acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Beo rất dễ đẻ, đậu và nuôi con, 18 tháng thì chúng đã rành.

Cá đẻ mà không thụ tinh ngoài môi trường, nước còn do chu kỳ phát dục của 2 con trống mái chưa "đồng bộ".

Bạn chú ý cá đẻ:

- Beo nên để thổi khí mạnh hơn các cá khác 1 chút;

- Dòng "da trâu" như beo, xanh, da rắn,.... PH thấp hơn (từ 6,2 trở xuống) hơn dòng "da đỏ" như BC, red, (6,0 -6,4)

- "Ép" cho cá đẻ là (ngoài môi trường, nước):

+ Thúc ăn cho sung để đẻ cho tốt khi thấy cá suy (bằng tăng PH, tăng thổi khí, tăng thức ăn, tăng thành phần, khẩu phần...)

+ Giảm cho ăn (nhất là lóc nhí, lăng quăng...) khi thấy chúng quá mập (Cá mái thì mở líp buồng trứng, trống thì lười lướt)

Theo kinh nghiệm của tui:

- Cá đến tuổi đẻ thì phải tập cho đẻ để đến 14 tháng là thành thục, quá lứa thì khả năng đẻ và nuôi con không cao bằng

- Cá đẻ 1,2 lần đầu mà lấy trứng không cho nuôi con thì trên 60% những lần sau không ra gì.

Trường hợp của bạn thử:

Tách riêng ra đúng 3 tuần (là thời gian chu kỳ phát dục của cá dĩa), không thúc ăn nữa (tui đoán là cá sung và lỡ thì (chớ không phải già) PH 6,4 - 6,6 ngày 2 lần (1 trùng, 1tim)

Sau 3 tuần cho lại vào hồ đẻ PH ~ 6.0 ngày 1 lần (tim hoặc trùng vừa đủ thôi); 2ngày thay 20% nước hoặc ngày thay 10 =15% (chủ yếu là rà phân, thức ăn thừa) "ngâm như vậy" cho đến khi chúng ra được con.

Bạn mô tả, tui đoán mò, mình cùng thử xem sao
 

hoangtk

Thành viên diễn đàn
Tham gia
14/4/10
Bài viết
32
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cám ơn Cocchu đã tận tình chỉ bảo, em sẽ áp dụng liền khi nào có kết quả em cập nhập.
 

Thanhdo

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/10
Bài viết
313
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Beo rất dễ đẻ, đậu và nuôi con, 18 tháng thì chúng đã rành.

Cá đẻ mà không thụ tinh ngoài môi trường, nước còn do chu kỳ phát dục của 2 con trống mái chưa "đồng bộ".

Bạn chú ý cá đẻ:

- Beo nên để thổi khí mạnh hơn các cá khác 1 chút;

- Dòng "da trâu" như beo, xanh, da rắn,.... PH thấp hơn (từ 6,2 trở xuống) hơn dòng "da đỏ" như BC, red, (6,0 -6,4)

- "Ép" cho cá đẻ là (ngoài môi trường, nước):

+ Thúc ăn cho sung để đẻ cho tốt khi thấy cá suy (bằng tăng PH, tăng thổi khí, tăng thức ăn, tăng thành phần, khẩu phần...)

+ Giảm cho ăn (nhất là lóc nhí, lăng quăng...) khi thấy chúng quá mập (Cá mái thì mở líp buồng trứng, trống thì lười lướt)

Theo kinh nghiệm của tui:

- Cá đến tuổi đẻ thì phải tập cho đẻ để đến 14 tháng là thành thục, quá lứa thì khả năng đẻ và nuôi con không cao bằng

- Cá đẻ 1,2 lần đầu mà lấy trứng không cho nuôi con thì trên 60% những lần sau không ra gì.

Trường hợp của bạn thử:

Tách riêng ra đúng 3 tuần (là thời gian chu kỳ phát dục của cá dĩa), không thúc ăn nữa (tui đoán là cá sung và lỡ thì (chớ không phải già) PH 6,4 - 6,6 ngày 2 lần (1 trùng, 1tim)

Sau 3 tuần cho lại vào hồ đẻ PH ~ 6.0 ngày 1 lần (tim hoặc trùng vừa đủ thôi); 2ngày thay 20% nước hoặc ngày thay 10 =15% (chủ yếu là rà phân, thức ăn thừa) "ngâm như vậy" cho đến khi chúng ra được con.

Bạn mô tả, tui đoán mò, mình cùng thử xem sao
Xin hỏi anh thêm: tách riêng mỗi con một hồ hiệu quả hơn hay cho cả 2 con cùng vào 1 hồ tập thể? Hoặc là cho 2 con vào hai hồ tập thể khác nhau (các hồ này chưa lựa ra trống mái riêng).
Nếu tách riêng tui nó ra, khi ghép cặp lại tụi nó có hòa thuận không? hay sẽ cắn nhau?.
Cảm ơn anh nhiều.
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Tốt nhất là tách riêng cho vào hồ tập thể trống theo trống mái theo mái, tránh tình trạng chúng đẻ hoặc lướt bậy (=toi công mình, để lâu quá hoặc cá sung vẫn bị; các trường hợp khác không tốt bằng)

Khi cho vào đẻ đúng cặp là tốt nhất, không đúng cặp thì chúng dí nhau vài bửa là thuận, con trống dí con mái thì để mà ngược lại thì phải đổi liền (90% trường hợp này không đạt (tính từ khi đẻ đến tách bầy))
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
To all:

Một số anh em tham gia diễn đàn và cá dĩa đã lâu nên thường nói tắt và "thuật ngữ" (tui cũng vậy) nên có gì chưa rõ, tối nghĩa anh em cứ mạnh dạn nêu ra mình cùng giải thích (hoặc sửa)

Ví dụ tui nói dùng"độc môn" anh em mới có thể ngơ ngác nhưng anh em lâu năm hiểu là quính thuốc tím sau đó ngâm tetra. hoặc tui nói quính thuốc tím thì anh em sẽ hiểu 2mg/1l canh quính cho đến 4mg/lít hoặc 6mg/lit...

Chúng ta cùng trao đổi, anh em chưa rõ cứ mạnh dạn hỏi, anh em đã rành tranh thủ giải thích, không cần phải kiêng cử topic của tui chờ tui lên tiếng, của UT9 chờ UT9 trả lời

Mình thực hiện như vậy nghen! (giải quyết vấn đề cho nó nhanh mà còn sôi động nữa)
 

Thanhdo

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/10
Bài viết
313
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em vẫn còn vướng ở chổ bồ câu nuôi con anh ơi. Cá đẻ đôi lúc nở rất nhiều, tới khi nở thì không bám, 1 ngày sau thì mất dạng hết, hoặc còn lại thì còn ít, chỉ khoảng vài chục con mà thôi, và lúc đó, cá cha mẹ lại nuôi tốt, chưa rút ra được tại sao lúc nuôi được, lúc không? Còn cho cá xanh vú thì OK.
Trong khi nhà những người khác thì bồ câu vẫn nuôi con rất tốt. Nhà anh Cuongphat, bầy bột >200 con vẫn tốt, nhà anh Huê (Q11) cũng cho bồ câu nuôi con chứ không cho vú--> cũng tốt... Nhờ anh giải đáp giúp em. Cảm ơn anh.
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Em vẫn còn vướng ở chổ bồ câu nuôi con anh ơi. Cá đẻ đôi lúc nở rất nhiều, tới khi nở thì không bám, 1 ngày sau thì mất dạng hết, hoặc còn lại thì còn ít, chỉ khoảng vài chục con mà thôi, và lúc đó, cá cha mẹ lại nuôi tốt, chưa rút ra được tại sao lúc nuôi được, lúc không? Còn cho cá xanh vú thì OK.
Trong khi nhà những người khác thì bồ câu vẫn nuôi con rất tốt. Nhà anh Cuongphat, bầy bột >200 con vẫn tốt, nhà anh Huê (Q11) cũng cho bồ câu nuôi con chứ không cho vú--> cũng tốt... Nhờ anh giải đáp giúp em. Cảm ơn anh.

Chào anh Thando,

Cá đẻ nở ra con không bám, anh cần kiểm tra lại pH của nước, thông thường pH trong khoảng 6.2 - 6.4 là cá bám tốt, không những là do pH làm cho cá bị vấn đề sa đáy, mà anh cần xem cá cha mẹ, nó có tiết nhớt hay không để cho con nó bám?
pH = cá bị sa đáy
Cá cha mẹ không tiết nhớt = cá không bám, nhưng bới lung tung.
Gặp khi cá cha mẹ bị suy, hay do tác động từ một nguyên nhân nào khác từ bên ngoài, cá cha mẹ cũng quay sang đớp mất đàn con, nở ít, đôi khi cũng làm cho nó đớp sạch có khi không, trừ những con cá hiền, dễ chịu.

Ngoài ra, một khi cá đã có tuổi thì khả năng sinh sản cũng sẽ bị kém, nếu cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, chăm sóc tốt, chỉ có thể cải thiện được phần nào.

Nếu là cá tơ, anh cho đổi con khác cặp lại xem sao, nhưng trước tiên anh phải cho tụi dinh dưỡng nhiều lên, vụ này, Cao nhân lại nói cho ăn ít? vì cá của Cao nhân, nó khỏe, ăn nhiều sơ nó mập, lướt không tốt, còn cá của những anh em khác, bị hỏng là ở chỗ này, ăn uống không đủ, dẫn đến không đủ sức bền để sinh sản.

Vài ý kiến tham khảo gởi cho anh Thanhdo. Các anh em khác xem và có ý kiến gì? xin vui lòng sửa giúp cho UT9 nha.

Thân chào anh Thanhdo và anh em!

UT9
 

PVH6X

Thành viên tích cực
Tham gia
29/7/10
Bài viết
109
Điểm tương tác
0
SVC$
0
To all:

Một số anh em tham gia diễn đàn và cá dĩa đã lâu nên thường nói tắt và "thuật ngữ" (tui cũng vậy) nên có gì chưa rõ, tối nghĩa anh em cứ mạnh dạn nêu ra mình cùng giải thích (hoặc sửa)

Ví dụ tui nói dùng"độc môn" anh em mới có thể ngơ ngác nhưng anh em lâu năm hiểu là quính thuốc tím sau đó ngâm tetra. hoặc tui nói quính thuốc tím thì anh em sẽ hiểu 2mg/1l canh quính cho đến 4mg/lít hoặc 6mg/lit...

Chúng ta cùng trao đổi, anh em chưa rõ cứ mạnh dạn hỏi, anh em đã rành tranh thủ giải thích, không cần phải kiêng cử topic của tui chờ tui lên tiếng, của UT9 chờ UT9 trả lời

Mình thực hiện như vậy nghen! (giải quyết vấn đề cho nó nhanh mà còn sôi động nữa)

Xin chào anh Ac. Mình đã đọc và đang tập nuôi (Kĩ thuật-và chữa bệnh) theo các bài viết của anh trên các DĐ. Nhưng thú thật(đừng cười nha... mình dở vi tính quá...nay đang tập gõ chữ...)nên việc học hỏi -trao đổi có nhiều hạn chế. Nay anh đã mở lời như trên, làm mình rất phấn khởi và tự tin...Hy vọng mình sẽ học hỏi đc nhiều kinh nghiệm của anh và anh em trên DĐ để vững tay hơn trong nghiện ngập Dĩa. Trân trọng cám ơn và chào anh,
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Xin chào anh Ac. Mình đã đọc và đang tập nuôi (Kĩ thuật-và chữa bệnh) theo các bài viết của anh trên các DĐ. Nhưng thú thật(đừng cười nha... mình dở vi tính quá...nay đang tập gõ chữ...)nên việc học hỏi -trao đổi có nhiều hạn chế. Nay anh đã mở lời như trên, làm mình rất phấn khởi và tự tin...Hy vọng mình sẽ học hỏi đc nhiều kinh nghiệm của anh và anh em trên DĐ để vững tay hơn trong nghiện ngập Dĩa. Trân trọng cám ơn và chào anh,

Bạn ơi! xin đừng ngại, U40 thì dỡ hoặc không biết vi tính là đương nhiên vì thời đó chúng ta không được học... bây giờ phải tự *** mò... hoặc nhờ em, cháu dạy lại cũng là chuyện bình thường.

(Riêng tui vì công việc nên cũng có xài và có đi dạy A,B tin học, có gì vướng víu, cũng có thể tui tư vấn được, mục khác nghen)

Trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau khi mình có thể, bạn cứ vô tư đặt vấn đề nghen!

---------- Post added at 08:14 AM ---------- Previous post was at 07:33 AM ----------

Em vẫn còn vướng ở chổ bồ câu nuôi con anh ơi. Cá đẻ đôi lúc nở rất nhiều, tới khi nở thì không bám, 1 ngày sau thì mất dạng hết, hoặc còn lại thì còn ít, chỉ khoảng vài chục con mà thôi, và lúc đó, cá cha mẹ lại nuôi tốt, chưa rút ra được tại sao lúc nuôi được, lúc không? Còn cho cá xanh vú thì OK.
Trong khi nhà những người khác thì bồ câu vẫn nuôi con rất tốt. Nhà anh Cuongphat, bầy bột >200 con vẫn tốt, nhà anh Huê (Q11) cũng cho bồ câu nuôi con chứ không cho vú--> cũng tốt... Nhờ anh giải đáp giúp em. Cảm ơn anh.

Khè khè khè...

Thắc mắc không chính đáng!

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", không có thời gian và điều kiện để học hết sở trường của mọi người

Mục đích cuối cùng của nuôi cá dĩa là cho ra bột bán hoặc nuôi cho mau lớn xuất bán, bằng cách nào cũng được;

Tui cũng chưa rút ra được vì sao trong cùng 1 bầy, cùng chế độ chăm sóc; bc có cặp nuôi con tốt và rất tốt (dân miền Tây "tè" tui về vụ này) có cặp nuôi "cà giựt" hoặc không chịu nuôi nên tui thường làm như vầy

Cho đẻ và nuôi con đồng đoạt không can thiệp vào vào bất cứ công đoạn nào để tập cho chúng và phân loại:

1. Loại 1: Đẻ, nuôi con tốt giữ nguyên cặp nuôi chăm sóc riêng vì loại này thường cho ra bột, con rất nhiều (Để dành lấy bột và "khè" người ta chơi)

2. Loại 2: Đẻ, lướt cho ra con nhưng nuôi "cà giựt" (thường là vậy ở bc) để dành vừa đủ và dùng cá vú

3. Loại 3: Đẻ, lướt chẳng ra làm sao: đổi cặp hoặc loại bỏ (tùy theo lúc đó cá giống nhiều hay ít)


Tỷ lệ loại 1 xuất hiện ở bc hạt lựu; tiger (đời đầu) rất cao; BC tiger cặp size 9,10 "gánh" gần 200 bột là bình thường; BC hạt lựu cặp size 10,15 "gánh" gần 300 bột tốt luôn. Riêng bc bi gần như bằng không (1 trong những lý do chúng "tuyệt chủng").

Tui suy luận ra là cá dĩa đẻ và nuôi con tốt ờ F2,F3,F4giảm dần từ F4 về sau

Cách làm trên áp dụng cho tất cả các loại cá dĩa trong công việc tạo cá giống, vú...

Em cũng nên theo hướng này mà đừng quan tâm đến "tại sao người ta như vầy, như kia.." Rất mất thời gian....Chắc là đi hoài chưa đến đích lý do là từ đây.

Xử dụng điều kiện, sở trường và bổ sung khiếm khuyết của mình cho phù hợp = thành công

OK?
 

levotong2212

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/6/09
Bài viết
89
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cốc chủ cho con hỏi về việc cá red ngưng đẻ. Con thấy có những cặp red đang đẻ rất tốt thì bỗng dưng không đẻ trong thời gian khoảng 2 tháng. Con đã tách cặp ra trong 3-4 tuần rồi ghép lại thì cá vẫn cứ cạp cạp giá thể mà không thấy có dấu hiệu đẻ trong suốt thời gian dài như vậy.

Khi xảy ra trường hợp như vậy có phải là do chế độ chăm sóc không thích hợp hay là do tính của con cá nó vậy? Ở bồ câu có gặp trường hợp dó không vậy Cốc chủ?
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Không phải do chăm sóc (nếu có cũng ảnh hưởng không đáng kể)

Do bản chất của con red (nên chú thường "xiết" red ra khoảng 1.000 bột/cặp rồi mới "thả" ra cho nghỉ 2,3 tháng có khi hơn nữa, cũng có khi bỏ luôn chứ không áp dụng đúng 3 tuần)

Bồ câu không (hoặc ít) bị vậy hơn (áp dụng đúng 3 tuần và cho vú)

---------- Post added at 10:01 AM ---------- Previous post was at 09:49 AM ----------

Chợt nhớ là mình viết còn sót ý, bổ sung nghen:

Sau 3 tuần cho lại vào hồ đẻ PH ~ 6.0 ngày 1 lần (tim hoặc trùng vừa đủ thôi); 2ngày thay 20% nước hoặc ngày thay 10 =15% (chủ yếu là rà phân, thức ăn thừa). Sau một tuần thì thay 50% (thường thì ngày sau chúng sẽ đẻ sau khi thay 50%); sau 3 tuần thì tổng vệ sinh tất cả (chúng cũng thường đẻ ngày sau sau khi thực hiện việc này) "ngâm như vậy" cho đến khi chúng ra được con.

Bạn mô tả, tui đoán mò, mình cùng thử xem sao

Áp dụng cho các loại cá dĩa ở những cặp "khó tính"
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Tui đưa về trang này để phù hợp hơn chúng ta cùng luyện công mà

Điểm lại một số thông tin:

Anh Thanhdo:
Cá đĩa đang nuôi là Bồ Câu.
Nước nuôi cá: nước giếng, pH luôn luôn = 8.0 trở lên
HIện tại đang có một bầy bột Bồ Câu, vài ngày nữa là tách bầy.

Nuôi BC nên có cá vú, chúng thường trở chứng bất ngờ; PH >7 thường cá có đuôi kim, và dáng sẽ dài (mặc dù chúng sẽ ít bệnh)

Levotong2212:
Cá đĩa đang nuôi là loại Red.
Nước nuôi cá: nước giếng, pH tốt = 7.0
Hiện tại: vẫn còn bị vấp trong khâu nuôi cá bột.

Nuôi red đẻ nên chuẩn bị cá hậu bị liên tục, chúng có thể ngưng ngang không đẻ đến 1/2 năm rồi hư luôn, lúc này ta nên dùng con trống đò (lứa trước) đi với con mái lứa kế tiếp vừa đẻ được, cải thiện tình trạng trên

Tieumieu:
Cá đĩa đang nuôi là loại Red.
Nước nuôi cá: nước máy, pH tốt = 7.0
Hiện tại: đang có kỹ thuật khá tốt, thông qua áp dụng KungFu: Cá đĩa lớn rất nhanh, trị bệnh cá cũng áp dụng khá hiệu quả. Tieumieu đang phấn đấu để đạt kích thước bằng thời gian ngắn.

Như trên và Chúc mừng em!

UT9:
Cá đĩa đang nuôi: Bồ Câu, Red, White. (Tất cả là dòng cá của anh Hai Acnhancocchu).
Nứoc nuôi cá: nước giếng pH = 5.0 sau khi sục khí 1 ngày = 7.0.
Hiện tại đang chăm sóc cho cá, với mục tiêu cho ra bột trong 2 tháng tới.

Giảm thổi khí để sau 1 ngày = 6,5 thôi; 24 giờ tiếp theo khi thay ra PH ~ 7 là tốt

Sẽ vất vả mới có thể ra bột, hy vọng ở cặp trắng vì nó chưa tròn lắm, còn ra được BC bi thì giỏi rồi

Ước mong của anh em trong nhóm: nuôi cá đĩa lớn nhanh, đẹp trong thời gian ngắn.

Chào anh em trong nhóm!
Như những gì, chúng ta trao đổi hôm qua, anh em cần chú ý một số điểm:

- Cá giống: Không cần những con cá có hình dáng đẹp, chủ yếu là cá còn tơ, khỏe mạnh, hoặc cá đã trưởng thành thì càng tốt.

- Nước: Chỉ riêng anh Thando là phải câu lại nước, điều này cần xem và nghiên cứu lại. Còn lại, tất cả nước có pH ổn định.

- Thổi khí: 1 hồ có 3 dây: 1 dành cho lọc hơi, 2 cái dành cho cục sủi. Đây là điều mà anh em bị sai lệch ( 1 hồ chỉ có 2 cái vòi thôi: 1 sủi + 1 hơi , hoặc cả 2 là sủi ?).

- Thay nước: là điều bắt buộc, chủ yếu là dựa vào kỹ thuật từng anh em, nắm bắt vào từng thời điểm tốt nhất trong ngày, thay nước cho hồ cá là bao nhiêu thì tốt, một khi có thể thay hết được nước trong hồ, thì gần như là tay nghề khá.

Người thay buổi sáng vì chiều họ kẹt hoặc là thói quen, quan trọng là hồ chứa của họ ở ngoài trời, thay trưa và chiều thay nước cá sẽ bị sốc nhiệt; Thấy tui thay nước vệ sinh hồ cá rồi, cứ vậy mà mần.

- Cho ăn: trủng và tim bò: sáng và tồi cho ăn trùng, còn lại cho ăn tim bò, chú ý trùng rửa sạch, và tim bò thì bỏ hết màng mỡ, gân. Tránh cho ăn nhiều vào những ngày lạnh.

- Vệ sinh: dùng mút vệ sinh hồ là mút mềm, mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần, chà nhẹ nhàng hồ cá và thay nước.

Lưu ý: cần có vệ sinh các thiết bị: dây, sủi, lọc hơi, máy bơm nếu có theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng ... hoặc đổi cái mới.

mút mềm làm tăng diện tích tiếp xúc với mặt kiếng hơn = mau và sạch hơn

Xin chúc anh em thành công!


---------- Post added at 04:27 PM ---------- Previous post was at 03:53 PM ----------

Anh nhớ vụ cá bột tách bầy hôm qua Út có nói:
- Kích thước hồ.
- Mực nước.
- Cho ăn.
- thổi khí
- Chăm sóc

Tui sửa lại chút cho rõ ý của UT9:

Chăm sóc, dưỡng bột ở 20 ngày đầu tiên,

- Kích thước hồ. = mật độ, không nên dùng hồ 1,2m để chứa bột dù lượng bột có lên đến 500 con, Hồ càng rộng (+ mực nước cao= mật độ thưa) bột sẽ lâu gom, nhát, làm yếu bột dẫn đến hao hụt và chậm lớn về sau

- Mực nước: Cao hơn lọc vi sinh loại nhỏ (5-6cm) khoảng 2- 3cm là vừa với bất cứ kích thước hồ

- Cho ăn: Trùng chỉ thật sạch, vài ba cục trùng bằng đầu đủa ở những chổ cá bu lại, khi ăn được chúng sẽ dạn hơn và tự gom lại = sống tốt; Không để trùng thừa qua đêm.

- thổi khí: Sống chết hay èo uột là ở chổ này:

+ Thổi khí mạnh làm tăng PH và làm cá yếu chết dần (nhất là sau thay nước)

+ Thổi khí yếu cá thiếu hô hấp, không ăn được cũng yếu dần, sinh bệnh rồi die từ từ. (khi chúng chết bớt, lượng khí sẽ đủ để số còn lại sống nên chết đến một lúc nào đó thì hết chết (hoặc chết hết vì chúng cùng nhiễm bệnh)

+ Thổi khí vừa là khi quăng cục trùng vào (bất cứ nhỏ lớn) sau 10' đều vo cục lại chứ không chảy nhão ra, khi đó ta tăng thêm 1 chút nửa là OK

Biện pháp cẩn thận:

Trước khi tách bầy 1 ngày hút hết phân thức ăn thừa thay 30% nước (để sạch) châm lại bằng mức nước bình thường (từ khi cá con bám đến lúc gần tách phải đưa mực nước cao trở lại bình thường lúch cá chưa đẻ), đem lọc vi sinh ra ngoài giặt sạch.

Hôm sau tách bầy lấy đủ nước từ hồ cá bố mẹ, lấy luôn lọc vi sinh theo, gắn thêm cục sủi nữa là xong.

Sau 2 giờ cho ăn trùng, sau 24 giờ rà phân, cho nước vào nhỏ giọt, rồi tăng từ từ mực nước thay ra và vào những ngày sau. Để từ 10 - 20 ngày sau đạt size 2,3 = chật hồ, nghẹt phải sang hồ. Lúc này phải thay được ít lắm là 70% nước thì cá mới khỏe bằng không cá vẫn die tiếp (nên có truyền nhau chu kỳ 3,7,21 là chu kỳ bệnh của cá bột hoặc cá lạ mang về)

Còn sót gì hong ta?

anh em có ý kiến nghen
 

levotong2212

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/6/09
Bài viết
89
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chú con con hỏi hồ nhỏ để tách bột, mực nước khoảng 10cm, trong hồ chỉ dùng lọc vi sinh hay là dùng cả lọc vi sinh và cục sủi ?

Và khi đưa ra hồ nhỏ thì 1 ngày nên thay bao nhiêu nước và bao nhiêu lần để cá không bị mệt do thay nước nhiều.

Cám ơn Chú.
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Chú con con hỏi hồ nhỏ để tách bột, mực nước khoảng 10cm, trong hồ chỉ dùng lọc vi sinh hay là dùng cả lọc vi sinh và cục sủi ?

Và khi đưa ra hồ nhỏ thì 1 ngày nên thay bao nhiêu nước và bao nhiêu lần để cá không bị mệt do thay nước nhiều.

Cám ơn Chú.

1. Dùng cả 2 (lấy cái lọc vi sinh của hồ cá bố mẹ, xả sạch mang theo tốt hơn)

2. Tùy theo cho ăn mà thay nước, thường ở 5 ngày đầu cá ăn rất ít nên thay ngày 1lần tối đa khoảng 30%, rồi tăng dần lên ở những ngày sau đó, khi thấy cá đã lớn, nước mau dơ (mặc dù đã thay nước đến 80-90%) thì có thể ngày hai lần (ở khoảng ngày thứ 10-15) là lúc ta chuẩn bị sang hồ. Nếu thay 2lần/ ngày thì không quá 70%

Thật ra thay nước cá ngày 2 lần là không tốt (bất cứ size nào) chỉ nên làm 1 vài ngày rồi sang hồ.

Bổ sung phần cho ăn, khi cá chưa nhập bầy:

- Nếu tách sớm phải dùng đến Ater để cho ăn thì đổ Ater ngay trên đầu từng đám cá (nhẹ nhàng và ít thôi)

- Nếu đã cho ăn trùng chỉ thì thỉnh thoảng xô cục trùng lại từng đám cá

Mục đích là cho tất cả cùng được ăn và ăn liên tục. Nếu không làm vậy tỷ lệ phân đàn về sau sẽ lớn

To all:

Xin nhắc lại Kungfu ANC là cách nuôi cá dĩa của tui, chớ không phải là cách duy nhất hay cách hay nhất.

Anh em cứ tùy nghi sáng tạo theo điều kiện của mình
 

hoangtk

Thành viên diễn đàn
Tham gia
14/4/10
Bài viết
32
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cho em hỏi thêm tí, PH khi tách bày lấy nước từ hồ cá bố mẹ chuyển vào hồ cá bột PH có thể sẽ thấp. Vậy mình có cần điều chỉnh PH khi thay nước cho cá bột không. Mức PH koảng từ 7.0 ~ 7.2 có thích hợp cho cá bột không ?

Cám ơn cocchu.
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Cho em hỏi thêm tí, PH khi tách bày lấy nước từ hồ cá bố mẹ chuyển vào hồ cá bột PH có thể sẽ thấp. Vậy mình có cần điều chỉnh PH khi thay nước cho cá bột không. Mức PH koảng từ 7.0 ~ 7.2 có thích hợp cho cá bột không ?

Cám ơn cocchu.

Chào Hoangtk,

Nước trong hồ cá bột lúc chưa tách bầy, pH thường ở mức 5.5 ~ 6, khi chuyển hồ, bắt buộc phải điều chỉnh lại pH bằng với pH hiện có trong hồ cá bột.

Có anh em, thường xuyên ra phân hồ cá bột, nên hồ cá bột lúc chưa tách bầy, pH vượt qua 6.

Dù ở bất kỳ độ pH nào, một khi chuyển hồ đều phải đo pH trong hồ tách bột ra, phải thật chình xác, không có sai xót (chính xác 100%). Lý do, cá bột sức chịu đựng không bằng cá lớn.

Sau khi tách bột xong, bạn có thể nâng pH dần dần đến độ pH bạn muốn.

Thân!

UT9
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Cho em hỏi thêm tí, PH khi tách bày lấy nước từ hồ cá bố mẹ chuyển vào hồ cá bột PH có thể sẽ thấp. Vậy mình có cần điều chỉnh PH khi thay nước cho cá bột không. Mức PH koảng từ 7.0 ~ 7.2 có thích hợp cho cá bột không ?

Cám ơn cocchu.


Hhì..hì hì... anh em lại sa lầy vào PH rồi!

Không có thời gian để giải thích nhưng cách dưỡng bột mà tui vừa nêu trên là nhằm triệt tiêu độ chênh PH của việc thay nước ,đưa PH từ hồ cá đẻ (bằng bao nhiêu đó, tui không quan tâm (vì đã dẫn con rồi) đến độ PH lý tưởng (đổ vô 6,4; đổ ra 6,8 (với cá dưới 5: 6,4 và 6,6 (viết rồi ở đâu đó nghen)).

Cụ thể là như thế này:

1. Lấy đủ nước từ hồ cá bố mẹ mang sang khi tách bột = PH không đổi; (Khoảng 6,2 -6,4)

2. Khi sang hồ mới thổi khí nhẹ 24 giờ sẽ làm tăng thêm khoảng 6,4-6,6

3. Khi thay nước: 3/7 (ra/còn lại) với PH nước vào 6,4 và nước còn lại 6,6 (cho là cao nhất đến 7).

(30% nước vào có PH= 6,4 + 70% nước còn lại có PH = 7)/2 = tính xem bao nhiêu nhưng tui thấy cá chịu tốt.

Lưu ý:

- Đọc kỹ hoặc không đọc (cứ như tui nêu mà mần cho nó khoẻ)

- Việc thay nước ít hoặc thay ngày 2 lần chỉ tốt khi không kiểm soát được PH nước ra vô. Ngược lại nếu nắm chắc PH nước ra, nước vô thay 100% là tốt nhất. Cá không bị sốc đâu mà lo
 

HaiPhongDiscus

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/5/10
Bài viết
60
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cho em hỏi tách bột bằng cách bắt bỏ cặp cha mẹ ra bể khác có tốt hơn không hay là không nên làm thế.:a32:
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Cho em hỏi tách bột bằng cách bắt bỏ cặp cha mẹ ra bể khác có tốt hơn không hay là không nên làm thế.:a32:

Chào bạn HaiPhongDiscus,

Tách cá bột, bạn có thể thực hiện các các sau:

- Bắt cặp cá bố mẹ ra hồ khác: Dùng tay, lùa đàn cá con sang một bên hồ, lấy vợt lùa cá bố mẹ, mỗi lần chỉ lùa 1 con, con còn lại để cho cá con nó bám vào, sau đó, thật nhẹ lùa cá lên gần mặt nước, và nhanh tay vớt lên khỏi mặt nước, tránh cá vùng vẫy, tạo sóng trong nước, sau đó đưa sang hồ khác, tương tự làm như vậy cho con cá còn lại.

- Bắt đàn cá bột ra hồ khác:

1. Có thể dùng vợt, lưu ý loại có lưới nhỏ và thật mềm, đưa vợt vào hồ và thật chậm nhẹ nhàng, vớt từng đám cá bột, đưa sang hồ khác, cứ như vậy, vớt cho hết cá bột, mỗi lần cho vợt vào, vớt thật chậm và nhẹ nhàng, tránh làm cho cá bố mẹ bị hoảng, nó sẽ đớp con.

2. Dùng một tô nhựa, đưa thật chậm và nhẹ vào hồ, sau đó lùa đàn cá con vào tô, rồi đưa sang hồ cá khác.

3. Dùng vòi loại phi 21, loại ống nước mềm, đưa vào hồ và hút sang hồ khác.

Lưu ý: Nếu chọn bắt cá bột sang hồ khác, đặt cái hồ đó sát bên cạnh hồ cá bố mẹ nó, để di chuyển cho nhanh, gọn hơn, tốt cho cá con đợ mệt. Và cần kiểm tra pH cho đúng mới bắt sang hồ khác.

Thân!

UT9
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Thay nước!

Vì cách thay nước đã viết rồi (các bạn cần thì xem lại) nên phần này chủ yếu tôi phân tích, giải thích (theo suy nghĩ, kinh nghiệm của tôi) để anh em tham khảo

1. Sốc nước

- Ngưỡng chịu đựng của cá dĩa

- Trong 1 giờ nếu có sự chênh lệch về nhiệt là 1oC, PH là 0,5 với cá size >5 và 1/2 chênh lệch như vậy với cá có size <5. Đặc biệt là bằng 1/10 với cá mới tách bầy chưa quá 3 ngày.
Nếu có sự chênh lệch đó xảy ra cá sẽ sốc, tôi gọi là sốc nước, Độ chênh lệch càng cao thì độ sốc càng nặng và thời gian bị sốc càng lâu thì càng khó trị (Beo, red... nổi màng trắng; bồ câu trổ tiêu.... ) Vậy nên khi thay nước, nếu phát hiện ra cá sốc nước nên lập tức đưa ngay về trạng thái ban đầu (hay gần vậy) khoảng 2 -3 giờ sau cá sẽ khỏe lại.

Việc phát hiện ra cá sốc nước cũng đơn giản: PH cao: Cá ngơ ngác, co cụm; PH thấp cá phân tán và treo mỏ (Không xem xét sốc nhiệt vì chúng ta có thể loại trừ ngay từ đầu). Đặc biệt với cá bột vừa tách 2-10ngày tuổi khi bị sốc nước mặt đỏ au, các bạn có thể hao bột nhiều là từ đây, không phát hiện ra cá bị sốc, chúng chết từ từ cho đến hết.

+ Nếu bạn là tay chuyên nghiệp về cá dĩa thì bạn phải dùng dung dịch test PH (không cần dùng đến máy mắc tiền vì càng về sau bạn càng ít xài).
+ Nếu bạn chưa chuyên nghiệp về cá dĩa thì bạn cũng phải dùng vì dung dịch test PH rẻ hơn 1 con cá nhiều (mua loại rẻ tiền cũng được)
+ Nếu bạn dùng dd test PH loại rẻ tiền thì độ chính xá không cao khi đó bạn phải test PH trong hồ đang nuôi trước rồi đổ ra ly thuỷ tinh dùng đối chứng với nước định cho vào (tham khảo bản màu xem PH khoảng chừng bao nhiêu)

Nói chung Nuôi cá dĩa bạn phải có dd test PH để test PH nước vào và nước ra. Các bạn chớ bỏ sót điều này " Không kiểm soát PH nước ra" là nguyên nhân gây sốc nước -> bệnh->die (nhất là đối với bột).

Tôi test khi làm lại dàn lọc, Tôi test khi làm lại dàn hơi, Tôi test khi giao mùa (2 muà nắng mưa, chất lượng nước khác nhau),...Nói chung là tôi test khi kiểm soát được PH nước ra, nước vô theo mùa trong năm mới thôi.

Hàng tháng trời, có khi vài tháng không dùng đến nhưng cũng có lúc lơ đãng tính nhầm hoặc không đổ H3PO4 vào bồn xử lý thì cũng phải lôi ra mà test để xác định cho nhanh nguyên nhân cá khờ khờ để mà xử lý

2. Thay nước

- Các phản ứng hóa học xảy ra trong hồ nuôi bởi tác động của thổi khí (cung cấp Oxy cho cá thở) làm tăng PH (hoặc giảm PH) có thêm sự tham gia của thức ăn, phân cá.... và chính cá thể cá cũng góp vào. Qua thời gian tôi nhận ra mật độ cá dày, mức tăng PH là thấp và ngược lại nên tôi thường nuôi mật độ cao. Nêú anh em lưu ý sẽ thấy bầy bột trên 200 rất dễ nuôi, chóng lớn; trái lại bầy bột dưới 100 rất khó nuôi eò uột. Người ta cho rằng là do cặp bố mẹ sung hay suy mà con dễ nuôi hay khó, tôi chưa hoàn toàn đồng ý với quan điểm này

- Mục đích: Làm sạch hồ cá, cung cấp dưỡng khí cho cá,...Ngoài ra còn một mục đích chính nữa mà các bạn hay bỏ sót đó là chặn đứng việc tăng PH (hoặc giảm PH) trong hồ nuôi. Trong 24 giờ hồ nuôi có thể tăng (hoặc giảm) đến 2 PH nghĩa là từ PH=7 có thể lên đến 9 hoặc xuống dưới 5
- Lưạ chọn cách thay nước: Dựa vào ngưỡng chịu đựng của cá, ta lựa chọn

+ Trong hồ nuôi 24 giờ mà PH tăng (hoặc giảm) quá 1PH mà không có cách để hạ mức chênh lệch đó, ta nên thay nước từ 40% -60%, ngày một hoặc hai lần tuỳ theo mật độ, cho ăn và độ dơ...

+ Trong hồ nuôi 24 giờ mà PH tăng (hoặc giảm) không quá 1PH ta nên tìm cách hạ mức chênh lệch đó xuống dưới 0,5, thay nước từ 40% -60%, ngày một lần nếu mật độ cá thưa và tuỳ theo cho ăn và độ dơ....Thay 100% nếu mật độ dày, cho ăn thả sức và cũng hết sức dơ (như tôi nuôi)

+ Riêng cá bột chắc cú là lợi dụng chúng còn quá nhỏ ta cứ hút ra đừng cho "lú lưng" (là mức nước ra nhiều nhất) cho nước vào nhỏ giọt thời gian để đủ nước có thể đến 1,2 giờ (trong lúc này khi mực nước cao hơn cục sủi ta có thể cho cá ăn bình thường)

Tôi tạm hết ở đây



Thay nước cho cá dĩa là việc quan trọng, quyết định sự tăng trưởng, sống tốt hay èo uột, được bắt đầu sau khi cá tách bầy 1,2 ngày cho đến khi cá ...hết đời...

Bạn phải tập tính cẩn thận từ đây nhất là dưỡng bột, tôi nuôi cá dĩa hư +hao luôn dưới 5% nhờ vào tính cẩn thận này

Bạn dựa vào ngưỡng chịu đựng của cá dĩa sẽ biết mình phải làm, đã làm gì (đúng hay chưa đúng) mà tự điều chỉnh chính mình.

Nhân đây cũng nói thêm có sự khác biệt giữa kungfu ANC và lý thuyết về cá dĩa, thậm chí là trái nhau 180o

Ví dụ:

1. Tăng trưởng:Nuôi mật độ dày mau lớn (của tôi)>< Nuôi thưa mau lớn (lý thuyết cá dĩa)

2. Thay nước: 100% cá khỏe (của tôi)>< Thay nước nhiều sốc cá (lý thuyết cá dĩa)

3. Cá đẹp: Nhờ tay nghề (của tôi)>< Nhờ con giống (lý thuyết cá dĩa)

4. Còn một số trái ngược nửa mà tôi chưa tiện nêu bởi nó "sốc" hơn....


Những anh em đã từng đến tôi, trại chủ, trùm cá.... anh em mới tập chơi (dù thương mến hay chán ghét) đều phải công nhận là:

1. Tôi làm như thế nào, tôi viết ra như thế ấy, có khi chưa hết ý do khả năng diễn đạt của tôi chỉ vậy

2. Không ngờ tôi "nghịch hành" mà cá dĩa của tôi chuẩn vậy

3. Lý thuyết về cá dĩa không còn cứng nhắc, bó buột, cũng không còn đứng vững nữa, ai cũng có thể cải tiến theo điều kiện của mình.

4. Lý thuyết về cá dĩa không phải là sai nhưng đó mới là căn bản. Để đạt đến đỉnh thì không phải là như vậy.

Ai đã từng lăn lóc với cá dĩa thử nghiệm lại xem héng...

Thân!

Tôi lại tiếp tục việc thay nước cho cá dĩa, nếu bạn chưa "ngán" thì đọc tiếp tiếp, nếu đã "ngán ngẫm" rồi thì để mai mốt đọc... nhưng ngán hay không thì bạn cũng phải thấu đáo cặn kẻ vấn đề này nếu muốn khởi nghiệp với cá dĩa...

Tôi lợi dụng triệt để tập quán của cá dĩa:

1. Ăn dơ nhưng ở sạch (tôi thấy vậy nên nói vậy: ăn thì phun thổi phèo phèo trước khi nuốt; Ở thì chỉ cần nước dơ tí xíu là sinh bệnh (nếu cộng thêm thiếu khí nửa thì nhanh hơn)

2. Sống bầy đàn với không gian rộng: (sách cá dĩa nói)

Để bố trí kích thước hồ, thổi khí, mật độ và thay nước. Các phần khác ta sẽ bàn sau, phần này chỉ nói về thay nước. Tôi "kết" lại theo hiểu biết của mình như sau:

1.Thay 100% nước áp dụng khi đủ các điều kiện sau:

- Nước đổ vào, rút ra mức chênh về PH không quá 0,3
- Mật độ dày (khi rút nước cạn, cá càng nhiều mức độ hoãng loạn của cá càng ít)
- Nước thải ra thật dơ (tanh, hôi do mật độ dày và cho ăn nhiều, buột phải làm cho sạch lại)
- Phải có cục sủi sát đáy hồ để cung cấp khí ngay khi vừa đổ nước vào.
(không áp dụng với cá bột cho đến dưới 20 ngày tuổi (tương đương size 2,3; xem mô hình bố trí để thay 100% của tôi)

2. Thay từ 30% đến <100% nước áp dụng khi không đủ các điều kiện như trên, cụ thể như sau:

- Nước đổ vào, rút ra mức chênh về PH >0,3
- Mật độ thưa (khi rút nước cạn, cá hoãng loạn sinh stress -> bệnh nên phải chừa nước lại, không để ló lưng cá)
- Nước thải ra không dơ lắm, chỉ cần bổ sung một ít nước mới sạch là đủ

3. Thay nước ngày 2 lần:

- Áp dụng khi không thể kiểm soát được PH để PH nước vô, ra chênh lệch lớn hơn 0,5. Thay 2 lần ngày có tác dụng giảm mức chênh lệch PH sau 24 giờ hơn là việc làm sạch và cung cấp dưỡng khí cho cá;
- Mỗi lần không quá 60%
- Thay ngày 2 lần làm cá "Mất bình thường" 2 lần, thời gian để bình thường lại nhiều hơn dẫn đến lương thức ăn tiêu thụ ít hơn ...-> nhiều thứ không có lợi khác, quan trọng là mất thời gian nhiều hơn.

4. Thay nước buổi chiều, tối:

- Thời gian được "ở sạch" của cá nhiều hơn, cá khỏe hơn, ít bệnh hơn

5. Thay nước buổi sáng:

- Tránh được sốc nhiệt (nếu hồ chứa là để ở ngoài trời), thời gian được "ở sạch" của cá ít hơn, theo cách này 40% - 60% cá bệnh triền miên.

Tôi kết thúc về thay nước tại đây

(Lúc này đầu óc ngơ ngác làm sao, viết không tập trung, nếu phát hiện ra gì cần bổ sung hoặc anh em phát hiện ra gì...thì tôi lại viết tiếp, anh em chịu khó đọc cho vui)

Thân all!

---------- Post added at 09:06 AM ---------- Previous post was at 08:53 AM ----------

Tuii sẽ lần lượt trình bày theo hiểu biết của mình về chăm sóc cá dĩa gồm: Thay nước, thổi khí, cho ăn và trị bệnh nhưng vì tranh thủ "chôm" thời gian trong "8 giờ vàng ngọc của nhà nước" nên nhớ gì viết đó, có khi thiếu, có chổ thừa, nói chung là ý tưởng lộn xộn, sau khi anh em đọc góp ý hoặc tôi phát hiện ra mình viết sai thì sẽ bổ sung chỉnh sửa, cuối cùng nhờ mod UT9 sửa, gắn lại thành 1 bài gồm những phần nêu trên.

(Khèkhèkhè... tui gọi kungfu ANC linh hoạt)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom