Guest viewing is limited

huanpham

Vô thường
Tham gia
18/2/08
Bài viết
331
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Mấy Pro cho EM hỏi: Em thấy khi tuyển chim, mọi người thường mở mồn, sờ đầu và xem phao câu chim để làm gì vậy? và các đặc tính nào liên quan đế những bộ phận đó?.
Xin cảm ơn.
 

Squallthukhoa

Thành viên tích cực
Tham gia
8/9/07
Bài viết
294
Điểm tương tác
3
SVC$
0
Ðề: Tiêu chuẩn Than đá

Khoa chỉ biết mở mồm coi họng có đen o thôi ah.Họng đen thì còn lửa rừng,nuôi mau dạn hơn.Truớc giờ ít thấy ai coi phao câu hay sờ đầu(cái này o biết có o nữa,nhờ anh em khác giúp thôi).Kinh nghiệm của k chọn chim là lựa con nào tướng bự,mỏ đen,thử độ bấu của chân chim...Vậy thôi.
 

binhnv

Đang nghỉ mát
Đang nghỉ mát
Tham gia
10/9/07
Bài viết
206
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Ðề: Tiêu chuẩn Than đá

Xem phao câu đối với khuyên thì xem là đực hay cái đối với chòe có lẽ họ xem có bị đi ngoài không thôi chứ chẳng có tác dụng gì thì phải vì nhìn phân đã đủ biết rồi
 

huanpham

Vô thường
Tham gia
18/2/08
Bài viết
331
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Ðề: Tiêu chuẩn Than đá

Mấy bác hiểu sai ý rồi, họ xem cái chổ Bình dầu ấy (như ở phao câu gà thì có nhiều bình dầu thì càn tốt).
Cái này Em biết được là hôm bữa đi mua bổi nên thấy thế.
 

nguyentuan

Thành viên tích cực
Tham gia
28/8/07
Bài viết
218
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: Tiêu chuẩn Than đá

Xem phao câu đối với khuyên thì xem là đực hay cái đối với chòe có lẽ họ xem có bị đi ngoài không thôi chứ chẳng có tác dụng gì thì phải vì nhìn phân đã đủ biết rồi

Binhnv nói vậy là quá đúng rồi, nhưng có 1 điều là chim bổi người ta nhốt chung 4-5 con trong 1 ngăn thì nhìn phân sao biết là của con nào mà đoán nó mạnh hay yếu đây binhnv nhỉ?
 

MTCHIP

"Black and white"
Tham gia
3/1/08
Bài viết
1,248
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Ðề: Tiêu chuẩn Than đá

Xem phao câu là để đoán sức khỏe của chim,nếu phao câu có màu đỏ đến phớt hồng là chim khỏe,nếu là màu trắng,trắng đục,vàng thậm chí xẩm đen là chim yếu,đang bệnh!
Chim nuôi lồng nếu không được chăm sóc kĩ(ít phơi nắng,ít tắm)thì thường có hiện tượng đứng ủ rủ,xù lông,không hót hoặc hót rất ít,những con này bắt ra lồng,xem phần trên chót phao sẽ thấy có những màu như CHIP mô tả ở trên!
Cách trị: Dùng 1 cây tăm răng tròn,bẻ 1 đầu nhọn đi,xoắn thật nhẹ theo chiều ngang phao câu,các bạn sẽ thấy tim phao xì ra 1 chất lỏng như mủ có màu vàng,cứ tiếp tục làm thế đến khi thấy phao chuyển sang màu đỏ(không còn trắng),dùng ít đầu gió xoa nhẹ lên chỗ vừa nặng mủ!
Nên lưu ý sau khi làm việc này cần trùm kín áo lồng trong 1 ngày,qua ngày hôm sau thì mang chim ra cho tắm táp,phơi nắng!Và việc này chỉ được làm duy nhất 1 lần,nếu vẫn giữ chế độ bỏ bê như cũng thì không còn cách trị!
Chim bổi nếu bắt vào thấy những con chim bị như thế này thì không nên mua!

Thân!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

binhnv

Đang nghỉ mát
Đang nghỉ mát
Tham gia
10/9/07
Bài viết
206
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Ðề: Tiêu chuẩn Than đá

Binhnv nói vậy là quá đúng rồi, nhưng có 1 điều là chim bổi người ta nhốt chung 4-5 con trong 1 ngăn thì nhìn phân sao biết là của con nào mà đoán nó mạnh hay yếu đây binhnv nhỉ?
Em cũng đưa ra suy nghĩ vậy thôi bác à, Thực ra với chim bổi xem phao câu kiểu vậy chả có tí tác dụng nào.
chim bổi mới bẫy chưa vào cám thì đít con nào cũng ướt nhoẹt à.
Theo Bác MTCHIP thì là xem sức khỏe con chim nhưng em cũng không thấy hợp lý là ở chỗ chim bổi mà cái phao câu đổi mầu như vậy mua về là toi. vậy cũng chẳng có tác dụng gì.
Chim bổi bệnh hay không, khỏe hay yếu nhìn thì biết ngay cần gì phải lật phao câu nữa
 

MTCHIP

"Black and white"
Tham gia
3/1/08
Bài viết
1,248
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Triệu chứng bệnh của chim thường có thể nhìn bằng mắt thường quan sát biểu hiện bên ngoài thì có thể đoán được một số bệnh như đi ngoài,phân xanh...!Bệnh mà CHIP vừa nêu là căng bệnh khá phổ biến ở Than!Nhất là những con nuôi nhốt lâu ngày trong lồng nhưng không được chăm sóc kỹ như đã nêu trên!
Bệnh này không làm chim chết!Và dù chim ăn rất nhiều nhưng không hề sung sức!Không căng!
Có lẽ chúng ta ai cũng biết tác dụng của phao câu(PC)ở loài lông vũ là tiết chất nhờn làm bóng mượt lông(chim càng khỏe lông càng bóng)!Chất nhờn này được tiết ra và giữ lại ở PC để mỗi lần tỉa tót lại bộ lông chim dùng mỏ lấy ra và thoa đều trên lông!Nhưng vì một số lý do nào đó,có thể là không tắm thường,ít phơi nắng hay 1 số bệnh liên quan đến dinh dưỡng mà chim nhà lẫn chim rừng mắc phải làm cho túi dầu này không thể tiết dầu ra ngoài,dầu tích tụ lại trong túi dầu lâu ngày dẫn đến thối đi làm chim vô cùng khó chịu,ngứa ngáy,cộng thêm vào là lông chim sẽ xơ xác,không bóng!Và lẽ dĩ nhiên là dù bạn có thay đổi chế độ tốt hơn cũng không làm tình hình khả quan lên,cách duy nhất là phải nặng số dầu tích tụ này ra đồng thời làm thông tuyến dầu lại như trước mới có hy vọng cải thiện tình hình sức khỏe của chim!
Thân!
 

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
...Bệnh mà CHIP vừa nêu là căng bệnh khá phổ biến ở Than!Nhất là những con nuôi nhốt lâu ngày trong lồng nhưng không được chăm sóc kỹ như đã nêu trên!...

Căn bệnh này không chỉ hay gặp ở Than mà cả ở Lửa cũng khá phổ biến. Cách trị thì MTCHIP đã nói rồi, chỉ nói rõ thêm một chút để hướng dẫn David thao tác khi gặp phải thôi: thao tác này nhằm đẩy hết những chất cặn, máu mủ...(giống như ta nặn mụn!), thuận tiện thì dùng tăm hoặc chọn cây gì đó nhỏ nhỏ (cây inox xiên xúc xích nướng) là có thể làm được. Quan trọng nhất là thao tác kiểm tra, nhìn bầu dầu của chim, lúc đó mới quyết định việc nặn hay không nặn.
 

huytamdk

Thành viên mới
Tham gia
2/5/08
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ðề: Clip chòe hót sưu tầm

Em có con Than con nuôi lên, đọc kinh nghiệm các bác chỉ em thấy thích nuôi quá. thanks các bác nhé!!!


Chào bạn diễn đàn có bộ gõ tiếng Việt tự động.
Bạn nên viết bài có dấu nhé, nếu không qua vài bài BQT SVC
sẽ xóa hoặc đưa vào "kiểm duyệt"

Bạch Đề
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

wowewow

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/6/08
Bài viết
52
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Ðề: Cách thuần chòe than

Các bạn ơi có thể cho mình hỏi cách chữa đau chân choè than cho mình đc ko?em nó bị sưng ở chỗ cụm bàn chân í,nên nhìn què quặt rất thương.Mình rất mong ae trong 4Rum giúp đỡ !
 

MTCHIP

"Black and white"
Tham gia
3/1/08
Bài viết
1,248
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Bạn bắt chim ra,thoa tí dầu xanh vào chỗ sưng,cho chim vào lồng và trùm kín áo để hạn chế chim họat động nhiều,từ từ chim sẽ khỏi thôi bạn ạ!
Thân!
 

Diệp Đại Thành

Hót - Múa - Xòe
Thành viên BQT
Tham gia
20/2/09
Bài viết
1,125
Điểm tương tác
294
SVC$
0
vài loại bệnh xin được thảo luận

Đã lâu rồi kể từ khi dịch cúm gia cầm mình không còn chơi chim nữa. Trước đây lúc còn là sinh viên rất thích nuôi chim hót và nuôi rất nhiều. Lúc đó ngoài việc học và chim cảnh ra thì không còn gì cuốn hút mình được cả. Vui nhất là lúc sinh hoạt với các chú trong hội chim. lúc mới chơi, tập tành đi dợt chim. thấy lồng chim mình cùi cùi (sinh viên no money), có một em Than thì nuôi từ chim con lên, mới được một mùa gặp chim căng lửa của mấy chú chỉ có bay loạn xạ lên trốn. Ngại lắm. chỉ dám máng lồng ở xa thôi.dần dần được chỉ dẫn nên càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm và đam mê nhiều hơn . Một thời khắc lịch sử đã đến: "CÚM GIA CẦM"
Nay có dịp ghé qua diễn đàn thấy anh em nuôi chim gặp nhiều khó khăn như ăn không tiu, bị tiêu chảy,bón,hót mất giọng,nắc cục . . . những bệnh này theo mình là thông thường và đều có cách trị nếu phát hiện sớm. Chỉ riêng 2 bệnh sau đây làm mình đau đầu nhất và hình như là không có cách trị hiệu quả.
1. Bệnh nổi hột: gần khu vực mắt nổi hạt đỏ, sau đó sưng to, nặng hơn sẽ nhảy thêm nhiều mụt, lan ra 2 mắt,chảy nước mắt, mũi,. chim bỏ ăn, ủ rủ và thường xuyên khịch mũi, dụi mắt, được hơn tháng mụn bắt đầu khô và ta có thể lể ra được như cùi mụn bằng hạt gạo. vị trí có khi gần gốc mỏ, có khi lể ra từ dưới mi mắt.
2. Bệnh mình tạm gọi là 'trúng gió độc': Bệnh này giống như Nam giới chúng ta bị 'tai biến'. những tháng dễ bị nhất là vào những tháng cuối năm, trời se lạnh. chim dễ bỏ lại ta lẻ loi trên đời nhất là vào tầm trời vừa tối từ khoản 17-20h. ca hai vào khoản 23h đến 02h. Cay đắng nhất là buổi chiều đang hót phây phây chừng tiếng sau tắt thở. Đặc điểm: đang đứng oai vệ trên cầu đột nhiên té xuống bố lồng, 2 cánh xòe rộng, đồng tử co lại. chảy nước mũi và nước giải, ị phân trắng-nhớt tại chổ. Than và Mi dễ bị nhất. Kinh nghiệm bản thân thấy nếu chim vượt qua được lần tai biến thứ nhất mà còn sống đời với ta thì cả chục lần sau bị té y như vậy nữa cũng sống nhăn nhưng có điều bị 'hăm hăm'. nuôi hoài không lên lửa, chậm chạp, ít hót, thần khí không còn minh mẩn, được ta chăm sóc thêm vài mùa lông nữa thì cũng thăng thiên. tỷ lệ sống sót khi gặp tai biến lần 1 là 7/10.
Anh em nào có cách chữa hay hãy cùng nhau đóng góp, sẳn hỏi ý kiến anh Bạch Đề, MTChip, TDP. . . dĩ nhiên mình cũng sẽ tiếp tục theo dõi và nêu cách trị cũng như kinh nghiệm của bản thân để chúng ta cùng tiếp tục tận hưởng cảm giác đê mê trong tiếng chim nào.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

yeuchuatron

Thành viên diễn đàn
Tham gia
16/12/09
Bài viết
82
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Ðề: Tiêu chuẩn Than đá

Xem phao câu là để đoán sức khỏe của chim,nếu phao câu có màu đỏ đến phớt hồng là chim khỏe,nếu là màu trắng,trắng đục,vàng thậm chí xẩm đen là chim yếu,đang bệnh!
Chim nuôi lồng nếu không được chăm sóc kĩ(ít phơi nắng,ít tắm)thì thường có hiện tượng đứng ủ rủ,xù lông,không hót hoặc hót rất ít,những con này bắt ra lồng,xem phần trên chót phao sẽ thấy có những màu như CHIP mô tả ở trên!
Cách trị: Dùng 1 cây tăm răng tròn,bẻ 1 đầu nhọn đi,xoắn thật nhẹ theo chiều ngang phao câu,các bạn sẽ thấy tim phao xì ra 1 chất lỏng như mủ có màu vàng,cứ tiếp tục làm thế đến khi thấy phao chuyển sang màu đỏ(không còn trắng),dùng ít đầu gió xoa nhẹ lên chỗ vừa nặng mủ!
Nên lưu ý sau khi làm việc này cần trùm kín áo lồng trong 1 ngày,qua ngày hôm sau thì mang chim ra cho tắm táp,phơi nắng!Và việc này chỉ được làm duy nhất 1 lần,nếu vẫn giữ chế độ bỏ bê như cũng thì không còn cách trị!
Chim bổi nếu bắt vào thấy những con chim bị như thế này thì không nên mua!

Thân!
cái này hay quá bác ơi . Em bắt con lửa của em ra xem thì phát hiện phao câu của em nó trắng ngà . Em quyết định dùng cây nhọn nặng mủ cho nó ( thật bất ngờ , mủ nhiều khiếp ) . Nhưng có điều trong quá trình nặng mủ , em sơ ý để chú lửa giải mạnh và đả tuột hết bộ đuôi . Vậy trường hợp này em chắc chắn là phải nuôi lại bộ đuôi rồi , nhưng có điều nặn mủ như thế có ảnh hưởng gì tới việc nuôi lại bộ đuôi không bác ơi . Và sau khi nặn như vậy ( trong trường hợp không rụng đuôi ) thì thời gian bao lâu chú chim mới hồi phục lại bình dầu và căn lửa trở lại vậy bác :a33::a45::a33:
 

ducduy1

"Black & Red"
Tham gia
7/6/09
Bài viết
296
Điểm tương tác
375
SVC$
0
Ðề: Tiêu chuẩn Than đá

Xem phao câu là để đoán sức khỏe của chim,nếu phao câu có màu đỏ đến phớt hồng là chim khỏe,nếu là màu trắng,trắng đục,vàng thậm chí xẩm đen là chim yếu,đang bệnh!
Chim nuôi lồng nếu không được chăm sóc kĩ(ít phơi nắng,ít tắm)thì thường có hiện tượng đứng ủ rủ,xù lông,không hót hoặc hót rất ít,những con này bắt ra lồng,xem phần trên chót phao sẽ thấy có những màu như CHIP mô tả ở trên!
Cách trị: Dùng 1 cây tăm răng tròn,bẻ 1 đầu nhọn đi,xoắn thật nhẹ theo chiều ngang phao câu,các bạn sẽ thấy tim phao xì ra 1 chất lỏng như mủ có màu vàng,cứ tiếp tục làm thế đến khi thấy phao chuyển sang màu đỏ(không còn trắng),dùng ít đầu gió xoa nhẹ lên chỗ vừa nặng mủ!
Nên lưu ý sau khi làm việc này cần trùm kín áo lồng trong 1 ngày,qua ngày hôm sau thì mang chim ra cho tắm táp,phơi nắng!Và việc này chỉ được làm duy nhất 1 lần,nếu vẫn giữ chế độ bỏ bê như cũng thì không còn cách trị!
Chim bổi nếu bắt vào thấy những con chim bị như thế này thì không nên mua!

Thân!
Chào MTCHIP! cái topic này đã lâu rôi nhưng hôm nay mới đọc được. CHIP à, cho mình hỏi: chú lửa mình nuôi từ bổi đã được hơn mùa rồi. Tình trang em nó ít tắm, không được linh hoạt cho lắm, mỗi lần cho vào lồng tắm là nó đứng chết trân không nhúc nhíc gì cả, có phải em nó cũng đã mắc bệnh gì không?
 

concavang11

Thành viên mới
Tham gia
5/10/13
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
chim của em 1 ngón chân bị sung, đứng 1 chân, ai biết chim bị sao không em nghi bị nấm chân. các bác nào biết chi em với, cách chữa thế nào chỉ em với, em thấy thương nó quá. đứng và ngủ toàn 1 chân, giúp em... cảm ơn
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

hoangchanhthu

"Chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng tính"
Thành viên BQT
Tham gia
5/5/10
Bài viết
1,177
Điểm tương tác
1,175
SVC$
0
cái này hay quá bác ơi . Em bắt con lửa của em ra xem thì phát hiện phao câu của em nó trắng ngà . Em quyết định dùng cây nhọn nặng mủ cho nó ( thật bất ngờ , mủ nhiều khiếp ) . Nhưng có điều trong quá trình nặng mủ , em sơ ý để chú lửa giải mạnh và đả tuột hết bộ đuôi . Vậy trường hợp này em chắc chắn là phải nuôi lại bộ đuôi rồi , nhưng có điều nặn mủ như thế có ảnh hưởng gì tới việc nuôi lại bộ đuôi không bác ơi . Và sau khi nặn như vậy ( trong trường hợp không rụng đuôi ) thì thời gian bao lâu chú chim mới hồi phục lại bình dầu và căn lửa trở lại vậy bác :a33::a45::a33:
Khi bắt chim ra chích nặn mủ thì bạn nên bỏ chim vào túi rút, túi mà bẫy chim bổi cỏ vô đó rồi để chân ra mà phẩu thuật. hoặc nhờ người cầm rồi phẩu thuật thì dễ hơn. trước khi phẩu thuật thì sát trùng chân với dụng cụ. sau khi bắt nặn xong thì lấy nước nghệ tươi bôi lên. và rửa cầu giặc bố áo lồng cho sạch sẽ, cầu rửa sạch để khô rồi bôi nước nghệ tươi lên cầu cho đậu cho nhanh lành

Chào MTCHIP! cái topic này đã lâu rôi nhưng hôm nay mới đọc được. CHIP à, cho mình hỏi: chú lửa mình nuôi từ bổi đã được hơn mùa rồi. Tình trang em nó ít tắm, không được linh hoạt cho lắm, mỗi lần cho vào lồng tắm là nó đứng chết trân không nhúc nhíc gì cả, có phải em nó cũng đã mắc bệnh gì không?
thường chim sức khỏe yếu gặp nước ít khi tắm vào lồng tắm thường đứng xù 1 cục ko chịu tắm hoặc chỉ gội đầu. trường hợp này nuôi chim khỏe cho vào lồng là nó sẽ tự tắm mạnh thôi

chim của em 1 ngón chân bị sung, đứng 1 chân, ai biết chim bị sao không em nghi bị nấm chân. các bác nào biết chi em với, cách chữa thế nào chỉ em với, em thấy thương nó quá. đứng và ngủ toàn 1 chân, giúp em... cảm ơn
thường chim bị sưng chân tưởng nấm. nấm thường ko gây sung đầu móng chân, thời gian sẽ rụng móng. nếu chim bị trường hợp này bạn ra mua thuốc gội đầu trị nấm bôi lên chân.
nếu bị sưng đốt ngón chân thường là do muỗi cắn, nếu cắn sung mà ko có mũ thì bạn dùng dầu gió xanh bôi lên cầu cho chim đậu. nếu có mủ thì bắt ra làm theo phương pháp ở trên, nặn mủ bôi nghệ

Thân
 

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
Ðề: vài loại bệnh xin được thảo luận

Đã lâu rồi kể từ khi dịch cúm gia cầm mình không còn chơi chim nữa. Trước đây lúc còn là sinh viên rất thích nuôi chim hót và nuôi rất nhiều. Lúc đó ngoài việc học và chim cảnh ra thì không còn gì cuốn hút mình được cả. Vui nhất là lúc sinh hoạt với các chú trong hội chim. lúc mới chơi, tập tành đi dợt chim. thấy lồng chim mình cùi cùi (sinh viên no money), có một em Than thì nuôi từ chim con lên, mới được một mùa gặp chim căng lửa của mấy chú chỉ có bay loạn xạ lên trốn. Ngại lắm. chỉ dám máng lồng ở xa thôi.dần dần được chỉ dẫn nên càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm và đam mê nhiều hơn . Một thời khắc lịch sử đã đến: "CÚM GIA CẦM"
Nay có dịp ghé qua diễn đàn thấy anh em nuôi chim gặp nhiều khó khăn như ăn không tiu, bị tiêu chảy,bón,hót mất giọng,nắc cục . . . những bệnh này theo mình là thông thường và đều có cách trị nếu phát hiện sớm. Chỉ riêng 2 bệnh sau đây làm mình đau đầu nhất và hình như là không có cách trị hiệu quả.
1. Bệnh nổi hột: gần khu vực mắt nổi hạt đỏ, sau đó sưng to, nặng hơn sẽ nhảy thêm nhiều mụt, lan ra 2 mắt,chảy nước mắt, mũi,. chim bỏ ăn, ủ rủ và thường xuyên khịch mũi, dụi mắt, được hơn tháng mụn bắt đầu khô và ta có thể lể ra được như cùi mụn bằng hạt gạo. vị trí có khi gần gốc mỏ, có khi lể ra từ dưới mi mắt.
2. Bệnh mình tạm gọi là 'trúng gió độc': Bệnh này giống như Nam giới chúng ta bị 'tai biến'. những tháng dễ bị nhất là vào những tháng cuối năm, trời se lạnh. chim dễ bỏ lại ta lẻ loi trên đời nhất là vào tầm trời vừa tối từ khoản 17-20h. ca hai vào khoản 23h đến 02h. Cay đắng nhất là buổi chiều đang hót phây phây chừng tiếng sau tắt thở. Đặc điểm: đang đứng oai vệ trên cầu đột nhiên té xuống bố lồng, 2 cánh xòe rộng, đồng tử co lại. chảy nước mũi và nước giải, ị phân trắng-nhớt tại chổ. Than và Mi dễ bị nhất. Kinh nghiệm bản thân thấy nếu chim vượt qua được lần tai biến thứ nhất mà còn sống đời với ta thì cả chục lần sau bị té y như vậy nữa cũng sống nhăn nhưng có điều bị 'hăm hăm'. nuôi hoài không lên lửa, chậm chạp, ít hót, thần khí không còn minh mẩn, được ta chăm sóc thêm vài mùa lông nữa thì cũng thăng thiên. tỷ lệ sống sót khi gặp tai biến lần 1 là 7/10.
Anh em nào có cách chữa hay hãy cùng nhau đóng góp, sẳn hỏi ý kiến anh Bạch Đề, MTChip, TDP. . . dĩ nhiên mình cũng sẽ tiếp tục theo dõi và nêu cách trị cũng như kinh nghiệm của bản thân để chúng ta cùng tiếp tục tận hưởng cảm giác đê mê trong tiếng chim nào.
Bệnh thứ hai mình đã gặp, cái này chẳng phải gió máy gì đâu, vì rất nhiều trường hợp chim để trong nhà, thậm chí trùm áo lồng mà vẫn bị. Hôm đó, em Lửa mình vừa cho ăn xong, đang khoẻ phây phây, quay sang cho mấy em khác ăn tự nhiên thấy em ấy kêu thảm thiết như gà bị cắt tiết, ngó vào lồng (trùm áo) thì thấy đang lăn lộn, giãy đành đạch trong lồng, đầu thì nghẹo hẳn về sau. Bắt ra thì thấy chẳng có con nào cắn cả, chim hoàn toàn sạch sẽ, lúc mình cho ăn còn hót hét.
May mà lúc đó mình đã đọc được những bài viết về trường hợp này nên mình bắt chim ra, nhỏ vào miệng em ấy mấy giọt Vitamin tổng hợp (loại dành cho trẻ sơ sinh) và rồi đặt vào lồng, nhỏ mấy giọt dầu gió (cho chắn ăn) thì thấy một lát sau em đã hồi sức và mấy tiếng sau đã lên cầu ăn uống bình thường, mấy ngày sau đã hót lại và bấy giờ vẫn khoẻ mạnh.
Có thể thời điểm a Diệp Đại Thành viết bài này chưa có những bài viết về khoáng và tác dụng của khoáng nên chưa biết cách phòng và trị bệnh thiếu khoáng chất. Mình nghĩ rằng, chim nuôi nhốt lâu ngày, nếu thức ăn không phong phú hoặc nhiều con cơ địa không tự tổng hợp và chuyển hoá được thức ăn sẽ bị thiếu khoáng chất và dẫn tới bị đột tử.
Vì vậy, anh em nên mua Vitinmin BcomlexC trộn với thức ăn hoặc nước uống hoặc mua các loại cám tốt trên thị trường, những loại cám này người ta đã trộn Vitamin và Khoáng, giúp chim tránh được tình trạng trên.
Thân!
 

LANGTUMIENTAY

Thành viên diễn đàn
Tham gia
14/12/12
Bài viết
17
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Ðề: Clip chòe hót sưu tầm

các anh chi cho hỏi. chích chòe than sao khi tắm xong là nó bị rung mỏ, hoặc trời lạnh là bị rung mỏ, chiều lạnh củng bị rung nhưng tấm nắng đầy đủ thì không có hiện tượng như trên. anh chị diễn đàn nào biết chú chim bị gì không. cam ơn phần trả lời trước. thân!
 

hoangchanhthu

"Chơi cá dưỡng tâm, chơi chim dưỡng tính"
Thành viên BQT
Tham gia
5/5/10
Bài viết
1,177
Điểm tương tác
1,175
SVC$
0
Ðề: Clip chòe hót sưu tầm

các anh chi cho hỏi. chích chòe than sao khi tắm xong là nó bị rung mỏ, hoặc trời lạnh là bị rung mỏ, chiều lạnh củng bị rung nhưng tấm nắng đầy đủ thì không có hiện tượng như trên. anh chị diễn đàn nào biết chú chim bị gì không. cam ơn phần trả lời trước. thân!
con chim chưa đủ khỏe thì nó vậy bạn ạ. nhiều con yếu trong người nó ko chịu tắm. có con chỉ gội đầu ( đứng trên cầu thò đầu xuống thôi). Thường những con này trước nuôi suy sau nuôi lại. những con thay lông kém thiếu dinh dưỡng nên bị vậy. loại này cần thời gian mới vực lại sức khỏe chứ ko phải ngày 1 ngày 2. nếu bạn có lồng rộng thì thả nó vào. phơi nắng. cho ăn cám tốt. bổ sung mồi tươi và khoáng chất đầy đủ. có nhiều con nuôi 3 tháng chim mới khỏe đc. khi con chim khỏe tự căng lửa chơi sẽ bền

Thân
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom