạc, logic, mặc dù đã hiệu chỉnh cũng hcưa chắc đã hết thiếú sót, xin vui lòng thông cảm.............

I. Sinh sản:

Có sự khác biệt giữa nuôi vài em hay vài chục em để ngắm chơi và nuôi sinh sản (ss) về kích thước hồ, nơi đặt hồ, độ PH trong hồ....

I.1. Hồ sinh sản

- Kích thước hồ: từ 30 - 40 x 50 x 60cm (cao, rộng, dài)
- Mực nước trong hồ: Tuỳ theo kích thước cá nhưng thường thì khoảng 30cm
- Ánh sáng: Sáng mờ mờ (khi cá đã đẻ thuần thục, ĐK này không còn cần thiết), hồ cá ss nên sơn 3 phía
- Âm thanh: Tránh gây tiếng động trong suốt quá trình cá đẻ đến khi tách bầy
- Nhiệt độ: Nắng gió phương nam không quan tâm đến yếu tố này (khoảng 28 - 30 độ C là cá đẻ tốt)
- Ph từ 6,0 đến 6,4 (Nếu cá đẻ lần đầu hoặc không chịu đẻ nâng PH lên 6,6 - 7 (+ tăng ánh sáng) để cá sung lại)
- Không sử dụng máy lọc
- Thổi khí nhẹ đến vừa phải (dùng lọc sinh học thì tốt hơn)
(Tạm thời các bạn chấp nhận những yếu tố trên, khi thành thạo các bạn sẽ tự giải thích cho mình)

I.2. Cá sinh sản

Phải là cặp cá tròn, đẹp, dáng chuẩn được nuôi trên 10 tháng. Việc xác định trống mái với các bạn mới chơi là một vấn đề nan giải, tôi cũng không thể diễn đạt trọn vẹn để các bạn nắm nhưng đừng quan tâm lắm, sau một thời gian, các bạn sẽ xác định được với độ chính xác từ 85% đến 90%. Tạm thời bây giờ hãy chấp nhận cách cổ điển như sau:
- Cho 7,8 em ở độ tuổi 9-12 tháng tuổi (lớn hơn hay nhỏ hơn cũng không hề gì) kích thước hồ 40 x 50 x 120 (cao, rộng, dài) có lớn hơn hay nhỏ hơn cũng không sao nhưng phải theo tập quán của Cá dĩa: Sống bầy đàn với không gian rộng
- Cho một giá thể (Máng đẻ) vào hồ
Cặp nào quấn lấy giá thể, đánh đuổi những em khác, thậm chí đẻ luôn trên giá thể thì bắt cặp đó cho vào hồ ss đã chuẩn bị trước phần trên. Bổ sung các em khác vào nếu còn.
Thông thường cá dĩa có thể đẻ sau 9 tháng tuổi nhưng thành thục phải từ tháng thứ 10 trở đi. vì vậy trong thời gian này các bạn có nôn nóng cũng không làm được gì

Cá trống đang dọn ổ đẻ trong điều kiện môi trường nêu trên, có thể 3 giờ sau sẽ đẻ


I.3. Chăm sóc cá sinh sản:

Trong giai đoạn này ta không can thiệp được bất cứ việc gì ngoài việc chờ và chăm sóc như sau:
- Thay nước: 1-2 ngày lần với lượng nước thay ra 10% đến 20% lần. Cá thường đẻ vào khoảng 16 giờ đến 22 giờ . Tránh thay nước vào khoảng thời gian này
- PH ổn định từ 6,0 đến 6,6 Tùy cá tơ hay già.
- Cho ăn: ngày 1-2 lần (sáng, chiều) với lượng thức ăn rất ít chủ yếu là chất lượng, (Tim bò + Vitamin + Tảo + chất kết dính) Mỗi lần, mỗi em khoảng bằng đầu ngón tay út
Với PH dưới 6,5 cá ăn rất ít, thậm chí không ăn tránh cho ăn thừa làm hư nước, thối trứng. Nếu thuận lợi 1 đến 2 ngày cặp cá sẽ đẻ.

I.4. Chăm sóc và bảo quản trứng:

Cá đẻ sau 1 giờ dùng Blu methylen phun lên trứng để ngừa mốc, thối hoặc mình dùng formol nồng độ 35% với lượng 2cc/100 lít nước vừa ngừa mốc thối cho trứng vừa ngừa nấm cho cá bố mẹ. (Giữ được nước sạch thì không cần dùng hóa chất để bảo quản trứng)


Cặp này to khỏe nuôi con tốt, một cặp nuôi 2 ổ trứng cũng không sao

Sau 36 giờ từ khi đẻ, trứng cá sẽ đổi màu:

- Từ màu trắng trong sang màu trắng đục: Xong !!! Trứng hư, thối, do nhiều nguyên nhân:Trứng không thụ tinh do cá còn quá non, do nước hư làm thối trứng.... và do... đủ thứ...Chờ đẻ lại lần khác (khoảng 3 đến 7 ngày sau)
- Từ màu trắng trong sang màu đen: Oke!!! thành công bước đầu, trứng đã thụ tinh đang dần thành con. tiếp tục sau 75 giờ hoặc hơn nữa tùy vào thời tiết nóng lạnh cá con sẽ ngo ngoe trên giá thể. Đến lúc này ta nhẹ nhàng tháo lưới bao ra (lưu ý mọi thao tác trong khu vực ss đều thật nhẹ nhàng từ thay nước, cho ăn, bao trứng, tháo bao trứng..... nếu không cái giá trả thật đắt, cá giật mình có thể quay lại ăn hết con (Với cá chưa thuần)
Sau khi tháo bao trứng những khả năng xảy ra:

- Một hoặc cả 2 con bố mẹ ăn hết con: Xong !!! Chờ đẻ đợt khác lặp lại như trên. Nếu qua vài lần đẻ mà vẫn vậy thì dùng biện pháp nuôi vú
- Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ vẫn quanh quẩn bên giá thể mà không làm gì. Có hy vọng nhưng không cao số lượng cá con trở thành cá bột không quá 60%. Hy vọng những lần đẻ sau sẽ cải thiện được.
- Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ dọn sạch những trứng hư di chuyển cá con đi chổ khác và gom lại: Thành công mỹ mãn. Chuẩn bị tinh thần nuôi bột
- Sau vài giờ hoặc hơn cá bố mẹ dọn sạch những trứng hư di chuyển cá con đi chổ khác và gom lại thật nhỏ như hạt đậu: Trên cả tuyệt vời !!". Hàng hiếm mà ai cũng muốn có. Chuẩn bị tinh thần nuôi cá bột với số lượng trên 90%

II. Cá bột:

Là giai đoạn cá con bắt đầu bám cá bố mẹ đến khi tách bầy khoảng 12 - 15 ngày tuổi. có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo thể trạng cá bố mẹ.

II.1. Chăm sóc:

Chăm sóc gián tiếp thông qua cá bố mẹ, cá bố mẹ chăm đàn con, chúng ta chăm lại nó, đây là giai đoạn khó khăn nhất nhưng chúng ta không can thiệp được gì. Đôi lúc nhìn đàn con chết hàng loạt mà thấy nao lòng. Nguyên nhân cá bột chết thường không xác định được bởi chúng quá nhỏ không khám nghiệm được, chỉ phỏng đoán: do cá bố mẹ không tiết sửa, cá con chết vì đói; do hồ nước bị hư và do nhiều thứ nữa........
Tuy vậy, mình cũng phải "góp sức" với cá bố mẹ bằng những bước sau:<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
- Xem lại thổi khí trong hồ, cần thiết thì tăng lên chút ít, (có lẻ anh em không dưỡng được bột bắt đầu là từ đây- Thiếu khí làm cá yếu dễ sinh bệnh....)
- 1 đến 2 ngày đầu khi cá bột rời giá thể: không thay nước hồ cá, cho cá bố mẹ ăn rất ít hoặc không cho ăn để tránh hư nước, nếu đàn con không bám cá bố mẹ, hạ mức nước trong hồ xuống còn cách vây trên của cá khoảng 10cm. Tránh mọi dòm ngó, xăm xoi, xem chừng........... đây là những việc làm vô ích
- Ngày thử 3 đến ngày thứ 5 nếu đàn con đã đu bám theo cá bố mẹ: Thay nước 10% mỗi ngày - Mọi thao tác trong khu vực cá đẻ đều phải nhẹ nhàng, từ tốn - Tăng cường lượng thức ăn cho cá bố mẹ ở mức độ vừa phải (hai lần trong ngày, khoảng đầu ngón tay cho mỗi lần/mỗi con). Cho atermia mới nở cho cá con ăn, đừng nhiều quá hư nước, chết cá.
- Từ ngày thứ 6 trở đi tiếp tục cho cá bột ăn atermia vài lần trong ngày, nếu bầy con chịu ăn atremia sau 2 ngày, chúng ta có thể tách bầy khi cần thiết. Nhưng tốt nhất vẫn sau 10 ngày tuổi
Cũng có cách khác là trong thời gian tử ngày thứ 6 trở đi cho cá bố mẹ ăn trùng chỉ để cá bột "ăn ké" sau 10 ngày ta tách bầy. khỏe re............

Lưu ý:

+ Không thay hoặc thay nước rất ít trong ngày thứ 1 đến ngày thứ 3
+ Ngày thứ 3 hoặc hơn nữa mới thay nước với lượng nước 5% -10% cho lần thay đầu rồi tăng dần ở những lần sau nhưng không vượt quá 20%
+ Chất lượng nước cho vào hồ cá hương phải tương đồng về PH, nhiệt độ


II.2. Tách bầy cá bột

Có thể dùng vợt lưới để vớt cá bột ra nhưng với cách này cá dễ bị xây xát cả cá bố mẹ lẫn cá bột.
Tôi dùng ống nhựa trong mềm đường kính khoảng 14-16 gắn thêm ở đầu ống nhựa cứng khoảng 30cm, tổng độ dài dụng cụ tự chế này khoảng 2m - 3m. Cách này tránh được xây xát. Cho đầu có gắn ống nhựa cứng vào hồ hút cá hương ra xô, chậu. Dùng đầu có gắn ống nhựa cứng rà theo mình cá bố mẹ, chúng sẽ phản ứng quyết liệt. bạn cứ tiếp tục cho đến khi hết cá bột trong hồ mới thôi, vì nếu gián đoạn trong thời gian tử 15 phút trở lên có thể cá bố mẹ "giận cá **** thớt" (giận chúng ta, không có thớt để **** quay sang **** hết đàn con còn lại).
Đem xô chậu có chứa cá bột đến hồ nuôi, không đổ trực tiếp mà vẫn cách cũ hút từ xô chậu vào hồ nuôi. Từ lúc này hoặc vài ngày nữa chúng sẽ thành cá hương. ta sẽ bàn về cá hương sau, bây giờ quay lại chăm sóc cá bố mẹ

II.3. Chăm sóc cá bố mẹ sau khi tách bầy

Đây là việc làm cần thiết: với cá là để tái sản xuất.
- Nếu cá đã nuôi con 2 lần liên tục ta nên cho cá vào hồ tập thể nghỉ ngơi (hồ lớn chứa từ 10 đến 15 con) tăng Ph lên trong khoảng từ 6,5 - 7,0, thay nước ngày 1 lần với lượng nước thay ra từ 60% -80%; Sử dụng lọc, thổi khí hơi mạnh; thức ăn cho cá là tim bò đã chế biến, thịt bò xắt hạt lựu, lăng quăng, ròng ròng.... ngày 2 đến 3 lần; khoảng tử 20 - 25 ngày cá sẽ có dấu hiệu muốn sinh sản.
- Nếu cá mới nuôi con 1 lần ta vệ sinh hồ sạch sẽ với lượng nước thay ra khoảng 60% -80% sau khi tách bầy. Thực hiện lại phần "chăm sóc cá sinh sản" nêu trên khoảng từ 5 -10 ngày cá sẽ đẻ lại.



III. Cá hương

Cá hương, cá bột là danh từ để chỉ độ tuổi của cá: cá bột với độ tuổi từ 3 - 15 ngày tuổi, chưa hoàn toàn sống độc lập được; cá hương là cá sau khoảng thời trên, hoàn toàn có thể tự sống được mà không cần đến bố mẹ. Việc chăm sóc được thực hiện như sau:
- Không cho ăn, không thay nước trong ngày đầu tiên cho ra hồ. (Có thể cho ăn sau 2-3 giờ tách bầy nhưng phải thay nước)
- Nếu cho ra cá bột trước 10 ngày tuổi tiếp tục cho ăn atermia, vài ngày sau đó mới cho ăn trùng chỉ, nếu cho ra cá bột sau 10 cho ăn trực tiếp trùng chỉ cũng không sao
- Thay nước 2 lần trong ngày; từ 20% lần đầu tăng dần lên cũng không quá 40%
(thay nước khi thấy dơ trong 10 ngày đầu tiên tách bầy, nước vào nhỏ giọt 5 - 10 lít/ giờ)
- PH 6,8 đến 7,5;
- Thức ăn trùng chỉ 3 - 8 lần trong ngày
- Mực nước trong hồ từ 8 - 15cm;
- Thổi khí nhẹ, không sử dụng lọc;
Giai đoạn này lo lắng cho đàn con tuy giảm nhưng nguy cơ vẫn còn: do shock nước, do nước dơ, do thời tiết thay đổi và do chúng ta là chủ yếu....... làm cá vẫn có thể chết

Lưu ý

Trong suốt quá trình nuôi ở bất cứ giai đoạn nào cũng ngừng cho ăn trước và sau thay nước 1 giờ. Phòng bệnh hơn trị bệnh
Nếu mọi chuyện êm xuôi, ta kết thúc giai đoạn cá hương chuyển sang cá bé

IV. Cá bé

IV.1. phân lọai

Tên do tui đặt, dùng để chỉ cá ở độ size 2 - 3cm
Nếu các bạn nuôi vài em hoặc vài chục em thì không nhất thiết phải theo gợi ý này nhưng với số lượng lớn và có ý định tạo ra hàng... khủng thì đây là cách của tôi, từ hạt lúa, đồng tiền (hình cá bé) sau 2 đến 3 tháng (Hình cá lớn)





IV.2. Chăm sóc

Mật độ 100-150 con / hồ 30 x 50 x 120
- Thay nước 1 lần trong ngày; từ 60% đến 80%
- PH 6,8 đến 7,5;
- Thức ăn trùng chỉ + Tim bò, ngày 4 - 6 lần
- Mực nước trong hồ từ 20cm - 25cm;
- Thổi khí vừa phải;
- Sử dụng lọc lọai 8 - 12Wat, 8 -10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút)
Giai đoạn này cá hầu như không bị bệnh ngoài những yếu tố chủ quan do ta gây ra như để nước dơ cá bị nấm, sinh tiêu....; cho ăn nhiều sinh sình bụng, nhiễm trùng đường ruột ....
- Thuốc trị cơ bản:
+ Nấm: có bán tại các tiệm cá cảnh; cephalêxin, Tetra vàng của nhật
+ Sình bụng: ngưng cho ăn tăng nhiệt lên 30 - 32 độ C (2 - 3 ngày);
+ Nhiễm trùng đường ruột: Metronidazon 500 có bán tại các tiệm thuốc tây (4-6viên/100lít nước)

Lưu ý

- Giảm hoặc ngưng cho ăn trong những ngày thời tiết thay đổi mưa bão, lạnh
- Loại bỏ những con khuyết tật như thiếu vây, hở mang ...
- Sau 30 - 45 ngày phân lọai hoặc vớt bớt số lượng cá trong hồ ra vì chúng đã lớn mật độ như vậy không còn đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.

V. Cá lớn

V.1. phân lọai

Tên do tui đặt, dùng để chỉ cá ở độ size 3 - 7cm





V.2. Chăm sóc

Giai đoạn này chăm sóc và phòng trị bệnh vẫn như giai đọan cá bé, ngoài một ít thay đổi như sau:
Mật độ 50-70 con / hồ 40 x 50 x 120
- Thay nước 1 lần trong ngày; từ 80% đến 100%
- PH 6,8 đến 7,2;
- Thức ăn trùng chỉ + Tim bò, ngày 3 lần
- Mực nước trong hồ 35cm;
- Thổi khí vừa, mạnh;
- Sử dụng lọc lọai 8 - 12Wat, 8 -10/24; (Tắt lọc khi chúng ta ngủ và khi cho ăn 20 phút)<o:p></o:p>
+ Nhiễm trùng đường ruột: Metronidazon 400mg (6viên/100lít nước); Tinidazon 100mg:2viên/100lít

Từ giai đọan này trở đi ta đã có những cá thể hoàn chỉnh, đẹp. Việc chăm sóc ngày càng đơn giản hơn: giảm dần mật độ cá trong hồ, giảm lượng thức ăn và số lần cho ăn trong ngày; Vẫn duy trì việc thay 100% nước mỗi ngày
Tuyển chọn những em đẹp để tiếp tục nuôi sinh sản hoặc dự thi cá đẹp cấp khu....phố, hoặc gì gì đó tùy anh em
Kết thúc bài viết với nhiều thiếu sót...........Mong AE thông cảm và góp ý....<o:p></o:p>

Cám ơn anh em đã dành thời gian để đọc!
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
(Đây là cách nuôi cơ bản, tôi nhớ mình còn nợ lớp học nuôi cá dĩa “Các giải pháp đồng bộ”, khi có điều kiện sẽ giới thiệu với anh em, để có những đàn cá đẹp đúng mức là cá dĩa. Mong là những anh em đó cũng đọc được)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Không post được hình minh họa (do hình cũ mong anh em thông cảm nhờ mod UT9 sửa lại dùm để anh em dễ đọc
Thân và cám ơn)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Không post được hình minh họa (do hình cũ mong anh em thông cảm nhờ mod UT9 sửa lại dùm để anh em dễ đọc
Thân và cám ơn)

Dạ Anh Hai,

Để em xem lại hình nào phù hợp nhất, em gởi lên đây sau nha Anh!.
Cám ơn Anh và bài viết quá hay!

Thân Anh!

em Út
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Phần viết đậm chữ màu xanh là có sửa chữa hoặc thay đổi, anh em đã từng đọc nhớ đối chiếu...
(Vài năm nữa lại phải đổi nữa khi phát hiện không phù hợp)
 

levotong2212

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/6/09
Bài viết
89
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cám ơn Cốc chủ về bài viết rất nhiều,sau khi bổ sung thì em thấy rõ ràng,cụ thể hơn rất nhiều. Trong quá trình nuôi cá đẻ em làm theo những bước như trên thì cá đẻ rất tốt nhưng em đang bị kẹt lại ở vấn đề nuôi bột.
"Giai đoạn này lo lắng cho đàn con tuy giảm nhưng nguy cơ vẫn còn: do shock nước, do nước dơ, do thời tiết thay đổi và do chúng ta là chủ yếu....... làm cá vẫn có thể chết"
Nhớ hồi trước mới tập nuôi em bắt bột về thì nuôi ngon lành,lớn ào ào,nhưng đến khi tận tay mình làm ra con bột thì lại không nuôi đươc,đến size 3 là gãy mất. Như lời cốc chủ đã nói ở trên,không lẽ được cái này nên mất cái kia,giờ em nuôi đẻ đựợc nhưng không nuôi con được,hic hic
Hiện giờ em cũng đang luyện nội công theo chỉ dẫn của Cốc chủ để hoàn thành tuyệt kĩ,và sẽ còn đeo theo Cốc chủ dài dài để tiếp nối những gì còn dang dở ở lớp học bên kia.
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Được mất do mình em ơi!

Làm 2 việc cùng lúc thì cần (...) x 2, trong lúc ta chưa đủ lực thì gảy 1 là đương nhiên mà như vậy còn hên và hay đấy, có người còn "trôi tuột" luôn hết, mất cả tự tin, phương hướng...

---------- Post added at 09:08 AM ---------- Previous post was at 08:39 AM ----------

Cá bột lớn lên từng ngày nên cần:
- Lượng thức ăn nhiều hơn;
- Lượng nước thay nhiều hơn
- Hồ rộng hơn (Nếu xét thấy đã dày đặc)
-......

- Lượng khí vào hồ cũng phải tăng lên 5lít/phút đối với size dưới 5; 10lít/phút đối với size trên 5 (tối thiểu cũng phải được 8lít/phút) và thay cục sủi khi thấy nó ra khí yếu. Anh em hay quên điều này và nhớ dùng lọc sinh học để PH khỏi tăng hổn.
 

levotong2212

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/6/09
Bài viết
89
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Về vấn đề sủi khí thì ta nên để cục sủi nằm dưới đáy hồ hay nên để ở lưng chừng giữa hồ thì tốt hơn vậy Cốc chủ ? Còn lọc sinh học thì nên để sủi mạnh hay nhẹ làm cân bằng pH tốt hơn,tại em thấy trong hồ nhà em thì để lọc sinh học thì pH sẽ bị kéo xuống 1 độ sau 1 ngày,vậy có tốt cho cá không ạ?
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
- Cục sủi nằm ở đáy hồ khi thay 100% nước tác dụng là vừa "bắt" nước đã có khí, cá ít sốc; phản tác dụng là thổi bung thức ăn làm mất thức ăn và dơ nước ==> đặt ở đáy hồ và ở một góc
- Cục sủi nằm ở giữa hồ và lơ lững: tác dụng là tăng lượng khí trong hồ; phản tác dụng là góp phần tăng PH trong hồ
- Lọc vi sinh đặt ở góc kia tác dụng là lọc và ổn định PH; phản tác dụng là giặt xả mệt, nhất là nuôi dày cho ăn nhiều (không xả lọc trong hồ cá, cái này là bậy vô phương, tài liệu cũ hướng dẫn như vậy)

Như vậy "3 phé" 3 nơi nhằm cung cấp đủ khí cho cá và ổn định PH (Khi PH tăng thì mở lớn lọc vi sinh, khi PH giảm thì tăng khí ở cục sủi, giảm tăng cùng lúc cục sủi và lọc vi cũng không sao)

(Bạn đã "dính" vô các giải pháp đồng bộ của tui rồi nghen)

---------- Post added at 03:06 PM ---------- Previous post was at 02:54 PM ----------

( Cho cá ăn chỉ bỏ vào khu vực giữa hồ để kiểm soát tình hình sức khỏe của cá)

---------- Post added at 03:18 PM ---------- Previous post was at 03:06 PM ----------

Chênh lệch PH quá 0,5 là không tốt rồi em ơi, điều chỉnh thôi
 

levotong2212

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/6/09
Bài viết
89
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cám ơn Cốc chủ đã chỉ giúp.
Mấy hôm nay em kiểm tra pH liên tục,ngày nào cũng kiểm tra và quan sát sự thay đổi của đàn cá ở nhà. Vậy là hôm nay em được học thêm 1 chiêu nữa trong giải pháp đồng bộ. Giờ đến giờ thực hành rồi.đi khoan thêm lỗ bắt ống oxi nữa,do trưốc giờ trong hồ em chỉ để có 2 ống. :a01:
Còn 1 chuyện nữa,mấy hôm nay em thấy trên mạng có bán artemia sống,em cũng có mua 1 lạng cho cá ăn thử xem tác dụng thế nào. Nếu có hiệu quả sẽ thông báo lên sau. Nhưng em thấy tụi cá dĩa này ăn hải sản cũng khí thế lắm,sung như ăn cá lóc nhí vậy.:a01:
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Phần cơ bản anh em mình "xong" chưa ta???

Mình vào phần nâng cao xem cuối năm có được gì không
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Phần cơ bản anh em mình "xong" chưa ta???

Mình vào phần nâng cao xem cuối năm có được gì không

Dạ, Anh Hai cho vài thông tin kế tiếp đi Anh!
Không biết là cuối năm, em sẽ lượm được hay không nữa...Nhưng em cũng ráng để theo... vì thích con cá đĩa cái vẻ đẹp rất hấp dẫn của nó!

Em cám ơn Anh Hai trước nha!

Út
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Các giải pháp đồng bộ trong nuôi cá dĩa

Khi các bạn đã nắm vững và thực hành tốt phần cơ bản trong nuôi cá dĩa thì tiếp theo là phần nâng cao. Thật ra thì cũng không cao xa gì, chỉ là góp nhặt, hệ thống lại những kinh nghiệm, những gì đã làm, viết ra để anh em rộng đường tham khảo.<o:p></o:p>
Tôi soạn bài dành cho anh em học viên của lớp cá dĩa (VDC) nên trước giờ chưa phổ biến, mặt khác do “tác dụng phụ” của giải pháp là có, mức độ thì tùy thuộc vào kỹ năng người nuôi và cũng cần tư vấn trực tuyến từ người nuôi theo cách này (là tôi) nên...<o:p></o:p>
Tôi đặt tên là “Các giải pháp đồng bộ trong nuôi cá dĩa” bởi các yếu tố, các thiết bị, các công đoạn... đều có tác dụng qua lại lẫn nhau để con cá dĩa mau lớn và đẹp.<o:p></o:p>
Đây là cách của tôi chớ không phải là cách đúng nhất hay cách hay nhất trong nuôi cá dĩa. Vậy anh em hãy “đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng” hay không cần phải dùng đến...<o:p></o:p>
Giải pháp của tôi như sau:<o:p></o:p>
A. Cơ sở lý luận:<o:p></o:p>
- Cá ăn nhiều thì mau lớn, muốn cá ăn nhiều thì môi trường sống của cá phải tốt, muốn môi trường sống của cá dĩa tốt ta phải điều chỉnh, xử lý ...<o:p></o:p>
- Cá ăn nhiều cũng dễ sinh bệnh, điều chỉnh thế nào để cá ăn nhiều vẫn không bệnh...<o:p></o:p>
- Để cá ăn nhiều cũng cần chế biến thức ăn tốt và cách cho ăn tốt ...<o:p></o:p>
- Khi cá ăn nhiều cũng thải ra nhiều và thở nhiều để tiêu hóa nhanh lượng thức ăn...<o:p></o:p>
+ Cá thải ra nhiều, cần lượng nước thay ra nhiều và chuẩn<o:p></o:p>
+ Cá thở nhiều phải tăng thổi khí, khi tăng thổi khí làm PH tăng, PH tăng làm cá sốc khi thay nước...<o:p></o:p>
Giải pháp đưa ra là làm cho cá ăn nhiều mà không bệnh (= tăng trưởng nhanh và đẹp) bằng một số điều chỉnh cho đồng bộ và cân bằng về: <o:p></o:p>
- Nước thay vào và thải ra độ chênh lệch về PH ở mức không gây sốc cho cá;<o:p></o:p>
- Khí thổi vào hồ nuôi dồi dào, đủ để cá tiêu hoá thức ăn nhanh nhưng PH tăng không đáng kể;<o:p></o:p>
- Chế biến thức ăn và cho ăn sao cho cá ăn nhiều, tiêu hoá tốt, lớn nhanh mà không hở mang; <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
B. Ưu điểm và hạn chế:<o:p></o:p>
- Ưu điểm: Cá lớn nhanh và đẹp, ít hoặc không có bệnh, giảm chi phí, tăng được giá thành;<o:p></o:p>
- Hạn chế: Chỉ cần sơ suất ở một công đoạn nào đó là “sập ngay”, ví dụ như:<o:p></o:p>
+ Xử lý nước chưa tốt thay vào 100% cá sốc nước là chắc; <o:p></o:p>
+ Cá đã ăn nhiều, vì lý do nào đó mà thay nước ít, nấm mang cũng cầm chắc luôn, hoặc<o:p></o:p>
+ Cá đã ăn nhiều mà thổi khí yếu, cá ngộp, chết, (cứu không kịp nếu tình trạng để xảy ra quá 2 giờ với beo,3- 4 giờ với bồ câu, red...)
C. Thực hành:<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
I. Hệ thống lọc<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
1. Lọc cát: <o:p></o:p>
- Dùng lọc phèn và các tạp chất trong đường ống rất hiệu quả. Bạn nên làm bồn lọc lộ thiên (không dùng cột lọc kín có bán sẳn ngoài thị trường do dễ tích tụ và sinh khí độc) theo nguyên lý vận hành: lọc thì nước đổ từ trên xuống; súc xả thì nước đẩy ngược từ dưới lên, như vậy mới phát huy hết tính năng của lọc cát (một số bạn vẫn làm lọc cát tùy tiện nên cho rằng “tác dụng không cao”). Ngoài ra, ống dẫn nước ra của bộ lọc cũng phải nâng cao gần bằng miệng của bình lọc, mục đích là luôn tích nước trong bình lọc nhằm “mồi PH” và nước chảy được liên tục khi vận hành.<o:p></o:p>
- Súc xả lọc cát: Mỗi lần súc xả đều ảnh hưởng đến cá có khi làm cá bệnh hàng loạt, vậy nên chỉ súc xả khi chức năng lọc hầu như không còn tác dụng và nên giảm đàn trong trại để giảm thiểu tổn thất (nếu có xảy ra dịch bệnh).<o:p></o:p>
Tôi dùng bồn lọc 300lít, lọc cho 5m<sup>3</sup> nước/ngày. Sau 8- 12 tháng mới súc xả lần <o:p></o:p>
- Tôi chỉ nêu các ý chính để làm và vận hành lọc cát, các bạn tham khảo thêm tại thietbiloc.com và môt số bài viết khác <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
2. Lọc gòn: <o:p></o:p>
- Dùng đảo nước trong hồ nuôi nhằm tạo môi trường “động” cho cá, chức năng lọc dù không cao nhưng cũng góp thêm để cá chịu đựng được trong vòng 24 giờ với mật độ dày và cho ăn liên tục.<o:p></o:p>
Tôi dùng lọc 12W -15W cho hồ 1,2m, tắt trước 10 giờ đêm và lúc cho ăn khoảng 20phút; mở lọc lúc 8 giờ sáng (sau lần cho ăn đầu tiên trong ngày)<o:p></o:p>
- Giặt gòn lọc: Đây là “ổ bệnh” nếu xử lý không triệt để, các bạn sẽ không ngày nào là không đối đầu với bệnh cá dĩa. <o:p></o:p>
Tôi dùng vòi nước áp suất cao để xả trôi thức ăn thừa, phân trên gòn, tiếp theo: <o:p></o:p>
+ Nếu giặt bằng tay (khi gòn ít) cho vào thau ngâm với clorin B khoảng 1 giờ đem ra xả lại 2 lần, phơi nắng gió 24 giờ sau dùng lại. <o:p></o:p>
+ Nếu giặt bằng máy (khi gòn nhiều) cho gòn vào máy, cho clorin B vào để máy giặt chế độ giặt ngâm, khi nào xong đem ra phơi như trên<o:p></o:p>
- Clorin B dạng bột pha với nước (1kg/100 lít) để trong bình đậy kín (mùi rất khó chịu) khi dùng đổ ra xài chỉ khoảng vài chục đến vài trăm ml/ lần giặt<o:p></o:p>
+ Liều dùng: tự do rồi điều chỉnh dần<o:p></o:p>
+ Cần 3 -5 giờ để clorin B bay hơi. <o:p></o:p>
+ Cần 2 bộ gòn lọc để “bộ nghiêm thì bộ nghỉ”
3. Lọc hơi: <o:p></o:p>
- Dùng cân bằng PH trong hồ nuôi và làm trong nước rất hiệu quả (sau khi hệ vi sinh đã phát triển mạnh, qua 1 đêm nước trong chưa từng thấy) <o:p></o:p>
- Giặt xả: đem ra ngoài xả đến khi nào sạch thì thôi, không dùng bất cứ hoá chất nào để giặt, 1 -2 ngày/lần, nhằm tiêu diệt bớt hệ vi sinh (có lợi), nếu không sẽ trở thành có hại khi vượt ngưỡng<o:p></o:p>
+ Hàng tuần có thể tháo hết những bộ phận có thể tháo bằng tay ra để vệ sinh nhằm tăng cường chức năng lọc<o:p></o:p>
+ Có thể tự chế ra lọc vi sinh để tiết kiệm<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Như vậy trong nuôi cá dĩa sử dụng hệ thống lọc như trên không chỉ lọc là chức năng chính nhưng công dụng phụ (nên có người cho rằng chỉ cần thổi khí là đủ không cần dùng lọc chi cho tốn điện và cực thân) nhưng không hay chưa biết các chức năng phụ của lọc lại là công dụng chính giúp cá dĩa tăng trưởng tốt và ngày càng đẹp ra...<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
II. Môi trường sống <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
1. Nước: <o:p></o:p>
- Quyết định cá tăng trưởng tốt hay èo uột bệnh tật và chết<o:p></o:p>
- Tôi dùng nước luôn cho qua lọc cát trước khi vào hồ chứa, thổi khí trong hồ chứa 24/24 giờ (20lít khí/1phút cho bồn chứa 5m<sup>3</sup> nước)<o:p></o:p>
- PH = 6,0 - 6,4 đối với cá đẻ; = 6,4 - 7 đối với cá thương phẩm; Thấp hơn mức trên cá yếu, ăn ít, dễ sinh bệnh; Cao hơn mức trên cá cũng ăn ít, lớn lên có “đuôi kim”<o:p></o:p>
- DH nằm trong khoảng 6< DH < 15 là đạt, không quan trọng lắm đối với cá thương phẩm<o:p></o:p>
- Sau 2 tháng nuôi nếu cá đẻ mà không đẻ hoặc đẻ không tốt, cá thương phẩm có dấu hiệu bị chai, bạn nên đem mẫu nước đi kiểm nghiệm để xem xét các chỉ tiêu khác về nước đang dùng. Nếu mọi chuyện đều thuận lợi, bạn quan tâm giữ vững các chỉ tiêu trên là đủ.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
(Các bạn đọc thêm phần tăng giảm PH, DH, tôi viết ra đây sẽ quá dài và thừa)<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
2. Thổi khí: <o:p></o:p>
- Đủ khí cá mới ăn nhiều và tiêu hóa tốt, ngược lại thiếu khí (tùy thiếu nhiều hay ít) cá trong trạng thái dật dờ, ăn ít bệnh nhiều...<o:p></o:p>
- Tôi tính toán và sử dụng lượng khí cho hồ 1,2m như sau:<o:p></o:p>
+ Cá hương đến size dưới 5: 5lít khí/phút; <o:p></o:p>
+ Cá size trên 5: 10lít khí/phút; <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
(Tùy theo mật độ cá trong hồ mà có thể gia giảm lượng khí cho phù hợp)<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
3. Mật độ:<o:p></o:p>
- Mật độ cá trong hồ quyết định sự háo ăn hay kén ăn của cá, mật độ thưa cá nhát ăn ít, quá dày cá ăn chưa tới mức đã dơ nước cũng không thể cho ăn tiếp được.<o:p></o:p>
- Tôi dùng hồ 1,2m thường nuôi:<o:p></o:p>
+ Cá hương: 150- 300 con/hồ rồi bớt ra khi cá lớn dần (bằng cách vớt những con lớn nhanh quá ra hồ riêng những con còi đẹt ra hồ riêng) để đến size 5 còn khoảng 100- 150con/ hồ, cứ như vậy cho đến size 7,8 còn 60 -70con/ hồ nuôi cho đến lúc xuất bán<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Khi lượng cá hương ít, bạn nên dùng hồ nhỏ hơn<o:p></o:p>
- Khi cá đã nở làm chật hồ, nếu bạn không sang bớt ra chẳng những cá sẽ khựng lại không lớn mà còn có thể đổ bệnh làm “hao bớt”
4. Ánh sáng:<o:p></o:p>
- Ánh sáng vừa đủ, thích hợp làm cá phát triển rực rỡ hơn, ánh sáng tự nhiên là tốt nhất nhưng đừng chói chang quá. Nếu không bạn phải dùng đèn.<o:p></o:p>
- Cá dĩa nếu sáng quá (gần cửa sổ, cửa cái..) hoặc tối quá (trong phòng kín, chân cầu thang...) đều sinh tiêu. <o:p></o:p>
- Tôi dùng đèn cá cảnh loại 4 -6 tấc (màu hồng phấn) đặt giữa 2 hồ đối với những khu vực tối. Mở đèn khi trời đã sáng hẳn (tránh cá giật mình), tắt sau 9 giờ đêm<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Không nên dùng đèn hoặc để tối 24/24 làm mất nhịp sinh học của cá làm cá dễ stress<o:p></o:p>
- Dùng đèn để tạo thói quen cho cá: Sau mở đèn 15 phút, cá đã sẳn sàng để ăn, sau tắt đèn cá sẳn sàng để “ngủ” (thả tay bơi, đứng yên một chổ)<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
5. Nhiệt độ: <o:p></o:p>
Nhiệt độ tốt nhất cho cá dĩa là 29 độ C, chênh lệch khoảng 2 độ C cũng không ảnh hưởng, quá mức trên cá ăn ít, dễ sinh bệnh, ta nên điều chỉnh để đưa về nhiệt độ lý tưởng<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
6. Âm thanh: <o:p></o:p>
Thực sự không quan trong, nếu có ảnh hưởng thì chỉ với cá đẻ mà chưa thuần thục hoặc với loại âm thanh phát ra đột ngột cùng cường độ lớn làm cá giật mình hoảng loạt dễ sinh stress, ngoài ra cá sẽ quen chịu đựng vẫn phát triển tốt<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
7. Bố trí thiết bị trong hồ nuôi: <o:p></o:p>
Với cá hương, dùng hồ nhỏ:<o:p></o:p>
- Mực nước 10cm - 15cm<o:p></o:p>
- 1cục sủi ở đầu hồ, 1lọc hơi nhỏ ở cuối hồ (khoảng giữa là “sân chơi và nhà ăn” của cá)<o:p></o:p>
Với cá ăn được tim (size 2 trở lên) và sử dụng lọc gòn được:<o:p></o:p>
Mực nước 15cm rồi tăng dần theo độ lớn của cá<o:p></o:p>
- 1 lọc chìm 12W gắn ở đâu hồ<o:p></o:p>
- 1 cục sủi gắn ở cuối hồ và sát đáy cho thổi khi mạnh<o:p></o:p>
- 1 cục sủi gắn ở giữa hồ và treo lững, cho thổi khi vừa<o:p></o:p>
- 1 lọc hơi gắn phía máy lọc<o:p></o:p>
Tất cả các thiết bị đều xô vào sát vách kiếng bên trong<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Lúc mới sang cá ra hồ lớn thì mang lọc hơi nhỏ theo luôn <o:p></o:p>
- Như vậy lọc hơi luôn đi kèm với cục sủi và tăng giảm lượng khí đồng bộ nhau nhằm ổn định PH<o:p></o:p>
- Rất nhiều anh lớn, em nhỏ khuyên tôi nên bỏ bớt các thiết bị trên để khỏe hơn, nhưng tôi vẫn giữ quan điểm “Nuôi cá dĩa như thế nào thì sẽ ra cá dĩa như thế đó”
III. Các vấn đề liên quan<o:p></o:p>
1. Chế biến thức ăn: <o:p></o:p>
a. Xử lý trùng chỉ<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Trùng chỉ mua về dạng ngâm đá chưa xử lý rất dơ, bắt buộc phải làm cho sạch trước khi cho cá ăn, có rất nhiều cách các bạn tham khảo thêm, còn tôi làm như sau:<o:p></o:p>
- Cho trùng vào thau xối nước mạnh và quậy cho trùng rả tơi ra, chờ trùng gom lại chắt nước ra, đổ vào thau thứ 2, gạn phần cặn dơ ở đáy thau lại bỏ kể cả mớ trùng yếu chưa dồn cục được, lặp lại 2-3 lần như vậy rồi trãi ra nền gạch (trong chổ râm mát) khoảng 2 -3 giờ, gở trùng trên nền gạch theo cách cuốn chiếu cho vào thau, (phần còn lại là bùn và trùng chết) rữa lại 1-2 lần nữa rồi cho vào thau, cho thổi khí, để nước nhỏ giọt, cứ khoảng 3-4 giờ thay nước trùng lần, để qua 1 đêm là có thể cho cá ăn,<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
- Khi rữa trùng luôn dùng 2 thau đổ qua đổ lại để gạn cặn dơ và trùng chết<o:p></o:p>
- Rữa nhiều có thể làm trùng yếu mau chết, trãi ra nền lâu hơn trùng cũng mau chết<o:p></o:p>
- Phải thay nước trùng trước, rồi mới cho cá ăn ở bất cứ thời điểm nào<o:p></o:p>
- Cách này có thể giữ trùng sống trên 10 ngày<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
b. Chế biến tim bò<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
- Tim làm sạch gân, cuống, mở, màng bao... xay càng nhuyễn càng tốt, chấp nhận dơ nước để các "phụ gia" ngấm vào tim.
- Fimix-Calcium 3-5g/1kg tim đã xay nhuyễn.
- Tảo Spirulina liều 5g/1kg tim đã xay nhuyễn.<o:p></o:p>

Trộn đều tim, tảo, Fimix-Calcium sau đó CMC rãi lên một lớp mỏng trộn đều lại lần nữa rồi cho vào bao ni lon dày cở 3-4 cm cất vào tủ đá, khi cho ăn:
+. Chờ rã đông, ngắt từng cục bỏ vào vài nơi trong hồ
+. Để nguyên đông lạnh dùng dao bào cho cá ăn cá<o:p></o:p>

<o:p> </o:p>
(Không sử dụng thêm bất cứ thứ gì, đã từng thử nghiệm hầu như đều phản tác dụng kể cả men tiêu hóa; Với chất kết dính CMC nếu dùng nhiều cá dễ bị sình bụng, nếu không dùng, ngoài việc mau dơ nước, tảo và Fi.. còn trôi theo nước)

<o:p></o:p>

2. Bệnh cá dĩa trong giải pháp đồng bộ<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Trong giải pháp đồng bộ này (đã thử nghiệm gần 2 năm), cá dĩa hầu như không có bệnh, ngoại trừ nấm mang do chủ quan do sơ suất như: Cho ăn trùng dơ, nhão, không thay nước hoặc thay nước không đúng mức,... Tôi dùng thuốc tím + Tetra vàng nhật (thay bằng tetra đen cũng được) như sau <o:p></o:p>
- Thuốc tím<o:p></o:p>
Ngâm: 2mg/1lít ngâm cá trong vòng 2-3giờ, nếu thuốc tím đã mất màu, lặp lại lần nữa nhưng không quá 3 lần, nghĩa là nồng độ thuốc tím trong hồ không quá 6mg/1lít. Quan sát biểu hiện của cá để thay nước kịp thời. Sau đó cọ rửa, vệ sinh hồ thay 100% nước rồi dùng tetra vàng.<o:p></o:p>
- Tetra vàng nhật: 1muỗng dao ua/100lít ngâm 24 giờ mới thay nước, lặp lại 1,2 lần nữa cá sẽ hết<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>

<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
- Pha thuốc tím để ngâm cá: Dùng 2 gói 1 gam (Hiệu thuốc tây có bán bịch 10gam= 10gói 1gam) pha vào bình 1lít. Lúc này nồng độ trong 1cc/1ít = 2mg/1lít. Tính toán xem hồ cá chứa bao nhiêu lít nước thì cho bấy nhiêu cc dung dịch vừa pha vào ngâm như nêu trên.<o:p></o:p>
- Chú ý với liều lượng như trên nhưng pha thật loãng trước khi cho vào hồ và tránh chổ có cá, đề phòng trường hợp cá chưa chết vì bệnh lại chết vì cháy da.<o:p></o:p>
- Ngoài ra nếu phát hiện các bệnh thông thường khác như sình bụng, nấm vây mang ...các bạn dùng cách này để trị cũng được (riêng sình bụng thay thuốc tím bằng formol) hay tham khảo các web khác, trang nào cũng có<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
IV. Chăm sóc cá dĩa<o:p></o:p>
Là việc bạn phải làm hàng ngày: cho ăn và thay nước. Đừng căng thẳng hay “nhát tay” trong việc này. Cá cần ăn bao nhiêu thì cho ăn bấy nhiêu; Nước cần thay bao nhiêu thì thay bấy nhiêu<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
1. Cho ăn:<o:p></o:p>
- Luôn cho thức ăn cá (trùng chỉ hay tim bò) vào 2,3 chổ ở khu vực giữa hồ, tránh gần cục sủi, lọc hơi, lọc chìm để cá bu lại nhằm quan sát tình hình sức khoẻ của cá<o:p></o:p>
- Bắt đầu lúc 6,30 - 7 giờ sáng khi ánh sáng bên ngoài đã sáng rõ, trước đó khoảng 15-20 phút bạn phải mở đèn những khu vực cần đèn. Lượng thức ăn của buổi đầu tiên bằng ½ bửa chính , tôi gọi là “bữa điểm tâm” của cá. Chính lúc này là lúc tôi khám tổng quát về sức khỏe cho cá ở từng hồ và đánh giá:<o:p></o:p>
(1). Tất cả đều phóng nhanh ra tranh mồi: Tình trạng rất khoẻ rất tốt<o:p></o:p>
(2). Từ từ “mò ra” hay có 1 vài con không chịu ra ăn: Tình trạng rất khoẻ không tốt<o:p></o:p>
(3). Tất cả đều lơ là với thức ăn: Tình trạng rất khoẻ rất tệ<o:p></o:p>
- Nếu mọi việc đều “đồng bộ” thì 90 -100% là ở vào trường hợp (1). Tiếp tục cho ăn với lượng thức ăn tăng lên 2lần “bữa điểm tâm”. Cho ăn khi cá đòi ăn và khi nước còn trong (khoảng 1,5 - 2 giờ cho lấn tiếp theo). Cứ như vậy cho đến khoảng 2,3 giờ chiều thì nước trong hồ cá sẽ đục như nước cơm, cá cũng ngơ ngác không còn muốn ăn nữa, bạn chớ vội vàng vì chúng còn chịu được như vậy khoảng 2,3 giờ nữa. Bạn cứ việc thong thả nhẹ nhàng mà thay nước để tránh sốc cá vì chúng ta còn tiếp tục cho ăn sau thay nước.<o:p></o:p>
+ Sau thay nước khoảng 30 phút đến 01 giờ, cá đã sẳn sàng ăn lại và lúc này cũng đã chiều hoặc tối (Bạn không nên kết thúc ngày ăn của trước 3 giờ chiều) ta tiếp tục cho cá ăn trùng chỉ và “ngắm cá” cuối ngày. Tất cả đều phóng nhanh ra chen lấn, nằm đè lên nhau để tranh mồi, trong phút chốc chúng “chén” sạch trơn (không có trường hợp nào khác xảy ra vì trong ngày cá không tự mà bệnh được, nhất là ngày làm việc “đồng bộ”) <o:p></o:p>
+ Và đến đây cũng còn phải “đồng bộ” chút: Nếu cần tăng size thì tăng lượng trùng chỉ lên; Nếu cần cá mập dày thì chỉ cho “ăn nhẹ” để hôm sau chúng “chén” tim nhiều hơn<o:p></o:p>
....Nhìn cá ăn thấy mát ruột mà yêu nghề, yêu cá... tôi thường làm việc này lúc 7 - 8 giờ đêm, mở lọc gòn khoảng 1 giờ nữa thì tắt đèn, tắt lọc... kết thúc ngày một cách tốt đẹp...<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Nếu rơi vào trường hợp (2), (3) bạn xem ngay hệ thống thổi khí, nếu có vấn đề về thổi khí, bạn điều chỉnh thổi khí mà không cần dùng thuốc, nếu không có vấn đề thổi khí là cá không khỏe. Bạn dùng cephalexin (3viên/ 100lít nước) cho vào hồ, khoảng 4 giờ sau nếu hết thức ăn trong hồ thì cho ăn tiếp, 1 giờ sau thay nước bất chấp thức ăn trong hồ còn hay hết và ngưng luôn bửa tối (trùng chỉ). Ngày hôm sau xem xét lại như trên<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Nếu sơ suất để rơi vào trường hợp (3) Bạn rút hết thức ăn ra và không cho ăn trong ngày (Không cần phải thay hết nước). Dùng thuốc tím + tetra như hướng dẫn. Nếu “đồng bộ” ngày sau sẽ quay lại (1) hoặc bạn xem xét lại như trên.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Mở đèn vào buổi sáng, tắt lọc gòn vào những bữa trưa, chiều, tối trước khi cho ăn để tạo phản xạ cho cá ăn tốt<o:p></o:p>
-Chỉ tắt đèn, tắt lọc gòn khi thức ăn trong hồ đã hết (hoặc cá ăn hết hoặc ta xả ra bỏ). Tuyệt đối không để thức ăn thừa, nhất là trùng chỉ qua đêm trong hồ cá<o:p></o:p>
- Điều chỉnh lượng thức ăn cho từng hồ ở ngày sau (và lần sau) nhiều hơn chút nếu cá ăn hết liền hoặc giảm đi chút nếu chúng ăn chậm hoặc “bỏ mứa”<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
2. Thay nước:<o:p></o:p>
Bạn có thể ngưng cho ăn trong 1,2 ngày thậm chí hơn nữa nhưng không nên ngưng thay nước trong 24giờ vì sẽ ảnh hưởng đến màu sắc, sức ăn và độ trong của cá.<o:p></o:p>
- Trước khi thay nước bạn phải chắc rằng bạn đã chuẩn bị nước thay tốt rồi, bạn có thể rút cạn hồ rồi cho nước mới vào (với cá size 4 trở lên) hoặc dùng cách lùa (với size 4 trở xuống). Không áp cho cá hương chưa ăn được tim<o:p></o:p>
- Tôi thường thay nước vào khoảng 5 giờ chiều. Rất đơn giản là rà hết thức ăn thừa, phân cá,... trong lúc xả nước ra thì lau hồ, lau tất cả các vách kiếng, nhẹ nhàng, không quậy “đùng đùng” trong hồ nuôi. Chờ nước rút cạn, cho nước mới vào. Vậy là xong!<o:p></o:p>
- Không thể cá hương mới tách bầy mà có thể thay ngay 100% nước được, bạn nên bắt đầu từ cái lọc hơi, lọc hơi dơ ít thay nước ít, dơ nhiều thay nước nhiều đến khi xả lọc hơi mà ra cái thứ nước “đen sì” thì bạn không thể không thay 100% nước được.<o:p></o:p>
- Nếu mọi thao tác và nước chuẩn thì khi vô nước khoảng ½ hồ là cá đã hớn hở bung ra đòi ăn. Ngay lúc này bạn mở luôn lọc gòn để đảo nước. Bạn chú ý không để nước vào quá 20% so với mức bình thường (làm cá ngơ ngác). ½ giờ sau là tắt lọc gòn, cho cá ăn trùng như đã nêu.<o:p></o:p>
- Mọi trường hợp không diễn ra như quá trình trên bạn xem lại chất lượng nước mới thay vào và chú ý lại các thao tác trong lúc thay nước ở lần sau.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
- Hàng tuần nên tổng vệ sinh hồ cá (chổ nào lau được là lau hết); súc rửa máy lọc, ống lọc, lọc hơi...<o:p></o:p>
- Thường xuyên xem cục sủi và thay khi phát hiện khí thoát ra yếu hơn bình thường<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
3. Đánh màu<o:p></o:p>
- Các loại cá có màu (kể cả cá trắng) trước khi “xuất xưởng” đều đánh màu. Liều lượng và cách đánh màu nên hỏi người bán màu. Nếu cá của bạn nuôi sạch, trong việc đánh màu dễ dàng vô cùng, màu gì cũng lên đẹp, không nhòe, cá bắt màu nhanh 24 giờ là đã thấy đẹp hơn. Nêú không được vậy bạn chớ cố ép màu cho cá (sẽ nhìn “rất khó coi”) mà hãy nuôi, dưỡng lại thời gian hoặc tẩy trắng trước rồi mới đánh màu cần lên sau. Chớ nên lạm dụng màu tốn tiền mà tác dụng phụ lên cá là có thật<o:p></o:p>
- Bạn chỉ nên đánh màu khi gần xuất bán, không đánh màu cá size dưới 5. Nếu có dùng làm giống thì cho ăn màu 3 - 5 ngày nên bắt riêng ra.<o:p></o:p>
- Tôi thường cho cá cá size 8,9 ăn màu nhẹ 5 ngày rồi ngưng, đi ra thấy con nào ưng ý bắt riêng, đi vô cũng vậy, vậy là được mớ giống ưng ý. Trước lúc xuất bán 2 tuần mới cho ăn màu lại liên tục... và xuất đi...<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tôi kết thúc bài viết và chắc rằng còn nhiều chổ tối nghĩa gây khó hiểu, còn thiếu, còn sót ...nhờ anh em bổ sung và góp ý... và phổ biến cho nhiều người cùng xem (nhất là anh em học viên lớp cá dĩa) để cùng nhau hoàn thiện tay nghề
<o:p></o:p>
Cảm ơn anh em vì điều trên và đã đọc!<o:p></o:p>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tuananhvienngoc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/10/08
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em còn thắc mắc cái vụ tẩy trắng cá thì làm cách nào?.

Cá trắng cho ăn màu trắng? ( bột màu trắng hiện nay có ?).

Cá nuôi tới size nào thì tách cá lớn cá nhỏ nuôi riêng?

Cá size nào bắt đầu cho ăn tim?

Formol chữa sình bụng sử dụng làm sao?

Tối đi về ráng đọc cho hết bài của anh, em có vài câu thắc mắc nếu sang tuần, anh rảnh trả lời em nha. (Em đang luyện công phu của acnhancoc để cưới vợ về vẫn được nuôi cá Đĩa):a21:
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Em còn thắc mắc cái vụ tẩy trắng cá thì làm cách nào?.

Cá trắng cho ăn màu trắng? ( bột màu trắng hiện nay có ?).

Cá nuôi tới size nào thì tách cá lớn cá nhỏ nuôi riêng?

Cá size nào bắt đầu cho ăn tim?

Formol chữa sình bụng sử dụng làm sao?

Tối đi về ráng đọc cho hết bài của anh, em có vài câu thắc mắc nếu sang tuần, anh rảnh trả lời em nha. (Em đang luyện công phu của acnhancoc để cưới vợ về vẫn được nuôi cá Đĩa):a21:

Không cần sang dầu tuần, trả lời ngay đây
1. Tẩy trắng cá là cho cá ăn màu trắng trước (để dấu đi cái sự dơ của cá do bị tiêu, do kỳ cờ còn đen đen...) rồi mới đánh màu cần lên, Cái này mấy bác "ảo thuật" hay làm.Còn tui chỉ nuôi cho sạch, trong rồi đánh màu; cá trắng, xanh thì miễn luôn, tảo cũng giúp lên màu rồi

2. Cá trắng cho ăn màu trắng: Để "trắng hồng hay trắng bệch" cho làn da nó mịn màng hơn; ( bột màu trắng hiện nay có: lâu rồi, không chừng Cao Quý cũng có).

3. Khoàng size 3,4 và khi thấy chật hồ

4. Size 2,3 khi thấy cái mỏ nó bư bự là cho "xơi" (lúc này tụi nó ăn chừa "xác" lại, chịu khó hút bỏ khoảng tuần thi tụi nó lụm hết)

5. Thì đổ vô hồ cá bệnh chứ sao (4cc/100lít, xem cách dùng formol)

(Vậy nếu luyện không thành thì miễn nuôi cá hay....)
OK?
 

Triton

Thành viên diễn đàn
Tham gia
2/4/10
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cảm ơn anh acnhancocchu đã cho những bài viết, kinh ngiệm, thật quá quí giá. Em đã được thấy những hình cá của acnhancocchu đang nuôi bên ABV, thật là quá đẹp. Em cũng nghe nói anh acnhancocchu có nuôi được 1 vài con lên tới 25 cm. Ngoaì những gì cocchu đã nêu lên trong những bài viết, thì cocchu có thêm bí quyết nào để giúp em có thể nuôi được vài em cá lớn cỡ 18cm trở lên không?

Em cảm ơn anh cocchu trước
Triton
 

Triton

Thành viên diễn đàn
Tham gia
2/4/10
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chào anh acnhancocchu,

Em đang học họi các bài viết của anh cocchu, có vaì thắc mắc xin anh cocchu giải thích và giúp ý kiến,

1. Về phần cá sinh sản: Khi cặp cá coi trứng, khi coi bột, ban đêm có cần để đèn lu mờ cho cá thấy đường không?

2. Cho ăn chùn chỉ: Em bên này chùn chỉ rất khó kiếm và mắc lắm. Chỉ cho ăn tim bò không sẽ có ảnh hưởng gì đến cá? liệu có thể đạt được tiêu chuẩn cá tròn và to như những con cá của anh nuôi không?

3. Mật độ và mực nước: Hồ cá làm sẵn bán ngoài tiệm, ở bên này, thường có chiều cao hơn rông so với hồ anh nuôi 30x50x120 thì hồ bên này là 55x30x120 hai hồ lượng nước tương đương. Theo ý anh em nên đổ đầy hồ (mực nước 54 cm) và nuôi cùng mật độ anh đã chỉ hay hạ thấp mực nước xuông và bớt cá đi?

Em cảm ơn anh cocchu trước
Triton
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Cảm ơn anh acnhancocchu đã cho những bài viết, kinh ngiệm, thật quá quí giá. Em đã được thấy những hình cá của acnhancocchu đang nuôi bên ABV, thật là quá đẹp. Em cũng nghe nói anh acnhancocchu có nuôi được 1 vài con lên tới 25 cm. Ngoaì những gì cocchu đã nêu lên trong những bài viết, thì cocchu có thêm bí quyết nào để giúp em có thể nuôi được vài em cá lớn cỡ 18cm trở lên không?

Em cảm ơn anh cocchu trước
Triton

- Do giống cùng với chế độ dinh dưỡng tốt size trên 18 là bình thường, thỉnh thoảng có - con "đột biến" size trên 20 đến 25, 26 (bồ câu hạt lựu đời đầu, mal bông đầu...) chưa kể đến ngừoi ta còn cho ăn thuốc, thức ăn tăng trọng của heo, dê,... (những con nuôi để lấy thịt)
- Nuôi theo cách trên đạt size 18 khi trưởng thành là điều bình thường nhưng phải bắt đầu từ cá hương (gồm bc, red, mal, beo xanh,... ) mua cá lớn về không hoặc khó "vỗ" để đạt đến kích cở đó.

- Tôi có con mal, size 25+ là do mỗi thế hệ cá chọn lại cá đẹp, phát triển tốt làm giống, bộ giống của tui đều đạt xấp xĩ size trên (đó là bí quyết)

Thân!

---------- Post added at 08:54 AM ---------- Previous post was at 08:35 AM ----------

Chào anh acnhancocchu,

Em đang học họi các bài viết của anh cocchu, có vaì thắc mắc xin anh cocchu giải thích và giúp ý kiến,

1. Về phần cá sinh sản: Khi cặp cá coi trứng, khi coi bột, ban đêm có cần để đèn lu mờ cho cá thấy đường không? Cái này xưa rồi, cá dễ stress

2. Cho ăn chùn chỉ: Em bên này chùn chỉ rất khó kiếm và mắc lắm. Chỉ cho ăn tim bò không sẽ có ảnh hưởng gì đến cá? liệu có thể đạt được tiêu chuẩn cá tròn và to như những con cá của anh nuôi không? Được tuốt

3. Mật độ và mực nước: Hồ cá làm sẵn bán ngoài tiệm, ở bên này, thường có chiều cao hơn rông so với hồ anh nuôi 30x50x120 thì hồ bên này là 55x30x120 hai hồ lượng nước tương đương. Theo ý anh em nên đổ đầy hồ (mực nước 54 cm) và nuôi cùng mật độ anh đã chỉ hay hạ thấp mực nước xuông và bớt cá đi? Với cá size 5, 6 thì không vấn đề gì

Em cảm ơn anh cocchu trước
Triton

1. Tạo môi trường gần giống ngoài thiên nhiên, nghĩa là ban ngày thì sáng (đừng quá chói chang), cần có ban đêm tối để cá ngủ.

2. Cá to tròn nhờ tim bò chớ không phải nhờ trùng, trùng chỉ dùng để tăng size nhanh hơn chút thôi

3. Khi sống ngoài thiên nhiên mực nước 1-5 mét cũng có sao đâu (có người lo áp suất làm ép xương cá còi đẹt) nhưng tui nghĩ là nước sâu làm khả năng tranh mồi của những cá thể yếu càng kém đi (bị dồn đẩy lên 54cm thay vì chỉ có 30cm, và lúc lao xuống gắp mồi cũng vậy)

Tui nói không giống "sách vở", Xem như "bài đọc thêm" cho vui hén!
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
1. Nước
2. Thổi khí
3. Thức ăn
4. Chăm sóc

Thực hiện tốt các chỉ tiêu về 4 mục trên là quá trình phòng, trị bệnh rồi.
Là cách tui luôn hoàn thành HĐ với khách hàng với chi phí thấp, nếu anh em hướng đến kiếm cơm thì nghiền ngẫm xem sao; Còn anh em nuôi chơi số lượng ít không cần thiết phải thực hiện trọn vẹn, nhưng 4 mục đó cũng nên xem xét.

Một vài điều cần nói nữa là:
- Bất chấp suy thoái toàn cầu, cá dĩa đẹp bao giờ cũng không đủ để xuất;
- Chỉ cần tay nghề chắc, chưa cần lắm giống mới (được cả 2 càng tốt, không thì nên chọn 1 trước)
- Đừng đua theo lai tạo giống mới (không thể qua được Sing, Ma...). Lý thuyết lai tạo thì có cơ sở nhưng liệu bộ giống anh em đang có đã chuẩn chưa...là việc làm vô vọng trong 10 năm gần đây của các tiền nhân, mình chưa vội theo. Vừa nuôi kiếm cơm, vừa cải tạo giống, cũng có thể xuất hiện "thứ gì đó" không giống ai (mà đẹp nữa thì...)
(tui có vài ba "thứ gì đó" không giống ai nhưng chưa xác định được "đẹp đến độ nào" hay là thứ bỏ đi, sẽ trình anh em sau)
- Đừng vội vàng đi đến chuyên nghiệp khi chưa thấu đáo hết những vấn đề về cá dĩa, anh em sẽ tổn thất rất nặng nề. Nên bắt đầu từ nhỏ+chuyên -> lớn chút+chuyên và dừng lại xem xét, sau 3- 5 năm như vậy anh em mới đủ ...để quyết định "bành trướng" hay thu hẹp theo năng lực và sở trường của mình

Tôi tạm dừng những điều "nhảm nhí" trong nghề sản xuất cá dĩa ở đây vậy
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom