Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE id=Table5 width="100%"><TBODY><TR><TD>Thời... cá La Hán: Tìm “thần tài” trong... hồ nước </TD></TR><TR><TD></TD></TR><TR><TD>
<TABLE class=Css_I_Table_Tab id=table17 cellSpacing=1 cellPadding=2 width="40%" align=left border=0><TBODY><TR><TD>
1303svc-1a.jpg

Con cá La Hán này có giá không dưới 50 triệu đồng (Ảnh: T.B)
</TD></TR></TBODY></TABLE>Sau một vòng dạo thị trường cá cảnh sôi động với Ngân Long thì nay là thời của cá La Hán. “Nóng” đến độ khu bán cá cảnh Nguyễn Thông (quận 3) hết “hàng”, khu Lưu Xuân Tín (quận 5) còn cá La Hán nhưng giá “trên trời”. Những ngày cuối tháng giêng, thú nuôi cá La Hán nở rộ vì nhiều người cho rằng loại cá này mang đến nhiều may mắn…
Truy tìm... thần tài!
“Chỉ còn 1 con duy nhất, được thì mua không thì thôi…” - cô gái bán cá cảnh ngay góc đường Nguyễn Thông - Điện Biên Phủ nói như vậy. Đó là con Kim cương, chừng 3 tháng tuổi, to bằng nửa bàn tay người lớn, lừ đừ bơi trong hồ được hét với giá 1 triệu đồng. Hỏi thêm, cô bán cá này cho biết “cá bán hết từ mấy ngày qua rồi, muốn mua thì chừng 1 tháng sau mới có”…
Nhiều tiệm bán cá cảnh dọc tuyến đường này cũng hết cá. Chỉ còn 3 con La Hán Kim cương tại tiệm bán cá cảnh ngay góc đường Nguyễn Thông - Lý Chính Thắng. Cô bán cá ở đây cũng “lên giọng”: “Mỗi con 300 ngàn đồng, không bớt”.

Đến chợ cá cảnh Lưu Xuân Tín (quận 5) vào những ngày cuối tháng giêng, thật sự ngạc nhiên trước cảnh bao người đứng xem và trầm trồ vẻ đẹp của những chú cá. Chợ cá này sôi động từ trong tiệm ra ngoài đường. Ngoài đường là những người bán cá dạo, họ cho cá La Hán vào bịch rồi xuống đường... đợi khách.
Nhân, chừng 15 tuổi, đang mời chào con La Hán Phước Lộc Thọ to bằng con chuột máy vi tính cho biết: “Cá này em nuôi, lúc trước mua cá giống 50 ngàn đồng/con, nuôi được 2 tháng thì mang bán”. Nhân cho biết con này giá 300 ngàn đồng và hứa chắc nịch “nuôi vài tuần, cá sẽ lên u ngay, không lên ra đây em đổi con khác”.
Tại các tiệm cá cảnh trên đường này, cá La Hán được bán không ít, tùy loại mà giá từ 500 ngàn đồng đến vài triệu đồng một con. Hai vợ chồng anh Long và chị Nhàn, nhà ở quận 2 cũng đến đây mua cá La Hán về nuôi, anh Long giải thích: “Giống cá này thú vị lắm, thể hiện tính cách khá rõ ràng: hung dữ, trung thành, khôn ngoan, làm dáng, hiếu động,… Vì thế tui mới tìm đến đây mua”. Cuối cùng vợ chồng anh cũng mua một cặp La Hán Kim cương với giá 1 triệu đồng…
Thú chơi cá đã xuất hiện từ lâu, nhưng đa số người chơi cá trước đây chỉ chơi theo phong trào. Nhưng từ năm 2003, thị trường cá kiểng nóng lên nhờ sự xuất hiện của cá La Hán và rộ lên từ năm 2005 và đến giờ vẫn “sốt”, vì hình dạng ngộ nghĩnh của chúng - cặp mắt lộ to sáng, trán dồ, môi trề, cằm bạnh - được truyền tụng là hiện thân của thần tài.
<TABLE class=Css_I_Table_Tab id=table18 cellSpacing=1 cellPadding=2 width="38%" align=right border=0><TBODY><TR><TD>
1303svc-1b.jpg

Khu bán cá cảnh trên đường Nguyễn Thông, quận 3 - nơi cá La Hán “hết hàng”! (Ảnh: C.TH)
</TD></TR></TBODY></TABLE>Cơn lốc
Cá La Hán có sức thu hút kỳ lạ, trở thành phong trào trong giới chơi cá cảnh ở TPHCM. Theo quan niệm một số người thì cá La Hán là “cá phong thủy”. Ngoài các màu đỏ và xanh trên mình chúng mang ý nghĩa thịnh vượng và may mắn, người ta còn luận rằng đầu cá nổi u lên như hình trái núi (tựa Sơn), còn thân hình vuông vức của nó thuộc về hành Thổ. Nếu xét về bát quái thì cung Sơn-Thổ là cung Cấn, ứng với thời vận trong hiện tại(?). Do vậy, nuôi cá La Hán vào lúc này là hợp thời vận, và nhất thiết phải tìm cho được con La Hán có đầu thật to.
Theo Chi hội cá La Hán (Trung tâm Khuyến nông TPHCM), thành phố đã có khoảng 10.000 người nuôi chơi và sản xuất, kinh doanh; số lượng sản xuất ra hàng năm lên đến 15 triệu con, trong đó chỉ có khoảng 1 triệu con đạt chất lượng tốt; chủ yếu là tiêu thụ tại 600 cửa hàng, cửa hiệu khắp thành phố.

Thấy người người bán La Hán, anh Bôn, nhà ở phường 8, quận Tân Bình, là một người bỏ cá Rồng (Long) sang nuôi La Hán nhận định, mỗi con cá La Hán trưởng thành là một tác phẩm, tác phẩm càng độc đáo, càng là niềm đam mê của nhiều người, đồng thời mở ra cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh. Anh Bôn cho biết thêm, đã có thời tất cả những con cá gọi là La Hán đều được nâng niu, nhưng rồi người ta cũng nhận ra rằng không phải con cá La Hán nào cũng đẹp. Chỉ có vài phần trăm số cá nhất định nào đó “lên đầu” (mọc cục u to ở đầu) mà thôi và nếu xét đến cả yếu tố màu sắc và hình dáng thì số lượng cá đẹp là rất ít.

Bá Tân
<TABLE class=Css_I_Table_Tab id=table16 style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#c0c0c0 cellSpacing=3 borderColorDark=#808080 cellPadding=3 width="100%" bgColor=#ffffff borderColorLight=#808080 border=1><TBODY><TR><TD bgColor=#fff1ea>* Quá trình lai tạo để hình thành loài cá La Hán vẫn còn là bí mật. Có thuyết đề cập La Hán được lai tạo từ loài Cichlasonma citrinellum (Flamingo Cichlid) và loài Cichlasonma trimaculatum (không rõ tên tiếng Anh), hoặc có thể phức tạp hơn từ các loài Cichlid Nam Mỹ khác.
Về loài Cichlasonma citrinellum (còn gọi là cá Hạt Đỏ) trong thiên nhiên phân bố ở Costarica, Nicaragua, Trung Mỹ với hình dáng giống như cá vàng (còn gọi là cá chép), cá có màu hồng nhạt, đậm sắc vùng đầu, các vây phát triển kéo dài, đặc biệt trên đầu có u lồi rõ. Cichlasonma trimaculatum phân bố từ miền Nam Mexico đến Guatemala: thân cá màu vàng nhạt, bụng và vây ửng đỏ dọc từ đầu đến đuôi trên thân hiện rõ những đốm vảy đen. So sánh La Hán với 2 loài đã mô tả trên có những điểm tương ứng về hình dáng.
* Cá La Hán là một sản phẩm nhân tạo 100% được thị trường cá kiểng trong và ngoài nước đón nhận từ năm 2001, do các chuyên gia cá cảnh Singapore nghiên cứu. Một chú cá La Hán đẹp phải hội đủ 5 yếu tố: đầu to, mỏ cụt, mình ngắn, châu sáng, chữ rõ đều. Chính vì vậy, chúng có nhiều tên gọi cầu kỳ: Rồng đỏ, Kim hoa, Trân châu kỳ lân, Hoàng kim, Hổ diện, Phước lộc thọ, Hoàng thái cực… Ông WeeKoon - Chủ tịch Hội sinh sản cá cảnh nhiệt đới Singapore – nhận xét về phong trào cá La Hán: “Trong lịch sử kinh doanh cá cảnh, chưa bao giờ lại có “cơn lốc” cuồng nhiệt và lâu như vậy”.
</TD></TR></TBODY></TABLE>
(Theo SGGP)
</TD></TR></TBODY></TABLE>
In Bài Gửi
<TABLE class=Css_I_Line cellSpacing=1 width="100%"><TBODY><TR><TD></TD></TR></TBODY></TABLE>
<!----------------------------------------->
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
<TABLE id=Table5 width="100%"><TBODY><TR><TD>Thời... cá La Hán: Gặp “vua” La Hán</TD></TR><TR><TD></TD></TR><TR><TD>
<TABLE class=Css_I_Table_Tab id=table29 cellSpacing=1 cellPadding=2 width="38%" align=left border=0><TBODY><TR><TD>
1303svc-2.jpg

Cặp cá La Hán Nữ hoàng Kim cương của ông Tư Chảy được trả giá 70 triệu đồng vẫn không bán
</TD></TR></TBODY></TABLE>Nhà ông là một căn nhà lớn, nằm trong một xóm lao động nghèo ở P.14, Q.8, TPHCM. Người nơi đây gọi ông là “Tư Chảy” dù tên thật là Nguyễn An, còn dân nuôi cá gọi ông là “vua” La Hán…
Cá bơi... trong nhà
Nhà ông ở gồm một trệt một lầu, nằm trong khuôn viên rộng với nhiều hồ cá và cây xanh. Nhưng có điều lạ: ông không nuôi cá La Hán trong hồ tại khuôn viên vườn như nhiều loài cá cảnh khác mà ông nuôi chúng trên lầu 2.

Ngay phòng khách là hai con La Hán - Nữ hoàng Kim cương đang tung tăng với cái u khá lớn trên đầu, mình lốm đốm nét chữ… trong một bể kính rộng. Đây là cặp cá ưng ý nhất của ông dù chúng chưa đầy hai tháng tuổi. Ông “Tư Chảy” giới thiệu: “Có người trả cặp này 1.000USD nhưng tôi không bán. Chừng 4 tháng tuổi nữa thôi, cặp này sẽ không dưới 50 chục triệu đồng”.

Nhìn cặp La Hán này mới thấy chúng khác với bao con La Hán khác: mình dày, đầu u, toàn thân đầy màu sắc... Song cặp cá này chưa phải là nguyên nhân khiến dân chơi cá La Hán phong “Tư Chảy” làm “Vua” La Hán. Tài sản cá La Hán đáng kể của ông là 20 cặp La Hán giống được nuôi dưỡng cẩn thận trên lầu 2. Ông Tư giới thiệu, trong 20 cặp cá giống, 12 cặp thuộc dòng Kim cương Phước Lộc Thọ, 8 cặp Nữ hoàng Kim cương. Đây là những cặp cá giống do chính ông lai tạo từ mấy năm trước.

Kim cương Phước Lộc Thọ được tạo từ một con gốc Malaysia và con Châu Rồng xanh của Việt Nam, còn Nữ hoàng Kim cương được tạo từ Kim cương Phước Lộc Thọ và Châu Rồng xanh. Vì là người lai tạo ra giống này nên ông “Tư Chảy” rành đặc tính của từng loại.

Kim cương Phước Lộc Thọ có thân ngắn mà cao (so với các loại La Hán bình thường), vây và lưng dày, miệng ngắn và châu (hạt) xanh… còn Nữ hoàng Kim cương có đặc tính đầu luôn ngẩng cao, u to… hiện rất hiếm vì khó lai tạo.

Ở một hồ cá trong góc phòng, một con La Hán Phước Lộc Thọ đang ấp trứng, trứng bám thành mảng. Ông “Tư Chảy” cho biết, trứng nào có màu trắng đục xem như đã hư, còn trứng có màu hồng với chấm đen thì sẽ nở con. 22 ngày sau khi rời bụng cá mẹ, trứng sẽ thành cá con, gọi là cá bột. Cá bột của ông được bán với giá 50 ngàn đồng/con.

Cá biết... nghe lời

Ông “Tư Chảy” tóm tắt công việc của mình: chừng 9 g sáng bắt đầu thay nước, kiểm tra các máy tạo oxy và cho cá ăn - thức ăn gồm tép, tim gan bò và một số thức ăn bán sẵn dành cho cá - đến hơn 12 g trưa thì xong. Chừng 3 g chiều lại kiểm tra nước và cá, sau đó chọn giống, cho cá phối (cá La Hán từ 6-8 tháng có thể cho sinh sản) … đến chừng 7-8 g tối mới xong. Ngày qua ngày, công việc ông cứ như thế.

Nhìn kỹ công việc mới thấy ông “Tư Chảy” nuôi cá La Hán theo một dây chuyền riêng. Nước vào hồ cá đều qua hệ thống lọc. Mỗi con có một chế độ chăm sóc khác nhau và từ đó cũng hình thành nên “tính cách” của mỗi con cá. Như cặp La Hán Kim cương, chúng luôn tung tăng trong hồ và chỉ cần chạm tay vào hồ thì chúng liền lao đến ngay.

Ông Tư cho biết, cặp cá này như một đôi “trai tài gái sắc” và lại biết cách “làm dáng” nên ai ngắm cũng thích, có người trả 100 triệu đồng nhưng ông không bán. Còn ngay cầu thang lầu 2, một con La Hán Kim cương khác, được xem như “bà tổ” của đàn cá La Hán trong nhà ông, thong dong bơi lội trong một hồ kính rộng. Con này được ông “Tư Chảy” sang tận Malaysia mua về. Con cá La Hán “tổ” này rất hiền và “hiểu tính chủ”, khi ông Tư vớt nó ra khỏi bể để nhỏ thuốc vào mắt thì nó nằm im, không quẫy, “với người lạ thì đừng hòng”, ông Tư cho biết.

<TABLE class=Css_I_Table_Tab id=table28 borderColor=#800000 cellSpacing=0 cellPadding=2 width="90%" bgColor=#fff1ea border=1><TBODY><TR><TD>
7 tiêu chuẩn chọn cá La Hán của dân chơi cá chuyên nghiệp:
Dáng: dày và có hình bầu dục, vài biến thể gần đây có dáng gần như tròn, bụng đầy đặn và không có nếp gấp.
Sắc: đa phần cá có màu đỏ từ má đến vùng bụng. Màu phía sau nhạt đi càng làm phần đỏ phía đầu “rực” hơn.
Vẩy hạt trai: đa phần loại cá gần đây vảy cứng màu lanh lơ pha lục phủ khắp thân.
Đốm ngang màu đen. Đốm đen đậm, dày thể hiện sự khỏe mạnh của cá.
Đầu: đầu gù đẹp là nhất, nhưng nên cân đối với dáng và cỡ của cá.
Mắt: nằm ở vị trí hai bên đầu, cân đối, nhãn cầu và mi mắt lanh lợi, phân biệt dễ dàng.
Đuôi và vây luôn ở vị trí thẳng đứng.
</TD></TR></TBODY></TABLE>​
Dù có nghề nuôi cá La Hán nhưng ông “Tư Chảy” cũng khiêm tốn cho biết, “Nghề này tương tự như nghề nông, cá đậu nhiều hay ít là tùy thuộc rất lớn vào nước và thời tiết. Còn nuôi có lên u và lên chữ hay không là do cách nuôi và cách cho ăn và thêm một chút... hên xui”. Tuy nhiên ông khẳng định, cá chừng 2 tháng tuổi sẽ phân biệt được trống mái.

Trống: màu sắc sặc sỡ, đầu nhỏ có u, vây không dính cờ đen… còn cá mái có miệng dài, đầu nhỏ, lưng và vây luôn có cờ đen. Còn cá chừng 7-8 tháng tuổi mới biết được có chữ hay không. Chữ trên cá La Hán luôn có màu xanh đậm. Những con có chữ “Phúc” hay “Đức”… thì giá cực đắt.

“Tư Chảy” theo nghề cá La Hán được hơn 3 năm qua, còn nghiệp cá cảnh đã theo gần 20 năm, là thành viên của Hội Cá cảnh TPHCM Ông cho rằng, nuôi cá La Hán là một nghề “kiếm sống được”. Tuy nhiên, cần phải nhìn xa hơn bằng cách phải tạo giống mới đẹp hơn và phải luôn thường xuyên học tập kinh nghiệm nuôi cá để nâng cao chất lượng cá và hướng đến xuất khẩu….

(Theo SGGP)
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom