Tiếp theo là chim Hồng Cườm:
Chim Hồng Cườm còn gọi là chim Ri Cổ Đỏ
Xuất xứ : Châu Phi
Hình dáng : ở cổ chim trống có một vòng cườm với nhiều chấm đỏ tươi rất lạ và đẹp mắt, còn chim mái thì không có vòng này ở cổ. Đó là cách phân biệt giới tính của loại chim này. Riêng sắc lông trên mình thì trống mái đều giống nhau.
Tập tính : Bình thường thì chim tỏ ra hiền lành, sống thân thiện vời các loài chim khác, nhưng vào mùa sinh sản thì con trống tỏ ra hung hăng. Chim HC không tắm nước mà chỉ thích tắm cát như gà hay sơn ca....Trong đời sống hoang dã, chúng thích vùi mình vào đất bụi sau đó rủ lông cho hết bụi đất bám vào mình. Đây là hình thức loại bỏ hết rận mạt bám vào bộ lông chim để hút máu.
Nuôi nhốt trong lồng nên đặt 1 khay cát để chim tắm.
Sinh sản : Nuôi trong lồng HC sinh sản tốt, ấp trứng và nuôi con giỏi, nhưng ta chỉ nên hạn chế cho chúng đẻ vài ba lứa trong 1 mùa thôi. Lưu ý với giống chim này thì phải 1 năm tuổi mới thực sự trưởng thành, và tuổi này mới sinh đẻ tốt được. Chim chỉ sinh sản tốt trong thời tiết ấm áp, còn khi quá lạnh chúng có thể bỏ tổ ra sống bên ngoài, do đó vào mùa lạnh ta tạm cách ly trống mái ra nuôi riêng. Trong thời gian ấp trứng chúng têu thụ 1 lượng khoáng chất rất lớn nên ta phải cung cấp cho đầy đủ.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau xà lách
Chim Chóp Đen
Xuất xứ : Phân bố nhiều ở Bolivia, Paraguay và Achentina.
Hình dáng : Kích thước 12,5 cm. Trên đầu có 1 cái mào sặc sở vừa to cao vừa đẹp. Người ta phân biệt giới tính dựa vào màu sắc của cái mào này. Chim mái có chóp lông màu xám hồng, trong khi chim trống màu hồng ở chóp tươi hơn. Lông cổ chim mái cũng mờ nhạt hơn chim trống, bộ lông chim trống cũng tươi tắn hơn chim mái.
Tập tính : Vào mùa sinh sản con trống tỏ ra hung hăng khác thường, hay gây sự với con khác để chiếm hữu chim mái, ngay cả chim con trong tổ nếu đến tuổi ra ràng mà chưa ra khỏi tổ chim trống cũng không tha, vì cả trống mái đều cần tổ đó để đẻ tiếp lứa sau.
Nuôi nhốt trong lồng, chúng tỏ ra thích nghi với môi trường chật hẹp, có điều chúng không quen mưa, bão, rét mướt. Trong hoang dã chim con do ra ràng quá sớm nên bị hao hụt khá nhiều do thời tiết bên ngoài.
Sinh sản : Nuôi trong lồng ta dùng tổ đẻ kiểu lồng chảo của yến hót hay kiểu hộp gỗ của yến phụng dùng cho chóp đen đều được cả. Mỗi lứa chim cho ra 2 -> 3 trứng, thời gian ấp là 12 ngày. Chim con lớn nhanh khoảng 2 tuần tuổi thì ra ràng, mặc dù chưa đủ khôn ngoan để tự kiếm ăn. Vì đúng thời điểm chim con ra ràng là mẹ chúng sửa soạn đẻ lứa sau, nên chim trống không chịu mớm mồi cho con nữa mà còn hung bạo đánh đuổi chúng để dành tổ cho mái đẻ. Trong trường hợp này chủ nuôi phải bắt chim con ra nhốt riêng và tiếp tục mớm mồi cho đến khi chúng tự ăn được
Thức ăn : Kê, rau, bánh mì trộn sữa.
Chim Chóp Đỏ
Xuất xứ : Nam Mỹ
Hình dáng : Điểm đặc biệt của chim là có cái mào đỏ rực như lửa rất đẹp mắt , bộ lông có 2 màu tương phản xanh trắng rất rỏ nét. Khó phân biệt giới tính, nếu để trống mái gần nhau thì trông con mái có sắc vóc nhỏ hơn trống 1 chút.
Tập tính : Kiếm ăn và làm tổ ở tầng thấp nơi thông thoáng, khi nuôi nên đặt lồng ở nơi thấp mới thích hợp với chúng, thích nghi với khí hậu ấm áp. Hay gây sự với đồng loại vì vậy nên nuôi riêng mỗi cặp 1 lồng.
Sinh sản : Dễ thuần dưỡng, sinh sản tốt trong lồng. Đến mùa sinh sản chim thích tự làm tổ lấy mà đẻ, ta cứ bỏ các vật liệu mềm như sợi bố, xơ dừa ...vào lồng để tự chúng làm, tổ chim có hình dáng 1 cái tách lớn, giửa có lòng chảo sâu để chim dễ ấp.
Mỗi lứa đẻ tứ 3 -> 4 trứng , thời gian ấp là 15 ngày. Chim mẹ nuôi con rất khéo. Khi chim con được 2 tuần tuổi, chưa khôn lớn , chim mẹ đã làm tổ mới để tiếp tục đẻ lứa sau, thế nhưng với chim Chóp Đỏ dù đẻ lứa sau nó vẫn tiếp tục nuôi bầy con lứa trước cho đến khi khôn lớn mới thôi. Chin con ngoài 1 tháng tuổi mới thực sự trưởng thành, ta bắt chúng ra nuôi riêng.
Sau khi thay lông 1 vài mùa màu đỏ trên mào của chim con mới đỏ rực lên, nhưng tiếc rằng màu đỏ này chỉ ở bên chúng vài 3 năm vì đó càng lớn tuổi màu đỏ sẽ càng nhạt dần.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau cải thỉnh thoảng cho ăn thêm cào cào.
Chim San Hô
Xuất xứ : Châu Phi, ở các vùng bán hoang mạc Senegal, từ Cambia đến Soudan và Ethiopa
Hình dáng : Kích thước 10 cm. Nếu chỉ nhìn phớt qua phần đầu của chim, ta có thể lầm lẫn giữa chim san hô và chim lan vũ, vì cả 2 đều có mỏ đỏ và đoạn lông viền đỏ vắt qua mắt. Nhưng nếu qua n sát bộ lông thì khác nhau, lông chim lan vũ thì gợn sóng còn lông chim san hô thì mịn màng, tính về kích thước thì san hô nhỏ con hơn lan vũ. Chim trống có vùng lông ở ngực hồng sậm hơn chim mái. Có 1 điều cần lưu ý là thỉnh thoảng ta thấy sắc hồng trên mỏ và bộ lông của chúng bị lợt màu trong thời gian ngắn, đó là do đột biến về sinh lý, không có gì đáng ngại sau đó chúng sẽ tự hết.
Tập tính : Thích hợp với khí hậu nóng, ấm áp.
Sinh sản : Chim sinh sản và nuôi con giỏi, Đến mùa sinh sản ta đặt vào lồng 1 cái tổ hay để sẳn vật liệu cho chim tự làm tổ lấy, chiếc tổ chúng làm rất đẹp. Mỗi lứa chim đẻ chừng 4 trứng, thời gian ấp là 12 ngày. Chim con 3 tuần tuổi đã ra ràng mặc dù trên mình chưa đủ lông. Tốt nhất ta để thêm cho chúng ở với cha mẹ 1 tuần nữa cho thực sự trưởng thành mới tách ra nuôi riêng.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau xà lách. Trong thời gian chim sinh sản nhớ cung cấp đầy đủ khoáng chất.
Chim Diễm Ấn
Xuất xứ : Nam Phi
Hình dáng : kích thước 13 cm. Giống chim kiểng nhỏ này có bộ lông tuyệt đẹp, có yếm cổ màu đỏ, còn lông phần bụng thì có những chấm trắng liên kết với nhau thành từng vòng kề sát nhau từ ngực đến phần bụng dưới. Phân biệt giới tính không khó vì ở đầu chim trống có 1 đốm lông màu đỏ, còn chim mái thì đầu có màu lông xám.
Tập tính : thích nghi với khí hậu nhiệt đới. Bản tính ưa gây sự với các giống chim bằng hay nhỏ hơn chúng.
Sinh sản : Nuôi chim diễm ấn cần có sắc nhật làm vú, vì giống chim này rất dở trong việc ấp trứng và nuôi con. Trung bình 1 cặp chim diễm ấn thì nuôi 3 cặp sắc là vừa. Chim con độ 3 tuần tuổi là ra ràng, nhưng chim con thường yếu sức, vì vậy nên chăm sóc chu đáo cần nhất là phải giữ ấm áp cho chúng.
Thức ăn : kê, ruột kê trộn trứng, rau cải
hết.
SƯU TẦM.