Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Mình thì cho rằng Giọng CM từng vùng khác nhau đã tạo thành "bản sắc" phong phú của Chim CM. Vì vậy, cũng không nên đem bản sắc đó mà đối chọi với nhau, tạo thành những rào cản trong việc đánh giá nhìn nhận về giọng chim CM.

Cảm nhận về cái hay của giọng CM cũng còn tùy thuộc vào thói quen, ý thích, sự hiểu biết... và thậm chí chỉ từ một ấn tượng kỷ niệm nào đó, như là một cảm tính, mà mỗi người tùy chọn.
Với giọng mỗi vùng, sẽ có những đặc điểm âm giọng khác nhau, mà có thể trong 1 vùng người chơi lấy làm "chuẩn" để chọn chơi, giữ gìn bản sắc gốc đó.

Để giữ được giọng gốc của chú chim đó, buộc người chủ phải tránh không cho chú chim học thêm các giọng khác. Như vậy cũng là góp phần giữ được bản sắc, giọng gốc cho CM từng vùng. Mình thấy làm được vậy thì cũng hay. Cũng nên trân trọng.

Vì sự giữ gìn giọng gốc cho chú chim đó, mà người chủ buộc phải "cách ly" chim khác vùng của chúng ta ra, những người chơi chim chúng ta cũng dễ hiểu và thông cảm thôi mà.
Mà chính những người tâm huyết giữ giọng cho chim đó, mới là người khổ. Nhưng... họ đã đạt được cái toại nguyện, vậy cũng là được sướng rồi.:a21:

Các dân tộc trong đại gia đình người Việt chúng ta cũng có nhiều thứ tiếng, giọng nói, âm sắc rất khác nhau. Trãi qua bao năm tháng, mỗi dân tộc đều giữ bản sắc đó, và lấy đó làm niềm tự hào.

Nếu có điều kiện, mà nuôi giữ giọng được các chú CM giọng gốc từng vùng, như có được một bộ sưu tập, thì cũng là thích thú lắm chứ. Chắc ít người làm được.

Nhân thể bàn về giọng CM các vùng ở đây, mình có ý tưởng lập 1 mục chuyên đề lưu giữ và phân tích các file âm thanh hoặc Clip giọng CM gốc các vùng trên trang SVC này của chúng ta.
Đây sẽ là một bộ tư liệu khá đặc biệt, rất lý thú, tập trung được nhiều ý kiến phân tích rất hay của anh chị em có hiểu biết rất sâu về CM. Để mỗi khi muốn nói đến chú CM này có giọng giống ở vùng nào, thì anh chị em khác khỏi phải "học chay" như hiện nay nữa.

Nếu được các bạn có khả năng gửi lên các file âm thanh, hoặc Clip giọng chuẩn vùng. Nếu được anh Bạch Đề, anh DTH... và các anh chị có kinh nghiệm tham gia các bài giới thiệu, phân tích sâu các bản sắc đó ra để mọi người dễ nhận biết và phân biệt được thì rất tuyệt vời.

Xin cảm ơn các bạn.


Thân.
 

Hoang ĐL

Chim cò xứ hoa
Tham gia
28/3/09
Bài viết
141
Điểm tương tác
25
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Chúng ta ai nghe nhạc cũng đều cảm thấy dễ chịu. Nhưng có người thích rốc, người thích rap, người thích trữ tình, nhẹ nhàng … Lại trong số những người thích nhạc nhẹ thì có người thích Mỹ Linh, người thích Hồng Nhung … Nghe người khác hát thì cũng thấy hay, nhưng vẫn cứ thích ca sỹ này, ca sỹ kia hơn.
Theo tôi thì người chơi chim cũng thế thôi. Ở nhà có nuôi nhiều chào mào thuần một giọng thì cũng vẫn có con hay con dở chứ có chuẩn như thìa hết đâu. Chim vùng khác thì không nuôi, nhưng bất cứ ai đam mê cũng đều xao xuyến khi nghe được giọng hay từ vùng khác – cho dù có bảo thủ mấy đi nữa, nhưng nó hay là nó hay – có thể còn cảm thấy hay hơn cả giọng chim của mình nữa kia, nhưng chỉ xao xuyến thôi, rồi thì vẫn cứ thuỷ chung với sở thích của mình.
Tôi xin nêu ra một vấn đề của những người chơi giọng mà không muốn bảo thủ: Sau một thời gian chơi thì trong mỗi người tự hình thành một sở thích – đây là sự tự hình thành một sở thích riêng từ bên trong, qua cả một quá trình chứ không phải việc chọn một giọng vùng nào đó để thích rồi theo đuổi nó. Thế rồi người chơi tự khoanh vùng lại – cái nào phù hợp với sở thích thì giữ, cho phát triển, không phù hợp thì bỏ đi – dẫn đến việc nuôi chim thuần một vùng. Xin các bạn lưu ý “thuần một giọng, thuần một vùng” ở đây không có nghĩa tuyệt đối - biết rõ chim khác vùng nhưng giọng hót có âm điệu gần như nhau thì vẫn được chọn nuôi. Ở Đà Lạt thì có nhiều vùng chim có giọng hay và na ná như nhau – chúng đều được săn và đề cao, ngoài ra thì không được chọn.
Khi thấy cái mới, hay hơn thì cũng thích, cũng muốn bổ sung thêm để thưởng thức. Nhưng vấn đề ở đây là: Việc bổ sung có chọn lọc không hề đơn giản trong nuôi chào mào. Bạn mua một đĩa nhạc rap xếp chung với chồng đĩa của Hồng Nhung thì chẳng ảnh hưởng gì đến giọng hát của Hồng Nhung cả, nhưng thực tế nuôi chào mào lại khác, khi nuôi một bầy chim hót thuần một giọng, chỉ chúng không với nhau thì giữ được giọng đó. Nhưng khi nuôi thêm một con có giọng hót hoàn toàn khác về âm tiết, luyến láy - nếu để nhà khoảng 5-3 ngày hoặc cả nửa tháng thì không sao, nhưng cứ nuôi lâu ngày thì tai hoạ: cái hay, cái mới mà mình thích thì không thấy chim nhà học, mà pà chim mới cũng ỉm đi luôn, còn những cái chưa ưng ý của chim nhà + cái dở của chim mới thì lại được phát huy triệt để - không hiểu vì sao, nhưng lạ lùng là ai đã từng thử mà tôi biết đều than thở như thế. Đó là lý do mà những người chơi chim trót đam mê giọng không dám mạo hiểm “cách tân”. Được thì quá tốt, nhưng thất bại thì phải trả giá đắt quá!
Nói đi là thế, nhưng cố níu giữ được đến đâu hay đến đó thôi. Số lượng chim thuần vùng có giới hạn chứ - với đà săn bắt + công nghệ huỷ diệt như thế này thì lấy đâu ra chim để mà bảo thủ. Thực tế ở Đà Lạt hiện nay thể hiện rõ lắm: ngày xưa thì một Cam Ly hai Cam Ly, rồi dần dần thêm Hầm rác Cam Ly, rồi Tà Nung, rồi thêm Băng Tiên, Sầm Sơn … cứ đà này có lẽ thêm một thời gian nữa Chào mào cả tỉnh đều là chào mào hay hết ráo.
Quy luật là phải hoà hợp hết thôi, nhưng cần phải có thời gian, nếu thật sự đam mê chào mào thì dần dần, sở thích – nó tự hình thành thì cũng tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường chung quanh, điều kiện buộc phải thế.
Xin ủng hộ hai tay sáng kiến của chú diabay, có thời gian cháu sẽ sưu tập đầy đủ chim của từng vùng ở Đà Lạt, cả giọng được cho là hay, bị cho là dở để anh em cùng nghiên cứu.
Sorry anh em vì dài dòng nhưng do khả năng diễn đạt kém nên …./.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Đúng là bình thường, mình cũng không để ý đến vấn đề "Lưu trữ giọng hót CM ở các vùng" này. Nhưng khi vào cuộc chơi chim, biết nghe tiếng chim, mình mới thấy nó thật phong phú và hấp dẫn thật. Nên đã mạnh dạn chia xẻ những cảm xúc, suy nghĩ cùng các bạn.

Càng nghe nhiều File và Clip CM hót, mình càng hiểu thêm và nhận biết được sự đa dạng của "bản sắc" đó, càng đam mê hơn.

Nhưng cũng thú thật với các bạn: mình chưa được ai hướng dẫn, phân tích, chỉ lối nghe, để phân biệt tiếng CM của các vùng. Mà chỉ tự cảm nhận thôi. Như vậy thật rất khó, và rất dễ có thể bị nhìn nhận sai lệch.

Mình rất đồng cảm với những ý kiến của bạn Hoang_DL. Nếu được nhiều bạn đồng tình giúp đỡ, chắc bộ tư liệu về giọng hót của CM các vùng sẽ là một di sản của trang SVCVn.com thân yêu của chúng ta, mà theo đà khai thác đánh bắt chim CM như hiện nay, có lẽ sẽ không làm lại được.

Vừa qua, theo dõi các thông tin của các bạn, được biết CM khu Hầm rác ĐL gần như không còn. Đây có lẽ là một nỗi lo không còn xa của những người yêu thích CM, một bản sắc đã gần bị mất đi.

Cảm ơn bạn Hoang_ĐL và các bạn cùng quan tâm.

Thân.
 

Cafeda

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/11/08
Bài viết
52
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Đây quả là một đề hay và tài sôi nổi nhưng e cũng khá... nhạy cảm.
Trong thú chơi Chào Mào thì giọng hót là một tiêu chí rất quan trọng. Cafeda cũng có chút ý riêng.

Tất cả ae chơi Chào Mào chúng ta tất cả đều là con người. Đã là con người thì trong bản thân luôn tồn tại cái tôi văn hoá cục bộ. Giả sử Chào Mào của tôi và của người khác có giá trị thực là như nhau, nhưng tôi nói chim tôi hay hơn (cả tướng cách lẫn chất giọng...) thì cũng không ai có thể chứng minh được điều ngược lại. Đó là cảm nhận, mà cảm nhận thì chỉ tương đối. Giọng hót là một tiêu chí rất quan trọng, và mổi vùng miền đều có đặc trưng riêng, hay chí ít cũng có một chút khác lạ giữa mổi địa phương. Thật khó xác định giọng hót vùng nào tốt hay khá hơn vùng khác, thông thường, mổi vùng đều có ưu lẫn nhược.
Qua tìm hiểu (qua diễn đàn và ae cùng sỡ thích) thì Cafe rút ra rằng: hầu hết các địa phương từ Bắc chí Nam đều chơi Chào Mào có giọng đổ (sổ, lèo...). và không bàn cải gì nếu chú chim nào sở hữu được giọng đổ càng dài, càng phức tạp... thì càng hay về chất giọng. Về ae chơi chào mào giọng đổ thì có lẽ ai cũng cho đó là giọng hay nhất của chào mào. Vì vậy: sổ dài, lèo siêng... thì thật tốt.
Trên thực tế, không phải nơi nào giọng sổ cũng được tán thưởng. Vùng Hóc Môn, Củ Chi, một phần Bình Dương... đặc biệt là vùng Tây Ninh thì hầu hết ae chơi Chào Mào giọng rời (giọng đơn - chim chỉ hót rời từng tiếng, mổi tiếng chỉ một hoặc hai âm sắt và hót nhanh, liên tục với nhiều âm rời rạc khác nhau.). Với một chú Chào Mào giọng rời thì giọng đổ là tối kỵ, chú nào đổ giọng thì coi như hư. Những ae chơi giọng đơn thì chỉ nuôi bổi những vùng mà chim rừng chỉ chơi rặt đơn, hoặc phải bắt chim chuyền thật non (chưa học được giọng sổ) về nuôi để những chuyên gia giọng đơn già tuổi lồng dìu dắt.
Vấn đề giọng lèo (sổ) và giọng đơn không phải là rào cản mà nó thực sự là bức tường thành trong thú chơi Chào Mào, đặc bệt là đánh giá về giọng hót. Hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) ae chơi giọng đơn đều không muốn có chim hót giọng sổ dài ở gần chim của mình vì sợ chim mình sẽ học sổ theo. Trong khi ae yêu thích giọng sổ thì thích chim mình học được giọng sổ dài, hay từ chim khác, và không hề gì khi có chim giọng đơn gần bên. Điều này cũng dễ hiểu vì chào mào học giọng sổ rất nhanh nên những chú chim đơn sẽ rất dễ khi nghe tiếng sổ mà học theo. Ngược lại chim sổ thì không có vấn đề gì. Chính vì vậy mà việc từ chối giao lưu (dợt chim) thường là do ae chơi chim đơn. Khoản cách một phần từ đây...
Bản thân Cafeda, cũng như địa phương của mình thì chỉ chơi chim sổ (chim rừng vùng lâm đồng cũng sổ), nhưng khi chứng kiến mấy em đơn chơi thì cũng rất ấn tượng và thích thú vì những nét độc đáo và rất riêng. Theo mình đó cũng là cái hay, cái đẹp cần giữ gìn.
Nếu có đặc trưng độc đáo riêng và giữ gìn được thì thật đáng quý.
 

cau3laphu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/5/09
Bài viết
43
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Em sống ở Huế và được biết cm Huế cũng được coi là hay:a04:, may mà ở Huế không có ai chơi giữ giọng gốc, mà nếu có thì chắc cũng chơi một mình:a34:. Chim CM hay vì có tính cộng đồng, giản dị. Em thích cả khoen và cm nhưng chơi khoen thì cảm thấy khoen mình yếu và lồng xấu quá, trong khi chơi cm thì rất vui, chưa bao giờ cảm giác bị chê bai hay phân biệt gì cả:a27:. Em ủng hộ những người giữ giọng và em cũng không đồng ý việc ai đó làm mất đi chất giọng của người khác cố giữ:a05:. Nhưng em sẽ không bao giờ tham gia vào hội đó, em thich Chào Mào vì nó giúp em thêm bạn quen biết nhiều và thư giãn:a15:, nếu chơi mà phải lo lắng, giữ khư khư để mất bạn mất vui thì thà em mở file cm gốc em nghe cho rồi:a01:
 

tandat

Thành viên diễn đàn
Tham gia
22/4/09
Bài viết
21
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

mình có 1 con cm: hót wit rat to, đỗ dài hơi nhanh bác hàng sớm bảo chim mình bị lẹo...nói là chim long khánh hót ko hay nên ổng đòi đổi 2 con chim tơ bổi 2 mùa của ổng cho mình để ổng đi đánh bẩy trên phước long, vì chim mình ổng nói đánh mới được chim ổng ko đánh được khi lên đó vì ko cùng vùng...ko hiểu chim khác vùng thi nói là lẹo mà lẹo mà đi đánh đc...mình rất thích nó nên nói ko....
 

coi77

Thành viên tích cực
Tham gia
24/1/08
Bài viết
387
Điểm tương tác
18
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Em thấy chẳng có gì là khoảng cách... bác nào thích giọng lèo giọng đổ thì lập hội chơi với nhau, bác nào thích giọng đơn thì lập hội chơi với nhau thế là vừa bảo tồn được được giọng hay và quý vừa không lai tạp. Buồn nhất là ở Việt Nam ta không có khái niệm bảo tồn nguồn gen quý mà chỉ tòan làm mất đi thôi. Vấn đề ở Việt Nam bao giờ có hiệp hội của những người chơi chim, có những quy chuẩn về 1 con chim quý để bảo tồn và phát triển giống lòai có nguồn gen qúy hiếm đó. Bao giờ chúng ta làm được? bao giờ chúng ta có những trang trại nhân giống có kiểm định những giống lòai quý? em nghĩ đó mới là rào cản để chúng ta hòa nhập với thế giới.
 

anhlxvinhphuc

Thành viên mới
Tham gia
24/6/09
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Theo em thì mỗi một vùng một giọng nhưng khi già rừng rồi thì ít học được giọng của nhau các bác a!
 

bongbong

Chào mào??? Chuyện nhỏ!!!
Tham gia
28/8/07
Bài viết
245
Điểm tương tác
19
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Giọng chào mào - không bao giờ là rào cản cho người chơi chào mào

Vậy cái gì là rào cản???

1. Cái rào cản thứ nhất là cách chơi của từng vùng chưa được nơi khác hiểu chia sẻ và chấp nhận

vd: một con chim tôi mua vài triệu, nhiều người đánh giá là hay (không tin có thể khảo sát trên 100 người), nhưng một số hội chơi lại phải cách ly chim tôi.Thực tế trong vài giờ hay 1-2 ngày không ảnh hưởng gì đến giọng hót.

Rất đơn giản vì hội chơi đó có nguyên tắc riêng, ta đã tham gia là phải tuân theo.

2. Cách đánh giá về giá trị của 1 con Chào Mào nó tùy thuộc vào không gian thời gian và cảm quan của con người. Nhiều ngưòi cũng thật sự chưa hiểu và chưa chấp nhận.

vd: tôi có thể mua 1 con Chào Mào thường giá mười triệu, nhưng con chào mào bông đẹp thế kia tôi không dám mua cũng không hề mong muốn có nó trong bộ sưu tập của mình.
lý do có thể là con Chào Mào này là con chào mào hót giọng rừng còn lại duy nhất của vùng này, hay có thể nó là con có một vài giọng mà tôi muốn có trong bộ sưu tập. Còn con chào mào bông thì thời điểm này tôi chưa muốn.

3. Rào cản thứ 3 thiếu một vài nguời đóng vai trò đầu tàu của một hội chơi, những người này có đủ đức độ, đủ tâm huyết đủ bản lỉnh để hướng, để dẫn và để giữ được phong cách chơi Chào Mào tại một nơi trong từng thời điểm khác nhau.

còn nhiều rào cản nữa, chờ ý kiến các thành viên
Chào trân trọng!
 

bongbong

Chào mào??? Chuyện nhỏ!!!
Tham gia
28/8/07
Bài viết
245
Điểm tương tác
19
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Còn về giọng Chào Mào mình có vài ý nhỏ
Mình xin trích ý kiến của cafeda
Qua tìm hiểu (qua diễn đàn và ae cùng sỡ thích) thì Cafe rút ra rằng: hầu hết các địa phương từ Bắc chí Nam đều chơi chào mào có giọng đổ (sổ, lèo...). và không bàn cải gì nếu chú chim nào sở hữu được giọng đổ càng dài, càng phức tạp... thì càng hay về chất giọng. Về ae chơi chào mào giọng đổ thì có lẽ ai cũng cho đó là giọng hay nhất của chào mào. Vì vậy: sổ dài, lèo siêng... thì thật tốt.
Trên thực tế, không phải nơi nào giọng sổ cũng được tán thưởng. Vùng Hóc Môn, Củ Chi, một phần Bình Dương... đặc biệt là vùng Tây Ninh thì hầu hết ae chơi chào mào giọng rời (giọng đơn - chim chỉ hót rời từng tiếng, mổi tiếng chỉ một hoặc hai âm sắt và hót nhanh, liên tục với nhiều âm rời rạc khác nhau.). Với một chú chào mào giọng rời thì giọng đổ là tối kỵ, chú nào đổ giọng thì coi như hư. Những ae chơi giọng đơn thì chỉ nuôi bổi những vùng mà chim rừng chỉ chơi rặt đơn, hoặc phải bắt chim chuyền thật non (chưa học được giọng sổ) về nuôi để những chuyên gia giọng đơn già tuổi lồng dìu dắt.
Vấn đề giọng lèo (sổ) và giọng đơn không phải là rào cản mà nó thực sự là bức tường thành trong thú chơi chào mào, đặc bệt là đánh giá về giọng hót


Đánh giá của bạn là không chính xác

Một số vùng bạn mô tả không phân biệt giọng đơn hay giọng sổ giọng lèo...
Người ta chỉ phân biệt giọng đó gốc có phải địa phương họ hay không
Ví dụ:
Hốc môn , bàu công chơi Chào Mào hót giọng gốc thái mỹ, bàu công...
các giọng nằm ngoài danh sách coi như là lọt giọng hay lai giọng...có hót giọng Bình dương hay thủ đức cũng không chơi cũng kêu là lọt giọng...
Bình dương chỉ chơi Chào Mào hót giọng gốc tại một số vùng xung quanh thị xã thủ dầu một chim hót giọng nằm ngoài danh sách và cũng tương tự chim có hót giọng bàu công hay thủ đức ...cũng kêu là lọt giọng và không chơi.

Thế nào là giọng gốc của một vùng??
Mổi một vùng địa lý khác nhau sẽ sinh ra một giống Chào Mào có giọng hót riêng đặc trưng
Trong vùng đó đều có vài cặp Chào Mào thủ lỉnh. mỗi con một vẽ, thường hót những giọng ruột, khi trấn áp đối thủ, hay khẳng định lảnh thổ.
Các con khác cũng có giọng này nhưng tất nhiên là nghe không thanh thoát bằng, hoặc lâu lâu mới hót một tiếng.
 

hanguyentn

Thành viên diễn đàn
Tham gia
28/5/08
Bài viết
41
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Khi bạn muối nuôi chim để chơi thì bạn phải hiểu mình muốn gì là: để làm mồi đi bẫy, để đi đấu, dẫn chim non, hay là thi đá....Chỉ có đi đấu chim và dẫn chim non thì mới chọn giọng chim thật hay hoặc mình thích. Bạn phải thích nó mới chăm sóc tốt được còn ai chê gì thì kệ. Có con chim luôn học được giọng mới dù là chim chuyền hay được 9-10 mùa. Nó lỡ có vài giọng bạn không thích cũng đừng lo vì chim thường kêu giọng gốc (khi nó học khi còn non) nếu giọng đó không còn nghe nữa thì từ từ sẽ không hót ra nữa. Có con chim rất khôn gặp con nào nó cũng hót giống con đó nhưng khi ở một mình thì hót lại giọng bình thường thôi. Giọng chim không phải rào cản của người nuôi chim mà đólà mục đích của người muốn làm giàu kiến thức, khả năng ghi nhớ và sự phán đoán của mình về chim thôi. Đây chỉ là ý kiến của tôi không phải là "quan điểm", mong được các bạn góp ý.Thân.
 

duynguyen_pt

Thành viên mới
Tham gia
2/1/09
Bài viết
8
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

mình có vài ý kiến nha.tuỳ sở thích của mỗi người chơi chim mà họ chọn 1 giọng chim để nuôi thôi. bởi vậy mới có nhiều ý kiến khác nhau.như mình ở vũng tàu thì mình chỉ quan tâm chim mình chơi đủ nước thôi. nếu chim đem ra trận chơi ko lại chim ngoài coi như ko ra gì. còn giọng thi phải chơi tiếng tròn ko đứt giọng, mình nghĩ chim chơi nhiều giọng nghe mới đỡ chán, chứ có 1 giọng nghe hoài chán lắm,đôi khi chim sung quá nên nó sẽ chơi nhiều giọng rừng rất hay. bởi vậy mình nghĩ ko nên phân biệt như thế sẽ mất đi thú chơi chim, và thưởng thức giọng hót của chim:a01::a01::a01::a01::a01:
có gì ko phải xin mọi người góp ý thêm
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

VUHOCMON

Thành viên diễn đàn
Tham gia
10/1/09
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: Giọng Chào Mào: Rào cản cho người chơi CM?

Như các bạn đã biết là mỗi vùng,miền thì có cách chơi Chào Mào khác nhau,và hầu như với giọng chào mào của vùng đó thì họ mới chơii thôi,như ở Bình Dương thì người ta vẫn chơi theo giọng của họ,ở HocMon vẫn chơi theo giọng Bàu công hoặc giọng của Thái mỹ CủChi...đó là những giọng mà các nghệ nhân chơi lâu nay đã chọn và chơi đến bây giờ.Tôi cũng đã tiếp xúc rất nhiều về chào mào của các vùng qua,trao đổi với nhau thì giọng chào mào thật sự là rào cản cho các vùng khác.Cũng không trách được vì họ đã cực công chọn được những giọng chuẩn,thật hay để ép giọng cho những chú chim của họ chính vì lẽ đó khi nghe những giọng của vùng khác đến giao lưu thì không được.
 

duyhoian

Thành viên cống hiến
Tham gia
3/3/09
Bài viết
608
Điểm tương tác
137
SVC$
0
to bác Duy:

Thỉnh thoảng chào mào nhà vẫn vay kéo vài hơi dài như : ảngggggggg........ảngggggggg thôi .




Cơ chế chơi giọng ở loài chào mào:




Nhân tiện Cent xin chia sẻ cơ chế chơi giọng của chào mào để tìm hướng tối ưu để phát triển thú vui này .

Như Cent trình bày ở bài trên , chim chơi yếu tố hót to dường như chiếm rất nhiều cảm tình đối với người thưởng thức .

Trong thiên nhiên , việc hót to để truyền tín hiệu đi xa và đánh dấu lãnh thổ đối với chim trống cùng loài , như vậy nếu chim hót càng to , tầng số âm càng đi xa đồng nghĩa với lãnh thổ càng rộng lớn tính theo bán kính đường tròn.

Khi quyến rủ chim mái , kết hợp múa rũ là âm thanh líu ríu ....chim càng già , càng giỏi thì khi múa rủ sẻ hót càng lớn ( anh em ai từng nuôi chim chưa được 1 mùa và con già mùa có thể xem qua )

vấn đề chim Hót to là bản chất của con chim tốt , con hót không to có thể do quá già yếu hay chim con mới trưởng thành tập chơi.

Tóm lại Hót to là chú chim tốt ngoài thiên nhiên
( và là yếu tố tử của chúng đối với con người...hihihi)

Chim muốn hót to việc đầu tiên là nín hơi , trử hơi ở hầu ( cổ họng ) , nén chặt...... và nhả âm ra đồng thời ngắt , khép nhanh miệng lại ...(1 chu kì ) ví như chu kì pitong ở xe ô tô 4 thì : hút , ép , nổ , xã..

Như vậy khi chim đổ giọng theo cá nhân Cent cần ngắt quảng để nhồi khí để thực hiện một chu kì , chu kì càng chậm ( rời ) thì nhồi khí càng nhiều.

Chim ở Hm thực hiện được 7 chu kì ( giọng 7)....mỗi âm được to như nhau.

Xin được chia sẻ ít kiến thức , mong được sự trao đổi từ phía bạn bè anh em 4r mình

thân
Centimet
hiii, bữa nào anh em mình ra yahoo đàm đạo về giọng hot dài một bữa, ở đây trao đổi không tiện phải không bác, thật mình thấy hot ngắn khi đấu giọng bị thiệt, chim họ đỗ chưa hết thì chim mình phải dừng lại lấy hơi thổi lại, thế là bị thiệt, chơi kiểu này mất hứng

Chằc mình chỉ nghe chim ở quê hot hoài và chưa nghe rõ ngoài đời những giọng Chào Mào các nơi. Toàn nghe trên máy không, hic.

Thật chim ở QUảng Nam , nhất là Trung Mang, Quế Sơn, Sông Kon, Mỹ Sơn, A Tin, Bền, Trà My..... đỗ lâu thật và nhanh nữa, lên trên 9 âm 1 giây như thật. Hiện mình không có video để dẫn chứng, nói thì ai nói cũng được mà, hiện chim đang lạnh, không đủ thể lực để đỗ những hơi dài.

Đây là niềm tự hào về quê hương Quảng Nam yêu dấu và mong một ngay không xa sẽ xếp hạng trên bảng top ten vùng có giọng chim Chào Mào hay. Có lẽ hiện chim QUẢNG NAM đang hiếm dần do môi trường sinh sống, cây rừng bị tàn phá nặng, khu dân cư mọc lên nhiều.

Cảm ơn bác Centimet chia sẻ cảm xúc thật sự về thú vui chơi tao nhã này. Rất hâm mộ những người tâm huyết và chơi chuyên sâu như bác cũng như anh Hoàng Đà Lạt.
 

centimet

Đắc nhân tâm...
Tham gia
21/10/08
Bài viết
479
Điểm tương tác
45
SVC$
0
Ðề: chào mào giọng ở Hóc Môn

hihi...thân chào bác Duy và anh em.

thật là ganh tỵ và vui mừng khi chim bản xứ nơi bác vẫn còn , chim bản xứ ở quê Cent đã tuyệt chủng từ lâu rồi , hiện nay chỉ còn cách ép giọng mới có mà nghe được tiếng chim rừng khi xưa mà thôi .

Nếu bác Duy và anh em xem việc thảo luận là một mấu chốt để mở mang kiến thức và mở tầm đam mê thì Cent có thể đưa ra nhiều vấn đề để chúng ta cùng thảo luận.

Ví như câu vừa nêu của bác DUY:

1 giây chơi được 9 âm tiết .

trong khi ở HM , 1 giây chơi được 1-2 âm thì rỏ ràng có sự khác biệt...

yếu tố Âm lực ( hót to) chắc sẻ nghiên về chim có giọng chậm ?

ví như khi dồn hết hơi để nhả ra câu : A-B và câu A-B_C_D_E_F_G_H_I..v.v.

Nếu chỉ phát ra 2 chử A và B thì thanh quản sẻ thông và cho ra nguồn âm xuông và trải dài đầy theo độ vang vừa tạo ra , rồi lại bắt đầu 1 chu kì mới ...

Nếu ở cùng trường hợp trên mà cho ra 9 âm hoặc hơn thì âm thanh sẻ chia nhỏ ra từng giai đoạn từ 1-9 ...thanh quản ngắt quảng 9 lần ....

thí dụ đơn giản như khi ta hét to :

câu : một....... hai ...........

và cũng câu đó khi ta dùng động tác ngắt quảng bằng tay bụm miệng và nhả ra 9 lần thì âm sẻ cho ra khác

rất mong được chia sẻ kinh nghiệm từ phía các anh và bạn

thân
Centimet
 
Chỉnh sửa lần cuối:

duyhoian

Thành viên cống hiến
Tham gia
3/3/09
Bài viết
608
Điểm tương tác
137
SVC$
0
Ðề: chào mào giọng ở Hóc Môn

Hiii, centimet đã nói thì Duy cũng có đôi lời phát biểu cảm nghĩ, thật là chất giọng đỗ một hơi dài là do bẩm sinh trời cho chim vùng đó, do nhiều yếu tố như rừng sâu, nước suối, môi trường xung quanh tác động đến như gần loại chim gì đó.
Mình đã thử nhiều cách cho học giọng bằng các phương pháp khoa học như cho chim vào phòng nghe máy, kích thích con chim hot đấu theo nhằm cho nó học cái tông, vần điệu theo ý mình muốn nhưng kết quả có con bị hư giọng, hic, mình đã hư một con A Tin, nói chung giọng đang đổ nửa chừng nó đổi giọng làm giọng tròn bị đứt nửa, nghe như cái máy, lặp đi lặp lại.
Còn về chim Trung Mang bổi má trắng nuôi chung chim Huế thì khi chim trổ tách đỏ nó sẽ hot giọng chim Huế, thật nếu người mới nghe lần đầu thì họ nghĩ nó là chim hUế chắc chắn, cái này chủ chim mới biết được nguồn gốc từ đâu. Giọng gốc học từ bầy đàn khi sống trong rừng không có cho dù bẩm sinh nó có thể thổi tốc độ nhanh và dài. Cái này cũng dễ hiểu thôi, không nghe, không học lấy đâu ra làm được. Chim bổi già bẫy về lúc nào cũng giá trị hơn mấy em chim tơ má trắng là vì vậy. Giờ chảng ai nuôi chim tơ má trắng là vì vậy.
Nhà mình đang nuôi một em tơ Huế và nuôi chung với Trung Mang, nhưng thật nó cố gắn hot giống Trung Mang nhưng học mãi không bao giờ được vì bản năng lúc sinh ra của nó không đủ chất giọng để hot nhanh và dài (xin lỗi mấy anh em Huế trước nha, đây là vấn đề bàn về giọng ngắn và dài chứ mình không có ý chê chim Huế đâu nha, sorry trước) mặc dù móc ra nó wow rồi đổ giọng tròn, mấy bro đi mua chim dễ bị lừa vấn đề này. thật mấy giọng tròn ngắn như QUẢNG BÌNH chim rất dễ học mà lỡ có học rồi thì chủ chim không nên bùn mà cho em nó ra đi chứ không cả dàn chim đi theo luôn. Sự thật mất lòng là đây.:a40:

Thân , đôi điều muốn nói về vì sao chim lại có giọng tròn dài:a03:

<input id="gwProxy" type="hidden"><!--Session data--><input onclick="jsCall();" id="jsProxy" type="hidden">
 

centimet

Đắc nhân tâm...
Tham gia
21/10/08
Bài viết
479
Điểm tương tác
45
SVC$
0
Ðề: chào mào giọng ở Hóc Môn


Nhà mình đang nuôi một em tơ Huế và nuôi chung với Trung Mang, nhưng thật nó cố gắng hot giống Trung Mang nhưng học mãi không bao giờ được vì bản năng lúc sinh ra của nó không đủ chất giọng để hot nhanh và dài



Có thể trao đổi từ đây Duy ơi!.

bản chất một con Chào Mào sẻ bắt nhịp cùng tông mà nó được kè !

Dù chim ở vùng nào khi về đến các Vùng như HM , Bình Dương , Thủ Đưc , Củ chi ..v.v đều sẻ học được giọng cổ truyền ở vùng ấy .

Cent tin rằng muốn giử giọng đặc trưng ở quê Duy không khó , đó là điều đương nhiên mà người ở các vùng trên đã làm được .

Hót nhanh là tố chất Cent nghĩ chưa đúng , có thể chỉ gọi là bản chất .
Hót To cũng chỉ là bản chất , mà bản chất là do tập luyện , trao dồi sẻ được ..

hầu hết chim con ở các vùng miền điều như nhau , như phôi để chế tao công cụ , có thể uốn nắn tùy thích ....trên cở sở giọng hót !

Nhân tiện qua bài viết này , Cent xin được tỏ bày rằng : Từ khi chơi ở 4r mình đến nay , Cent chưa khen chê chim ở Vùng nào hay hơn Vùng nào ....mỗi vùng mỗi kiểu thưởng thức , Cent cảm thông , công nhận và tôn trọng điều ấy

Ví như chơi chó cảnh thôi , có ai bảo con Bull dog ( chó Anh ) chơi đã hơn con chó Rottwieler hay GSD ( chó Đức )hay cocker (Tây Ban Nha) đâu , mỗi con có mỗi có hay Duy à

Tuy nhiên có một giải gọi The best of Group dựa trên khoa học ( tiêu chí chấm điểm ) để đánh giá được giống nào đoạt vô địch giải ấy , năm ấy

Thiết nghĩ ở loài chào chào , đâm mê của chúng ta .....nên có sự chuyên nghiệp này chăng .....

Căn cứ vào đâu để biết được sự chuyên nghiệp này thì có lẽ nên tìm hiểu dân Thái Lan ( ngoài nước ) đã chơi con Chào Mào hót thế nào , năm nay con nào vô địch ...

Rồi tận dụng sự tương đồng ấy trong con Chào Mào ở Vn mà phát triển , biết đâu ngày nào đó VN đem chim sang Thái lan thi để rạng mặt người VN


Vời lời tâm huyết , có gì chua đúng mong được cảm thông

Kính chào và đoàn kết
Centimet
 
Chỉnh sửa lần cuối:

duyhoian

Thành viên cống hiến
Tham gia
3/3/09
Bài viết
608
Điểm tương tác
137
SVC$
0
Ðề: chào mào giọng ở Hóc Môn

Nhà mình đang nuôi một em tơ Huế và nuôi chung với Trung Mang, nhưng thật nó cố gắng hot giống Trung Mang nhưng học mãi không bao giờ được vì bản năng lúc sinh ra của nó không đủ chất giọng để hot nhanh và dài



Có thể trao đổi từ đây Duy ơi!.

bản chất một con chào mào sẻ bắt nhịp cùng tông mà nó được kè !

Dù chim ở vùng nào khi về đến các Vùng như HM , Bình Dương , Thủ Đưc , Củ chi ..v.v đều sẻ học được giọng cổ truyền ở vùng ấy .

Cent tin rằng muốn giử giọng đặc trưng ở quê Duy không khó , đó là điều đương nhiên mà người ở các vùng trên đã làm được .

Hót nhanh là tố chất Cent nghĩ chưa đúng , có thể chỉ gọi là bản chất .
Hót To cũng chỉ là bản chất , mà bản chất là do tập luyện , trao dồi sẻ được ..

hầu hết chim con ở các vùng miền điều như nhau , như phôi để chế tao công cụ , có thể uốn nắn tùy thích ....trên cở sở giọng hót !

Nhân tiện qua bài viết này , Cent xin được tỏ bày rằng : Từ khi chơi ở 4r mình đến nay , Cent chưa khen chê chim ở Vùng nào hay hơn Vùng nào ....mỗi vùng mỗi kiểu thưởng thức , Cent cảm thông , công nhận và tôn trọng điều ấy

Ví như chơi chó cảnh thôi , có ai bảo con Bull dog ( chó Anh ) chơi đã hơn con chó Rottwieler hay GSD ( chó Đức )hay cocker (Tây Ban Nha) đâu , mỗi con có mỗi có hay Duy à

Tuy nhiên có một giải gọi The best of Group dựa trên khoa học ( tiêu chí chấm điểm ) để đánh giá được giống nào đoạt vô địch giải ấy , năm ấy

Thiết nghĩ ở loài chào chào , đâm mê của chúng ta .....nên có sự chuyên nghiệp này chăng .....

Căn cứ vào đâu để biết được sự chuyên nghiệp này thì có lẽ nên tìm hiểu dân Thái Lan ( ngoài nước ) đã chơi con chào mào hót thế nào , năm nay con nào vô địch ...

Rồi tận dụng sự tương đồng ấy trong con chào mào ở Vn mà phát triển , biết đâu ngày nào đó VN đem chim sang Thái lan thi để rạng mặt người VN


Vời lời tâm huyết , có gì chua đúng mong được cảm thông

Kính chào và đoàn kết
Centimet
Thật sự mỗi con có mỗi con cái hay riêng biệt của vùng đó, chỉ có người chơi tự đặt ra cho nó là hay nhất và cũng chính mình cho nó là không hay, bọn chim nó đâu có biết nói cho mình dễ phân biệt phải không anh, hiiiii.
Mỗi vùng thì mỗi kiểu chơi khác nhau và cũng chung vì cái phong trào mà ra cả, tự mình chơi thì cũng có cảm hứng riêng của mình.

Duy nguyên cứu cũng rất nhiều tài liệu về Chào Mào ở Thái Lan cũng như Malaysia, họ nuôi thật rất chuyên nghiệp nhưng thật người Thái Lan cũng hay vào em nhờ mua chào mào dùm vì đấu giọng thì con nào đang hot mà dừng, miệng khép và âm không phát ra có nghĩa là tính lại từ đầu, chơi kiểu như choè lửa của mình, hic, em cũng mới tặng một con chào mào cho người bạn làm ăn Thái Lan, bro này cũng mê gà chọi, chào mào quê em, không biết em nó về Thái Lan hy vọng sẽ có ngày vinh quang, tại chẳng qua không có thi đấu nên người chơi chỉ đem đi trường dợt, đi bẫy chứ có thi đấu toàn quốc hy vọng anh em sẽ chơi chuyên sâu hơn.

Thật em không ghiền giọng chim Thái LAN chút nào, giống y chang như Quảng Bình, giọng tròn đửt, nghe mất hứng, chỉ được cái chét nhiều. Lúc trước bạn em cũng mang về từ Thái Lan một con nhưng nghe giọng em không ghiền tí nào, chỉ được cái đòn dài, chét tốt, chét cả ngày đau đầu, có lẽ không phải hàng thật nhưng thật em nghe video tren web không thuyết phục, em chỉ thực sự bái phục trước công nghệ nuôi tiên tiến và khoa học của họ, dùng dopping quá nhiều khiến con chim như cái máy, hot không dừng vì dừng là thua cuộc, hic, hơi tội nghiệp

Đôi lời tâm sự khó nói.:a42:
 

centimet

Đắc nhân tâm...
Tham gia
21/10/08
Bài viết
479
Điểm tương tác
45
SVC$
0
rất cám ơn Duy chia sẻ kinh nghiệm , sau khi đọc qua thấy mình còn phải tìm hiểu nhiều hơn nữa

Thân Duy
Centimei
 

Hoang ĐL

Chim cò xứ hoa
Tham gia
28/3/09
Bài viết
141
Điểm tương tác
25
SVC$
0
Cho mình góp vài ý với - gọi là góp chuyện cho vui.
Thật tình mình không muốn phân tích, đi sâu vào giọng chim. Vấn đề này thuộc sở thích riêng, hơn nữa, có thể do cách nói của mình, đã có nhiều người nói mình xem giọng chim Đà Lạt là số 1, chim các vùng còn lại không ra jì hết ráo (!?).
Nếu phân tích kỹ lưỡng giọng của con Chào Mào thì tốn nhiều dung lượng lắm - nghe thì whích whạch whiu thế thôi chứ rộng và sâu lắm, ACE chơi thích giọng CM chắc đều biết cả, nhưng phân tích để thấy cái hay của vùng này, thì lại lòi ra cái dở của vùng kia như thế thì đâu có được.
Thôi mình đi vào vấn đề:
Chào Mào ở từng vùng miền nói chung đều có điểm hay điểm dở. Rồi ở vùng đó cũng có con hay, con dở nữa. Ở mỗi vùng, những người chơi lâu năm, người chơi trước, qua bao thế hệ chọn lọc, thì dần dần xác định một số tiêu chí riêng họ cho là hay để theo đuổi - con nào đáp ứng càng nhiều tiêu chí đó = càng hay (đáp ứng tất cả = hoàn hảo).
Qua theo dõi ở các diễn đàn, trao đổi tìm hiểu thực tế, mình thấy tiêu chuẩn của CMào ở các vùng về dáng thì tương đối thống nhất, nhưng về giọng thì rất khác biệt - thậm chí trái ngược nhau. Mỗi vùng đều có tiêu chuẩn riêng và theo đuổi tiêu chuẩn đó. Vấn đề đặt ra là: có thể đưa ra một tiêu chuẩn chung cả về dáng và giọng cho các vùng không ? - Tôi xin phát biểu trước: Theo cá nhân tôi thì có thể nhưng không cần thiết. Khi thú chơi vượt giới hạn địa lý thì luật chơi sẽ tự điều chỉnh, nó sẽ tự vượt giới hạn "lệ làng" (như môn bóng đá đó).
Ở nơi phong trào phát triển trước thì họ hình thành được tiêu chuẩn trước (các tiêu chuẩn này cũng có thay đổi chứ cố định mãi đâu), những nơi phong trào phát triển sau thì sẽ tự dần hình thành tiêu chuẩn sau - phù hợp với điều kiện của vùng mình ở, phù hợp với "khẩu vị" của địa phương mình. Không thể và cũng không cần cứ phải lấy tiêu chuẩn chỗ nọ chỗ kia để áp dụng cho mình, cho nhanh, cho tiện mà được.
Tôi thấy ở phía bắc cũng đang dần hình thành những tiêu chuẩn riêng về giọng của CM rồi (giọng chuông, giọng 5, giọng 7, giọng 9 ... - vấn đề giọng chuông, giọng đồng thì ở miền Trung và miền Nam chưa có khái niệm. Nếu có đủ tiêu chí thuyết phục để đánh giá một con CM là giọng chuông hay giọng đồng thì rõ ràng đây là tiêu chuẩn riêng của AE chơi CM phía Bắc còn gì!).
Cho dù là tiêu chuẩn jì, như thế nào đi nữa thì nó đều có cơ sở và có cái hay riêng, phù hợp với số đông và tồn tại được theo thời gian. Vì vậy, không có tiêu chuẩn ở đâu và chim ở vùng nào (nói chung) là dở cả.
Tôi xin được ví von thế này: Với dân ca nhạc cổ Việt Nam thì Miền nam mặn mòi, ngọt ngào với những bài ca vọng cổ; miền Trung đằm thắm, dịu dàng với những điệu hò ví dặm; miền Bắc thì mộc mạc, chân tình, son sắc với những câu ca quan họ. Có nơi nào là dở không ? - nhưng có ai đam mê hết dân ca ba miền không?
Vài ý kiến góp vui mong được chia sẻ thêm.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom