Guest viewing is limited

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Thưa Quí Vị ! Mỗi vùng ,mỗi nơi có những cách chơi và chăm sóc khác nhau về chú cu gáy yêu của mình. Đã nói đến cu gáy thì không thể không nói đến cái thú khi bẫy cu. Đây chính là lúc chủ nhân đạt đến đỉnh điểm về cảm xúc từ thăng hoa đến buồn tủi .... mà chú cu ban tặng cho chủ nhân.
Vâng rất nhiều những kỹ niệm vui buồn, té lên té xuống .... có những tình huống mà người chơi phải cởi hết quấn áo lêm tấm ván cả lồng cu nữa để bơi qua vực nước sâu và rộcng 4,5 chục mét để tới cù lao.... mà không thể "nhảy dù" qua được. Rất nhiều những kn như thế để tóm được chú cu nhỏ xíu .... nhưng đâu phải lúc nào cũng thành công. Để đạt mục đích chủ nhân phải trang bị cho mình những thiết bị "lỉnh kỉnh" và đặc chủng phù hợp với từng chú cu và những cuộc hành quân.
Thiết bị đầu tiên mà DTH muốn đề cặp là lồng bẫy( hay còn gọi là lụp)
Vậy lụp bẫy có khác gì so với những loại lụp bẫy chim khác không? Xin thưa nó khác rất nhiều, mà người chơi phải có một chút kinh nghệm để khám phá chúng. Vì cu gáy là loại chim rất nhát, dù có hăng hay say máu cỡ nào đi nữa nó vẫn có lý trí và thông minh nhất định để phân biệt và không thể đánh lừa ....nếu chiếc lụp của bạn lộ liễu hay thô kệt.....
Kinh nghiệm của một số cao thủ lâu năm và học hỏi những bậc tiến bối , DTH post một vài hình cho các bác xem. Mỗi lồng có những đặc điểm riêng cho mỗi chú cu....( Chính vì điều này mà trước đây DTH có nói TS bạn phải có lồng bẫy và lồng nuôi ....và nhận rất nhiều những phản biện khác nhau.)

P6151337.JPG

P6151336.JPG


DTH mạo muội nêu ra một cái cụ thể để "phân tích chi tiết " về nhà riêng cho chú độc nhãn nhé:
P6151352.JPG

P6151351.JPG

P6151343.JPG


Chiếc lồng này nó khác là rộng hơn những lồng khác 2cm về kích thước....và là lồng mà Bác Nghệ nhân làm tặng riêng cho thân phụ DTH .
Chắc chắn nó có 1 vài điểm khác hơn... và DTH mô tả sau nhé!
1.Vật liệu chính : còn tiếp
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

huanpham

Vô thường
Tham gia
18/2/08
Bài viết
331
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Em sorry Anh DTH, lần đầu tiên Em thấy sát thủ chơi cu như Anh mà lại sở hửu nhiều cái lồng..... xấu như thế. Em nói thật có gì Anh nhờ Hoang ở huế đặc cho một cái (lồng đặc nghe, lồng mua cái móc, cái kèo làm xấu lắm) nhìn cho sướng cái con mắt.
Có gì để tuần sau Em về nhà dợt mồi, Em chụp hình lên cho Anh xem. Nhìn thèm luôn.
 

thachthung

"Minh Nguyệt Tâm"
Tham gia
20/9/07
Bài viết
1,334
Điểm tương tác
68
SVC$
0
Em sorry Anh DTH, lần đầu tiên Em thấy sát thủ chơi cu như Anh mà lại sở hửu nhiều cái lồng..... xấu như thế. Em nói thật có gì Anh nhờ Hoang ở huế đặc cho một cái (lồng đặc nghe, lồng mua cái móc, cái kèo làm xấu lắm) nhìn cho sướng cái con mắt.
Có gì để tuần sau Em về nhà dợt mồi, Em chụp hình lên cho Anh xem. Nhìn thèm luôn.

Chào bác huanpham.Theo e nếu là lồng nuôi nhốt (kể cả Cu Gáy hay các loại khác)thì mới hay đc để ý đến hình thức chứ lồng bẫy thì thường sẽ đc quan tâm đến hiệu suất làm việc(độ bền chắc,độ "nhạy") của lồng hơn bác á.Cái lồng bẫy chính là vật hỗ trợ đắc lực nhất trong việc bắt bổi của chim mồi.Nếu mồi hay mà bẫy ko "nhạy" thì dù bổi có nhảy thẳng vào lồng đá với mồi cũng chưa chắc đã tóm đc nó đâu bác á:D
 

huanpham

Vô thường
Tham gia
18/2/08
Bài viết
331
Điểm tương tác
12
SVC$
0
Chào bác huanpham.Theo e nếu là lồng nuôi nhốt (kể cả Cu Gáy hay các loại khác)thì mới hay đc để ý đến hình thức chứ lồng bẫy thì thường sẽ đc quan tâm đến hiệu suất làm việc(độ bền chắc,độ "nhạy") của lồng hơn bác á.Cái lồng bẫy chính là vật hỗ trợ đắc lực nhất trong việc bắt bổi của chim mồi.Nếu mồi hay mà bẫy ko "nhạy" thì dù bổi có nhảy thẳng vào lồng đá với mồi cũng chưa chắc đã tóm đc nó đâu bác á:D

He he đùa tí cho vui thui, chứ cái đó tùy vào tính cánh đam mê của mổi người Chú ạ. đổi với Mình chim cu đẹp + với lồng bẫy đẹp, (mà không làm bổi sợ) , hịc thèm lắm.
Hiệu xuất không quan trọng lắm trong cánh chơi Cu của Huân (trừ phì gặp con nào mà hay trùm thì mới tìm cánh khác), mà lồng bẫy đẹp cũng không hẵn làm cho bổi chạy hỉ.

To bác DTH : Bác đừng buồn nhé, Em thấy bác viết khí thế quá, lại để từ còn tiếp nên cho Bác một quả để làm tụt chí Anh hùng thôi.
:a01::a01::a01:
 

h04u28y

Thành viên diễn đàn
Tham gia
13/3/08
Bài viết
85
Điểm tương tác
5
SVC$
0
Bác DTH có dàn lồng Cu mồi thiện chiến quá! Ở chỗ em các bác bẫy Cu lợp lồng cu mồi bằng lá rừng hoặc lá cây cọ.
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
....TIẾP THEO ....
Vật liệu chính: Thép và thép không gỉ ( inox-304)

2. Móc treo
Tự tay DTH thiết kế lấy , có một điểm nhìn trông thô vì móc dài nhưng ngược lại nó có thể móc được những kèo to khi không thể tạo nhánh thế khác cho bổi nhảy.Nó cũng rất an toàn khi bẫy nếu có gió lớn....điều này cũng dể hiểu thôi phải không quí vị!

3-Lưới sập
Đan theo từng lồng và loại lưới chịu lực rất lớn .Lổ lưới không quá lớn, nếu lớn khi sập chim thọt cánh ra ngoài thì khó gỡ đôi khi làm đau chim ...

4-Thân lồng:
Khung lồng được làm bằng thép lớn có tác dụng chịu lực và cứng lồng. Phần còn lại là những sợi thép nhỏ nhưng cũng cứng.....Tùy theo từng chú cu mà những chiếc lồng có những đặc điểm phù hợp cho nó. Có cái thì rộng , cái thì hẹp chứ không hoàn toàn giống nhau. Khoảng cách giữa các song phải bảo đảm an toàn khi bị địch tấn công....Đáy lồng rộng , bầu nhằm giúp cu môi có thể di chuyển hay xoay lồng dể dàng, không vướn làm ảnh hưởng tới "cuộc thi" .(Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà DTH có nói TS bạn phải cắt lông đuôi và lông cánh ....và cũng nhận rất nhiều những phản biên khác nhau...sẽ post hình cắt lông cho quí vị sau.)

5-Măt trước của lồng:
Đây là phần rất quan trọng đó. Nó cũng như căn nhà của bạn vậy, nó đập vào mắt người nhìn ....và nói lên một phần về gì gì ..đó ...của chủ nhân. Còn lồng chim thì nó phải đạt tiêu chí : "Có như không, không như có ".... vậy. Nghe thật buồn cười phải không quí vị! NHưng đấy là sự thật đau lòng cho mấy chú bổi ngoài rừng.
Mặt trước của chiếc lồng này được đan ca rô bằng những sợi thép inox không gỉ 304. Cực kì mãnh mai nhưng rất cứng và căng. Mới nhìn bạn sẽ không thấy.... Vâng đây chính là yếu tố mà làm cho chú cu rừng mạnh dạn tấn công. Quí vị có thể nhìn thấy đường xoắn đôi nó đạt độ tinh xảo tuyệt vời của bàn tay nghệ nhân. Sợi thép tuy rất nhỏ nhưng lại cứng, muốn đạt như vậy đòi hỏi phải cực kì khéo léo và một chút tinh quái thì mới thành công. Các lổ này có kích thước bằng nhau... DTH đã đo rồi. Hổng tin quí vị có thể ktra. Hihihi. Những lồng khác thì mặc trước là những song , song song với nhau và đây là 1 đểm khác ....cũng có tác dụng rất an toàn cho cu mồi.

6-Cống đựng thức ăn
Lồng bẫy là loại lồng rất cơ động nên đòi hỏi nhỏ, gọn và nhẹ.. do đó những chiếc cống cũng phải nhỏ và phù hợp. Làm gì thì làm nhưng khi bẫy vẫn phải bảo đảm đủ dinh dưỡng cho cu trong những ngày xung trận.
Vì lồng nhỏ nên cống cũng nhỏ cho phù hợp, do đó miệng cống rất nhỏ nên khi cu ăn rất dể bị trầy lông cổ hay đầu do vướn vào miệng cống. Chính vì điều nay mà miệng cống được bịt một lớp nhựa cực kì an toàn cho chú cu .( Phải yêu quí chú cu thật sự thì chủ nhân mới cưng như vậy đó.. hihiihihihi) Như vậy chắc chắn không ảnh hưởng đến long thể rồi.:a04::a04::a04:Cống được đan bằng tre rất nhuyễn.... đáy đan bằng sợi đồng hoặc cước rất nhỏ nhằm tránh mục khi ẩm ướt.
P6151352.JPG

7-Bệ nhảy và cầu sập:

Vâng ! mình rất đồng ý với quí vị là cầu chim càng đẹp , như những nhánh cây uốn lượn hay hình trạm khắc rồng phụng thì nhìn rất bắt mắt và đã lắm.... Ngày xưa DTH và những người chơi cũng sưu tầm những chiếc cầu như thế.... nhưng qua thực tế rồi thì sau này đã thay đổi...có khác một chút. Nghĩa là đẹp thì ai cũng thích cả nhưng vì đây là lồng bẫy nên yếu tố hiệu suất là ưu tiên hàng đầu.
Do đó tiêu chí có thay đổi một chút các bạn à! Như thế này :Bạn làm gì không cũng được miễn nó nói lên thông điệp cho chú cu rừng:" Nơi đây an toàn mời bác đậu":a01::a01:
Do đó chiếc cầu nhảy càng đơn giản càng tốt, nó tạo cảm giác rất an toàn... hihi. Nếu là những cấu có cây cong hình này hình nọ , hay sần sùi đẹp mắt đôi khi có tác dụng ngược ...
Có một điều mà DTH muốn nói với quí vị là bệ nhảy trông rất yếu ớt như thế nhưng chú nào không nhảy cầu mà nhảy vào bệ thì coi như xong luôn. hihi chuyển hộ khẩu rồi.


Về lưới sập phần trên DTH có nói sơ qua rồi.... và có 1 ý DTH đã áp dụng cũng thành công là lưới có độ rộng 1 chút. Nghĩa là khi có sự cố những vị khác không mời mà đến thì cũng an toàn. Lí do là lưới rộng khi sập hắn vủng vẫy là nó cuốn lại và hất văng qua một bên ..... Rất an toàn cho cu mồi.

Trên đây là những điểm cơ bản của một chiếc lồng bẫy cu gáy. DTH cho rằng đây là những nhận xét của cá nhân nên còn rất nhiều những khiếm khuyết và mong nhận được nhiều góp ý của các bậc tiền bối.

Thiết bị thứ 2 mà DTH muốn giới thiệu với quí vị là CÂY SÀO( Cây thước thần đó hihi)( còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Trí Nguyên

Thành viên diễn đàn
Tham gia
4/6/08
Bài viết
67
Điểm tương tác
19
SVC$
0
Mặt tiền để đạt đến chuẩn :"có mà như không" thì tuyệt vời rồi A nhỉ!!! còn lưới chụp là 1 vấn đề có thể nói là đã làm đau đầu khg ít "hành giả bẩy cu" đây, đã vài lần vì thương "đệ tử mới" wa nên fai đành lòng cầm lấy kéo mà xấp lưới mới đem được chú ta ra ngoài đó A.Huy!!! (Kinh nghiệm của a đúng là xương máu thật! Vì mắt lưới lớn wa, bổi chui cả đầu và cánh ra ngoài- bắt rất khó!!!) Vị chi mỗi lần như vậy là phải tốn 1 cái lồng mới!!...khg sao, luôn có lồng mới xài!!! Cảm ơn A rất nhiều về những KN đó!!!
 

trangbangboy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/3/08
Bài viết
55
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Bác Huanpham post hình cái lụp đờn cò lên tham gia đi chứ.Cho không khí thêm nhộn nhịp.
 

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Mạo muội góp ý cho cái móc treo lồng của DTH!
Nếu bác cứ để bằng thép tròn như thế thì khi gặp gió dù không muốn nó vẫn xoay ( không cố định chặt vào cành cây được), bác nên cải tiến đi một chút ( như hàn thêm một lá thép và để cho diện tích tiếp xúc giữa cành cây và móc lồng lớn nhất). Chỗ mình làm móc ( và cả lồng nữa) toàn bằng vật liệu tự nhiên như mây, tre, lá cọ,... chứ không làm bằng thép như chỗ bác, nói dại chứ nếu không may bác đi bẫy mà đánh rơi lồng thì,... với gia tốc rơi tự do của lồng thép như thế rất dễ gây chấn thưong nặng cho chim. Riêng cái móc treo lồng, ở chỗ mình làm bằng cành cây, phía bên trong ( chỗ tiếp giáp với cành cây khi treo lồng) được gọt phẳng và khi treo lồng lên thì nó khóa chặt vào cành cây rất an toàn và dễ thực hiện các yêu cầu kỹ thuật khi bẫy chim.
Có lẽ do thói quen nên mặc dù mình cũng có lồng sắt giống lồng của bác (do người bạn quý mến mình tặng) nhưng mình chỉ để làm kỉ niệm và nuôi chim quý ở nhà mà không mang đi bẫy bác à, còn toàn dùng lồng bẫy do một anh bạn trong hội chơi chim của mình làm thôi, rất nhẹ, rất thoáng, dễ ngụy trang và cái quý là có vẻ như giúp chú chim mồi gần gũi với thiên nhiên hơn,...!
Mình chỉ góp ý thế thôi nhé, không có ý gì khác đâu. Theo mình thì mỗi người có một thói quen, một quan niệm khi chơi chim để cảm thấy thoải mái ( vì xả được stress) vậy thôi nên lồng nào cũng được miễn là nó dễ sưu tầm, phù hợp với túi tiền, hình thức mình ưng, sử dụng thuận tiện an toàn thì đều tốt cả!
Chúc mọi người vui!
Trân trọng!
 

banchu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/4/08
Bài viết
30
Điểm tương tác
29
SVC$
0
Cảm ơn bác DTH thật nhiều vì đã post và viết quá chi tiết cái lụp. Nhưng nói thật cái gì cũng Ok 10 điểm hết, nhưng có 2 thứ (móc lồng, cây cầu ngoài) mà banchu tôi chỉ cho điểm 5 thôi :), đừng buồn nha bác DTH, theo ý riêng của mình cái móc lồng DTH nên làm bằng ống túc đạn CKC, còn cái ngù quay thì làm bằng sừng trâu, hai thứ này làm bền lắm, ít bị xoay khi có gió mạnh, móc lồng nên làm bằng dây thép lò xo giường thì tốt nhất. Còn cái cầu ngoài bác nên móc ruột cho nhẹ bớt.... còn dùng lá nhựa hôm nào quên móc vào cây mắt ó, táo rừng, vâu vấu .... khi lấy lồng xuống coi chừng khóc hu hu ... đó nha :) còn cái cóng nước thì ... xấu quá chỉ điểm 2 thôi nha :)). Cóng chứa nước của mình đã siêu tầm, mỗi lần về làm quà cho mấy anh bạn chim cu, hầu như ai cũng thích hết ....hihihii
to Bác Namnhi : Khi mà rớt lồng xuống đất, gia tốc rơi tự do như nhau.... nên lồng gì cũng gây chấn thương cho chim hết bác à... cẩn thận trước khi treo và sau khi lấy lồng là tốt nhất ....

Thân,

DSCN0620.jpg

DSCN0617.jpg

DSCN0614.jpg
 

banchu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/4/08
Bài viết
30
Điểm tương tác
29
SVC$
0
Bác Huanpham nói đúng lắm, nhưng bằng nhựa nó hay bị oxy hóa sang màu vàng và dễ bị nứt, vỡ, nên có ngày chim bị nhịn uống nước luôn.... lúc đó khóc hu hu luôn ... :)


Thân,
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Cảm ơn các Bác NamNhi và Banchu , những điều 2 bác nói rất chí lí, và DTH xin giải thích thêm.
Thứ nhất về móc lồng nó không phải tròn mà là dẹp đó bác Namnhi à, vì khi chụp mình chỉ nhìn thấy mặt trên, mà mặt trên thì nó là cung tròn (Mình cố tình làm như vậy cho nó đẹp) còn mặt tiếp xúc vẫn là mặt phẳng.Do đó khi treo lồng lên cây thì diện tích Txuc vẫn là : 2 mặt phẳng cắt nhau ( góc 90 ) txúc với cành cây tròn, nên tx không còn là điểm nữa mà là có thể là mp hoặc đường.
Thứ 2 là ngày xưa phần trụ làm bằng đầu đạn nhưng ngày nay tìm khó quá và nó ngắn so với cấu trúc của lồng nên không phù hợp. Do đó có cải tiến một chút , hai phần ghép với nhau có bộ phận chốt định vị và khóa lẫn nên không thể xoay dể dàng được. ( Chốt này gồm các bộ phận : lò xo- chốt bi( đạn đũa ) ,rãnh có phe chận..)
Vì do điều kiện di chuyển xa khi đi bẫy nên trên 1 chiếc xe Honda bạn phải thiết kế 1 cây móc treo lồng ( ở giữa tay lái và yên ngồi và có thể treo 4 lồng) và chạy 80km/h vẫn không sao.... nên phải làm móc bằng thép cho nhỏ để dể móc.
Thứ 3 cống nước quả là xấu thật, vì cố tình làm bằng hủ sữa chua bằng nhựa cho NHẸ.
Còn cây cầu nhảy bác nói rất đúng, phải móc rỗng cho nhẹ. Và có cái làm có cái không, vì nếu là cây nhẹ thì không móc cũng không sao. Mà nói nhỏ cho bác nhé, cây mình làm đã sấy và nhẹ tơn à.
Còn về trang trí thì bắt buộc phải lá giả thôi , chứ thật thì tìm đỏ cả mắt cũng không ra ....vì giữa SG mà và lá giả thì sd lâu.
Hihi cảm ơn mấy bác đã góp ý rất thú vị hy vọng nhận được nhiều ý kiến hơn nữa để học hỏi và cải thiện cho tốt.
Vâng mỗi vùng mỗi nơi đều có những đặc trưng khác nhau, mình làm những cái lồng này một phần cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh riêng chứ không hoàn toàn áp đặt là phải như thế... nên một lần nữa rất cảm ơn những góp ý của các bác!
Chúc một ngày tốt lành.
DTH
To: Mr.NamNhi
Nếu mà làm toàn bộ bằng tre hay cây thì tuyệt lắm , có thể nó không nhỏ hay mảnh như lồng thép nhưng than ôi ... Hổng ai làm được bác à.Và ở SG người ta thích lồng sắt như vậy hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Cảm ơn bác DTH thật nhiều vì đã post và viết quá chi tiết cái lụp. Nhưng nói thật cái gì cũng Ok 10 điểm hết, nhưng có 2 thứ (móc lồng, cây cầu ngoài) mà banchu tôi chỉ cho điểm 5 thôi :), đừng buồn nha bác DTH, theo ý riêng của mình cái móc lồng DTH nên làm bằng ống túc đạn CKC, còn cái ngù quay thì làm bằng sừng trâu, hai thứ này làm bền lắm, ít bị xoay khi có gió mạnh, móc lồng nên làm bằng dây thép lò xo giường thì tốt nhất. Còn cái cầu ngoài bác nên móc ruột cho nhẹ bớt.... còn dùng lá nhựa hôm nào quên móc vào cây mắt ó, táo rừng, vâu vấu .... khi lấy lồng xuống coi chừng khóc hu hu ... đó nha :) còn cái cóng nước thì ... xấu quá chỉ điểm 2 thôi nha :)). Cóng chứa nước của mình đã siêu tầm, mỗi lần về làm quà cho mấy anh bạn chim cu, hầu như ai cũng thích hết ....hihihii
to Bác Namnhi : Khi mà rớt lồng xuống đất, gia tốc rơi tự do như nhau.... nên lồng gì cũng gây chấn thương cho chim hết bác à... cẩn thận trước khi treo và sau khi lấy lồng là tốt nhất ....

Thân,

DSCN0620.jpg

DSCN0617.jpg

DSCN0614.jpg
Cống này khi trang bị cho những loại lồng chim khác cũng quá đẹp chứ đừng nói là cu... nó là lọ kem hay hóa chất gì thì phải???
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Thiết bị thứ 2 mà DTH xin giới thiệu với AE là cây gậy thần nè :
Ngày xưa ở quê, DTH cũng có sào làm bằng cây tre hay tẩm vông rất nhỏ , 2 cây nối lại với nhau.... Giống như hìh ảnh ma HLong gới thiệu ở Phú Yên vậy. Vâng hình ảnh đó nó gắng liền với các "hành giả" bẫy cu không thể tách rời ... Cũng giống như con trâu và cai` cày của người nông dân Viết Nam. Từ bao giờ chẳng rõ nhưng nó mãi là kỷ niệm đẹp và rất đẹp đối với người bẫy cu.
Tuy nhiên , với thời gian và cuộc sống đô thị thay đổi nên mọi vật cũng phải đổi thay cho phù hợp.... và nó tiện ích hơn rất nhiều.
Nếu vẫn để yên nguyên bản thì không thể sử dụng được vì nó dài , vướn và rất nguy hiểm khi di chuyển xa. Dó đó DTH xin giới thiệu cây sào được làm bằng thép ống inox không gỉ.
Hai cây nầy làm bằng 2 vật liệu khác nhau
P6151436.JPG

Cây nào cũng có thể kéo dài ra bằng cách nới lỏng đai ốc côn và sau đó xiết chặt lại tùy thích, cho phù hợp với khoảng cách chiếu cao cần...
P6151454.JPG

P6151452.JPG

Khi kéo dài ra nè:
P6151447.JPG


Câu liêm làm bằng thép, bén lắm đấy.... nhằm mé cành cây, sửa nhánh, tạo thế cho cu bổi đứng ở "vị trí tốt nhất và an toàn nhất " khi thi đấu với cu mồi.... đôi khi nó cũng giúp cho chủ nhân đỡ đói bụng nữa đó. Đố quí vị biết tại sao???
P6151449.JPG


Lúc đầu làm bằng inox thì ai cũng cho là tuyệt cú mèo rồi còn gì.... hihihi nhưng do tuổi già sức yếu , lội suối băng rừng mà đi nên nó trở thành "gánh nặng " do đó mới cải tiến thêm chút nữa là làm bằng nhôm .... hihihi vụ này thì tuyệt thật vì nó "nhẹ như lông chim luôn " ha ha ha .

Cây bên phải làm bằng nhôm...
P6151449.JPG

P6151447.JPG


Dù là nhôm , inox hay tre .... thì nó phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản phải có để đáp ứng cho các" hành giả " bẫy cu.( Vấn đề này nó là nghệ thuật khi đi bẫy cu gáy rồi..mà DTH không dám nói .)
Trên là những hình ảnh DTH muốn giới thiệu với ae , và mong nhận những ý kiến của các bậc tiền bối.
DTH
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

trangbangboy

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/3/08
Bài viết
55
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Bác DTH có thể chỉ cho em chỗ nào bán loại sào này không?Em tìm nhiều chổ mà không có bán loại này.Chỉ có loại giống như cây ăngten bằng nhôm trong rất sơ sài.Cám ơn bác trước.
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Bác DTH có thể chỉ cho em chỗ nào bán loại sào này không?Em tìm nhiều chổ mà không có bán loại này.Chỉ có loại giống như cây ăngten bằng nhôm trong rất sơ sài.Cám ơn bác trước.
Không có ai bán đâu bạn à.... hihi . Những cây này do chính DTH làm ra thôi ( Phải nghĩ đủ cách để chế...) khi làm xong định làm tiếp nửa thì hỡi ơi thị trường không còn bán loại nhôm đó nữa ....nên pó tay luôn huhuhu.
 

NAMNHI

Thành viên tích cực
Tham gia
2/1/08
Bài viết
174
Điểm tương tác
10
SVC$
0
Cảm ơn bác DTH đã post hình, đúng là một "ngành" cơ khí mới hình thành để đáp ứng nhu cầu của những người bẫy gáy!
Ở chỗ mình thì khác, đâu đâu cũng có tre, trúc và đặc biệt là nứa, rất nhiều! vì vậy chỉ cần mang lỗng bẫy đi, tới nơi xin ( hoặc mua) một cây và chỉ trong vài phút là làm được một cây sào ( có vòng bằng dây leo ở rừng, sẵn lắm! tất nhiên là không có câu liêm giống của bác!), bẫy hết buổi lại gửi lại ở "cơ sở" hôm sau lên chỗ đó có sào sẵn rồi đế mà bẫy ( Mình hiện nay có tới 3 cây sào đang gửi ở ba nơi như vậy). Kể ra thì cũng hơi tạm bợ nhưng,...!
À! mà các bác có biết tính TRỰC khi làm sào bằng tre, trúc hoặc nứa không? này nhé: đếm tổng số đốt rồi chia cho 4 nếu có số dư là 1,2,3 thì ổn!
 

locabc

Thành viên diễn đàn
Tham gia
3/10/07
Bài viết
71
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Dạ em cũng mới tậu được 1 cây sào nhôm giống y chang cây sào của bác DTH. Phải nói là sào trúc thì cứng và hợp với đặc điểm của chú chim gáy, giản dị, mộc mạc bình dân hơn. Nhưng cuộc sống đô thị cũng có những vật dụng khi sử dụng vào thú chơi cu gáy nhằm tạo thuận lợi cho người chơi thì ta cũng nên mạnh dạn áp dụng chứ ạ. Với dân đường nhựa như em thì việc vác sào trúc vừa cồng kềnh, nguy hiểm khi rong ruổi cùng với chú mồi cưng trên ngựa sắt nên em thấy sử dụng sào nhôm rất tiện các bác ạ. Có điều sử dụng sào nhôm thì phải giảm tối đa trọng lượng của lồng bẫy, việc này đã được các bác đề cập ở phần trên rồi.
@ Trangbangboy: bác thử ra tiệm đồ câu nhé, hỏi mua cán vợt câu cá là có đấy, cây sào của mình cũng có xuất xứ từ Sài gòn đó.
 

DTH

Tại sao...!
Thành viên BQT
Tham gia
19/3/08
Bài viết
1,201
Điểm tương tác
706
SVC$
0
Cảm ơn bác DTH đã post hình, đúng là một "ngành" cơ khí mới hình thành để đáp ứng nhu cầu của những người bẫy gáy!
Ở chỗ mình thì khác, đâu đâu cũng có tre, trúc và đặc biệt là nứa, rất nhiều! vì vậy chỉ cần mang lỗng bẫy đi, tới nơi xin ( hoặc mua) một cây và chỉ trong vài phút là làm được một cây sào ( có vòng bằng dây leo ở rừng, sẵn lắm! tất nhiên là không có câu liêm giống của bác!), bẫy hết buổi lại gửi lại ở "cơ sở" hôm sau lên chỗ đó có sào sẵn rồi đế mà bẫy ( Mình hiện nay có tới 3 cây sào đang gửi ở ba nơi như vậy). Kể ra thì cũng hơi tạm bợ nhưng,...!
À! mà các bác có biết tính TRỰC khi làm sào bằng tre, trúc hoặc nứa không? này nhé: đếm tổng số đốt rồi chia cho 4 nếu có số dư là 1,2,3 thì ổn!

Bác nói như thế thì quá ư là tiện lợi rồi.... nhưng ở SG muốn làm cũng không được .... và cũng may là mình tốt nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy nên tha hồ thỏa những ý tưởng ... hihihi. Có người khi tặng ...đem ra ngoài khắc họ tên vào cây sào luôn đó.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom