Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Cá vàng được lai tạo ở Trung Hoa cách nay khoảng 1000 đến 1500 năm, và sau đó du nhập vào Nhật Bản và Triều Tiên, nơi mà chúng tiếp tục được phối giống để tạo ra nhiều dòng cá vàng khác nhau. Đối với người mới nuôi cá vàng, dạng thân, vây và những đặc điểm độc đáo ở cá vàng dường như không thể phân loại một cách rõ ràng được. Do vậy, nhiều năm trước đây, Hội cá vàng Mỹ (GFSA) đã phát triển một hệ thống phân loại cho cá vàng. Hệ thống này chia cá vàng thành 3 nhóm chính dựa trên đuôi và vây lưng...

Cấu tạo bên ngoài và phân loại cá vàng:


CA1110-1.jpg


Chú thích:

A: Thân, B: Mắt, C: Gốc đuôi, D: Đường bên, E: Đầu, F: Mũ G: Mặt H: Nắp mang I: Lỗ mũi, J: Vây lưng, K: Vây bụng L: Vây ngực M: Vây hậu môn, N: Đuôi, O: Thùy trên, P:Thùy dưới, Q: Eo


Về cơ bản cá vàng gồm 3 nhóm:

    • Cá đuôi đơn có vây lưng
    • Cá đuôi kép có vây lưng [1]
    • Cá đuôi kép không có vây lưng

Dựa trên ba nhóm cá này, Hội cá vàng Mỹ phân loại những dòng cá vàng như sau:

1. Cá đuôi đơn có vây lưng bao gồm:

CA1110-2.jpg



2. Cá đuôi kép có vây lưng

CA1110-3.jpg


3. Cá đuôi kép không vây lưng
CA1110-4.jpg


Hàng loạt loại cá vàng mới xuất hiện cũng thuộc về ba nhóm cá này chẳng hạn như tosakin (đuôi công)wakin [3], nhưng chúng vẫn chưa được coi như là một dòng cá riêng biệt. Hội cá vàng Mỹ chỉ xem xét công nhận dòng cá mới một khi chúng trở nên phổ biến.

Đặc điểm của cá vàng:

1. Vảy: Có ba loại vảy chính ở cá vàng là ánh kim, trong và ngọc trai.

  • Ánh kim – Loại vảy bóng và phản chiếu ánh sáng như bề mặt kim loại do đó mà có tên ánh kim. Màu ánh kim được tạo ra bởi sự hiện diện của chất guanine tích trên mặt vảy.
  • Trong – Loại vảy không có lớp guanine phản chiếu ánh sáng khiến bề mặt mờ và trong.
  • Ngọc trai – Loại vảy kết hợp của cả hai loại vảy trên theo một tỷ lệ bất kỳ.

2. Màu sắc: Cá vàng có nhiều màu đơn và màu kết hợp khác nhau. Những màu phổ biến bao gồm: đỏ, cam, trắng, đen, xanh, nâu chocolate, vàng, đỏ-trắng, đỏ-đen, đen-trắng, vải hoa calico (gồm đỏ, trắng, đen và xanh).


3. Mắt: Cá vàng có nhiều loại mắt khác nhau, gồm:

· Mắt thường
· Mắt lồi – mắt lồi hẳn ra hai bên đầu.
· Mắt ngưỡng thiên – tương tự như mắt lồi nhưng con ngươi hướng lên trên.
· Thủy bao nhãn – thực ra mắt vẫn bình thường nhưng có hai bọng nước lớn nằm hai bên má, ngay phía dưới mắt.


4. Dạng đuôi: Cá vàng có vô số dạng đuôi như sau:
· Đuôi đơn: Dạng đuôi bình thường trông giống như cái nĩa, nhưng chóp lại tròn.
· Đuôi sao chổi: Dài hơn đuôi đơn (đến 2-3 lần), và chóp nhọn.
· Đuôi shubunkin: Đuôi dài, kích thước tương tự đuôi sao chổi nhưng chóp tròn và góc xòe rộng khiến cho dạng đuôi này trông đầy đặn hơn so với đuôi sao chổi.
· Đuôi kép: Dạng đuôi có hai phần tách nhau khoảng 2/3 chiều dài đuôi, chóp đuôi tròn. Chiều dài đuôi từ 2/3 đến 2 lần chiều dài thân tùy vào mỗi loại cá vàng.
· Đuôi lan thọ và ranchu: Tương tự như đuôi kép nhưng có chóp nhọn. Chiều dài đuôi nói chung từ 1/4 đến 3/8 chiều dài thân.
· Đuôi tosakin: Là một dạng đuôi kép mà các phần không chỉ dính liền mà còn có chóp cong lên khiến đuôi cá có hình vòng cung.
· Đuôi jikin: Tương tự như đuôi lan thọ và ranchu nhưng có dạng chữ X khi nhìn từ phía sau do góc kết nối giữa gốc đuôi và hai thùy đuôi.
· Đuôi voan: Là dạng “cải tiến” của đuôi kép, dài từ 2.5 đến 3 lần chiều dài thân, chóp đuôi bị triệt tiêu khiến đuôi trông giống như “voan”.


5. Kiểu đầu: Một số dòng cá vàng bao gồm oranda, lan thọ và ranchu có bướu trên đỉnh đầu gọi là “mũ”. Bướu giống như chùm nho khiến cá có hình dạng rất đặc trưng, trông như bờm sư tử. Có 3 kiểu đầu tiêu biểu sau:

· Đầu ngỗng: Bướu chỉ nổi trên đỉnh đầu mà không xuất hiện ở mặt và nắp mang.
· Đầu hổ: Bướu nổi lên trên đỉnh đầu và mặt [4].
· Đầu lân: bướu nổi khắp đầu, trên đỉnh đầu, mặt và cả nắp mang.


6. Vây lưng: Một số dòng cá (ranchu, lan thọ, ngưỡng thiên và thủy bao nhãn) không có vây lưng. Các dòng không có vây lưng còn có thể chia thành dạng lưng ranchu và dạng lưng lan thọ.

  • Ở dạng lưng ranchu, lưng hơi cong nhưng phần gốc đuôi đột ngột cụp xuống tạo thành góc 45 độ so với đuôi.
  • Ở dạng lưng lan thọ (bao gồm cả ngưỡng thiên và thủy bao nhãn), lưng tương đối thẳng hơn ranchu và hợp với đuôi một góc nhỏ hơn nhiều so với dạng lưng ranchu.

7. Đặc điểm đặc trưng: Cá vàng được lai tuyển chọn theo từng đặc điểm qua nhiều thế kỷ. Một số đặc điểm này được liệt kê dưới đây:
  • Pom-pom: Một cục thịt dư mọc trước lỗ mũi mà khi phát triển hết cỡ trông như trái banh lông.
  • Ngọc trai: Vảy dày lên, làm cho mặt vảy hơi phồng lên ở chính giữa. Ở những cá thể chất lượng, vảy ngọc trai xuất hiện ở khắp nơi và bao phủ toàn thân cá.
  • Mang lật: Nắp mang lật lên khiến mang lộ ra.

8. Dạng thân: Thay đổi tùy theo mỗi dòng cá, và khó phân loại rạch ròi, bởi vì đặc điểm bề ngoài có thể biến đổi ngay bên trong một dòng (ví dụ, cá vàng oranda có thể có dạng thân đuôi quạt hay đuôi voan). Tuy nhiên, có thể chia thành ba nhóm lớn như sau:
  • Dạng thân thuôn dài: Dạng thân này được thấy ở cá vàng thường, shubunkin và sao chổi. Hầu hết đều có hình thủy lôi.
  • Dạng thân đuôi quạt: Dạng thân này thường được thấy ở cá vàng đuôi quạt, một số loại mắt lồi, một số oranda (đặc biệt là hạc đỉnh hồng), một số ngọc trai, cùng với ngưỡng thiên và thủy bao nhãn.
  • Dạng thân đuôi voan: Dạng thân này tròn trĩnh hơn dạng thân đuôi quạt và độ rộng thân lớn hơn từ 1/4 đến 1/3 dạng thân đuôi quạt truyền thống. Thường thấy ở một số loại như mắt lồi, oranda, ngọc trai, đuôi voan và một số đuôi ribbon.
  • Dạng thân lan thọ và ranchu: Dạng thân này rất tròn với độ rộng thân lớn hơn từ 1/4 đến 1/3 lần dạng đuôi voan. Thân cũn cỡn. Đặc biệt, vùng gốc đuôi không kéo dài mà trông như dính liền vào thân.

Ghi chú
[1] Đuôi kép tức là đuôi có hai phần riêng biệt nhưng thường dính nhau ở một mức độ nào đó nên được gọi nôm na là “cá ba đuôi”.
[2] Dịch chính xác phải là “đầu lân”. Những con oranda cũng thường được gọi là “cá vàng đầu lân”, tuy thiếu chính xác nhưng đã trở nên phổ biến.
[3] Wakin là dạng lai giữa cá vàng thường và cá vàng đuôi kép.
[4] Cách định nghĩa “đầu hổ” ở đây hoàn toàn khác với cách định nghĩa mà chúng ta từng biết, theo đó “đầu hổ” cũng có bướu trên đỉnh đầu, mặt và nắp mang như “đầu lân” nhưng “đầu hổ” vuông vức hơn. Dạng đầu hổ như vậy chính là dạng đầu của ranchu.

Tác giả:Peter J. Ponzio – Hội cá vàng Mỹ (GFSA)
Dẫn theo Nguyễn Trung Đại (vnreddevil) – diendancacanh.com
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom