Guest viewing is limited

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Nguồn: từ thietbiloc.com
Nuôi cá dĩa không cần xài than hoạt tính (trừ trường hợp chất lượng nước quá tệ như nước cống và khi dùng phải thay than liên tục = quá mệt nên đổi nguồn nước tốt hơn)

Cấu tạo bể lọc nước

Mặc dù đã cố gắng cắt giảm chi phí nhưng thực sự cho đến nay các bộ lọc nước WATTS mới chỉ phục vụ cho những người giàu hoặc sẽ giàu và điều này luôn làm chúng tôi băn khoăn.

Công nghệ lọc nước thực ra không mới. Người Việt Nam chúng ta từ hàng trăm năm trước đã biết cách lọc nước để sử dụng. Ngày nay, tại các vùng nông thôn vẫn còn rất nhiều gia đình tự làm bể lọc. Chúng tôi thấy rằng chỉ cần cải tiến một chút xíu thì các bể lọc của chúng ta cũng sẽ tiện dụng không kém gì của Mỹ.
Thật vậy, thoạt nhìn sơ dồ của chúng tôi, không ít người đã nói: “Chả khác gì của Việt Nam!, cũng chỉ là 1 bể lọc đơn giản”.
Xem kỹ mới thấy, có 2 sự khác biệt căn bản:
Vật liệu lọc và cách sắp xếp



Có thể bố trí 2 hoặc 3 lớp vật liệu, tùy theo nguồn nước:
  1. Lớp dưới cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước.
  2. Tiếp theo là lớp than hoạt tính. Dùng loại hạt than càng nhỏ càng tốt để hấp phụ mùi, màu và các loại hóa chất hòa tan.
  3. Trên cùng là lớp cát vàng hoặc Filox (nếu muốn khử sắt, mangan và mùi tanh).
Điểm khác biệt ở đây không phải là vật liệu lọc mà là ở chỗ bể lọc này luôn ngập nước, tạo lớp màng sinh học trên mặt lớp cát. Vậy làm thế nào để bể lọc không bao giờ cản khô?
Quy trình thu gom nước:

Các bộ lọc truyền thống sau khi gom nước sẽ cho chảy ra bằng vòi/ van nước ngay dưới đáy bể. Nước trong bể lọc sẽ chảy lên tục cho đến khi không còn nữa.
Bây giờ ta cải tiến, bắt dòng nước này chảy ngược lên phía trên.
Mấu chốt là ở chỗ: Hãy gắn đường ống theo đúng như sơ đồ. Miệng ống phải cao hơn mặt trên cùng của lớp cát.
Khi nước trong bể chứa dâng lên, nước trong ống cũng dâng theo nguyên tắc bình thông nhau. Nước sẽ chảy ra khi mực nước trong bể cao hơn miệng ống. Nước sẽ ngừng chảy khi mực nước trong bể hạ thấp ngang với miệng ống. Do đó, lớp mặt trên của lớp cát không bao giờ bị khô, tạo thành một lớp màng vi sinh nên có thể lọc được cả vi khuẩn.
Cách làm bể lọc:

Lọc nước bằng thùng cũ

Có thể xây bể bê tông hoặc tận dụng các vật dụng bỏ đi như thùng nhựa, phuy sắt.
Uốn cong ống nhựa (hơ lửa) hoặc dùng các khớp nối để tạo đường ống như trong sơ đồ.
Một số lưu ý:

Tùy trường hợp, có thể gắn thêm 1 phao cơ hoặc phao điện để kiểm soát lượng nước cấp tự động cho bể lọc.
Khi cấp nước, nhớ đổ nhẹ nhàng, tránh làm xáo trôn lớp màng vi sinh trên mặt lớp cát.
Bất tiện duy nhất là bể lọc này chưa có chế độ xúc xả tự động nên cần định kỳ thay hoặc rửa vật liệu lọc một cách thủ công. Chỉ cần thay lớp cát trên cùng, các lớp bên dưới có thể rửa sạch để dùng lại.
Ứng dụng

Hệ thống này thích hợp cho cả nước ngầm và nước sông, chỉ cần thay đổi vật liệu lọc tương ứng.
Hệ thống này có thể để ở nhà, có thể mang lên tàu. thuyền, ... Đặc biệt, có thể dùng bể lọc nước kiểu này để cung cấp nước sạch cho dân cư sau các trận lũ lụt.

Hy vọng với những cải tiến tưởng chừng rất đơn giản này, mọi gia đình đều có thể tự làm một bể lọc để luôn có nguồn nước đủ an toàn cho sinh hoạt hàng ngày.
(Chân thành cám ơn quý vị đã phổ biến thông tin này tới những người chưa biết. đặc biệt là đồng bào các vùng lũ lụt để họ tự lọc lấy nước sạch).

Quan trọng là cái hình vậy mà không lên được đành lấy đường link:

Hướng dẫn tự làm bể lọc nước
http://www.locnuocmy.com/hoi-dap-loc...am-be-loc-nuoc
(Ban QT, Smod, mod ơi! rất cần cho anh em chơi, nuôi cá dĩa, xin thông cảm vì đã dùng đường link)<!-- / message --><!-- sig -->



http://www.locnuocmy.com/hoi-dap-loc-nuoc/174-huong-dan-tu-lam-be-loc-nuoc
 
Chỉnh sửa lần cuối:

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Tôi đang sử dụng (có cải tiến một ít, giải quyết phần hạn chế không súc xả tự động) rất có hiệu quả với cá dĩa, giới thiệu với anh em. Chỉ có điều vật liệu lọc gồm sỏi trắng và cát, trên cùng là lớp gòn lọc (nhằm kiểm tra độ dơ của nguồn nước, không có than hoạt tính và các thứ khác...

1. Đặt ống lượt phi 60 (có bán ở các tiệm điện nước) ở ngăn lấy nước (hình ghi là ngăn đá, tôi thay đá bằng sỏi trắng lớn)

2. Từng lớp lọc là sỏi lớn, vừa, nhỏ rồi đến cát lớn, vừa, nhỏ trên cùng là lớp gòn lọc. Ngăn cách giữa các lớp là lưới nhựa nhuyễn.

3. Dùng co chữ T và 2 van khoá: khi lọc thì nước đổ từ trên miệng xuống; khi súc xả thì từ dưới lên (khoan lổ đặt ống nước vào sát đáy bình lọc) tràn ra ngoài, hiệu quả súc rửa sẽ cao hơn và tự động. súc rửa như thế khoảng 2,3 năm mới thay luôn vật liệu lọc

Chú ý:
-Vật liệu, thiết bị lọc nếu vệ sinh chưa thật sạch mà vận hành sử dụng thì có thể gây bệnh cho cá dĩa (nấm); mà sạch rồi thì đôi khi cũng "dính" do cá chưa quen dùng nước với tiêu chuẩn "6 sao". Mỗi lần vệ sinh bồn lọc cũng có thể xảy ra hiện tượng này, vậy nên khi thật dơ (đặt miếng gòn lọc ở đầu nước ra để nhận biết độ dơ) mới vệ sinh.
- Tôi đặt biệt quan trọng lọc nước vì cá to tròn đẹp bắt đầu từ đây

Chúc anh em thành công!<!-- / message --><!-- edit note -->

---------- Post added at 09:11 AM ---------- Previous post was at 08:22 AM ----------

Thêm một món nữa (Nhớ là món này nợ anh em lâu lắm rồi mà cứ quên hoài)

Dụng cụ test nước tui đang xài lâu lắm rồi cho đến giờ:

- Ống dài gồm 20que giá khoảng 200K: test 5 trong 1: NO2, NO3, KH, DH, PH; Mắc như quỷ nên chỉ dùng test DH cho cá đẻ các chỉ tiêu khác thì cũng xem "ké" để "đáng đồng tiền bát gạo" chứ không quan trọng

- Hộp test PH cũng khoảng 200k thang đo từ 6,0 -7,6

Độ chính xác: cả 02 chấp nhận được;

Cách sử dụng: Có hướng dẫn bằng tiếng Anh nhưng không cần thiết, nhìn hình là sử dụng được

imgp1923m.jpg



imgp1920.jpg
 

Note

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/4/10
Bài viết
71
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cảm ơn Anh Cocchu về bài này rất bổ ích cho AE mới chơi cá dĩa .
Qua thực tế thi công và sử dụng em thấy có một số vấn đề sau cần xem xét :
-Khi ta đưa đường ống nước ra cao hơn mặt cát trên cùng =>lưu lượng nước ra chậm hơn so với để thấp bên dưới đáy hồ lọc =>chất lượng nước được lọc tốt hơn nhưng cần tính toán lại công xuất lọc để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
-Nếu ta nối kín đường ống ngõ ra từ độ cao trên mặt lớp cát lọc đầu tiên hướng xuống dưới thì khi vận hành sẽ tạo lực hút làm nước qua cát lọc nhanh hơn=> chất lượng nước được lọc không tối ưu và còn 1 vấn đề là khi ngưng cung cấp nước cho hồ lọc thì do lực hút sẽ làm cạn nước xuống dưới mặt cát điều này làm thất bại mục tiêu ta cần là giữ cho mặt cát luôn ngập nước .
Để giải quyết vấn đề này ta nên để đầu ống trên hở để tránh lực hút không cần thiết .
Mình có hình bên file autocad nhưng quên mất thủ tục xuất ảnh , bạn nào biết pm mình úp lên sau nhé .
 

thanglvietvnt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
27/10/08
Bài viết
28
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cảm ơn Anh Cocchu về bài này rất bổ ích cho AE mới chơi cá dĩa .
Qua thực tế thi công và sử dụng em thấy có một số vấn đề sau cần xem xét :
-Khi ta đưa đường ống nước ra cao hơn mặt cát trên cùng =>lưu lượng nước ra chậm hơn so với để thấp bên dưới đáy hồ lọc =>chất lượng nước được lọc tốt hơn nhưng cần tính toán lại công xuất lọc để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
-Nếu ta nối kín đường ống ngõ ra từ độ cao trên mặt lớp cát lọc đầu tiên hướng xuống dưới thì khi vận hành sẽ tạo lực hút làm nước qua cát lọc nhanh hơn=> chất lượng nước được lọc không tối ưu và còn 1 vấn đề là khi ngưng cung cấp nước cho hồ lọc thì do lực hút sẽ làm cạn nước xuống dưới mặt cát điều này làm thất bại mục tiêu ta cần là giữ cho mặt cát luôn ngập nước .
Để giải quyết vấn đề này ta nên để đầu ống trên hở để tránh lực hút không cần thiết .
Mình có hình bên file autocad nhưng quên mất thủ tục xuất ảnh , bạn nào biết pm mình úp lên sau nhé .
Bạn post hình sớm lên để mọi người cùng tham khảo và trao đổi nhé!
Xuất ảnh từ Cad ra ảnh bitmap( đuôi bmp) rất đơn giản. Bạn vào menu file/export... => giao diện "expost data"; sau đó lựa chọn trong ô "files of type" là: bitmap (*.bmp) và nhấn vào nút "save".
Bạn muốn chuyển từ đuôi bmp qua đuôi jpg thì dùng các chương trình sửa đổi ảnh thông thường là được.
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
1. Hoan hô anh em tham gia tại đây (tinh giản cái nghi lễ chào mừng nghen. Nói chung với anh em (mà nhìn lại chắc là em không thôi))

2. Nước lấy ra từ đáy bộ lọc rồi mới dẫn ngược lên cao hơn lớp các trên cùng và thấp hơn mặt nước của bình lọc. Vòi này dẫn đến hồ chứa, xử lý nước. Bình lọc phải cao hơn hồ chứa để dòng chảy tự nhiên không dùng máy bơm. tính toán lượng nước cần dùng để có hồ chứa thích hợp gắn phao cơ khi hồ chứa đầy thì tự ngưng chảy.

3. Nước vào để chảy từ trên xuống. Trong trường hợp áp suất nước không đủ để chảy tự nhiên vào bình lọc phải dùng bơm thì phải gắn phao điện để khi bình lọc đầy thì tự ngắt, vơi đi thì tự bơm.

4. Không gắn bơm trực tiếp để lấy nước ra từ bình lọc (mất tác dụng lọc)

(file cad là file ảnh và giao tiếp tốt với các phần mềm ảnh khác. Nếu úp ảnh lên web không được em có thể Export sang phần mềm định dạng ảnh để úp lên (Mở file cad, chọn menu file -> chọn export -> đặt tên file ảnh + chọn đuôi file từ save as type là xong)

Đưa lên xem nghen V!

(Post rồi mới thấy ông T nhanh hơn tui nghen)
 

Note

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/4/10
Bài viết
71
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Vâng , để em thử vì khả năng máy tính của em ẹ lắm.

locnuoclythuyet.jpg

locnuoclythuyet.jpg
 

Note

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/4/10
Bài viết
71
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cảm ơn Anh Cocchu và bạn Thanglvietvnt đã hướng dẫn cách xuất ảnh từ file cad . thực sự thì do mình học cad lén nên không biết các thủ tục như trên , hôm nay lại học được thêm 1 chiêu nữa . he he chơi cá dĩa dắt dây qua nghiệp vụ . ha ha lời lớn rồi ... Thank rất nhiều !!!
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Cảm ơn Anh Cocchu và bạn Thanglvietvnt đã hướng dẫn cách xuất ảnh từ file cad . thực sự thì do mình học cad lén nên không biết các thủ tục như trên , hôm nay lại học được thêm 1 chiêu nữa . he he chơi cá dĩa dắt dây qua nghiệp vụ . ha ha lời lớn rồi ... Thank rất nhiều !!!

Hi Note!
Vậy là bạn học thêm được 1 chiêu rồi nha!
Bây giờ thì bạn tha hồ mà gởi lên đây cho anh em hưởng thức nha!
Thân!

Ut9
 

eicas

Thành viên mới
Tham gia
8/4/10
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
em dùng lọc kín ( canister). các bác có cách nào cấp oxy cho hệ vi sinh trong lọc không ạ? em đang dùng media là nham thạch và bông.
 

trangvt

Thành viên mới
Tham gia
7/10/07
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Hệ thống lọc nước trangvt đang sử dụng để nuôi cá đẻ và cá con đến 2-3 cm :
Nước giếng tại nhà trangvt là loại nước khá tốt, bơm lên là đủ tiêu chuẩn nước sinh hoạt ( trừ pH chỉ có 4,5 )



Nước được bơm từ giếng lên bể trên cao, bể này có van tự động khi nước đầy sẽ tắt bơm. Trong bể có hệ thống sục khí sử dụng máy 18W 35 lít/phút, suốt ngày đêm. Nước từ bể này qua các cột lọc :

  • A có chứa 4 lít đá vôi ( san hô, đá vôi xay nhỏ... ) và 10 lít cát thạch anh.
  • B có chứa 20 lít cát thạch anh.
  • C có chứa 20 lít hạt lọc đa năng ODF-2F ( lọc kim loại nặng, phèn sắt, mangan...)
Sau khi qua các cột lọc nước vào bể dưới, bể này cũng có máy sủi khí 18W 35 lít/phút chạy suốt ngày đêm. Sủi khí khoảng 8 tiếng nước sẽ đạt pH 6,8 sau đó giảm xuống 6,5 bằng axit photphoric . Nước từ đây được bơm thẳng vào bể cá đẻ hoặc cá con.
Hệ thống này đang cung cấp 2 m3 mỗi ngày.
Cá đẻ cũng tốt, cá con cũng lớn khá nhanh : sau 1 tháng có thể đạt 2-2,5 cm.
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
(1). Thường PH thấp thì DH cũng thấp sao bạn không phơi nắng và giàn mưa để tăng cả PH lẫn DH đến mức cần thì dừng khỏi tốn tiền H3PO4.(2). Lọc lộ thiên sẽ tốt hơn cột lọc (3). 2m3 ngày thì chỉ thay tối đa là 15 hồ 1,2m. Mỗi lần "nâng cấp" cá thường "giật mình"(4). Nước giếng luôn hiếm khí Chỉ là ý kiến riêng thôi
 

HaiPhongDiscus

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/5/10
Bài viết
60
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em xin được hỏi anh cốc chủ về nguồn nước hiện giờ anh nuôi cá là nước giếng hay nước máy?

Lượng nước trung bình anh sử dụng mỗi ngày là bao nhiêu m3:a44:
 

coidoiotroc

Thành viên tích cực
Tham gia
29/8/10
Bài viết
152
Điểm tương tác
0
SVC$
0
(1). Thường PH thấp thì DH cũng thấp sao bạn không phơi nắng và giàn mưa để tăng cả PH lẫn DH đến mức cần thì dừng khỏi tốn tiền H3PO4.(2). Lọc lộ thiên sẽ tốt hơn cột lọc (3). 2m3 ngày thì chỉ thay tối đa là 15 hồ 1,2m. Mỗi lần "nâng cấp" cá thường "giật mình"(4). Nước giếng luôn hiếm khí Chỉ là ý kiến riêng thôi
Hi, chào bác Cốc chủ , nhân đọc bài lọc nước của anh Trangvt , tui cũng đang lọc kiểu " hổng giống ai " , bác xem có gì sai tư vấn giùm tí nhé :
1 - Bơm thẳng từ giếng khoan lên , qua một vòi hoa sen tạo mưa , qua một lớp san hô vụn , rồi đi thẳng vào bồn chứa .
2 - Trong khi máy bơm nước giếng khoan đang hoạt động , tui dùng một máy bơm khác công suất nhỏ bơm nước từ trong bồn ra vào tại chỗ ( chủ ý là đảo nước ) y như cái máy lọc chìm đặt trong hồ cá ấy . Sau khoảng 1 giờ thì PH khoảng 6.4 ,( lúc này hồ 1m2 đã đầy ) trước khi bơm là 4.5 . Tui để đó khoảng 5 ngày sau mới dùng thay nước , 2 bồn thay đồi , 1 hồ trữ 6 ngày , một hồ mới bơm .
3 - Cho đến giờ thì thấy cũng hổng sao , không biết mai này có sao không..;; Vì nghe các bác nói lọc cả kim loại nặng , mangan ...vv
Cám ơn bác nhiều ? Chúc cả tuần vui vẻ . Thân.
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Hi, chào bác Cốc chủ , nhân đọc bài lọc nước của anh Trangvt , tui cũng đang lọc kiểu " hổng giống ai " , bác xem có gì sai tư vấn giùm tí nhé :
1 - Bơm thẳng từ giếng khoan lên , qua một vòi hoa sen tạo mưa , qua một lớp san hô vụn , rồi đi thẳng vào bồn chứa .
2 - Trong khi máy bơm nước giếng khoan đang hoạt động , tui dùng một máy bơm khác công suất nhỏ bơm nước từ trong bồn ra vào tại chỗ ( chủ ý là đảo nước ) y như cái máy lọc chìm đặt trong hồ cá ấy . Sau khoảng 1 giờ thì PH khoảng 6.4 ,( lúc này hồ 1m2 đã đầy ) trước khi bơm là 4.5 . Tui để đó khoảng 5 ngày sau mới dùng thay nước , 2 bồn thay đồi , 1 hồ trữ 6 ngày , một hồ mới bơm .
3 - Cho đến giờ thì thấy cũng hổng sao , không biết mai này có sao không..;; Vì nghe các bác nói lọc cả kim loại nặng , mangan ...vv
Cám ơn bác nhiều ? Chúc cả tuần vui vẻ . Thân.

Thấy hỏng sao là tốt rồi,

- Tạo mưa để khử phèn và tăng PH

- Qua san hô cũng làm tăng PH

Nhưng trước khi qua bồn chứa nên cho qua lọc cát (lộ thiên) là cực kỳ quan trọng để cá tăng trưởng nhanh và đẹp.

Việc thay đổi này (thêm lọc cát) lúc đầu có thể làm cá sinh bệnh (do cát, sỏi,... rữa chưa sạch, do thay đổi môi trường,...) nhưng sau đó sẽ thấy hiệu quả "trên cả tuyệt vời".

Nên làm việc này vào lúc ít cá nhất
 

coidoiotroc

Thành viên tích cực
Tham gia
29/8/10
Bài viết
152
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Thấy hỏng sao là tốt rồi,

- Tạo mưa để khử phèn và tăng PH

- Qua san hô cũng làm tăng PH

Nhưng trước khi qua bồn chứa nên cho qua lọc cát (lộ thiên) là cực kỳ quan trọng để cá tăng trưởng nhanh và đẹp.

Việc thay đổi này (thêm lọc cát) lúc đầu có thể làm cá sinh bệnh (do cát, sỏi,... rữa chưa sạch, do thay đổi môi trường,...) nhưng sau đó sẽ thấy hiệu quả "trên cả tuyệt vời".

Nên làm việc này vào lúc ít cá nhất

Bác có thể cho biết thêm về lưu lượng nước qua bộ lọc cát , sỏi là bao nhiêu lít/giờ ? Cám ơn bác nhiều . Thân

---------- Post added at 12:27 PM ---------- Previous post was at 10:47 AM ----------


Cháo Note , cái hình thứ ba của hệ thống lọc tui thấy có ghi chú khoan lỗ 3mm , như vậy khi nước trong ống thoát đầy nó sẽ theo lỗ 3mm thoát ra ngay tại hộp lọc vì thấp hơn ống thoát trên cùng mà ? Tui thật sự không hiểu , có gì giải thích giùm nhé , cám ơn nhiều. À mà tui thấy hình đầu tiên là hợp lý nhất .

---------- Post added at 12:50 PM ---------- Previous post was at 12:27 PM ----------

Tôi đang sử dụng (có cải tiến một ít, giải quyết phần hạn chế không súc xả tự động) rất có hiệu quả với cá dĩa, giới thiệu với anh em. Chỉ có điều vật liệu lọc gồm sỏi trắng và cát, trên cùng là lớp gòn lọc (nhằm kiểm tra độ dơ của nguồn nước, không có than hoạt tính và các thứ khác...

1. Đặt ống lượt phi 60 (có bán ở các tiệm điện nước) ở ngăn lấy nước (hình ghi là ngăn đá, tôi thay đá bằng sỏi trắng lớn)

2. Từng lớp lọc là sỏi lớn, vừa, nhỏ rồi đến cát lớn, vừa, nhỏ trên cùng là lớp gòn lọc. Ngăn cách giữa các lớp là lưới nhựa nhuyễn.

3. Dùng co chữ T và 2 van khoá: khi lọc thì nước đổ từ trên miệng xuống; khi súc xả thì từ dưới lên (khoan lổ đặt ống nước vào sát đáy bình lọc) tràn ra ngoài, hiệu quả súc rửa sẽ cao hơn và tự động. súc rửa như thế khoảng 2,3 năm mới thay luôn vật liệu lọc

Chú ý:
-Vật liệu, thiết bị lọc nếu vệ sinh chưa thật sạch mà vận hành sử dụng thì có thể gây bệnh cho cá dĩa (nấm); mà sạch rồi thì đôi khi cũng "dính" do cá chưa quen dùng nước với tiêu chuẩn "6 sao". Mỗi lần vệ sinh bồn lọc cũng có thể xảy ra hiện tượng này, vậy nên khi thật dơ (đặt miếng gòn lọc ở đầu nước ra để nhận biết độ dơ) mới vệ sinh.
- Tôi đặt biệt quan trọng lọc nước vì cá to tròn đẹp bắt đầu từ đây

Chúc anh em thành công!<!-- / message --><!-- edit note -->

---------- Post added at 09:11 AM ---------- Previous post was at 08:22 AM ----------

Thêm một món nữa (Nhớ là món này nợ anh em lâu lắm rồi mà cứ quên hoài)

Dụng cụ test nước tui đang xài lâu lắm rồi cho đến giờ:

- Ống dài gồm 20que giá khoảng 200K: test 5 trong 1: NO2, NO3, KH, DH, PH; Mắc như quỷ nên chỉ dùng test DH cho cá đẻ các chỉ tiêu khác thì cũng xem "ké" để "đáng đồng tiền bát gạo" chứ không quan trọng

- Hộp test PH cũng khoảng 200k thang đo từ 6,0 -7,6

Độ chính xác: cả 02 chấp nhận được;

Cách sử dụng: Có hướng dẫn bằng tiếng Anh nhưng không cần thiết, nhìn hình là sử dụng được

imgp1923m.jpg



imgp1920.jpg

Xin lỗi bác trước nhé vì hay hỏi nhiều , nhưng mà học thì phải hỏi thôi ( sợ bác nổi cáu vì hỏi nhiều quá ) :
1- Ống lược phi 60 là ống nước 60mm phải không bác vì tui thấy đường kính nó nhỏ lắm , sao mình không làm bằng ống 114 mm lớn gần gấp hai
2- Mình có thể làm bộ lọc tháo ráp hoàn toàn đễ dàng ( để thường xuyên súc rửa )
3- Vật liệu lọc toàn bằng cát , sỏi thì mình cũng vệ sinh sạch rồi xài lại .
Có gì sai bác đừng cười nhé . Cám ơn bác nhiều . Thân chào.
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Bạn cứ hỏi thoải mái, có bao nhiêu thắc mắc cứ tuôn ra hết cho nó nhẹ mình mà tui có dịp ôn bài hoặc học thêm.

1. Lưu lượng không nằm ở ống lượt mà nằm ở khoang trữ nước (tức là phụ thuộc vào vật liệu lọc tại khoang này to hay nhỏ) và độ lớn của ống nước ra, vô.

Tui dùng ống lượt 60 (vì chổ tui chỉ có bán loại này) cho ống lấy nước ra, vô 27, lưu lượng trung bình 5khối/16 giờ là đủ xài trong ngày.

2. Mình làm lọc lộ thiên tức là mở miệng nên việc lấy vật liệu lọc ra vệ sinh là dễ dàng đồng để tránh phát sinh khí độc (khi dùng cột lọc kín sẽ có vấn đề này), dùng co chữ T và van để thiết kế súc xả khi cần, nên việc tháo ráp là không cần thiết.

3. Việc vệ sinh thường xuyên vật liệu lọc trong lọc cát là không cần thiết và đôi khi phản tác dụng (làm biến dạng hệ vi sinh vốn đã cân bằng từ lọc cát đến hồ chứa) có thể làm cá sinh bệnh đồng loạt người ta gọi là làm cá giật mình, cái bệnh từ nguyên nhân thật đơn sơ nhưng có khi phải mất hàng tháng, vài tháng thậm chí tiêu diệt luôn 1 trại cá...

Ta có thể dùng gòn lọc để trên cùng, việc làm này nhằm mục đích ngăn dòng xoáy của nước vào cát lọc, phát hiện ra độ dơ, độ phèn của nước qua miếng gòn lọc này và thay nó đi khi thấy dơ là xong.

Việc súc rửa định kỳ và thay gòn trên lớp mặt (tự động, do mình thiết kế) là nên làm khoảng 3 tháng/lần

Việc "xẻ thịt" bộ lọc cát ra vệ sinh hay làm lại là việc không nên làm ngoài trừ bộ lọc đã sử dụng trên 2 năm + quá dơ và khi đó phải là lúc cá của ta còn ít nhất để giảm thiểu tổn thất không đáng "bị", nếu xảy ra tình trạng cá giật mình
 

levotong2212

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/6/09
Bài viết
89
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Mất 1 ngày để cưa cưa đục khoét làm lọc cát. Cuối cùng cũng hoàn thành rồi Cốc chủ ơi. Kì này quyết làm cho thật tốt mới chịu.hì hì

Cốc chủ cho con hỏi là khi làm xong lọc cát thì xả bỏ bao lâu thì dùng nước đó được ; Sau khi dùng lọc cát cá bị bệnh do thay đổi môi trường thì bệnh đó là bệnh gì và có thể phòng ngừa được bằng thuốc không chú?

Cám ơn chú.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom