Guest viewing is limited

trhai366

Thành viên tích cực
Tham gia
26/2/11
Bài viết
101
Điểm tương tác
39
SVC$
0
được không vậy bạn, minh cung không để ý con nào vứt con ra khỏi tổ nữa mà ban cũng bị như vậy luon a
 

mua buon roi

"ghiền Chòe Lửa"
Tham gia
19/11/08
Bài viết
188
Điểm tương tác
49
SVC$
0
Mình đã làm vậy 2 lần với cập chim mà mình ép năm vừa rồi....Cập chim cũa mình kô có vứt con ra ngoài nhưng có 2 lứa lúc chim đang ấp thì bị bão ( gió mạnh và mưa lớn) Mình sợ gió thổi sập chuồng sẽ bị chết hết nên quyết định bắt con trống ra....Còn con mái thì vẩn để như vậy ...Sau khi chim con nở 1 mình nó có thể nuôi 1 ổ 4 con khõe mạnh...Trường hợp của mình là như vậy...Mình nghĩ nếu con mái cũa bạn (trhai366) có tánh tốt ( hiền) thì làm như mình chắc là được..Còn nếu như nó là con mái đã vứt con thì mình bó tay...Chúc cã nhà cuối tuần vui vẽ !!!
 

trhai366

Thành viên tích cực
Tham gia
26/2/11
Bài viết
101
Điểm tương tác
39
SVC$
0
mình cũng chưa biết con nào vứt ra nữa, cố gắng thôi chứ giờ biết sao, mình cung đang đút cho 1 con bị vứt ra ngoài không biết có sống nổi không nữa
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
Gần đây mới xem lại vài tập chí của giới nuôi chim sinh sản nữa thì....

Lý do nữa là:
chim bố mẹ còn trẻ quá mới 1 mùa hoặc chưa chăm con bao giờ cho nên khi thấy chim con...chúng "freak out" tức là hoảng loạn không biết làm gì.
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Còn một lý do nữa mà mình đã kiểm nghiệm qua thực tế:

Chim bố mẹ rất thính với mùi lạ, đặc biệt là Chòe Than.

Nếu bạn sờ tay vào trứng hoặc chim con, nó sẽ bị nhiễm mùi lạ. Chim bố mẹ ghét mùi đó, có thể bỏ tổ hoặc vứt trứng và con con đó đi.

Vì vậy tuyệt đối đừng sờ tay vào tổ hoặc chim non.


Thân.
 

phale_trongtim

Thành viên diễn đàn
Tham gia
2/3/11
Bài viết
64
Điểm tương tác
70
SVC$
0
Còn một lý do nữa mà mình đã kiểm nghiệm qua thực tế:

Chim bố mẹ rất thính với mùi lạ, đặc biệt là Chòe Than.

Nếu bạn sờ tay vào trứng hoặc chim con, nó sẽ bị nhiễm mùi lạ. Chim bố mẹ ghét mùi đó, có thể bỏ tổ hoặc vứt trứng và con con đó đi.

Vì vậy tuyệt đối đừng sờ tay vào tổ hoặc chim non.


Thân.

Cái này em nghĩ là chiếm tỉ lệ rất ít! Vì nhiều tổ chim ở ngoài thiên nhiên (Chào Mào, chòe than, cu gáy, khuyên....) em thường canh từ khi chúng còn đẻ trứng, đến khi trứng nở và đợi đến khi chim con bắt đầu bung lông ống thì em bắt. Hiện tại em đang theo dõi 1 tổ chòe than, ngày nào cũng xem (tổ trong hốc cây khô nên phải bắt con non ra xem) nhưng chim bố mẹ vẫn nuôi con bth. Ở nhà em đang ghép 2 cặp Chòe Lửa đẻ, ngày nào em cũng chụp ảnh, có khi em mái nằm trong tổ em cầm sâu đưa cho em nó cũng mổ và mớm cho con!. Ngay cả mấy anh bạn đến nhà chơi (người lạ) cũng có thể bắt chim non ra xem rồi lại bỏ vào và cầm sâu đưa cho chim bố mẹ mớm mồi bth.
Vì thế theo em: Đối với chim thuần, dạn người thì chim tha con vứt ra ngoài chủ yếu là do tính nết của con chim, cũng như gà mái, nhiều con nuôi con rất khéo, nhiều con hay dẫm chết con. Thêm vào nữa là do nguồn thức ăn kém, thiếu thức ăn trong1 thời điểm làm chim con bị đói, yếu và chết trong tổ nên bố mẹ phải tha con ra ngoài.

Còn đối với chim còn nhát thì em nghĩ ngoài lý do như chim thuần thì còn lý do là người qua lại nhiều, làm quá trình cho con ăn bị gián đoạn làm chim con suy dĩnh dưỡng, yếu và chết nên chim bố mẹ mới tha con ra.
 

bsmai

"Coi thi ân như đôi dép bỏ"
Tham gia
6/7/09
Bài viết
354
Điểm tương tác
132
SVC$
0
Ðề: 1001 Câu hỏi về chích chòe lửa

Chim cha gắp chim con 3 ngày tuổi ra khỏi tổ, bỏ xuống đất rồi mổ cho đến chết, sau đó lần lượt đến chim con khác cũng bị như vậy. Chuyện gì đang xảy ra?.

Hành động của các loài chim đôi khi gây sốc và hoang mang cho người nuôi nếu chúng ta không biết nguyên nhân nào. xin cung cấp một số thông tin từ các nghiên cứu về quá trình sinh học có ảnh hưởng đến hành vi của chim.

Chim hót khi hoàn thành việc thay lông, có sự gia tăng hormone testosterone. Hormone này kích thích chim hót to, hung hăng với chim trống khác hoặc ve vãn chim mái.
Chúng có tính các cứ lãnh thổ. Nếu chúng bảo vệ thành công lãnh thổ và kết đôi với chim mái thì chúng chuẩn bị tổ để xây tổ ấm. Khi điều này xảy ra, mức độ testosterone sẽ giảm và được thay thế bằng các loại hormone khác. Đây là thực tế những gì xảy ra. Khi làm tổ, đẻ trứng, nuôi con thì mức độ testosterone giảm dần và được thay thế bằng hormone prolactin. Đây là loại hormone cần cho chim để chăm sóc và bảo vệ con của nó.

Prolactin tiếp tục là hormone chi phối ở cả chim trống và mái trong thời gian chúng ấp trứng cho đến khi ngừng nuôi ăn chim con. Nếu Prolactin cung cấp đủ, chúng sẽ chăm sóc chim con tốt hơn, ngược lại nếu prolactin giảm và mức testosterone tăng ngay cả khi chim mái đang ấp trứng hoặc chim con mới nở. Sự gia tăng testosterone làm cho chúng không công nhận trứng hoặc chim con là của nó. Hậu quả là chúng hủy trứng hoặc giết chim con.Sự gia tăng testosterone trong cơ thể của chim là nguyên nhân chính làm cặp chim bố mẹ không chăm sóc con của nó. Điều này được nhận thấy khi chim giết con nó hoặc phá trứng thì chim mái cũng có thể đẻ tiếp.
Nguyên nhân nữa là do không cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết để nuôi con hoặc có người làm động ổ chim hoặc do chuột, mèo …
 

bsmai

"Coi thi ân như đôi dép bỏ"
Tham gia
6/7/09
Bài viết
354
Điểm tương tác
132
SVC$
0
Vậy nguyên nhân nào gây tăng Testosteron khi chim đang đẻ và chăm sóc con ?

Có nhiều nguyên nhân không thể biết hết được. Nguyên nhân được chỉ rõ là làm kéo dài sự hưng phấn của chim. Cụ thể, một số nguyên nhân có thể kể dưới đây:
- Đem Chòe Lửa khác đến gần cặp chim đẻ
- Người có thói quen huýt sáo khi đến gần chim, hành động lập lại kéo dài hơn 15 phút sẽ tác động xấu đến cặp chim đẻ. Chúng sẽ hưng phấn, hót đấu và biểu diễn. Điều này vẫn diễn ra ngay cả khi ngừng tác động (huýt sáo). Mặt khác, sự gia tăng Testosteron còn do bản năng bảo vệ lãnh thổ của chim.
Vì vậy không nên cho bạn bè đem Chòe Lửa đến khu vực có cặp chim nuôi đẻ, và cũng đừng huýt sáo với chim đẻ trong Aviary
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom