Guest viewing is limited

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Có nhiều loại phân, thuốc đặc hiệu, có tác dụng rất tốt khi biết dùng, mà bạn mới chơi chưa có kinh nghiệm sử dụng.

Đa số chúng có tác dụng rất nhanh, rất mạnh, rất hiệu quả, nhưng cũng dễ là con dao 2 lưỡi, có thể có hại cho cây khi dùng không đúng cách, hoặc không đúng lúc.

Một số chúng thì lại là "1 viên đạn nhưng bắn trúng 2 mục tiêu", có tác dụng phụ rất hữu ích.


Mong được các bạn đã sử dụng có kinh nghiệm, hoặc khám phá ra, chia xẻ đàm đạo cùng bạn bè ở đây.


Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình chia xẻ.
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Ðề: Các loại phân, thuốc đặc hiệu. Kinh nghiệm dùng:

.
ANTONIC 1,8 DD: Chất kích thích đa năng:


Đây là một hợp chất các Nitro thơm, dạng dung dịch lỏng. Được sử dụng với nồng độ rất thấp, nhưng hiệu quả cực mạnh. Thường có bán trên thị trường cây hoa cảnh, và dùng trong nông nghiệp.

Antonic có các công năng sau:

- Phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt giống, của cây:
Sử dụng để ngâm hạt giống, phun tưới vào lá và gốc rễ cây. Kích thích cho chuyển sang trạng thái thức dậy, nảy mầm, sinh trưởng...

Với Lan:
1- Để đánh thức cây đã qua đợt nghỉ Đông, để điều khiển ra hoa theo ý mình. (xem cụ thể trong "Để Lan Hoàng thảo nở hoa đúng Tết")
2- Để đánh thức các mắt ngủ của Cattleya, của Hoàng thảo... kích thích mọc cây con, keyki. Tạo từng loạt cây con, keyki, nhân giống và điều khiển cây theo lớp.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
- Kích thích sinh trưởng:
a- Kích thích ra rễ sau khi tách cây: để kích thích cho Cattleya... sớm ra rễ mới khi tách, người ta thường ngâm gốc vào dung dịch Antonic trong độ 30-40 phút, rồi để khô nơi ẩm mát vài ngày, rễ mau ra hơn.

Tỉ lệ thường dùng cho Cattleya là 1-2 phần nghìn. Với cây rừng hoặc loài thân mềm hơn thì loãng gấp đôi.
Đôi khi người ta trồng cây rồi tưới Antonic sau cũng được, nhưng chỉ 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày, với nồng độ không quá 1 phần nghìn.

b- Với một nồng độ thấp, không sử dụng liên tục, sau mỗi lần pha thêm vào phân bón, cây sẽ mọc rễ, sinh trưởng mạnh hẳn lên.
Thường chỉ sử dụng với nồng độ 0,5- 1 phần nghìn (0,5-1 cc/lít nước)
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
- Kích thích ra hoa và ra hoa trái mùa:

Khi cây đã trưởng thành đến mùa ra hoa, ta thường đổi sang bón phân có hàm lượng Lân- Kali cao, như 10-55-10, 6-30-30.
Nếu pha thêm chút ít Antonic vào phân bón đó, thì khả năng được hoa và được hoa đồng loạt sẽ rất cao.

Chúng ta chỉ nên pha thêm Antonic vào phân kích thích ra hoa trong 2-3 lần ở đợt đầu, với tỉ lệ 0,5-1 phần nghìn.


Để kích thích cây đã trưởng thành ra hoa trái mùa, cần kết hợp thêm các biện pháp tạo điều kiện cho hoa nở, như ánh sáng, nhiệt độ phù hợp...
Nếu thiếu các điều kiện phù hợp đó, thì hoa ít kém, hoặc không đẹp.

Phương pháp và tỉ lệ dùng Antonic cũng tương tự như khi kích thích ra hoa nói trên.


* Các chú ý khi dùng Antonic:

- Do tác dụng của Antonic rất mạnh, tỉ lệ pha rất thấp, nên cần đong đo chính xác. Tiện lợi nhất là phương pháp đếm giọt: với côngtơhut Y tế thì 1cc = 20 giọt. Hoặc dùng Seranh tiêm thuốc để đong.
( 1 lít = 1000 cc, nên 1 phần nghìn là pha 1cc Antonic trong 1 lít nước )

- Không được dùng thường xuyên lâu dài, hoặc nồng độ cao. Sẽ gây phản tác dụng.

- Ngay sau khi phun Antonic, đừng để nắng gắt chiếu vào cây, gây xung tác quá mạnh, dễ bị cháy lá, cháy rễ.

- Thuốc đã pha, không nên để lâu, sẽ bị biến chất, chỉ nên để trong đôi ba ngày.

- Dùng Antonic có hiệu quả rất cao và rõ nét. Các bạn nên quan tâm. Nhất là khi muốn điều khiển cây ra hoa. Nếu dùng đúng hướng dẫn như trên, không hề xảy ra sự cố gì cho cây cả.

Mình đã dùng Antonic nhiều năm, thấy kết quả rất hài lòng. Vậy xin chia xẻ cùng các bạn.


Thân.
 

HoaBinh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/1/09
Bài viết
22
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bác diabay giới thiệu tiếp các loại phan , thuốc khác đi, cố gắng mỗi loại bác đưa cô đọng vào 1 bài để anh em mới chơi lan in ra cho dễ :a27:
 

somehow

Thành viên diễn đàn
Tham gia
16/3/09
Bài viết
59
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Antonic là loại phân bón lá, hay là bón gốc vậy bác Bay?
 

culanluasg

Biển học vô bờ!...
Tham gia
31/8/08
Bài viết
982
Điểm tương tác
161
SVC$
0
Atonik là một loại thuốc kích thích tăng trưởng không phải phân bón bạn Somehow
 

somehow

Thành viên diễn đàn
Tham gia
16/3/09
Bài viết
59
Điểm tương tác
1
SVC$
0
ở Cần Thơ không thấy có loại này nên không biết , loại thuốc khác thì có, cũng kích thích tăng trưởng, kích thích ra rể , nhưng màu của nó đen thui, tưới vào lá dính màu xấu quá
 

culanluasg

Biển học vô bờ!...
Tham gia
31/8/08
Bài viết
982
Điểm tương tác
161
SVC$
0
Bạn ra công viên Lưu Hữu Phước gặp anh Đức bán lan ,mình thấy anh ấy có bán
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0

:663: "Một viên đạn bắn trúng 3 mục tiêu"


Bạn trồng Lan thường phổ biến có 3 nỗi lo, khó kiểm soát:

1- Môi trường ẩm mát mà tốt cho Lan thì cũng là môi trường tốt cho... nấm mốc ...phát triển. Chúng "ăn" cả lá lẫn rễ Lan. Thường gây tác hại chủ yếu là làm hỏng bộ rễ của Lan.

Rễ Lan vừa là "cái miệng" để hút nhận các chất đa lượng, vi lượng, cung cấp nước và dưỡng chất cho cây. Nhưng........... cũng vừa là "1 lá phổi" để hô hấp, vừa là để thu Nitơ trong không khí, chuyển hoá cố định đạm đưa vào cơ thể cho cây.
Đây là điều rất đặc biệt của "cơ thể" cây Phong Lan, mà các bạn cần chú ý, để chúng ta chăm sóc tương thích, cho phù hợp với đặc tính cấu tạo của cây Phong Lan.

Như thế: Trồng Lan cũng dẫn theo là "trồng nấm mốc". Vì vậy, để bảo vệ an toàn cho "cái miệng" và "1 lá phổi" của Phong Lan, thì ta phải phòng và trị nấm, bằng cách phun tưới thuốc chống nấm.


2- Thối rễ hoặc ngọn: Không phải là chỉ là do úng vì nước, mà còn do các vi khuẩn gây ra. Đặc biệt là do những loại tuyến trùng phá hoại rễ, sống trong nước hoặc theo các bụi bẩn dây vào.

Ngoài việc cần dùng nước sạch để tưới và tưới vừa phải, chống nước tù đọng quá lâu trong chậu Lan, còn cần phun tưới thuốc phòng chống bệnh.


3- Động vật phá hoại: Sên ốc, sâu bọ, côn trùng... cũng là mối đe doạ lớn cho Lan, Chúng ẩn nấp gần đó, hoặc ngay trong chậu Lan, thường hoạt động kín đáo về đêm, rất khó phát hiện.

Việc phun tưới thuốc trừ sâu là rất độc hại cho mình và môi trường, mà cũng chỉ độ 2 tuần thì thuốc cũng không còn hiệu lực, chẳng nhẽ lại phun tưới thuốc trừ sâu liên tiếp ? ? ? :hunt1:


Vậy, có loại thuốc gì kết hợp được 3 công năng cần thiết để phòng ngừa và khắc phục cơ bản được các nỗi lo nói trên không ? ? ? :a22:


Vâng. Xin trả lời là... CÓ.

Không phải ở lời quảng cáo của hãng sản xuất thuốc, hay sự suy luận cảm tính. Mà là từ kiểm nghiệm thực tế của mình qua nhiều năm đã phát hiện ra, và các bạn đã ứng dụng kinh nghiệm này, thống nhất nhận xét sau khi dùng kiểm nghiệm.

Mình xin chia xẻ cùng các bạn trong bài tiếp theo.


Thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
(tiếp)

Nhiều loại thuốc, kể cả thuốc dùng cho người, có thể còn có một số tác dụng phụ. Mà nếu biết, bạn có thể không những phòng tránh được tác hại, mà còn tận dụng được các tác dụng phụ đó, để đạt tới những hiệu quả rất hay.

***

Hợp chất mà mình muốn nói đến ở đây là: Metalaxyl :


Cách đây độ 10 năm, có một loại thuốc chống nấm cho nông nghiệp bán trên thị trường với tên là Metalaxyl.
Qua mấy tháng sử dụng để chống nấm cho Lan, mình thấy tác dụng chống nấm khá tốt.

Một hôm, trong một buổi họp đầu Xuân với các bạn Lan của Hội Sinh vật cảnh HN, rất nhiều người phàn nàn về nạn côn trùng và sên ốc dạo này phá hoại Lan nhiều quá.
Mình giật mình nghĩ đến: Ừ . Lạ thật. Không thấy vườn mình bị như vậy, mặc dù đã lâu không dùng thuốc trừ sâu.
Nhưng do chưa có sự theo dõi kiểm nghiệm, nên mình cũng chưa dám nói điều đó ra, mà âm thầm về tiếp tục thử nghiệm dùng Metalaxyl tiếp. Thỉnh thoảng lại bới nhổ vài chậu ra để xem tình hình rễ Lan có bị phá hại hoặc bị ảnh hưởng do (nhờ) dùng Metalaxyl không.

Kết quả thật bất ngờ với mình: rễ Lan nõn nà không bị thối hỏng. Và một điều đặc biệt: Không có 1 con côn trùng sâu bọ nào. Điều mà trước đó mình không thể khống chế hoàn toàn được.

Để kiểm nghiệm thật chắc chắn, mình đã trao đổi điều cảm nhận đó với một người bạn Lan, và cùng bác đó bắt đầu dùng Metalaxyl cho vườn của bác.
Trước khi phun tưới Metalaxyl, vườn của bác ấy có nhiều kiến, cuốn chiếu, gián con, các con bọ nhiều chân, và sên ốc nhỏ.

Sau 5 lần phun tưới, 10 ngày 1 lần, thật sung sướng khi không còn thấy một con côn trùng nào, số sên ốc giảm hẵn. Rễ Lan phát triển khoẻ mạnh, cây xanh tốt hơn. Bác ấy rất phấn khởi, dùng tiếp 2 tháng nữa thì... hết cả sên ốc. Tất nhiên là nấm thì tiêu hết ngay ở thời gian đầu.

Tìm hiểu thuốc Metalaxyl này thì:
- Là thuốc chống nấm nội hấp.
- Chống được tuyến trùng gây bệnh thối rễ, chết ẻo cho cây.
Thế thôi ! Chứ có nói gì đến chống côn trùng sâu bọ gì đâu. Mục tiêu thứ 3 mà viên đạn này đã bắn trúng thật là hữu hiệu và tuyệt vời, nhưng hoàn toàn không được quảng cáo, là vì nó ít độc, không có tính năng như thuốc trừ sâu.

Mình và người bạn già đó phổ biến cho mọi người ứng dụng, đều có kết quả tuyệt vời như vậy.
Nhưng sau đó: mình và mấy người bạn đang sung sướng ứng dụng kết quả đó được độ 2 năm thì... "sự cố" xảy ra: thị trường không còn bán thuốc trừ nấm Metalaxyl 25 WP đó nữa, dù mình đã cố gắng sục tìm khắp HN.

Cuộc tìm hiểu nghiên cứu về thuốc thay thế của mình bắt đầu, nhưng sau gần 1 năm mà không có kết quả.
Tuy vậy, nó đã dẫn đến một điều sâu sắc hơn: đó là mình bắt đầu biết quan tâm cụ thể đến thành phần và hàm lượng của thuốc, các ký hiệu của thuốc.

Mình bắt đầu xem kỹ và lập bảng ghi chép lại đầy đủ thành phần- hàm lượng- tính năng... của thuốc, đối chiếu tìm tòi.

Một hôm, xem một loại thuốc trừ nấm có bán trên thị trường, mình sung sướng vô cùng, vì đã tìm lại được Metalaxyl "thân yêu", sau bao ngày "xa cách, nhớ nhung" !

Nhưng, "em" bây giờ lại có tên là Rampast 35 SD. :a04:

Một thời gian sau, thấy xuất hiện trong sản phẩm có tên là Alfamil.........

Rồi, hổn hợp với Mancozeb, ra thị trường với tên là Ridomil.... có tính năng rất tốt, được rất nhiều bạn chơi Lan tín nhiệm.

Và, có thể còn nhiều tên khác nữa, mà trong đó Metalaxyl là 1 viên đạn bắn trúng 3 mục tiêu, có thể chiếm phần lớn hoặc 100% của chế phẩm đó. Các bạn nên quan tâm sử dụng.

Chúc các bạn sử dụng thành công và toại nguyện.


Thân.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

cobebandiem

Thành viên tích cực
Tham gia
7/11/08
Bài viết
326
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Ridomil hiện đang có bán trên thị trường với giá dao động từ 30-50k/túi, phun 3g/lít nước, các bác cần dùng qua các cửa hàng trên Hoàng Hoa Thám hỏi mua, dùng chống nấm và chống thối nhũn khá tốt
 

zabinh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
24/2/09
Bài viết
31
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chào các bạn. các bạn có ai đã sử dụng loại phân nầy chưa, có hiệu quả không so với phần công dụng ghi trên bao bì , cho mình xin chúc kinh nghiệm về phân nầy.

thân chào

phan.jpg
 

zabinh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
24/2/09
Bài viết
31
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ridomil hiện đang có bán trên thị trường với giá dao động từ 30-50k/túi, phun 3g/lít nước, các bác cần dùng qua các cửa hàng trên Hoàng Hoa Thám hỏi mua, dùng chống nấm và chống thối nhũn khá tốt

Chào Các bạn
Hôm qua mình mới mua thử 1 túi 100g , giá 32k ở cửa hàng minh phát biên hòa đồng nai.
Mình chưa dùng vì :
- theo liều dùng trên mình không biết đo lường làm sao, vì nó dạng hạt như hạt cớm.
" Theo mình dự định dùng thử ,1 muỗng cafe / 1lit, và tần số 7ngày/lần xịt vào buổi chiều mát "
- đọc công dụng trên bao bì thì không thấy nói gì đến dùng cho hoa, cây cảnh, đặt biệt là dùng cho hoa lan.

Mong các bạn có kinh nghiệm dùng loại phân Ridomil nầy chia sẽ thêm,

Thân chào
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Chào Các bạn
Hôm qua mình mới mua thử 1 túi 100g , giá 32k ở cửa hàng minh phát biên hòa đồng nai.
Mình chưa dùng vì :
- theo liều dùng trên mình không biết đo lường làm sao, vì nó dạng hạt như hạt cớm.
" Theo mình dự định dùng thử ,1 muỗng cafe / 1lit, và tần số 7ngày/lần xịt vào buổi chiều mát "
- đọc công dụng trên bao bì thì không thấy nói gì đến dùng cho hoa, cây cảnh, đặt biệt là dùng cho hoa lan.

Mong các bạn có kinh nghiệm dùng loại phân Ridomil nầy chia sẽ thêm,

Thân chào

Chào Zabinh.

Có lẽ bạn đang có sự nhầm lẫn: Ridomil không phải là Phân, mà thuốc chống nấm.

- Ridomil: để phun tưới phòng bệnh thì 2- 4 tuần/ lần, với liều bằng 1/2 liều chỉ định ghi trên bao bì. Để điều trị cho cây đã mắc bệnh thì dùng như chỉ định, 5-7 ngày/lần, liên tiếp 2- 3 lần.
(Mình thường tưới phòng, chỉ tưới vào chậu, thay 1 lần tưới nước, nó sẽ lưu dẫn lên toàn bộ cây, cho đỡ bay lung tung, nếu điều trị thì nên phun ướt cả 2 mặt lá nữa)

- Phân bón chính: là hợp chất cung cấp đủ các dinh dưỡng cho cây. Với 3 thành phần chính là Đạm - Lân - Kali, vì vậy bạn thường thấy trên bao bì có ghi hàm lượng của 3 thành phần chính này. Ví dụ:

30- 10- 10 (tức 30% Đạm + 10% Lân + 10% Kali), để bón cho cây con, chồi non, phục hồi cây cằn cỗi.
20- 20- 20 để bón cho cây nhỡ, hoặc bón chung cho nhiều loại, mà không yêu cầu chính xác cho từng giai đoạn phát triển.
6- 30- 30 để bón cho cây trưởng thành, sắp ra hoa.

Ngoài phân bón chính, còn có 1 số loại phân bón phụ, để bổ sung những dinh dưỡng đặc biệt cho cây.
Nó có thể không đủ những thành phần chính, không thay thế hoàn toàn cho loại Phân bón Chính được. Thường chỉ dùng pha thêm vào Phân bón chính, hoặc từng giai đoạn, hoặc cho riêng 1 vài loài cây.

Như loại phân bạn cho ảnh ở trên: thành phần gồm hữu cơ và vitamin, có tác dụng tốt cho Lan, nhưng không đủ toàn diện dinh dưỡng cho Lan. Chỉ nên dùng bổ sung, hoặc chỉ nên dùng cho 1 vài loài riêng biệt.

Việc dùng phân bón cũng cần có kỹ thuật, cần đong đo chính xác. Dùng nồng độ phân quá cao không những không có lợi, mà có thể gây hại cho cây, thậm chí có thể gây chết cây.

Bạn chỉ nên dùng 1/2 đến 2/3 liều chỉ định cho an toàn. Chú ý thêm là những loài cây rừng thường không quen phân hóa học, chỉ nên dùng 1/3 đến 1/2 liều chỉ định.

Chúc bạn thành công.


Thân.
 

zabinh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
24/2/09
Bài viết
31
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cám ơn Bác Diabay rất nhiều:
Luôn tiện Bác diabay cho Zabinh hỏi thêm các loại phân bón phụ bổ xung dinh dưỡng cho lan.
- hiện tại Zabinh chỉ dùng các loại như : NPK 30 : 10 : 10, 20 : 20 : 20, 6 : 30 : , sữa cá 5-1-1 ( vào mùa nắng), và B1.
- thuốc thì có dùng 1 lần Coc 85, supracide 40Ec ( thuốc nầy hôi quá không dùng nữa).
- Loại lan mà Zabinh trồng là Vũ nữ, hồ điệp, den, mokara, vanda, lan rừng chỉ có một cây gì..gì gọi là bò cạp. mỗi giống khoảng 10 đến 15 chậu thôi.
- và bây giờ vào đầu mùa mưa, thấy vườn lan của mình xuất hiện rất nhiều con gì giống con ruồi màu trắng, hơi vàng , cuốn chiếu( Den), ốc ( HĐ). Đặt biệt là rêu xanh và nấm màu trắng xuất hiện trên các trụ trồng lan bằng vú sữa.
- Cuối cùng xin bác Diabay và các bác trên diễn đàn chia sẽ thêm cho Zabinh và các bạn mới chơi lan thêm các loại phân bổ xung dinh dưỡng, thuốc trị các vấn đề nêu trên, ngoài ra dùng thuốc gì để phòng thường xuyên cho lan ít mắt bịnh, côn trùng.

Xin chào tất cả
 

Diabay

Không phải là Biết Tuốt!...
Tham gia
19/10/08
Bài viết
1,230
Điểm tương tác
59
SVC$
0
Mình trao đổi thêm với Zabinh những vấn đề quan trọng để trồng Phong Lan như sau:

Để trồng Lan được nhàn mà tốt, bạn cần hiểu cây Phong Lan: PL có cơ chế trao đổi chất rất đặc biệt, không giống cây Tầm gửi hoặc cây trồng trong đất:

- Phong Lan là 1 loài Khí sinh, tức là nó sống và phát triển nhờ Không khí, (vì thế người ta gọi nó là... Phong + Lan). Mà cụ thể là nhờ Nitơhơi nước trong không khí:

- Rễ Phong Lan có cấu tạo rất đặc biệt: nó có những ổ phức hợp có thể hấp thụ hơi nước và Nitơ trong không khí, rồi chuyển hóa cố định Đạm, đưa vào cơ thể. (Khi mới tưới nước vào rễ, bạn thấy có những đốm to, màu hơi trắng, rải rác trên rễ PL, là nó đấy.)
Do đó, rễ Phong Lan cần được trao đổi khí liên tục. Nếu bị màng nước liên tục bọc kín, nó sẽ chết thối.

- Việc tạo môi trường ẩm mát, và tưới đúng, sẽ quyết định sự thành công của người trồng Phong Lan: Cần tạo ẩm cho Phong Lan, nhưng không được tưới ướt liên tục.

- Do khả năng siêu việt đó của PL, nên việc bón phân chỉ là hổ trợ, không nên lạm dụng quá mức, nhất là phân vô cơ hóa học. Không cần quá lo lắng và cầu toàn trong việc bón phân.

***

Bạn đọc cẩn thận các bài Kỹ thuật trong trang này, sẽ hiểu sâu hơn việc chống nấm và côn trùng, sâu bọ cho Lan. Mình không nhắc lại ở đây nữa.

- Bạn nên tránh dùng Supracide: đây là thuốc trừ sâu, rất độc hại.
- Bạn chỉ dùng thuốc có gốc Đồng (Coc...) để phun vào gốc gỗ giá thể, mà cũng hạn chế thôi, vì nó cũng có hại cho Lan. Bạn nên dùng các lọai có Metalaxyl như đã nói ở trên.
- Bạn dùng phân Cá 5- 1- 1 rất tốt, vì nó là phân Hữu cơ, nhưng không nên phun lên lá, mà chỉ phun vào rễ cây. Đồng thời nên pha thuốc chống bệnh (Như Metalaxyl).
Lại nữa: phân này nhiều Đạm, nhưng thiếu Lân và Ka li, vì vậy nên bón có pha thêm Lân và Ka li vào cho cân đối, hoặc bón cách kỳ.

Những điều mình trao đổi với bạn ở trên chắc sẽ làm bạn thấy thú vị hơn trong nghề chơi Lan.:a01:

Chúc bạn luôn thành công và toại nguyện.


Thân.
 

zabinh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
24/2/09
Bài viết
31
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cám ơn Bác Diabay rất nhiều:
Zabinh sẽ rút kết lại kinh nghiêm quí báo nầy làm kinh nghiệm chơi lan cho mình.

Thân chào Bác
 

HoaBinh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/1/09
Bài viết
22
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bác chủ topic cho biết sự giống và khác nhau giữa Atonix và B1 với.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom