Guest viewing is limited

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
Thời gian vừa qua, rất nhiều anh em quan tâm về Than Hót Múa, đây là một dòng rất khó chơi và không phải ai cũng hiểu đúng về chuẩn than Hót múa, điều này gây nên những hiểu lầm tai hại (có những người tưởng con chim hót khi kè lồng hoặc treo dàn thì cứ bu chụp đòi đá thì cứ tưởng là Vip, là đỉnh, là chiến, đặc biệt là mấy ae miền Bắc – nơi mà không có truyền thống chơi Than nói chung và đặc biệt là hót múa, có những người thầy kè chim vào thì thấy con chim của mình rướn cổ, xòe đuôi, dang cánh lên được khoảng mấy phút cũng tưởng là chim hót múa , vân vân và vân vân)
Mặc dù trên diễn đàn đã có nhiều bài nói về chuẩn Than Hót Múa cũng như các vấn đề xoay quanh Than Hót Múa nhưng dường như nhiều ae mới tham gia diễn đàn hoặc vào diễn đàn lâu nhưng không chịu khó tìm hiểu kỹ càng nên vẫn cứ nhầm lẫn. Hôm nay, tôi xin đề cập một số vấn đề về Than Hót Múa để anh em có cái nhìn phong phú hơn về nghề chơi rất lắm công phu này, Thứ nhất là để phố cập kiến thức về Than hót múa cho nhiều ae mới tập chơi, sau đó là để góp phần gây dựng phong trào chơi Chòe Than mạnh lên sánh ngang với các loài khác như Lửa, Mi, Chào Mào – đúng với tầm vóc của con chòe Than – một chiến binh mang dòng máu nghệ sĩ.
Thế nào là con Than Hót Múa – cái này MT CHIP và nhiều nghệ nhân trên diễn đàn đã có những bài viết rất hay về chủ đề này, và bản thân tôi cũng đã lấy những bài viết đó làm kim chỉ nam cho mình, vì vậy tôi mạn phép k viết lại ở đây, ai có thắc mắc xin hãy search google với từ khóa “thế nào là than hót múa”.
Tôi xin đề cập đến những thể loại Than hót (không phải đá) mà khiến cho nhiều người dễ nhẫm lần với than hót múa
Dòng thứ nhất là Than hót thông thường: Thường con Than nào cũng hót, Non Chuyền Bổi gì cũng vậy, bản năng của nó là hót, cứ sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái là sẽ hót. Và hót thì có nhiều kiểu, hót giọng đơn, giọng kép, đảo giọng, luyến láy. Nếu ai chỉ chơi Than hót thì nên nuôi chim con lên, nếu chăm sóc tốt đảm bảo em nó sẽ hót cả ngày, từ sáng đến tối, thậm chí 10h đêm mà chưa tắt đèn, em nó vẫn hót, có điều chim con mà k được học giọng thì giọng hót sẽ rất đơn điệu, thường là đi giọng đơn lặp đi lặp lại, và quanh đi quẩn lại cũng có mấy giọng, nếu chơi lâu sẽ thấy rất chán, bù lại em nó siêng miệng và rất thuần. Chim chuyền và chim bổi thì hót hay hơn, giọng đa dạng hơn, chịu đảo giọng hơn nhưng có điều là rất nhát. Nếu k được tiếp xúc với người nhiều thì em nó chỉ hót khi vẳng vẻ, nhiều anh em nuôi loại này thậm chí còn phải núp lùm, nín thở để rình em nó hót.
Em này gặp Than khác hoặc kè với Than khác ban đầu sẽ hót lại rất sung, thậm chí còn xòe đuôi, xòe cánh, rướn cổ, nói chung nhìn vào rất là mê, nhưng chỉ được vài phút em nó sẽ xù lông như cục bông gòn, thái độ rất chi là hổ bảo, chỉ muốn chực chui lồng xông vào nói chuyện bằng tay chân với em kia. Có những em dữ nết thậm chí còn tự cắn lông ngực, mổ cóng, xé bố, ôm cầu hít xà đơn nhìn rất hài hước. Rất nhiều anh em miền Bắc cứ thấy Than hót hét ngon, kè lồng vào xù bông lên đòi đá thì phán là chim chiến, chim Vip chim hay ho này nọ nhưng những em này ở SG, Biên Hòa, Bình Dương, với giá 2 củ đổ lại, bốc đâu cũng được.
Dòng thứ hai là Than múa solo: Đây là một loại gần với Than hót múa, cũng hót hét ngon nghẻ như em Than hót thông thường, có cái hay hơn là nếu chơi solo em nó vừa hót vừa xòe đuôi, tạt lồng, đủ kiểu, chơi nhìn rất phê, linh động, anh em nào mới vô nghề dễ chạy theo chủ chim nài nỉ mua với giá cao (thường những em này phải 2 đến 4 củ) Có điều, nếu em này nếu kè lồng, chơi dàn thì lại giống như em Than hót thông thường, vẫn xù lông ngực, cắn đuôi, mổ bố, …
Dòng cuối cùng là Than Hót Múa Xòe– đây là dòng chủ yếu mà tôi muốn đề cập đến. Trong dòng này chia làm 2 loại, tôi tạm gọi là Hót múa cứng và Hót múa mềm (cái này tự tôi định nghĩa dựa theo đặc điểm nết chơi chứ không phải thuật ngữ của nghề chơi, độc giả cần cân nhắc khi phát ngôn)
Hót múa mềm: Đương nhiên, trước hết nó là một con Than hót như tất cả con Than khác, nhưng quan trọng nhất là nó phải biết Múa Xòe. Thường những con này, khi căng lửa đỉnh điểm nó cũng tự múa như con Than Múa ở trên và đặc biệt khi chơi dàn, nó phải vừa hót, vừa múa cánh, vừa xòe đuôi, vừa tạt lồng. Nhưng tại sao gọi là mềm? Bởi vì nó cũng có thể xù bất tử, khi yếu lửa, khi gặp một em chim kỵ màu, khi căng lửa,nó cũng xù nhưng nó chỉ xù chốc lát rồi lại Hót Múa Xòe tiếp, còn nếu nó mà Xù luôn thì nó chỉ là con Than hót thông thường rồi. Những con chim này nếu biết cách chăm sóc, căn lửa và dợt giãi đúng bài thì nó vẫn là một con chim hót múa tốt, thậm chí là đi thi lấy giải. Con Than lấy giải nhất tại Tân Mai vừa rồi là một con chim như vậy, thâm chí nó đã lấy rất nhiều giải những năm về trước – khi mà phong trào chơi và thi Than còn mạnh. Giá cả những con này thì tùy theo nết chơi siêng xù hay ít xù, nhưng dạo dộng từ 4 đến 10 củ, tất nhiên có những con cá biệt thì có thể lên đến hàng mười mấy củ.
Hót múa cứng: Đây là dòng hiếm và có thể nói là xác suất 100 con có 1. Những em này thì bản thân tôi cũng chưa bao giờ cầm và chắc chẳng bao giờ cầm, vì giá của nó rất cao, và chủ của những chú chim này cũng không bao giờ có ý định bán với một mức giá “dưới trời”. Tôi chỉ biết 3 con, 1 con chưa số má gì 15 củ, 1 con giải nhất Củ Chi 30/04/2011 đã về Long An với giá 2000 USD còn 1 con cách đây nhiều năm đã rời khỏi Biên Hòa với giá 2500 USD.
Dòng này đặc biệt là k bao giờ xù chụp, phá hình, cắn bố, Hót Múa Xòe từ đầu đến cuối, dù yếu hay khỏe, dù mưa hay nắng, dù đối phương là hổ báo cáo chồn hay trẻ trâu. a
 

buiquyen.h

Thành viên tích cực
Tham gia
5/11/12
Bài viết
126
Điểm tương tác
26
SVC$
0
vâng.cảm ơn anh đã chia sẻ.em cĩng đang học chơi than.ở nhà có con than đuổi 1.5 năm lồng không thấy người mới hót ạ.em đang tính mua 1 em than mộc về để 2 con ganh đua rùi mua 1 em than non cho nó học giọng ạ.anh thấy có được không?và em than non phòng nó lộn em sẽ cắt cánh cho nó đến khi nó được tầm 1,5-2 năm lồng thì để ạ
 

buithanhngoan

Thành viên tích cực
Tham gia
19/8/11
Bài viết
206
Điểm tương tác
71
SVC$
0
nói đến than hót múa là vấn đề đau đầu của rất nhiều anh em, đến bực mình. Nuôi than hót thì mỗi con một nết và tính tình chúng thì thay đổi theo thời tiết. Mình thấy có những em mùa này chơi rất tốt, mùa sau lại cắn bố, xù, lộn.... bởi thế than hót múa rất ít được anh em chuộng. Chòe than hót múa rất khó chơi và càng khó để để sở hữu một em đúng chuẩn vì thứ nhất bao nhiêu con mới được một con thứ 2 là giá cả. Mình cũng rất thích than hót và chỉ chơi than hót đi mòn bao nhiêu đôi dép mà chưa tìm được em nào. Nhưng mình chỉ chơi than Miền Tây và chỉ chơi bổi, chuyền mà thôi. Bởi ngày trước mình nuôi rất rất nhiều em than non nhưng không chọn được em nào!
 

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
nói đến than hót múa là vấn đề đau đầu của rất nhiều anh em, đến bực mình. Nuôi than hót thì mỗi con một nết và tính tình chúng thì thay đổi theo thời tiết. Mình thấy có những em mùa này chơi rất tốt, mùa sau lại cắn bố, xù, lộn.... bởi thế than hót múa rất ít được anh em chuộng. Chòe than hót múa rất khó chơi và càng khó để để sở hữu một em đúng chuẩn vì thứ nhất bao nhiêu con mới được một con thứ 2 là giá cả. Mình cũng rất thích than hót và chỉ chơi than hót đi mòn bao nhiêu đôi dép mà chưa tìm được em nào. Nhưng mình chỉ chơi than Miền Tây và chỉ chơi bổi, chuyền mà thôi. Bởi ngày trước mình nuôi rất rất nhiều em than non nhưng không chọn được em nào!
Bổi và Chuyền thì nết chơi ổn định, ít sinh tật nhưng hiếm có con nào xoè hết bản được như chim con và đặc biệt là khó đi thi vì rất lâu, thậm chí là không bao giờ thuần con chim trở nên dạn dĩ như chim con được.
 

buithanhngoan

Thành viên tích cực
Tham gia
19/8/11
Bài viết
206
Điểm tương tác
71
SVC$
0
Mình có 3 em một mùa lồng cũng khá dạn hót xòe cũng tạm. 2 em 3 mùa hót xòe tốt và rất dạn bạn àh. Đa phần là do mình đi bẩy tuyển về nuôi lên.
 

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
Mình có 3 em một mùa lồng cũng khá dạn hót xòe cũng tạm. 2 em 3 mùa hót xòe tốt và rất dạn bạn àh. Đa phần là do mình đi bẩy tuyển về nuôi lên.
Bro đã đi thi Than chưa? Ở nhà, thậm chí ở cội quen, dạn dĩ là một chuyện nhưng ở trường thi, hằng trăm lồng với hàng nghìn con người nhao nhao, chưa kể nhiều thành phần còn vỗ tay, gõ chai nước, có nơi còn lấy cả xô chậu để đập thì liệu rằng có em Chuyền hay Bổi nào có thể chơi 100% được không? Nếu có thì mình xin bái phục khả năng thuần hoá của chủ những chú chim đó
 

buithanhngoan

Thành viên tích cực
Tham gia
19/8/11
Bài viết
206
Điểm tương tác
71
SVC$
0
Bro đã đi thi Than chưa? Ở nhà, thậm chí ở cội quen, dạn dĩ là một chuyện nhưng ở trường thi, hằng trăm lồng với hàng nghìn con người nhao nhao, chưa kể nhiều thành phần còn vỗ tay, gõ chai nước, có nơi còn lấy cả xô chậu để đập thì liệu rằng có em Chuyền hay Bổi nào có thể chơi 100% được không? Nếu có thì mình xin bái phục khả năng thuần hoá của chủ những chú chim đó
Mình thì chưa đi thi nhưng tuần nào cũng đi dợt bạn à. Đông người à, thì nhà mình làm tiệm mà người ra vào suốt nên chim anh thuần lắm. Mình nghĩ trường thi thế chim con chỉ lợi thế đông người thôi à. Theo mình biết chim con cực hoảng bậy, sợ rất nhiều thứ hơn bổi, chuyền.
 

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
Mình thì chưa đi thi nhưng tuần nào cũng đi dợt bạn à. Đông người à, thì nhà mình làm tiệm mà người ra vào suốt nên chim anh thuần lắm.
Nếu nhà đông người và chim được dợt dãi nhiều là một lợi thế nhưng tôi vẫn k tin là những chú chim bổi hay chuyền mà đi thi có thể lấy giải cao được. Nhất là khi vào vòng so kè, hàng chục người bu xung quanh đứng cách lồng 1m và vỗ tay loạn xì ngầu
 

caonguyen688

Thành viên tích cực
Tham gia
4/11/12
Bài viết
129
Điểm tương tác
30
SVC$
0
ai bảo than bổi chuyền thi k có giải, chỉ có than con thi mới k có giải vì than có đa số nuôi con lên o nhà 1 mình hót múa i xèo kè thêm 1 2 e vào xù lông, cắn bố chụp nhé còn than bổi nuôi ki nét chơi được thì k bao jo có hiện tượng như than con nhé
 

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
ai bảo than bổi chuyền thi k có giải, chỉ có than con thi mới k có giải vì than có đa số nuôi con lên o nhà 1 mình hót múa i xèo kè thêm 1 2 e vào xù lông, cắn bố chụp nhé còn than bổi nuôi ki nét chơi được thì k bao jo có hiện tượng như than con nhé
Bro chơi Than lâu chưa vậy? Đi thi bao giờ chưa? Chắc chưa thấy con Than con chuẩn hót múa bao giờ nhỉ? Còn loại Than con mà ở nhà hót múa ì xèo, kè chim xù lông là loại Than hót bình thường như tôi đã nói ở trên.
Còn bổi, chuyền là k bao giờ xù à, đưa đây tôi làm cho nó xù cho.
 

_Heartless

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/9/11
Bài viết
13
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Kiến thức than của mình còn rất hạn chế. Nhưng mình đã từng gặp 1 con than bổi - già rừng và là than trận. Trong các bác đã ai từng nghe tới than trận thì biết con đó thế nào. Con đó ở Bình Dương, 4 mùa đầu ko mở miệng...các bác nên nhớ là ko mở miệng, còn giẫy thì ko phải bàn. Vì than bổi có tuổi rừng là nó giãy rồi bất kể đông người qua lại. Nhưng sau khi thay lông xong mùa 5 nó chơi như 1 cái máy hót và đi thi giật giải nhất củ chi. Đó là con than của 1 đại gia làm kính ở Bình Dương bắt từ lúc sập lụp xách về nuôi...và cuối cùng nó cũng lên Sài gòn với giá 5000USD và giờ ko còn nghe thấy tiếng tăm gì cả.
 

buiquyen.h

Thành viên tích cực
Tham gia
5/11/12
Bài viết
126
Điểm tương tác
26
SVC$
0
anh than_mi_lua cho em hoi la.nuoi than non nhu nao cho no khong bi lon hoac ngoai.noi chung la cac tat
 

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
anh than_mi_lua cho em hoi la.nuoi than non nhu nao cho no khong bi lon hoac ngoai.noi chung la cac tat
Bản thân mình nuôi chưa bao giờ gặp phải chim lộn, dù là Non hay Chuyền hay Bổi nhưng mình có tìm hiểu thì được biết ở chim Bổi và Chuyền là do quá nhát mà lại ép thuần quá nên nó nhảy hoảng và lâu dần thành tật, còn chim con thì giai đoạn tập chuyền và thay lông em nó dư năng lượng dẫn tới việc nhảy nhót nhiều và đặc biệt là nhìn thấy các em lộn thì chim con rất hay bắc chước. Dựa trên những suy luận đó cộng với thực tiễn mình nuôi thì mình nghĩ rằng đối với chim Con, cách để em nó k sinh tật lộn là: Ở giai đoạn chuyền và thay lông báo, cố gắng nuôi em nó một cách tự nhiên nhất - tự nhiên ở đây có nghĩa là thả chim ra cho em nó tập bay nhảy, kiếm ăn (tất nhiên là đồ ăn mình vứt ra) tắm táp như ở ngoài thiên nhiên (bạn nào nhà k có không gian hoặc có mèo, chó thì hằng ngày lúc nào rảnh rồi, thả chim vào phòng, đóng cửa lại, cho em nó chơi một vài tiếng, rồi lại đưa về lồng). Cứ như thế cho đến lúc em nó xong hẳn lông thì thôi. Và một điều quan trọng là k bao giờ cho em nó nhìn thấy các em có tật ngoái lộn vì chim con hay bắt chước và bắt chước rất nhanh.
 

_Heartless

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/9/11
Bài viết
13
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Theo ngu kiến của mình, mình chưa áp dụng cho than nhưng nhìn người ta đã áp dụng và ứng dụng 1 số loài khác vào than
Bạn bố trí nhiều cầu ngang cho nó và đặc biệt là cách bạn trùm áo lồng. tốt nhất trong thời gian nó tập nhảy bạn trùm áo lồng lại, chỉ để hé phần dưới thôi, để nó có phản xạ nhìn xuống ánh sáng bên dưới, phần trên thì bịt kín lại, đảm bảo phía trên ko có ánh sáng lọt vào
 

thanhvip_prao

Thành viên diễn đàn
Tham gia
8/6/11
Bài viết
62
Điểm tương tác
13
SVC$
0
than thì mình chơi gần 10 năm rồi..giải thích như bài thì wa' lằng nhằng..chim nào chim k hót..thậm chí mình nuôi 1 con than mái..búng tay múa hót như chim trống bình thường..còn chim bổi nuôi lên đó con nào mà xù lông..tìm được pm mình nhé..mình có con bổi 3 mùa theo như giải thích của bạn thì là thuộc loại cứng..nhưng giá như trên trời àh..k có nhé..chim múa đấu từ khi có chim khác tới khi trùm lồng con kia lại hoặc mang nó đi chổ khác..k múa nữa thì hót..chất giọng dài và tuyệt đối chỉ líu không bao h có chuyện hót kiểu chít..chòe..đi bẩy thì chim bể còn phải chào thua với nước dụ chim của nó..thế mà giá có 5tr àh..chơi than nếu nuôi chim con lên thì ta không nên để chim dạn người wa'..chim dạn người ai cũng thích nhưng như thế thì chim đấu không bền và dễ xù lông..than thì là loài tắm nhiều..ta nên cho chim phơi nắng nhiều..phơi ngắn càng gắt càng tốt..không như các loại khác..ít khi hóc nước khi phơi nắng..phơi nằng nhằm tập độ bền cho chim mỗi khi chơi không bị hóc nước..nên cho chim ăn những đồ ăn tươi mỗi ngày..(thịt lợn, bò, lươn, cào cào..) cho chim dợt rừng nhiều vì đi lại nhiều chim thích nghi với những khung thời tiết khác nhau và tạo độ lỳ, bền cho chim..nhất là nên mang chim đi giao lưu để giúp chim trau dồi chất giọng lẫn phong cách chơi..
Than bổi thì thuần cho dạn xí..chăm sóc như chim non..nhưng có thể cho chim non..nhưng chú ý chim bổi thì phải chú ý cách chơi của chim..nó không bao h xù lông nhưng nhiều con chất giọng khi múa (líu đấu) thì lại dỡ..có con thì khi múa đuôi cụp xuống hai vai cánh dang ra..phong cách này cũng dỡ..chim múa hót thì phải dang cách xòe đuôi..chạy cầu(tùy con) nhưng đa số hay bị bu lồng khi đấu chim..cách đơn giản tìm 1 con bu lồng cắn tốt giáp lá cà chim mình bị nó mổ đâu và sợ dần không dám bu lồng những lần tiếp theo..nhưng khi chim mình k căng lửa thì tuyệt đối không nên giáp lá cà chim rất dễ bể..hư lun con chim..thuần bổi lên thì khoảng 2 mùa là con chim của bạn có thể đấu đá hót múa như một cổ máy rồi..
Than thì chim bổi thì mình phải tuyển ngay từ đầu...chất giọng, dáng, phong cách chim, lông (ở đây ta nên chọn con nào lông hình càng dài càng tốt như thế nó sẽ là một chú chim hót đó),..
Than thì phân biệt hai loại hót và đá nhé..
CHIM HÓT: thì thường mau mỏ..hót hét nhiều giọng, luyến láy dão giọng tốt..khi đấu thì không bu lồng..
CHIM ĐÁ: thường tướng to con..mỏ to..nhìn dữ dằn..chất giọng tùy con có con giọng dài con ngắn..khi thấy đối thủ thì bu lồng múa, líu đòi đá..
 

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
than thì mình chơi gần 10 năm rồi..giải thích như bài thì wa' lằng nhằng..chim nào chim k hót..thậm chí mình nuôi 1 con than mái..búng tay múa hót như chim trống bình thường..còn chim bổi nuôi lên đó con nào mà xù lông..tìm được pm mình nhé..mình có con bổi 3 mùa theo như giải thích của bạn thì là thuộc loại cứng..nhưng giá như trên trời àh..k có nhé..chim múa đấu từ khi có chim khác tới khi trùm lồng con kia lại hoặc mang nó đi chổ khác..k múa nữa thì hót..chất giọng dài và tuyệt đối chỉ líu không bao h có chuyện hót kiểu chít..chòe..đi bẩy thì chim bể còn phải chào thua với nước dụ chim của nó..thế mà giá có 5tr àh..chơi than nếu nuôi chim con lên thì ta không nên để chim dạn người wa'..chim dạn người ai cũng thích nhưng như thế thì chim đấu không bền và dễ xù lông..than thì là loài tắm nhiều..ta nên cho chim phơi nắng nhiều..phơi ngắn càng gắt càng tốt..không như các loại khác..ít khi hóc nước khi phơi nắng..phơi nằng nhằm tập độ bền cho chim mỗi khi chơi không bị hóc nước..nên cho chim ăn những đồ ăn tươi mỗi ngày..(thịt lợn, bò, lươn, cào cào..) cho chim dợt rừng nhiều vì đi lại nhiều chim thích nghi với những khung thời tiết khác nhau và tạo độ lỳ, bền cho chim..nhất là nên mang chim đi giao lưu để giúp chim trau dồi chất giọng lẫn phong cách chơi..
Than bổi thì thuần cho dạn xí..chăm sóc như chim non..nhưng có thể cho chim non..nhưng chú ý chim bổi thì phải chú ý cách chơi của chim..nó không bao h xù lông nhưng nhiều con chất giọng khi múa (líu đấu) thì lại dỡ..có con thì khi múa đuôi cụp xuống hai vai cánh dang ra..phong cách này cũng dỡ..chim múa hót thì phải dang cách xòe đuôi..chạy cầu(tùy con) nhưng đa số hay bị bu lồng khi đấu chim..cách đơn giản tìm 1 con bu lồng cắn tốt giáp lá cà chim mình bị nó mổ đâu và sợ dần không dám bu lồng những lần tiếp theo..nhưng khi chim mình k căng lửa thì tuyệt đối không nên giáp lá cà chim rất dễ bể..hư lun con chim..thuần bổi lên thì khoảng 2 mùa là con chim của bạn có thể đấu đá hót múa như một cổ máy rồi..
Than thì chim bổi thì mình phải tuyển ngay từ đầu...chất giọng, dáng, phong cách chim, lông (ở đây ta nên chọn con nào lông hình càng dài càng tốt như thế nó sẽ là một chú chim hót đó),..
Than thì phân biệt hai loại hót và đá nhé..
CHIM HÓT: thì thường mau mỏ..hót hét nhiều giọng, luyến láy dão giọng tốt..khi đấu thì không bu lồng..
CHIM ĐÁ: thường tướng to con..mỏ to..nhìn dữ dằn..chất giọng tùy con có con giọng dài con ngắn..khi thấy đối thủ thì bu lồng múa, líu đòi đá..
Tôi k biết bro chơi chim 10 năm là chơi hội hay ở nhà chơi một mình, hay bro đưa chim vào rừng chơi với chim rừng?
Chỉ cần nghe bro phán chim bổi không bao giờ xù và nếu bu chụp thì kè lồng cho con chim dữ nó đá là biết kiến thức của bro cỡ nào rồi.
Hiện tại tôi k còn con bổi nào nữa nhưng bro thích tìm bổi xù thì dễ thôi, bro ở đâu? Muốn khi nào có? và giá thì rất rẻ.
Còn bro nói việc kè chim để con khác đá thì tôi cũng hết nói với bro, chơi chim hót mà đặc biệt là Than - một giống chim rất dữ, người ta rất kỵ kè lồng cho đá, thậm chí người ta luôn tìm cách để tránh treo gần những con chim có nết như vậy -vì nếu treo gần những con như vậy hoặc cho đá thì con chim Hót sẽ hư, còn tại sao hư chắc tôi k cần phải giải thích.
Lại còn Vip với Prao nữa chứ! Bao nhiêu tuổi rồi?
 

thaibao

Thành viên tích cực
Tham gia
29/3/08
Bài viết
125
Điểm tương tác
25
SVC$
0
Thi mà ồn ào vậy thì có giá trị gì. Con chim có tố chất hay thì sẽ hay thôi chăm sóc chỉ là một phần.
 

buithanhngoan

Thành viên tích cực
Tham gia
19/8/11
Bài viết
206
Điểm tương tác
71
SVC$
0
Theo mình thì thế này, mình cũng đã nuôi than non rất nhiều, đa phần con nào cũng hót múa xòe cả +dạn người. Ngoài ưu điểm đó ra thì than con không hơn bổi, chuyền gì cả.
 

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
Thi mà ồn ào vậy thì có giá trị gì. Con chim có tố chất hay thì sẽ hay thôi chăm sóc chỉ là một phần.
Ồn ào mới là thi chứ, giống như hát karaoke ở nhà khác với thi văn nghệ phường và lại càng khác với thi Tiếng hát truyền hình, Sao Mai, Vietnam idol.
Còn việc con chim có tố chất mới quan trọng thì điều đó là đương nhiên rồi, tôi đâu có đề cập gì đến việc chăm sóc để được chú chim hay đâu. Bản thân tôi cũng chưa bao giờ có giải, chim cò cũng bình thường.
 

flowerhorn_121

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/7/10
Bài viết
11
Điểm tương tác
7
SVC$
0
mình từng có 1 con bổi múa xòe cứng.cặp 4 con chim đá sát lồng vẫn múa hót chứ ko xù chụp.lúc mua về chim chưa ra lông đuôi và nhảy kinh khủng.nhưng đổ 1 mùa lông bắt đầu chơi.và đặc biệt không bao giờ lạ cội.nhưng số mình không may đã bị bọn ăn cắp vào lấy mất.mình đi tìm đủ chỗ nhưng vẫn chưa tìm ra.sau này cũng có cầm vài con hót múa nhưng chưa thấy con nào được như vậy nữa.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom