Guest viewing is limited

Khoa Bien Hoa

"Gấu một bên và chim một bên"
Tham gia
12/5/08
Bài viết
299
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Gửi các ae chơi sâu!!!
Trong các tiểu để khác, mình đã đưa ý kiến về cách chọn, nuôi sâu mồi. Trong tiểu đề này, mình nêu kinh nghiệm (của bản thân) về cách treo lục khi bẫy sâu, ngõ hầu để các ae có thể nhanh chóng bẫy được chú chim ưng ý.

Khi chúng ta đã có 1 chú sâu mồi; điều mong muốn là làm như thế nào để luyện chúng trở nên sát thủ và nhanh chóng bắt được chim bổi với tốc độ nhanh nhất; chỉ có như vậy chúng ta mới có thể đánh vài chục bổi/ngày.
Nhưng các bạn nên nhớ rằng tùy từng loại chim mà chúng có cách tiếp cận đối thủ (chim mồi) khác nhau; không có quy chuẩn cho các loại chim. Nếu không để ý tập tính này của chúng, chim mồi chúng ta rất dễ bị bể; đặc biệt là chim sâu. Vấn đề này không do chim mồi dở mà do chủ chim thiếu kinh nghiệm khi treo lục.
1. Đối với sâu đỏ:
Khi treo lục, chúng ta phải chú ý đến những cành cây phụ gần cần đậu mặt lục; vì đặt tính của sâu đỏ rất thích chuyền (tưng tưng) trước khi cận chiến. Chính vì vậy, bạn phải chọn nơi treo lục phải có cành cây nhỏ gần cần đậu mặt lục với khoảng cách ngắn nhất và độ cao giữa cần đậu và nhánh cây (giả định) thấp nhất. Bạn phán đoán tình huống khi chim bổi về thì đậu nhành cây đó trước khi nhảy vào mặt lục. Tin rằng bạn sẽ bắt chim bổi nhanh hơn.
2. Đối với sâu xanh:
Khi treo lục, chúng ta phải chú ý đó là cành cây đơn, có một ít nắng càng tốt. Vì đặc tính loài này là đá thẳng xuống mặt lục. Sau một hồi đứng trên đầu kèo (nơi máng lục) đấu hót đã đời, và tiếp xúc với ánh nắng chim bổi trở nên sung hơn, chúng đáp ngay cần đậu mặt lục thôi. Vậy là thêm một chú nữa giã từ cuộc sống tự do để sống cảnh cá chậu chim lồng.
Chú ý: Đối với những chú bổi quá trận thì chúng ta áp dụng cách đánh "hạ thổ" nghĩa là đặt lục trực tiếp xuống đất, gần đó nhớ bố trí những cành cây gần cần đậu mặt lục để chim dễ đá hơn.

Trong suốt quá trình đánh, thường xuyên để mắt đến chú chim mồi, đề phòng trường hợp rắn, bồ cắt vào cắn chết chim mồi hoặc giả bị kẻ gian trộm mất.
Chúc các bạn thành công, thu hoạch được nhiều chim bổi.
 

datzindo

Thành viên diễn đàn
Tham gia
26/5/08
Bài viết
29
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Anh Khoa chuyên mục của a hay lắm, vậy khi nào a nói luôn cách treo lục khi đánh Huýt cô luôn nha a.
Thân!!!!!
 

Khoa Bien Hoa

"Gấu một bên và chim một bên"
Tham gia
12/5/08
Bài viết
299
Điểm tương tác
15
SVC$
0
Anh Khoa chuyên mục của a hay lắm, vậy khi nào a nói luôn cách treo lục khi đánh Huýt cô luôn nha a.
Thân!!!!!

Thể theo yêu cầu của datzindo, hôm nay Khoa Biên Hòa xin mạn phép đưa thông tin về "CÁCH TREO LỤC KHI BẪY HUÝT CÔ"
Cũng giống như các loại chim khác, tùy đặt tính của từng loài và tập tính sống, sinh sản của mỗi loài chim, mà chúng có thể sống từng cặp đơn lẻ hay bầy đàn (có con cầm bầy), đối với huýt cô, chúng thường sống thành bầy đàn (nếu đánh được chim cầm bầy - thường là con đánh đầu tiên nuôi lên mồi rất hay; nhưng phải kiên nhẫn lắm mới nuôi được); cá biệt có một số cặp sống đơn lẻ (vừa tách ra khỏi bầy, hoặc chiến đấu không lại con đầu đàn nên tách bầy tìm đất khác sống - kinh tế mới).
Khi đánh huýt cô, thường chúng ta phải tìm những cây độc lập, để khi chim mồi hót, chỉ có những con thực sự căng lửa về đấu thôi (chim mồi đỡ mệt); kèo máng lục thường có độ cao khoảng 3-4m và là kèo đơn xung quanh trống trải để chim bổi chỉ tập trung vào đá chim mồi. Đặc tính của Huýt cô là đá bạt mặt lục, ở độ cao 2-3 mét lao xuống với tốc độ cao đến gần mặt lục sẽ bạt ra ngoài. Nếu gặp bầy chim dữ ,có thể 1 lúc 5-6 chim bổi cùng "thả bom" chim mồi; chim mồi không dữ chim, lớn gan thì coi chừng bể kèo ngay và những chim mồi như vậy chúng ta không nên nuôi (trừ trường hợp chim còn tơ - 1 mùa hoặc giải mới xong lông.
Có không ít trường hợp 1 con bổi đấu với chim mồi hơn 1 giờ mà không bắt được; chúng ta ngay lập tức đổi sang chiến thuật khác, đánh "hạ thổ"; chọn khu đất trống dưới cây đang đánh, đặt chim mồi trên nền đất, chim bổi sẽ lao xuống và không kịp bạt ngang vì khoảng cách quá thấp; thế là chú em nó tiêu luôn.
Khi máng chim mồi chú ý những cành cây khô đã mục, nếu ae máng chim lên, rất dễ gãy, em mồi xỉu lun đó.
Chúc các bạn thành công!!!!!!!!
 

trinhpaygat

Thành viên tích cực
Tham gia
5/1/09
Bài viết
137
Điểm tương tác
2
SVC$
0
bác khoa ơi chỉ cho cháu bít chổ nào có nhiều chim bổi về đi bác !?! :a22: thank nha !!!
 

soigia_dh

Thành viên mới
Tham gia
19/2/09
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
SVC$
0
a khoa biên hoà ơi có sâu đầu đỏ nào để lại e 1 con đi a. cho e xin số đ e gọi cho a
 

hoaivu92

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/11/08
Bài viết
36
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Anh Khoa ơi! Vậy anh có biết cách treo lục bẫy chích choè lửa ko? nếu biết thì anh chỉ cho em và mọi người bit lun đi.:a01:
 

bachlongcc2003

"người yêu chim cá cảnh"
Tham gia
14/10/08
Bài viết
870
Điểm tương tác
29
SVC$
0
Anh Khoa ơi! Vậy anh có biết cách treo lục bẫy chích choè lửa ko? nếu biết thì anh chỉ cho em và mọi người bit lun đi.:a01:
có thể cách treo Chòe Lửa cũng vậy thôi bạn à.phải treo ở những cây có ít nhánh và thoáng. đặt biệt là những cây có cành tử sẽ giúp bạn bắt đự chim trời nhanh hơn và chú chim mồi sẽ không tốn nhiều sức.thân
 

sonlinh_py

Thành viên mới
Tham gia
21/11/08
Bài viết
2
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cảm ơn a khoa biên hoà rất nhiều đã hướng dẫn cách treo lục khi bẫy chim sâu vả thật đây là những kinh nghiệm vô cùng quý giá cho nhưng người mới bắt đầu đi bẫy chim sâu.Nếu a có kinh nghiệm về cách bẫy các loại chim khác thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng học hỏi.Xin cảm ơn a nhiều!
 

quocbang

Thành viên cống hiến
Tham gia
18/10/07
Bài viết
736
Điểm tương tác
49
SVC$
0
Gửi các ae chơi sâu!!!
Trong các tiểu để khác, mình đã đưa ý kiến về cách chọn, nuôi sâu mồi. Trong tiểu đề này, mình nêu kinh nghiệm (của bản thân) về cách treo lục khi bẫy sâu, ngõ hầu để các ae có thể nhanh chóng bẫy được chú chim ưng ý.

Khi chúng ta đã có 1 chú sâu mồi; điều mong muốn là làm như thế nào để luyện chúng trở nên sát thủ và nhanh chóng bắt được chim bổi với tốc độ nhanh nhất; chỉ có như vậy chúng ta mới có thể đánh vài chục bổi/ngày.
Nhưng các bạn nên nhớ rằng tùy từng loại chim mà chúng có cách tiếp cận đối thủ (chim mồi) khác nhau; không có quy chuẩn cho các loại chim. Nếu không để ý tập tính này của chúng, chim mồi chúng ta rất dễ bị bể; đặc biệt là chim sâu. Vấn đề này không do chim mồi dở mà do chủ chim thiếu kinh nghiệm khi treo lục.
1. Đối với sâu đỏ:
Khi treo lục, chúng ta phải chú ý đến những cành cây phụ gần cần đậu mặt lục; vì đặt tính của sâu đỏ rất thích chuyền (tưng tưng) trước khi cận chiến. Chính vì vậy, bạn phải chọn nơi treo lục phải có cành cây nhỏ gần cần đậu mặt lục với khoảng cách ngắn nhất và độ cao giữa cần đậu và nhánh cây (giả định) thấp nhất. Bạn phán đoán tình huống khi chim bổi về thì đậu nhành cây đó trước khi nhảy vào mặt lục. Tin rằng bạn sẽ bắt chim bổi nhanh hơn.
2. Đối với sâu xanh:
Khi treo lục, chúng ta phải chú ý đó là cành cây đơn, có một ít nắng càng tốt. Vì đặc tính loài này là đá thẳng xuống mặt lục. Sau một hồi đứng trên đầu kèo (nơi máng lục) đấu hót đã đời, và tiếp xúc với ánh nắng chim bổi trở nên sung hơn, chúng đáp ngay cần đậu mặt lục thôi. Vậy là thêm một chú nữa giã từ cuộc sống tự do để sống cảnh cá chậu chim lồng.
Chú ý: Đối với những chú bổi quá trận thì chúng ta áp dụng cách đánh "hạ thổ" nghĩa là đặt lục trực tiếp xuống đất, gần đó nhớ bố trí những cành cây gần cần đậu mặt lục để chim dễ đá hơn.

Trong suốt quá trình đánh, thường xuyên để mắt đến chú chim mồi, đề phòng trường hợp rắn, bồ cắt vào cắn chết chim mồi hoặc giả bị kẻ gian trộm mất.
Chúc các bạn thành công, thu hoạch được nhiều chim bổi.
Chân thành cảm ơn anh Khoa đã chỉ giáo,xin mạn phép góp thêm vài ý kiến:với đầu đỏ,nếu chim mồi đã dày dạn kinh nghiệm đi rừng thì ta có 1 cách đánh khá nhanh đó là sau khi biết được khu vực có chim rừng và tìm được kèo ưng ý.Ta có thể cầu lục kè vào kiếng xe để chim mồi kêu đánh tiếng trước(nếu chưa có chim bẫy được)và dùng chim rừng vừa đánh được khích con mồi kêu( nếu đã đánh được chim rồi),1 tay cầm lục tay kia cầm chim rừng dứng cạnh kèo,dùng chim rừng kè cho chim mồi kêu tới khi thấy chim rừng tới thì nhanh chóng treo lục lên kèo và rút lui thật nhanh cho chim mồi làm ăn.Đây là cách đánh đầu đỏ khá nhanh mà mình đã được học và khi thực hành thì khá hiệu quả,qua đây muốn chia xẻ cho ae.Thân:a05:
 

sangvotinh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
12/4/09
Bài viết
31
Điểm tương tác
0
SVC$
0
con chim đầu đỏ của em nó ăn trứng kiên rồi sâu suốt mà sao nó ko giám đấu giọng với chim rừng ai cho em ý kiến đc ko
để kiếng thì e nó chơi liền vậy mà ko giám đấu giọng là sao
em chịu nó luôn rồi
cho em lời khuyên nha
 

Mr.Fky

Thành viên tích cực
Tham gia
20/4/09
Bài viết
104
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Bác mà có chút ít hình ảnh lên thì hay hơn bác ạ
Em là người VN lên em biết câu Trăm nghe ko bằng 1 thấy đấy bác ạ :D
 

nguoilamloi

Thành viên diễn đàn
Tham gia
13/4/09
Bài viết
33
Điểm tương tác
0
SVC$
0
anh ơi cho em hỏi muốn bắt bổi nhanh thì chúng ta nên treo chim ở chỗ thoáng hay một lùm cây vậy anh//////////////////////////////////////////////////
 

CMdongnai

Thành viên diễn đàn
Tham gia
1/5/09
Bài viết
40
Điểm tương tác
1
SVC$
0
các anh ơi cho em hỏi ốc mít bẫy như thế nào là hiệu quả nhất :a45:
 

KtsBim

Thành viên tích cực
Tham gia
27/2/09
Bài viết
182
Điểm tương tác
14
SVC$
0
Bác nào cho biết nếu em không có sâu mồi thì bẫy kiểu gì. Em thích nuôi lắm nhưng mà không có, mà đi bẫy thì không có sâu mồi. Chỗ nhà em ở nhiều lắm. Thanks các bác nhiều
 

cvdung

Thành viên diễn đàn
Tham gia
18/4/09
Bài viết
27
Điểm tương tác
0
SVC$
0
anh ơi em không có chim sâu mồi thì em dùng khuyên để bẫy có được không ah.
 

tannhi

Thành viên tích cực
Tham gia
1/6/09
Bài viết
121
Điểm tương tác
0
SVC$
0
ko dc đâu bạn chim khuyên nó kêu giọng của khuyên chứ nó đâu có kêu giọng của chim sâu đâu bạn bỏ chú khuyen vào thì để lục 5 tháng cũng chim cũng ko lại nữa:a36:. Nếu bạn ko có chim mồi thì bạn để thức lên lục cũng dc vậy chúc bạn may mắn:a01:
 

lostninja

Thành viên tích cực
Tham gia
5/9/09
Bài viết
162
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Cho em hỏi 1 câu thôi nếu em mang đi 2 cái lụp ( sâu xanh )

TH1 : 1 lụp chim trống , 1 lụp chim mái thì em nên treo 2 cái lụp này như thế nào , có nên treo gần sát nhau để chim mái thúc chim trống hay ko ? Hay là để chim trống mái xa nhau ?

TH2 : mỗi lụp 1 chim trống thì em nên treo thế nào ? Treo xa nhau cáng xa càng tốt phải ko mấy anh ?

Trong 2 trường hợp trên thì mình nên chọn trường hợp nào khi đi đánh ( mang 1 cặp , hay là mang 2 chim trống theo ) thì dễ dính hơn ?????

Cám ơn mấy anh :D
 

3lack

Thành viên mới
Tham gia
7/3/09
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Mình nghe nói đi bẫy sâu hay ốc mít người ta có dùng 1 loại keo chế để dễ bẫy hơn,có ai bik làm keo ko chỉ giúp với
 

technoelectric

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/1/09
Bài viết
71
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Mình nghe nói đi bẫy sâu hay ốc mít người ta có dùng 1 loại keo chế để dễ bẫy hơn,có ai bik làm keo ko chỉ giúp với
Bẫy keo chỉ dành cho dân bẫy cơm gạo thôi bạn. Muốn bẫy chơi tìm con bổi ưng ý nuôi thì đánh bằng lục vẫn là hiệu quả nhất:a04:

---------- Post added at 02:09 PM ---------- Previous post was at 02:06 PM ----------

Cho em hỏi 1 câu thôi nếu em mang đi 2 cái lụp ( sâu xanh )

TH1 : 1 lụp chim trống , 1 lụp chim mái thì em nên treo 2 cái lụp này như thế nào , có nên treo gần sát nhau để chim mái thúc chim trống hay ko ? Hay là để chim trống mái xa nhau ?

TH2 : mỗi lụp 1 chim trống thì em nên treo thế nào ? Treo xa nhau cáng xa càng tốt phải ko mấy anh ?

Trong 2 trường hợp trên thì mình nên chọn trường hợp nào khi đi đánh ( mang 1 cặp , hay là mang 2 chim trống theo ) thì dễ dính hơn ?????

Cám ơn mấy anh :D
đánh sâu xanh thì lụp chim mái treo cao hơn lục chim trống khoảng 0.5 mét.
Đánh sấu hiệu quả nhất là đánh 1 trống 1 mái nha bạn nếu trống bổi ko dám đá mồi thì vào đá mái là dính ngay:a44:
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom