Guest viewing is limited

phuocthoptc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
12/7/08
Bài viết
28
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chào mọi người!!!!!!!!!!

Mình xin được góp ý chút nha!
Thật ra đề tập một con Cu từ mới nổi lên Cu mồi thì cũng gian nan vất vả lắm nếu bạn chỉ có duy nhất 1 con. Sở dỉ mình nói vậy là vì nếu bạn có 1 con thì khi đi tập sẽ khó khăn trong việc mồi để Cu gáy. Ví dụ bạn có một con thục (thuộc) rồi thì việc tập đơn giản hơn. Vì bạn dùng chim thuộc để "bẹo" cho Cu mới nổi gáy. Từ từ nó sẻ wen thôi. Còn chi tiết hơn thì hàng ngày bạn nên treo Cu ở nhều nơi, có thể ờ nhà củng đc. Nếu bạn thấy Cu k lạ chổ (vẩn gáy) thì bản hảy đem ra đồng , rừng (gọi là dang đồng) và tập bằng Lụp (lồng bẩy). Khi tập bạn nên kiên nhẩn và phải thường xuyên 1 chút nha. Chút góp ý để diển đàn ngày một phát triển hơn. Nếu có gì k đúng mong mọi người bỏ qua và hồi âm góp ý nha......!!!!!!!!!
 

duybeo

Thành viên tích cực
Tham gia
8/9/07
Bài viết
113
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Cái này mình spam tí.Có chú chim bổi đi tâp xa nhà đã chịu gáy,cu về chịu đấu,gù 1 hồi nhảy vào.và kết quả sau đó là thêm 6 tháng nuôi lại từ đầu.Ko hiểu sao sau khi chim rừng nhảy vào về nhà cu cậu cứ chết điếng cả ra,ị phân xanh luôn.Ko gáy tiếng nào,nuôi lại mệt kinh.Sau 6 tháng thì cũng lên lại,nói chung bây giờ thì ổn rồi.
Cu gáy nuôi nhọc là chổ này,chim mồi ko đi bẫy lâu quá thì xuống chim,mà cho gần người quá nó cũng quen,ra rừng ko chịu đấu,thấy người là gù,mà thấy chỉm rừng thì trơ trơ ra.:a16:
 

vuhuynh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
23/2/09
Bài viết
49
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Cái này mình spam tí.Có chú chim bổi đi tâp xa nhà đã chịu gáy,cu về chịu đấu,gù 1 hồi nhảy vào.và kết quả sau đó là thêm 6 tháng nuôi lại từ đầu.Ko hiểu sao sau khi chim rừng nhảy vào về nhà cu cậu cứ chết điếng cả ra,ị phân xanh luôn.Ko gáy tiếng nào,nuôi lại mệt kinh.Sau 6 tháng thì cũng lên lại,nói chung bây giờ thì ổn rồi.
Cu gáy nuôi nhọc là chổ này,chim mồi ko đi bẫy lâu quá thì xuống chim,mà cho gần người quá nó cũng quen,ra rừng ko chịu đấu,thấy người là gù,mà thấy chỉm rừng thì trơ trơ ra.:a16:

Bạn Duy ơi !!!
cái này là do chú mồi của Bạn vừa mới nổi thôi chưa thật sự mùi , Bạn nóng lòng đem đi dợt là thế đó. ( Cái này không phải con nào cũng thế ) nhưng phần nhiều là vậy.
Lần sau có đi dợt chim bạn nên để cho con mồi của Bạn thật mùi , tức là nó gáy suốt, bỏ cầu xuống vỉ nằm thúc suốt ngày thấy chim sẻ bay ngang cũng gù , con gà con chó đi ngang cũng gù . Lúc đó thì nên đi tập là thời điểm thích hợp nhất
 

duybeo

Thành viên tích cực
Tham gia
8/9/07
Bài viết
113
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Bạn Duy ơi !!!
cái này là do chú mồi của Bạn vừa mới nổi thôi chưa thật sự mùi , Bạn nóng lòng đem đi dợt là thế đó. ( Cái này không phải con nào cũng thế ) nhưng phần nhiều là vậy.
Lần sau có đi dợt chim bạn nên để cho con mồi của Bạn thật mùi , tức là nó gáy suốt, bỏ cầu xuống vỉ nằm thúc suốt ngày thấy chim sẻ bay ngang cũng gù , con gà con chó đi ngang cũng gù . Lúc đó thì nên đi tập là thời điểm thích hợp nhất
Cái này cũng có lý.nhưng luyện được tới mức đó thì lâu lắm,mà theo mình thấy thì rất là lâu.Chim mình nuôi thì tới mức đó là mình cho đi rừng tập rồi.Không phải con nào củng xuống,tùy con thôi.Chứ treo nhà cho nó tới mức thấy chim sẽ củng gù thì theo mình thấy là hơi lâu.Mà cũng ko nhất thiết phải nuôi tới vậy mới đi rừng.:a01:
 

chithanh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/3/09
Bài viết
22
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bạn Duy ơi !!!
cái này là do chú mồi của Bạn vừa mới nổi thôi chưa thật sự mùi , Bạn nóng lòng đem đi dợt là thế đó. ( Cái này không phải con nào cũng thế ) nhưng phần nhiều là vậy.
Lần sau có đi dợt chim bạn nên để cho con mồi của Bạn thật mùi , tức là nó gáy suốt, bỏ cầu xuống vỉ nằm thúc suốt ngày thấy chim sẻ bay ngang cũng gù , con gà con chó đi ngang cũng gù . Lúc đó thì nên đi tập là thời điểm thích hợp nhất
hiiiiiiiiiii chào bạn, bạn nói quá đấy chứ chim gì mà gập chó cũng gù chắc nó muốn đá cả chó hả hehehe:a04:
 

thobau

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/6/09
Bài viết
18
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Thân chào các thành viên và bạn đọc,
Cám ơn bài viết của Nowhy. Bạn viết hay và có nhiều kinh nghiệm.
Xin trao đổi với các bạn một chút.
Đúng như Nowhy thắc mắc. Nhiều con chim mồi đã thuần thục và bắt nhiều bổi nhưng vẫn thường xuyên trở chứng. Chẳng hiểu vì sao. Quan sát khu vực đang bẫy không có bù cắt (chim cắt), không có gì bất thường nhưng chim mồi không đấu trong khi rừng đang đấu. Vậy là hư việc. Trước đây tui có một con chim khá hay, bắt được ngoài rừng (đoạn sông Phan, Thuận Hải) về nuôi khoảng 5 năm thì nổi. Sau một thời gian nữa tui bắt đầu tập và ba bốn năm sau vẫn không thành mồi. Có hôm ra rừng nó làm nghe mê chết được, hơi hám tốt, bài bản lắm (có người gọi đủ nước). Có hôm như con thú nhồi bông. Chán quá đưa cho bạn bè chơi cũng không được. Bây giờ không biết nó đang ở đâu. Nói như vẫy để các bạn thấy tập được một con cu mồi là gian truân lắm.
Các bạn lưu ý nè.
Có nhiều con ở nhà không nổi đâu nhưng ra rừng trở thành mồi ngay. Làm như nó mê rừng. Mình có hai con mồi rơi vào trường hợp này. Có con không xuống đáy lồng nằm thúc đâu. Ngược lại, hiện giờ mình có ba bốn con nổi nhừ tử rồi mà đang tập ì ạch chưa xong.
Xin chia sẽ một chút sự hiểu về cách quan sát và tập chim cu.
Bạn nuôi và chắc chắn bạn biết quá trình thuần dưỡng chim. Khi nào bạn thấy nó đấu với một giọng chim lạ (ngoài rừng hay chim của bạn bè) và tiếng của nó đã buông ra hết (gần giống với âm lượng đúng của nó khi ngoài rừng) khi đó bạn có thể tập được rồi. Cách tập có thể tham khảo ý kiến của tác giả Nowhy. Hoặc các bạn thấy chim đã đứng lồng (dạn dĩ) thường xuyên gáy buông tiếng là có thể tập được. Một điều nữa, chơi chim gáy cần phải có thời gian và tính kiên nhẫn. Không con nào giống con nào kể cả tính nết và cách đấu. Trước đây tui có bắt một con khá hay, nuôi khoảng 10 năm không nổi cuối cùng chết (chắc do già quá). Đối với chim gáy nuôi 10 năm không phải là quảng thời gian quá dài để các bạn sốt ruột. Rất khó tìm được một con chim gáy hay và ưng ý mình. Vậy nếu các bạn có được chim hay cần chăm sóc kỷ lưỡng và kiên nhẫn chờ ngày thành mồi. Bạn có một con mồi hay hẳn là vui lắm.
Chúc các bạn thành công
Thân
Thobau
 

lebinh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
12/6/09
Bài viết
92
Điểm tương tác
1
SVC$
0
nghe nguyên nói hay quá chắc là sư phụ của cu gáy rồi cảm ơn bạn rất nhiều:a04::a04:
 

binhphuoc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
2/5/09
Bài viết
75
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Hình như trong các loại chim,cu gáy là loài khó tập thành mồi nhất nhì luôn .thường chim ở nhà gáy rất sung .thế mà ra rừng ui trời ơi im phăng phắc .loài khác thì có cách dụ cho hót dc chứ thứ cu gáy nó ko muốn thì chả còn cách nào .con nào hay thì tóc tay vài cái thì gáy lại vài tiếng .nói chung để có con cu mồi ngon thì rất gian nan .có tiền chưa chắc mua dc
 

emmoibitchoichim

Thành viên diễn đàn
Tham gia
16/5/09
Bài viết
40
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Dùng biện pháp mạnh, vỗ vào lồng mấy cái, còn nhảy vỗ tiếp, còn nhảy vỗ nửa cho đến khi không dám nhảy nữa(khoảng 4-5 lần cho lần đầu tiên) những lần sau lại gần thấy nó có ý muốn nhảy thì dơ tay lên hăm dọa liền, nó nhảy nữa đập tiếp(nhớ vừa đập miệng vừa đe nó, mày ngon nhảy đi, nhảy nữa tao xem nào) vài lần sẽ quen bạn thôi, nhưng không quen người khác đâu.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng:a01:. lỡ có gỉ đửng bắt mình đền nha:a11:
Bạn ơi cho hỏi cách này có hiệu quả kô.Mình có 3 con,2 con thì kô nhảy còn 1 con gặp ngưởi là nhảy như chưa từng dc nhảy,mình sợ làm theo cách của ban thì nó chết thì sao???:a18:
 

cu ba tròng

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/4/10
Bài viết
12
Điểm tương tác
2
SVC$
0
em có tìm được một bài hay các bác xem thử!!!
Các nghệ nhân thường nói với nhau rằng : Bắt được một con bổi hay đã khó , mà nuôi nó nổi lên để làm con mồi càng khó hơn nữa ...có con nuôi hàng chục năm vẫn chưa nổi ( Nguyên xin giải thích thêm về từ nổi : nổi ở đây có nghĩa là dậy ...tức là con bổi đả phát gáy gù liên tục , thấy con gà đi ngang qua cũng gù ..) ..nhưng có con nuôi chỉ vài tháng là mang đi tập được ....thường thì nghệ nhân cho rằng con nào nuôi sớm nổi thì mau tàn ....theo Nguyên thì không đúng ...chỉ vì xem tướng chưa hết giá trị , đánh giá chưa hết tài năng của con mồi nên mới nói vậy thôi ...
Con nào mà " phụng vỹ đầy đủ " thì nuôi đến già vẫn là con mồi hay ... Nguyên sẽ giải thích câu này ở một chủ đề khác ...chờ nghen !.
Khi con bổi ta nuôi đã nổi ...đừng mang đi tập vội mà ta phải chờ cho nó nổi mùi , nằm xuống vỹ mà giật " sa cầu nhịp cánh " hay thấy con gà , con chó đi ngang qua là nó cắm đầu gù lia gù lịa ...đây là giai đoạn chính mùi còn chờ gì mà không mang đi tập ... nhưng nhớ phải theo từng giai đoạn ... đừng có vội vàng mà hư việc nghen ...
- Giai đoạn một : cho làm quen với rừng và cây cối xung quanh ...ở giai đoạn này ta chỉ đi bộ thôi ngày đầu khoảng 1-2km treo nó 2 đến 3 kèo ... nên nhớ treo nó ở cây thông thoáng trước ...xem nó có chịu gáy hay không ? canh giờ xem bao lâu nó gáy ... khi bổi bay ngang nó có gù phóng hay không ? bổi nhập cây nó có dám gù hay không ?
+ Ở trường hợp này mà nó không dám gù với con bổi ta phải quan sát xem nó có sừ lông lên tìm đường đi ra ngoài cắn mổ hay teo lại ...
Nếu xù lông lên , tung bạch bạch thì hai ngày sau đi bẫy tiếp ...còn teo lại thì đem về nuôi tiếp ...
+ Nó dám gù đấu với con bổi ta cho nó đấu tự do không can thiệp ...nếu may mắn bắt được con bổi ta đừng gở bổi vội mà để cho con bổi vùng vẫy khoảng 15 đến 20 phút ta xem con mồi có dám gáy gù hay không ?
Nếu nó dám gù thì anh nầy là loại lì lợm không sợ bất cứ con gì , kể cả bồ cắt ... ngày mai mang đi tiếp nhưng treo nó vào cây rậm , xem nó có dám gáy gù không ...
Nếu bổi dẫy bao nhiêu nó dẫy bấy nhiêu thì anh này nhất định tắt tiếng ít nhất cũng một tuần ....chờ khi nào nó gáy gù trở lại ta mới mang đi tập tiếp loại này tập vất vả đây .
Ở giai đoạn một này con bổi mà lì như trên thì ta chỉ cần đi khoảng 10 ngày mà ngày nào nó cũng gáy gù , dù cây thưa hay cây rậm , dù trong mát hay ở ngoài nắng mà nó vẫn gáy ....thì coi như ta đã thành công được một bước đầu ...
- Giai đoạn hai : cho quen dần với xe cộ ...
Ngày đầu cho nó lên xe nổ máy để đó thỉnh thoảng rịnh rịnh vài phát ...khoảng 30 phút tắt máy mang nó treo lên cây gần nhà xem có còn dám gáy gù không ? làm như vậy hai ba ngày gì đó ... Nếu nó vẫn gáy gù bình thường thì ngày hôm sau ta chở nó đi khoảng 5km đánh thử vài kèo ...sau đó mang nó về ( nhớ là chạy xe chậm chậm thôi nghen ...chứ chạy nhanh quá coi chừng nó bị bể xe ... cứ đi bộ thì gáy gù mà mang lên xe thì tắt tiếng ....nhớ nghen từ từ thôi .. dục tóc bất đạt ...).
Đi ba ngày liên tục sau đó nghĩ hai ngày cho nó lại sức ...ở thời gian này ta chỉ đi một buổi thôi nhưng hôm nay buổi sáng thì ngày mai đi buổi chiều , hôm nay treo cây rậm , ngày mai treo cây thưa , chổ mát chổ nắng ....
Sau đó ta đi xa hơn khoảng 30 đến 40 km mà tốc độ xe chạy 80 đến 90 km / giờ mà nó vẫn gáy gù thì coi như ta đã thành công bước nữa rồi ...
- Giai đoạn 3 : tập đi rừng ... ở giai đoạn này ta cho nó làm quen với việc đi xe trong đêm đến sáng ...thả ra là đánh liền ...vừa mệt vừa đói ....tập cho nó quen dần với việc đi xa , đói khác , lạnh , tốc độ xe ...nhưng nhớ đi trong ngày về thôi ...khoảng 100km là được ...cho nó nghĩ 3 đến 4 ngày sau đó ta đi tiếp ....
Cho nó va chạm với đủ loại bổi , dữ có , hiền có ....đủ giọng son, sấm , thổ, đồng ...coi nó phản ứng ra sao...nó có sợ giọng nào không ? ( lúc trước Nguyên cũng có một con sấm thổ mang đi tập nó bắt được 11 con bổi mà nó đụng con sấm đồng ở Suối dây là nó tắt đài ... khi con bổi về gù bao nhiêu nó cũng gù trả bấy nhiêu nhưng khi con bổi không gù nữa chuyển sang thúc thì nó im re ... mặc dù đã bắt được 11 con bổi ) ...cái này đến giờ Nguyên vẫn không lý giải nổi ...có lẽ ở ngoài đồng nó đã bị một con sấm đồng nào đó đá cho sắp chết nên bể luôn ...) .
Dù là rừng sâu hay rừng thưa mà nó vẫn gáy gù coi như ta đã hoàn tất quy trình huấn luyện một con mồi cây ....giờ thì ta chỉ còn chờ nó trổ tài mà thôi .... chúc các bạn thành công ... thân chào
<!-- / message --><!-- edit note -->
Anh Nơhy oi em có con bổi dễ thương lắm,bắt mới vài chú thôi .em đang muốn kiểm tra "hậu "chú nó thế nào nhưng chưa có thời gian.con này là bổi bắt cây khi mới có vài ba hột cườm em không biết nó có bền không anh giúp em nhé....
 

cugayquangngai

Thành viên tích cực
Tham gia
22/4/10
Bài viết
119
Điểm tương tác
131
SVC$
0
chào cả nhà !
để luyện tập một con cu bổi thành một con cu mồi thì yếu tố đầu tiên là phải có được con chim bổi hay , hăng chiến và dan người
khi có đầy đủ các yếu tố đó rồi thì bước tiếp theo là treo ra các cây quanh nhà cho chim gáy mạnh như ở rừng , sau đó các anh em cho vào lồng bẫy có lá tiếp tục treo ra cây quanh nhà mà nơi thường có chim ngoài về cho chim bổi mình quen dần và hăng chiến hơn
sau đó khi thấy bổi đã mạnh thì các anh em mang đi tập treo các cây xung quang gần nơi lúc trước treo , nơi thường có chim về
sau một thơeif gian chim đã mạnh và căng thật xung các anh em nên mang đi xa nhà hơn và nhớ đem theo chim mồi thuần cho chim bổi quen cách đi treo
cứ tập 1 thời gian như thế xchim bạn có thể nhanh chóng thành lồng hơn
 

do tien

Thành viên diễn đàn
Tham gia
20/2/10
Bài viết
51
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Xin mọi người cho mình hỏi một chút, hiện nay mình có 2 con gáy, một con thì nhìn thấy chim ngoài bay qua là gáy với luôn, mang đi đến nhà khác hoặc ra rừng nếu nghe thấy chim khác gáy thì gáy đáp lại luôn, con này nuôi được 3 năm lồng rồi nhưng lại nhát người lắm (trừ mình ra); còn con thứ 2 thì chỉ gáy đấu với chim ngoài tự nhiên thôi rất ít khi đấu với chim nhà, con này lại thuần hơn. Không biết mình có thể làm chim mồi được không? Cảm ơn nhiều!
 

nguyennhudoi

Thành viên mới
Tham gia
20/9/10
Bài viết
2
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Mình nguyennhudoi ở Huế, mình có bẫy được một chú bổi có giọng đồng pha thổ, khi chiêu nghe 4 hậu, thúc lại có 1 hậu (cục cu cù cụ), tiếng khá tốt, hạt cườm vuông, đóng cao hình chps nón, khổ cươmg vuông và rộng, bộ hình khá rắn chắc, hai chân có vảy giao long, chữ nhân đóng cao đều lên đến đầu gối, chân thấp, to, hai cánh xếp khá gọn, đầu vừa, mắt vàng. tròng vàng lớn. Bộ lông đóng khá dày nhưng vệt lông hơi đậm. Con bổi này gù chậm nhưng gù mãi, càng về sau gù càng nhiều. Mình tóm được nó đã được 4 tháng, chim đã chiêu, thúc thường xuyên, chưa gù. Con này có tật giẫy đêm từ 2 giờ sáng đến gần sáng mới thôi. Nó rấn nhát người, tung lòng đến nổi 2 cánh toe tua, máu me tung tóe, mình đã nhổ hết lông cánh. Xin quý vị chỉ giúp mình làm sao cho nó hết giẫy đêm? Nghe nói chim bổ 7 (chiêu 4 hậu) nuôi không ra mồi phải không quý vị? Lí do vì sao vậy? Đã có con cu nào chiêu 4 hậu, thúc thừa 1 tiếng ra mồi không? Xin quý vị chỉ giáo!
 

cugayquangngai

Thành viên tích cực
Tham gia
22/4/10
Bài viết
119
Điểm tương tác
131
SVC$
0
Xin mọi người cho mình hỏi một chút, hiện nay mình có 2 con gáy, một con thì nhìn thấy chim ngoài bay qua là gáy với luôn, mang đi đến nhà khác hoặc ra rừng nếu nghe thấy chim khác gáy thì gáy đáp lại luôn, con này nuôi được 3 năm lồng rồi nhưng lại nhát người lắm (trừ mình ra); còn con thứ 2 thì chỉ gáy đấu với chim ngoài tự nhiên thôi rất ít khi đấu với chim nhà, con này lại thuần hơn. Không biết mình có thể làm chim mồi được không? Cảm ơn nhiều!
chào bạn !
nếu 2 em như vậy thì bạn cứ thủ tập xem sao biết đâu tụi nó thành mồi hay lại khác
chúc thành công !
 

nguyenvu981

Thành viên mới
Tham gia
28/4/11
Bài viết
7
Điểm tương tác
0
SVC$
0
mồi lở

mình có chú mồi lở đem đi tập gần 1 năm, những lần tập trước chú thấy bổi là rước nhưng bổi thúc lại im, lần sau thì treo lên cả buổi không gáy nhưng về nhà thì thúc, gù cả ngày. Why ?:a24:
 

tungkhongyeu09

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/4/10
Bài viết
56
Điểm tương tác
10
SVC$
0
theo mình mỗi con bổi có những kiểu tập khác nhau.trước hết mình phải hiểu con bổi.nếu con bổi nỗi căng sà cầu tập khác chưa nổi căng tập khác.mình đang tâ[pj 1 con bổi 2 tháng giờ đã lên mồi vào rừng gáy ngay.hôm nào có thời gian nói tiếp nếu mấy bạn yêu cầu.

---------- Post added at 07:12 PM ---------- Previous post was at 07:08 PM ----------

con bổi của bạn chưa thuần vì khi ngoài trời gần sáng chim chiền cành nên chim về sẽ tung lồng lúc gần sáng.chim như vậy nuôi lâu nổi lắm khi nào nuôi hết tung thì mới có thể nổi.mún hết tung phải mất tí thời gian và 1 tí kinh nghiệm trong thuần dưỡng.chúc bạn vui.
 

tuducsinh

Thành viên mới
Tham gia
22/8/13
Bài viết
1
Điểm tương tác
1
SVC$
0
hay thật rất tiếc minh ở thành phố klhoong có thời gian đị luyện con bổi của mình. con củng mình cũng gáy gù hoành trang lắm. một thời gian trước cung đưa nó đị rừng bầy nhưng giờ không có thời gian. không biết giờ ra rừng em nó còn phong độ như trước nữa không. kinh nghiêm của bạn luyện cu mồi hay đó. than
sk you bạn nhiều :a14:
 

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
Mình nguyennhudoi ở Huế, mình có bẫy được một chú bổi có giọng đồng pha thổ, khi chiêu nghe 4 hậu, thúc lại có 1 hậu (cục cu cù cụ), tiếng khá tốt, hạt cườm vuông, đóng cao hình chps nón, khổ cươmg vuông và rộng, bộ hình khá rắn chắc, hai chân có vảy giao long, chữ nhân đóng cao đều lên đến đầu gối, chân thấp, to, hai cánh xếp khá gọn, đầu vừa, mắt vàng. tròng vàng lớn. Bộ lông đóng khá dày nhưng vệt lông hơi đậm. Con bổi này gù chậm nhưng gù mãi, càng về sau gù càng nhiều. Mình tóm được nó đã được 4 tháng, chim đã chiêu, thúc thường xuyên, chưa gù. Con này có tật giẫy đêm từ 2 giờ sáng đến gần sáng mới thôi. Nó rấn nhát người, tung lòng đến nổi 2 cánh toe tua, máu me tung tóe, mình đã nhổ hết lông cánh. Xin quý vị chỉ giúp mình làm sao cho nó hết giẫy đêm? Nghe nói chim bổ 7 (chiêu 4 hậu) nuôi không ra mồi phải không quý vị? Lí do vì sao vậy? Đã có con cu nào chiêu 4 hậu, thúc thừa 1 tiếng ra mồi không? Xin quý vị chỉ giáo!


Ôi nghe bạn tả về chú gáy thì thấy bạn cũng rành về cu gáy... mà sao nuôi chim gáy muốn nó dạn lại đi nhổ lông cánh thì.. hic hic không ổn bạn à!

Theo mình đọc các bài của các cao thủ thì... chim giẫy đêm thì có thể đi phân xanh không khổ... và sẽ lâu thành mồi... lúc nào em bổi đi phân gọn to không giẫy đêm thì có thể gần sung. Vì vậy, giẫy đêm chỉ có cách để đèn ngủ cho em ấy không sợ khi đêm không nhìn thấy gì hoảng tung thì làm sao nổi.

Chim gáy nhiều hậu: Mình có hỏi cụ ở Đà Nẵng thì bảo gáy nhiệu hậu kéo dài giọng quá khi bổi tới nó không đủ hơi để đấu với bổi, hụt hơi.


thân mến,
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom