Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
.



Chích bông nâu, Sâu đầu đỏ hay Đầu đỏ đều là tên thường gọi của một loài chim bé bé xinh xinh rất đỗi quen thuộc với mọi người. Những năm gần đây, Đầu đỏ được giới nuôi chim thích nuôi không chỉ vì tiếng “ri rích, ri rích” dễ thương mà còn vì những bước nhảy linh hoạt thật đáng yêu của chúng. Đầu đỏ thuộc họ chim Chích (Sylviidae), có tên khoa học là Orthotomus sepium, tên tiếng Anh là Ashy Tailorbird. Loài này phân bố ở Việt nam, Indonesia, Thái lan, Philippine, Singapore.


3361732187_3204dc4324.jpg


Nghiên cứu gần đây cho thấy có lẽ đúng nhất nên đặt nó trong họ chiền chiện Cisticolidae) và chúng được xếp đặt như vậy trong Del Hoyo và ctv (2006).


250px-Common_Tailorbird_(Orthotomus_sutorius)_Nest_in_Hyderabad,_AP_W_IMG_7248.jpg

Tổ chim sâu đầu đỏ


Có hai phân loài được công nhận:

  • Sundaicus Hoogerwerf, 1962
  • sepium Horsfield, 1821
- Chim trống trưởng thành, mặt trên của đầu từ trước mắt đến gáy có màu hung nâu tươi. Lưng vai, hông và phần lộ ra ngoài của bao cánh có mầu xám thẫm. Lông cánh sơ cấp và thứ cấp có mép viền hung hồng. Trên đuôi màu hung vàng xám; đuôi hung nâu với phần gốc đen nhạt. Nửa dưới đầu màu trắng. Phần còn lại của mặt bụng trắng phớt vàng hung và hơi thẫm hơn ở dưới đuôi. Mắt nâu vàng. Mỏ trên nâu sừng, mỏ dưới nâu vàng. Chân nâu nhạt. Kích thước: cánh 46-52, đuôi 34-43, giò 19-20, mỏ 14-16mm.

- Chim mái trưởng thành, kích thước tương đương nhưng sắc lông nhạt hơn chim trống rất nhiều.

Đầu đỏ là loại chim Đông Phương có cách xây tổ độc đáo nhất. Chúng khâu những chiếc lá nhỏ với nhau bằng các sợi bông, tơ nhện, rồi xây một chiếc tổ hình chiếc tách trà ở đó. Đối với những loài cây có lá rộng bản như mít, điều, bàng, ngái...kể cả phần cuối của tàu lá chuối, chúng phải phối hợp cả chân - cánh - mỏ mới có thể kéo 2 mép lá lại với nhau rồi khâu bằng một sợi tơ lấy cắp từ tổ nhện. Có lẽ do quá khéo léo trong việc này mà Đầu đỏ còn có biệt danh là chim “may đồ” hay chim “khâu vá”. Mỗi năm chim đẻ 1 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 – 5 trứng, nở từ 2 – 3 con. Trong tự nhiên, số lượng chim Đầu đỏ không nhiều bởi vì chúng thường bị mất trộm trứng và còn mất rất nhiều thời gian để nuôi con của Chim vịt - Một loài chim ký sinh tổ.


AshyTailorbird-28Jul09.jpg


Ở nước ta, Đầu đỏ sống ở khắp mọi nơi miễn là có cây cối bởi vì món ăn khoái khẩu của chúng là sâu và trứng sâu. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi chúng là chim của vườn tược. Chúng quả là có “tài vạch lá tìm sâu”, di chuyển liên tục từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác một cách rất nhẹ nhàng. Ở lồng nuôi, Đầu đỏ cũng dễ dàng chấp nhận ăn bột chế biến. Tuy nhiên, để chim siêng hót cần phải bổ sung thức ăn tươi sống (sâu gạo, trứng kiến) mỗi ngày hoặc cách nhật. Vấn đề chăm sóc và chọn lồng nuôi cũng giống như ở chim Xanh tím.


(trung_apolo tổng hợp từ các nguồn trên Internet)


.
 

Danghoc

Thành viên tích cực
Tham gia
6/7/10
Bài viết
217
Điểm tương tác
11
SVC$
0
ôi trời! đấy là sách vở thôi,chứ loại này bẫy được mà vào cám là hơi khó đấy.nếu là chim non mới lớn hay còn gọi là chim đầu vụ thì cơ hội vào cám và nuôi lồng sống khá cao.còn loại già rừng có nhiều năm tuổi rồi hầu như không thuần được đa số là chết.riêng về chim non bắt ổ lại càng khó,khi nhỏ đút cám ướt thì không sao,cứ đến khi tập mổ là chúng cứ suy nhược dần dần rồi ra đi.tỷ lệ thành công của cách nuôi chim sâu đầu đỏ ổ là rất thấp.cho lên dù rất sẵn,bất cứ chỗ nào cũng gặp chúng thật nhưn g không phải ai cũng nuôi chúng thành công.vài dòng chia sẻ cùng mọi người nếu ae nào thích sâu đầu đỏ mà chuẩn bị nuôi thì hãy tham khảo và suy nghĩ cho kĩ nhé.cẩn thận không có lại cả thèm chóng chán thì rất mệt đấy.xin tạm biệt ok....
 

Sóc nhóc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/3/10
Bài viết
77
Điểm tương tác
4
SVC$
0
.





3361732187_3204dc4324.jpg





250px-Common_Tailorbird_(Orthotomus_sutorius)_Nest_in_Hyderabad,_AP_W_IMG_7248.jpg

Tổ chim sâu đầu đỏ




- Chim mái trưởng thành, kích thước tương đương nhưng sắc lông nhạt hơn chim trống rất nhiều.

Đầu đỏ là loại chim Đông Phương có cách xây tổ độc đáo nhất. Chúng khâu những chiếc lá nhỏ với nhau bằng các sợi bông, tơ nhện, rồi xây một chiếc tổ hình chiếc tách trà ở đó. Đối với những loài cây có lá rộng bản như mít, điều, bàng, ngái...kể cả phần cuối của tàu lá chuối, chúng phải phối hợp cả chân - cánh - mỏ mới có thể kéo 2 mép lá lại với nhau rồi khâu bằng một sợi tơ lấy cắp từ tổ nhện. Có lẽ do quá khéo léo trong việc này mà Đầu đỏ còn có biệt danh là chim “may đồ” hay chim “khâu vá”. Mỗi năm chim đẻ 1 – 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 – 5 trứng, nở từ 2 – 3 con. Trong tự nhiên, số lượng chim Đầu đỏ không nhiều bởi vì chúng thường bị mất trộm trứng và còn mất rất nhiều thời gian để nuôi con của Chim vịt - Một loài chim ký sinh tổ.


AshyTailorbird-28Jul09.jpg


Ở nước ta, Đầu đỏ sống ở khắp mọi nơi miễn là có cây cối bởi vì món ăn khoái khẩu của chúng là sâu và trứng sâu. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi chúng là chim của vườn tược. Chúng quả là có “tài vạch lá tìm sâu”, di chuyển liên tục từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác một cách rất nhẹ nhàng. Ở lồng nuôi, Đầu đỏ cũng dễ dàng chấp nhận ăn bột chế biến. Tuy nhiên, để chim siêng hót cần phải bổ sung thức ăn tươi sống (sâu gạo, trứng kiến) mỗi ngày hoặc cách nhật. Vấn đề chăm sóc và chọn lồng nuôi cũng giống như ở chim Xanh tím.


(trung_apolo tổng hợp từ các nguồn trên Internet)


.

Nick xin đính chính lại cho các bạn rõ hơn nhé. ko hiểu là do vô tình hay cố ý mà 1 số người nào đó lại viết như bài viết trên vì vậy Nick xin đính chính và sủa lại bài viết của trung_apolo như sau :
Ảnh ổ chim trên ko phải của sâu đầu đỏ , và các thông tin đó cũng phải là thông tin của sâu đỏ . Sâu đầu đỏ ko có kiểu làm tổ như vầy .
Ảnh chiếc ổ chim trên là của sâu xanh , và "biệt danh" chim thợ thêu hoặc chim may vá chính xác là của sâu xanh.
Trên thực tế sâu đỏ ko hề nuôi chim tìm vịt và sâu đỏ là loài sống gần rạch nước , sông hồ chứ ko là loài chim vườn tược như bài viết trên đã nói . tất cả các thông tin trên mình Quote lại đầu là thông tin của chim sâu xanh . ngoại trừ 2 tấm ảnh chim là đúng chin sâu đầu đỏ thôi.
mình đính chính lại cho a Trung bài này chỉ vì muốn cho anh em tránh hiểu nhầm thôi. ngoài ra ko có ý gì khác hết. thân
 

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Nick xin đính chính lại cho các bạn rõ hơn nhé. ko hiểu là do vô tình hay cố ý mà 1 số người nào đó lại viết như bài viết trên vì vậy Nick xin đính chính và sủa lại bài viết của trung_apolo như sau :
Ảnh ổ chim trên ko phải của sâu đầu đỏ , và các thông tin đó cũng phải là thông tin của sâu đỏ . Sâu đầu đỏ ko có kiểu làm tổ như vầy .
Ảnh chiếc ổ chim trên là của sâu xanh , và "biệt danh" chim thợ thêu hoặc chim may vá chính xác là của sâu xanh.
Trên thực tế sâu đỏ ko hề nuôi chim tìm vịt và sâu đỏ là loài sống gần rạch nước , sông hồ chứ ko là loài chim vườn tược như bài viết trên đã nói . tất cả các thông tin trên mình Quote lại đầu là thông tin của chim sâu xanh . ngoại trừ 2 tấm ảnh chim là đúng chin sâu đầu đỏ thôi.
mình đính chính lại cho a Trung bài này chỉ vì muốn cho anh em tránh hiểu nhầm thôi. ngoài ra ko có ý gì khác hết. thân


Gửi bạn sóc nhóc

Dưới đây là link giới thiệu khá nhiều loại chim trong chi Chích bông, tên khoa học là chi Orthotomus và sâu đầu đỏ cũng nằm trong chi này. Mong bạn đọc thêm để hiểu chi tiết hơn. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Ch%C3%ADch_b%C3%B4ng)

Thân
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom