Guest viewing is limited

gia lang

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/8/08
Bài viết
11
Điểm tương tác
1
SVC$
0
chòe lửa đẻ

các anh trên diễn đàn cho em hởi?cách bắt cặp cho Chòe Lửa đẻ như thế nào?tỷ lệ thành công của ép chim chống đuôi 20+mái 10 thì có ra được chim con đuôi 20 hay không?chim mái 2 bông+chống 1bông có ra được chim bông hay không?em xin cảm ơn trước
 

rock_alonly_90

Thành viên diễn đàn
Tham gia
27/1/09
Bài viết
72
Điểm tương tác
13
SVC$
0
Ðề: chòe lửa đẻ

em xin mạng phép trả lời với anh rằng" có trời mới biết được chuyện đó" cái này anh nên xem kỹ phần sinh học thì hơn ví dụ: cặp chim bố mẹ đều bình thường sinh 1 tổ 2 em và cả hai đều bông hoặc đều trắng chẳng hạn thì đó đc gọi là đột biến gen lặn hoặc đo ngoại cảnh tác động như hóa chất,hóa lý..., còn như anh cả 2 em lửa của anh đều có chấm bông thì có thể sẽ ra bông họăc có thể bình thường,lĩnh vực này nước mình hình như em chưa nghe ai nghiên cứu thì phải, ko nhất thiết 2 em bông thì sinh ra chim con có bông học trắng đâu anh
 

bsmai

"Coi thi ân như đôi dép bỏ"
Tham gia
6/7/09
Bài viết
354
Điểm tương tác
132
SVC$
0
Trong trí nhớ của tôi về di truyền học (Định luật di truyền Mendel) thì nam có kiểu gen XY và nữ có kiểu gen XX. Vì vậy, nếu ghép cặp giữa đực và cái thì hợp tử mà nó sinh ra có chứa đặc điểm di truyền của cha & mẹ, là trội (tốt hoặc xấu) sẽ biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài, là lặn sẽ không biểu hiện kiểu hình. Có nhiều nhiễm sắc thể quy định kiểu hình đó.
Ví dụ:
Giống cái có thể có các kiểu gen là XX, Xx, hoặc xx
X = gen đuôi dài, tính trội
x = gen đuôi ngắn, tính lặn
Giống đực chỉ có kiểu gen là XY, xY

X = gen cho đuôi dài
Lưu ý: Nhiễm sắc thể X quy định đặc tính còn nhiễm sắc thể Y chỉ để nhận diện giới tính đực.
Vì vậy, nếu chúng ta nhân giống một con mái đuôi dài, nó phải có kiểu gen XX hay Xx nhưng sẽ không xx (không phải là gen đuôi dài) với con đực đuôi dài (XY). Đặc điểm khác sẽ được liên kết trong nhiễm sắc thể khác, vd đối với con người sẽ có 46 loại nhiễm sắc thể.
Nếu con mái là Xx thì khả năng cho ra đàn con:
X vs X -----> con mái đuôi dài (25%)
X vs Y -----> con đực đuôi dài (25%)

X vs x -----> con mái đuôi dài (25%)
x vx Y ----> Con đực đuôi ngắn (25%)
Khả năng đuôi dài là 75 %
Nếu con mái là XX thì khả năng cho ra:
X vs X ------> XX con mái đuôi dài (50%)
X vs Y ------> XY con đực đuôi dài (50%)

khả năng 100% đuôi dài
Tuy nhiên trong một quyển sách của tác giả Lindas có ghi: "Chim mái có một nhiễm sắc thể x và một nhiễm sắc thể y... "???
Các bạn nghĩ sao ?????
 

LacViet

"The Modern Samurai"
Tham gia
13/9/07
Bài viết
738
Điểm tương tác
54
SVC$
0
Đối với loài vật mammals, thì XX chỉ về giống cái, còn XY thì chỉ về giống đực, tuy nhiên trong loài chim và bò sát, XX lại chỉ về giống đực và XY thì chỉ về giống cái.
 

sir_thanhle

"Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
31/7/10
Bài viết
2,045
Điểm tương tác
2,050
SVC$
0
Theo tôi được biết chim có hai giới tính trống (đực) và mái (cái). Giới tính của chim được xác định bởi hai nhiễm sắc thể giới tính Z và W, không giống cặp nhiễm sắc thể (NST) X và Y ở động vật có vú. Các con trống có hai nhiễm sắc thể Z (ZZ) và con mái có một NST Z và một NST W (WZ)
Gần như ở toàn bộ các loài chim, giới tính một cá thể được xác định tại thời điểm thụ tinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự xác định giới tính phụ thuộc nhiệt độ. Bởi vậy bạn thử xem lại sách của tác giả Lindas
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
Về phụ thuộc nhiệt độ mình nhớ hình như là bò sát, chim chắc không có bạn nhỉ
 

ruavang081

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/8/08
Bài viết
42
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Qua thảo luận của anh em trên diễn đàn mình muốn tìm hiểu thực tế những anh em như tranquocnam, xanh_tim, David_tran, Lat_Viet.... những anh em đã từng cho lửa đẻ thành công thì về mặt di truyền chim trống có hình thể tốt như đuôi dài, đánh đuôi, chạy cầu, đầu xà, dáng đứng thẳng hình giọt nước tướng không bần...khi ghép cặp với mái có hình thể tương tự hay chỉ mái bình thường ( nếu mái đuôi dài thì dài khoảng bao nhiêu cm thì mới gọi là dài ) thì sẽ cho ra chim con đời F1 có giống như bố mẹ về hình thể không ??? ( Còn theo những người lớn đang nuôi gà bổn để đỗ ra những con gà con F1 bổn theo đặc tính di truyền thì chó giống cha gà giống mẹ ). Những anh em có kinh nghiệm cho ý kiến để anh em đi sau có thể áp dụng được thành công như mong muốn. Đây có thể là thắc mắc không của riêng mình và cũng như những anh em đang có ý định cho ép đẻ.
Thân.
 

hoangchanhthu

"Chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng tính"
Thành viên BQT
Tham gia
5/5/10
Bài viết
1,177
Điểm tương tác
1,175
SVC$
0
Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
+ Kiểu XX , XY
- ♀ XX, ♂ XY: Người, ĐV có vú, ruồi giấm...
- ♂ XX, ♀ XY: Chim, bướm...
+ Kiểu XX và XO:
- ♀ XX, ♂ XO: Châu chấu, rệp, bọ xít
- ♀ XO, ♂ XX: Bọ nhậy
♀ nữ, ♂ nam sgk lớp 12 trang mấy e quên mất hì hì
 

anhkudalat

Thành viên diễn đàn
Tham gia
9/5/11
Bài viết
10
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Ðề: chòe lửa đẻ

các anh trên diễn đàn cho em hởi?cách bắt cặp cho chòe lửa đẻ như thế nào?tỷ lệ thành công của ép chim chống đuôi 20+mái 10 thì có ra được chim con đuôi 20 hay không?chim mái 2 bông+chống 1bông có ra được chim bông hay không?em xin cảm ơn trước
cái này thì còn tùy nhưng đảm bảo vói bạn là khi ra chim non thi con có khả năng giống bố mẹ cao hơn bình thường. còn tùy vào gen đột biến có tham gia vào phân ly hay không.nhiều trường hợp đặc tính lặn kết hợp sinh ra con khác với bố mẹ.
 

phongQN

Thành viên tích cực
Tham gia
19/9/07
Bài viết
173
Điểm tương tác
93
SVC$
0
tính kiểu gen như vậy chỉ có đúng với F1 thôi còn việc chim trắng ko phải gen trội nên f1 ko thể cho chim trắng được, nên cả bố mẹ đều đen nhưng con vẩn có thể trắng do cả 2 đều có gen lặn trắng, mà con nào có gen lặn trắng có trời mới biết do vậy tỷ lệ ra chim trắng theo luật di truyền củng có rất ít phần trăm nếu cả bố mẹ đều có gen lặn trắng, một phần gen lặn là yếu nên có khi trứng củng chưa chắc được nở nên củng làm cho tỷ lệ con ít nữa
một số con trùng trống mái do thức ăn quyết định, ví dụ như ở loài ong ấu trùng nào được nuôi bằng thức ăn đặ biệt sẻ thành ong chúa, bò sát thì nhiệt độ còn quyết định trống mái, thậm chí ở loài cá ko cần trống mái một con cá mái ko có trống vẩn đẻ trứng vẩn nở nhưng tỷ lệ ít như cá chép chẳng hạn, hoặc loài lươn ko có lương cái con đực khi già sẻ trờ thành lươn cái
hoặc một laòi bò sát quen thuộc của Việt Nam mà ít ai để ý là loài nhông chúng ta hay thấy ở quán nhậu mà thế giới mới phát hiện là nó ko có con đực tất cả đều cái vẩn sinh sản
vài chuyện ngoài lè chút hiiihi..................
 

quocanh_td

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/10/10
Bài viết
85
Điểm tương tác
8
SVC$
0
ah!e cũng có 1chut1 thac mắc.lửa mái đuôi khỏang 14 or 15 thì co dc gọi là dài chưa mấy a! tại e cũng chưa thấy con lửa mái nào dài 17, 18 hết!
 

ducduy1

"Black & Red"
Tham gia
7/6/09
Bài viết
296
Điểm tương tác
375
SVC$
0
ah!e cũng có 1chut1 thac mắc.lửa mái đuôi khỏang 14 or 15 thì co dc gọi là dài chưa mấy a! tại e cũng chưa thấy con lửa mái nào dài 17, 18 hết!
Chào bạn! Năm nay bạn đã chuẩn bị cho lứa đẻ năm sau chưa? Có được em mái nào ưng ý không? đuôi dài bao nhiêu?
Theo như mình nghĩ 14, 15 cm thì cũng có thể coi là dài rồi đấy, bây giờ mài đuôi dài hiếm lắm mình tìm hoài mà chưa có. Còn mái mà đuôi 16cm thì mình đã nhìn thấy rồi của 1 bãn ở đường Phan huy Ích, bạn này cũng đang nghiên cứu đẻ.
P/s bạn có dư em mái nào đuôi dài không? Chia mình 1 em với, hehe,................
 

habird

"sự sống bắt đầu từ thiên nhiên"
Tham gia
11/8/10
Bài viết
299
Điểm tương tác
295
SVC$
0
có e mái non mùa này được không bạn?chim nhà mình đẻ đó mà.
 

ducduy1

"Black & Red"
Tham gia
7/6/09
Bài viết
296
Điểm tương tác
375
SVC$
0
có e mái non mùa này được không bạn?chim nhà mình đẻ đó mà.
Đuôi dài không bạn? Mình cũng ghép đẻ mà nên cần đuôi dài. Mùa trước mình ghép em mái đuôi khoản 10cm thôi. Định năm nay tìm 1 em mái đuôi dài hơn để nghiên cứu xem lai tạo ra đời con có đuôi dài giống bố và mẹ không.
 

bsmai

"Coi thi ân như đôi dép bỏ"
Tham gia
6/7/09
Bài viết
354
Điểm tương tác
132
SVC$
0
Giới tính của động vật có vú được xác định bởi các nhiễm sắc thể giới tính. Ở động vật có vú : con trống/đực sẽ có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (XY) trong khi con mái/cái sẽ có hai nhiễm sắc thể X (XX). Đối với chim thì ngược lại, con trống có nhiễm sắc thể XX và XY là con mái
Giọng hót có sự di truyền (về cơ bản – đặc điểm nhiễm sắc thể) của chim và có thể là một số đặc điểm khác nữa, chẳng hạn như phong cách chơi và khả năng đấu đá. Nó cho thấy rằng trong việc nhân giống ở loài chim, vai trò của con mái là quan trọng hơn con trống để có được những đặc điểm về giọng hót mà chúng ta muốn.
Minh chứng điều này, xin nhắc lại, Mỗi con chim có 2 nhiễm sắc thể xác định giới tính của nó - một trong đó nó thừa hưởng từ cha của mình và một trong đó nó thừa hưởng từ mẹ của nó. Một con trống sẽ có hai nhiễm sắc thể X trong khi con mái sẽ có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y.
Chính chim mái mới quyết định giới tính của chim con. Con trống không thể quyết định giới tính của chim con vì con trống có cả hai nhiễm sắc thể đều là X (gen lặn). Con mái với một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y (trội) và giới tính của chim con sẽ được xác định tùy vào sự di truyền nhiễm sắc thể, là X (trống) hoặc Y(mái) từ con mái (trứng).
Từ đó ta thấy rằng nhiễm sắc thể X của con mái cho con nó sẽ luôn luôn có được thừa hưởng từ con trống. Do đó, con mái thế hệ (F1) này có nhiễm sắc thể X đi với trứng của nó bắt nguồn từ con trống. Mặt khác, con trống thế hệ đầu tiên (F1) sẽ có hai nhiễm sắc thể X, một trong đó nó nhận được từ chim cha và một trong đó nó nhận được từ chim mẹ của mình (thừa hưởng từ chim cha trong tự nhiên mà chúng ta chưa biết gì về chúng).
Vì lý do trên, nếu chúng ta nuôi chòe lửa và muốn lưu truyền những đặc tính của con trống, thì sự di truyền thành công thường là từ con mái F1 hơn là trống F1.
 

dttvu

Thành viên tích cực
Tham gia
25/11/08
Bài viết
355
Điểm tương tác
135
SVC$
0
Nhân giống chòe lửa có nhiều cải tiến với thế hệ thứ 2 (F2). Một con mái F2 nếu lai giống sẽ cho ra đàn con (F3) có đặc điểm của thế hệ ông. Những quả trứng nở ra con mái F2 đã nhận được một nhiễm sắc thể X từ ông nội. Các con trống F2 cũng nhận được nhiễm sắc thể X của ông thông qua mẹ của nó và nhiễm sắc thể X của ông trực tiếp từ con trống giao phối với mẹ của nó. Nói cách khác, cả hai nhiễm sắc thể X của con trống F2 và nhiễm sắc thể X của con mái F2 sẽ là từ ông ngoại.
Ví dụ: chúng ta nhân giống chòe lửa với con trống là bổi đuôi dài đẹp với một con bổi mái tốt có được. Con đực sẽ cho một trong hai nhiễm sắc thể X cho con con (F1) và hy vọng, đây là đặc tính trội mang những đặc điểm về giọng hót, cách trình diễn mà chúng ta muốn trong con cháu của chúng. Con mái sẽ cho nhiễm sắc thể X của mình (được thừa hưởng từ con cha của nó) cho con trống(F1) và nhiễm sắc thể Y của mình để các con mái (F1).
Nếu sau đó chúng ta lai giống từ những con trống F1, nó sẽ được chuyển cho trứng, hoặc các nhiễm sắc thể X mà nó nhận được từ con cha của nó (con chim mà mình ưa thích) hoặc nhiễm sắc thể X từ mẹ của nó (được thừa hưởng từ một con trống cha trong tự nhiên mà chúng ta không biết gì về nó và có thể không có những đặc điểm mà chúng ta mong muốn). Các con đực thế hệ đầu tiên đó sẽ dẫn đến sự không chắc chắn trong đàn con (mong muốn đặc tính tốt) mà chúng ta sẽ nhận được. Vì lý do này, chúng ta chỉ nhân giống từ các con mái F1 mà không phải là con trống F1.
Bằng cách chỉ sử dụng con mái F1 lai với con cha của nó hoặc một con trống họ hàng gần gũi với con cha, Thế hệ đàn con cả trống và mái trong thế hệ thứ 2 (F2) sẽ có nhiều các gen quy định về kiểu hình mà chúng ta yêu thích, và chúng ta nuôi chòe lửa từ thế hệ F2 này
Kết quả của việc lai giống rất thay đổi và không chắc chắn. Sự thành công đòi hỏi nhiều may mắn. Biết các nguyên tắc của việc lai giống sẽ giúp chúng ta sắp xếp từng giai đoạn với nhiều lợi ích.
Thanks bạn bsmai,bài viết này của bạn rất đúng với cặp Chòe Lửa mà mình định ghép mùa này,con trống của mình đuôi 22,tướng tá rất đẹp,bản đuôi to,mềm,còn con mái thì đuôi bình thường,nhưng tướng tá đẹp,sắc lông bóng,lông ức đỏ đậm gần như trống. Theo như bạn nói,thì nếu ghép cặp này,mình sẽ lấy thế hệ mái thế hệ F1 làm giống,nhưng có 1 điều mình hơi thắc mắc,như bạn nói,nếu lấy con mái F1 đó,cho lai với con trống cha của nó,như vậy là lai cận huyết,vậy thì có ảnh hưởng gì tới con của chúng hay ko? và ảnh hưởng như thế nào? mong bạn cho biết rõ hơn được ko ? :)


Sorry bạn dttvu! bài viết trên mình dịch sai, không phải là bài viết của tác giả chính mà chỉ là bài comment của 1 đọc giả - bài viết đề cập đến lai tạo đồng huyết --> cần tránh trong ghép cặp.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

hoangchanhthu

"Chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng tính"
Thành viên BQT
Tham gia
5/5/10
Bài viết
1,177
Điểm tương tác
1,175
SVC$
0
Con mái X [SUP]15[/SUP]Y[SUP]15 [/SUP] lai con trống X[SUP]24[/SUP] X[SUP]24[/SUP]
Phân ly: X [SUP]15 [/SUP]Y[SUP]15 [/SUP] X[SUP]24 [/SUP] X[SUP]24[/SUP]
Tổ hợp: X[SUP]15[/SUP]X[SUP]24[/SUP]; X[SUP]15[/SUP]X[SUP]24[/SUP]; Y[SUP]15[/SUP]X[SUP]24[/SUP]; Y[SUP]15[/SUP]X[SUP]24[/SUP]
(đây là kểu phân ly và tổ hợp của NST chứ ko phải cứ mỗi con trống vài mái một lứa đẻ điều cho ra 4 con và tỷ lệ trống mái là 1:1)
Tùy theo gen trội nằm trên con nào thì chiều dài của đuôi sẽ theo con đó. Nếu con mái có gen trội thì con con sẽ mang gen của chiều dài đuôi theo mẹ
Theo mình nhận xét thấy, hiện tại ở VN lửa mái có độ đuôi dài từ 9cm đến 12cm là chiếm đa số,con trống có bộ đuôi từ 17 đến 21 là chiếm đa số nên chúng ta có thể suy ra con mái có lông đuôi dài 15cm sẽ tương đương với con trống có bộ đuôi dài từ 23, 24, 25, 26cm
Như vậy khi ta lai 1 con mái đuôi 15 và 1 con trống đuôi 25 thì khả con cho ra con con có bộ đuôi dài từ 23 đến 26
Nếu bạn có 1 con trống đuôi dài 24 cm sinh ra con con. Sau 3 mùa chế độ chăm sóc và nước nuôi như con trống bố nếu con trống con có bộ đuôi dài hơn 24, hoặc ngắn hơn 24 thì chắc chắn rằng con mái sẽ mang gen trội và ngược lại sau 3 mùa mà con con đạt 24 thì con trống sẽ là con mang gen trội.
- Màu sắc của lông vũ ở chim phụ thuộc vào 2 loại sắc tố là sắc tố đen (melanin - có màu đen, nâu, xám...) và sắc tố tan trong mỡ (lipocrom - màu đỏ, vàng, lục). Sự pha trộn 2 loại sắc tố này và cấu trúc vi mô của lông vũ tạo nên màu sắc rất sặc sỡ của bộ lông ở nhiều loài chim.
Vì vậy cũng ko thể nói nếu bạn lai tạo 2 con chim bông thì sẽ ra con bông và ngược lại nó cũng có thể xảy ra. Cũng có trường hợp những con ở ngoài rừng có bông nhưng qua quá trính nuôi nhốt lại mất hết bông
 

hoangchanhthu

"Chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng tính"
Thành viên BQT
Tham gia
5/5/10
Bài viết
1,177
Điểm tương tác
1,175
SVC$
0
Thanks bạn bsmai,bài viết này của bạn rất đúng với cặp chòe lửa mà mình định ghép mùa này,con trống của mình đuôi 22,tướng tá rất đẹp,bản đuôi to,mềm,còn con mái thì đuôi bình thường,nhưng tướng tá đẹp,sắc lông bóng,lông ức đỏ đậm gần như trống. Theo như bạn nói,thì nếu ghép cặp này,mình sẽ lấy thế hệ mái thế hệ F1 làm giống,nhưng có 1 điều mình hơi thắc mắc,như bạn nói,nếu lấy con mái F1 đó,cho lai với con trống cha của nó,như vậy là lai cận huyết,vậy thì có ảnh hưởng gì tới con của chúng hay ko? và ảnh hưởng như thế nào? mong bạn cho biết rõ hơn được ko ? :)

Dựa vào chút kiến thức còn sót lại của lớp 11 năm ấy e xin trả là anh dttvu
Con mái X [SUP]15[/SUP]Y[SUP]15 [/SUP] lai con trống X[SUP]24[/SUP] X[SUP]24[/SUP]
Phân ly: X [SUP]15 [/SUP]Y[SUP]15 [/SUP] X[SUP]24 [/SUP] X[SUP]24[/SUP]
Tổ hợp f1: X[SUP]15[/SUP]X[SUP]24[/SUP]; X[SUP]15[/SUP]X[SUP]24[/SUP]; Y[SUP]15[/SUP]X[SUP]24[/SUP]; Y[SUP]15[/SUP]X[SUP]24[/SUP]

Nếu lấy cái mái F1 lai với con trống bố như a Vũ hỏi thì sẽ như sau:

Mái f1 Y[SUP]15[/SUP]X[SUP]24 [/SUP]trống bố X[SUP]24[/SUP] X[SUP]24[/SUP]
Phân ly Y[SUP]15 [/SUP] X[SUP]24 [/SUP]X[SUP]24[/SUP] X[SUP]24[/SUP]
Tổ hợp f2 Y[SUP]15[/SUP] X[SUP]24[/SUP] ; Y[SUP]15[/SUP] X[SUP]24;[/SUP] X[SUP]24[/SUP] X[SUP]24[/SUP] ; X[SUP]24[/SUP] X[SUP]24[/SUP]

Dựa vào kết quả trên sẽ có 100% con mái cho ra giống con mái thế hệ f1
100% con trống sẽ giống y hệt con bố
Lai cận huyết có nghĩ là lai cùng dòng máu điều có thể biểu hiện những tính trạng tốt nhưng đôi khi lại xuất hiện những tính trạng xấu vì ở đời con bố có thể 1 gen trội lấn ác 1 gen lặn, nhưng đến thế hệ f2 vô tình 2 gen lặn sẽ kết hợp với nhau. Nếu 2 gen lặn này là gen xấu thì con con cho ra sẽ xấu. còn 2 gen lặn này tốt thì sẽ cho ra con con tốt. Nếu con trống của a dttvu có gen lặn gây rối loạn sắc tố mà chưa biểu hiện ở thế hệ f1 do gen trội của con mái lấn ác thì sang thế hệ f2 sẽ đc biểu hiện ở con trống lúc đó toàn trống bông thì a Vũ nhớ alo cho e để e sẽ hy sinh nhận nuôi những con đó cho nha
Thân
 

saricop

Thành viên diễn đàn
Tham gia
10/7/10
Bài viết
95
Điểm tương tác
25
SVC$
0
theo em thì lai cận huyết như 1 con dao 2 lưỡi vậy....một mặt tạo ra thuần tính trạng tốt,và mặt khác cũng có thể tạo ra thuần tính trạng xấu...vậy nên,để kiếm tiềm một cá thể xuất sắc thì ta cũng nên theo đuổi nó....mà để theo đuổi nó thì ta cần phải chuyên nghiệp và tốn nhiều thời gian cũng như công sức....hy vọng anh dttvu có đủ dũng cảm để theo đuổi cái vụ này....
 

mua buon roi

"ghiền Chòe Lửa"
Tham gia
19/11/08
Bài viết
188
Điểm tương tác
49
SVC$
0
huhuuhu đọc hết mấy bài viết rồi em cũng kô hĩu gì hết....Có phãi nếu em có 1 con trống 25 cm và 1 con mái 15cm ( gọi là F) ta ghép cặp F với nhau sinh ra đàn con F1.....Rồi lấy cặp F1 ghép với nhau sinh ra đàn con F2...Sau đó ta lấy con trống F2 ghép ngược lại với con mái F ( bà ngoại) và con mái F2 ghép chung với F ( ông ngaọi) ...
F + F = F1
F1 + F1= F2
F2 + F = GIỐNG TỐT??
Như vậy có phãi kô ạ.??
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom