Guest viewing is limited

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang “Thành Phố Long Xuyên” khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam


Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đem bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam.

Núi có diện tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…


Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” được diễn ra hàng năm vào những ngày 23,24 đến 27 tháng 04 âl.

Do số lượng du lịch đến với lễ hội năm lớn khoảng 2 triệu khách, nên trong năm 2001 tỉnh An Giang đã tiến hành nâng cấp lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ – Núi Sam” và đây cũng là 01 trong 15 lễ hội được Tổng Cục Du Lịch xét nâng cấp thành sản phẩm du lịch cấp quốc gia.

Đoàn Hạnh (Theo haiphong.gov.vn)
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều Sam sinh sống nên được gọi là “Học lãnh Sơn” nghĩa là núi con Sam. Núi có diện tích khoảng 280 ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia “Vĩnh Tế Sơn”) thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thuỷ. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được Bộ Văn Hoá công nhận xếp hạng như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang… và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ… Núi Sam còn có nhiều đền chùa am cốc, đặc biệt trong số đó Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm hàng năm có lễ Vía vào tháng 4 từ sau tết Nguyên Đán, đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng. Và như thế từ lâu, Núi Sam đã trở thành một trong những nơi hành hương quan trọng của nhiều người dân. Ngày lễ chính, cũng là một lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc: đó chính là lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ - Núi Sam” được diễn ra hàng năm vào những ngày 23 đến 27/04 âm lịch.

(Theo Báo An Giang)

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Bằng nguồn vốn vay của ADB và vốn đối ứng, An Giang đang đầu tư 3 triệu USD dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt và xử lý rác tại Khu du lịch Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Công trình rộng 39ha, gồm các hạng mục: Trạm xử lý nước thải công suất 2.000m3/ngày đêm; bãi chôn lấp rác công suất 30 tấn/ngày và 40 nhà vệ sinh công cộng. Dự kiến cuối năm 2009 công trình sẽ đưa vào sử dụng. Khu du lịch Núi Sam lớn nhất tỉnh, có quần thể di tích quốc gia gồm chùa Hang, Tây An Cổ Tự, miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, hàng năm thu hút hơn 3 triệu lượt khách đến tham quan, hành hương.

Thảo An

Đồng Tháp: Công ty Hóa nông Hợp Trí lại bị kiện

(12G).- Hai nhà vườn chuyên trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) gồm: Ông Nguyễn Văn Đường ở xã Long Hậu; Nguyễn Phúc Lâm xã Tân Phước đang làm đơn kiện Công ty Hóa nông Hợp Trí đòi bồi thường thiệt hại. Hai hộ này sử dụng phân bón lá Zintrac do công ty trên sản xuất, phun xịt trên 2ha quýt và bị thiệt hại trên 80%. Triệu chứng là toàn bộ lá quýt bị đốm, trái non cũng bị đốm và rụng 100%. Trước đó, ông Lưu Văn Ràng, ở xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung đã sử dụng phân bón lá hiệu Zintrac do công ty trên sản xuất (ngày 13-3-2007) phun trên 0,7ha quýt hồng. Sau đó, toàn bộ lá, trái non bị triệu chứng giống hệt vườn quýt của hai nhà vườn vừa nêu. Khi ông Ràng kiện Công ty Hợp Trí đã bồi thường 80 triệu đồng.

Thảo An
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Ngao du trên đỉnh Núi Sam (An Giang)
Nguồn: Báo Cần Thơ
Hội vía Bà chúa Xứ Núi Sam (Châu Đốc, An Giang) đang vào mùa. Bên cạnh đi vía Bà, việc lên đỉnh núi đang là một “mốt” của những người du lịch ưa thích khám phá. Du khách có thể chỉ mất một buổi để khám phá Núi Sam bằng cách leo núi hoặc đi bằng xe gắn máy...




Đi hội vía Bà, khám phá núi Sam là tour có thể đi về trong ngày đối với du khách xuất phát từ Cần Thơ. Không cần hướng dẫn viên, du khách vẫn có thể ung dung ngao du sơn thủy tại vùng đất này.



Nếu có thời gian, du khách leo núi bằng đường mòn ngay sau lăng Thoại Ngọc Hầu. Tiếng là đường mòn nhưng con đường đã được tu sửa nhiều: Những đoạn dốc cao, trơn trợt đã được cải tạo thành bậc thang cho dễ đi. Các quán giải khát mọc san sát dọc đường đi luôn sẵn sàng giúp bạn giải nhiệt và “giải mệt”. Hầu hết các quán đều có võng nằm nghỉ. Người đi khỏe chỉ mất nửa giờ để lên tới đỉnh; đi chậm thì mất khoảng một giờ hoặc hơn. Đến lưng chừng núi, du khách có thể dừng chân bên những phiến đá to và bằng phẳng tranh thủ nghỉ mệt. Phóng tầm mắt theo cánh đồng bát ngát, khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thiên nhiên từ đây chạy dài đến bên kia biên giới. Những dãy núi mờ xa là địa phận Campuchia. Mùa này, hoa phượng đã nở. Trên ngọn núi này, đâu đâu cũng thấy một màu đỏ rực của hoa. Khách cũng có thể dừng chân ở những ngôi chùa hoặc am thờ nhỏ mọc lưng chừng núi để chiêm bái...



Khách muốn khám phá núi Sam bằng xe gắn máy thì hãy đến ngã ba Đầu Bờ, rẽ trái một đoạn sẽ gặp đường lên núi, còn gọi là đường Tháp. Đường lên núi dài khoảng 2km được tráng nhựa, khá dốc và quanh co uốn lượn: có những đoạn quẹo cua “cùi chỏ” rất gắt. Đi khoảng 1km thì có một công trình xây dựng dở dang. Vị trí này rất đẹp, nhưng có thể vì chưa khai thác được nên công trình đóng cửa im lìm, dù cơ sở vật chất đã cơ bản xây xong. Du khách đừng ngại đến gõ cửa bảo vệ xin vào thăm thú và ngắm cảnh. Kiến trúc công trình rất đẹp lại xây dựng trên một đỉnh của núi Sam. Tại đây, du khách có thể nhìn toàn cảnh Thất Sơn (Bảy Núi). Khu vực này có tháp ngắm cảnh được xây dựng cao hàng chục mét. Công trình này nếu hoàn tất chắc sẽ thu hút nhiều khách lưu trú vì tại đây là nơi có thể thư giãn, nghỉ ngơi rất tốt với không khí trong lành và những buổi hoàng hôn lãng mạn...



Tuyệt nhất là khi lên đến đỉnh núi Sam. Độ cao của núi chỉ khoảng 230m, nhưng do nằm tách biệt với các núi khác nên từ đây du khách có thể phóng tầm mắt đi rất xa. Đoạn Tam Giang uốn lượn trên sông Hậu được nhìn thấy rất rõ. Kinh Vĩnh Tế - mộttrong 9 di tích được ghi dấu trên Cửu Đỉnh ở Đại Nội (Huế) hiện lên như một con rồng uốn khúc trên đồng ruộng, ẩn mình trong những tàn cây. Xa hơn nữa, tỉnh Tà Keo của Campuchia cũng nằm trong tầm mắt. Chính vì đỉnh núi này có một vị trí lý tưởng như vậy, nên năm 1896 một vị quan người Pháp đã xây một nhà nghỉ để ngắm cảnh, nghỉ ngơi. Về sau, thực dân Pháp sử dụng nơi đây làm pháo đài để bắn phá các vùng xung quanh. Hiện nay, khu pháo đài đã được quân đội ta trấn giữ...



Lên đến đỉnh núi, khách sẽ được tìm hiểu tường tận về gốc tích của Bà chúa Xứ. Bệ đá nơi đặt tượng Bà trước khi hạ sơn vẫn hiện diện tại đây và được bảo quản rất kỹ, gọi là nơi Bà “ngự”. Loại đá này khá lạ, có xuất xứ từ vùng biển xa bờ. Người xưa đã dùng loại đá này để tạc tượng thờ trên đỉnh núi. Nhưng do thời gian, tượng bị bỏ quên trong rừng sâu. Cho đến lúc ông Thoại Ngọc Hầu vào khai phá vùng này thì tượng Bà mới được phát hiện và lập miếu thờ cho đến ngày nay. Kèm theo đó là những truyền thuyết, những câu chuyện truyền miệng huyền bí. Đó là lý do tại sao nơi đây thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm, đưa An Giang trở thành tỉnh thu hút nhiều du khách nhất ĐBSCL...
 

thephong_2005

Thành viên tích cực
Tham gia
30/8/07
Bài viết
460
Điểm tương tác
6
SVC$
0
Nếu có dịp về miền Tây Nam Bộ thì chắc hẳn quý vị sẽ được thưởng thức món canh chua, một món ăn nổi tiếng của vùng sông nước Nam Bộ. Canh chua ở đây phong phú từ cách nấu đến nguyên liệu. Và quan trọng nhất là chất chua của nồi canh, nó quyết định nguyên liệu cho món canh chua.


Món canh chua ngọt thì chất chua chính là từ chanh, và cá đi kèm là các lóc, cà mè vinh, cá bông... Lúc này, không cần đến các loại rau thường xuất hiện trong món canh chua như thơm, giá, bạc hà, rau nhút, đậu bắp... Ngoài chanh, me là chất chua phổ biến cho món canh chua, thì chất chua cho nồi canh còn tùy vào từng địa phương. Miền Bắc hay dùng trái sấu làm chất chua còn vùng sông nước Nam Bộ dùng trái bứa thay cho me đang váng cơm chưa đến mùa chín. Còn ở vùng Bảy Núi, An Giang thì bà con địa phương lại sử dụng một chất rất độc đáo cho món canh chua, đó là lá vang.

Có thể nói đây là một sản vật địa phương. Lá vang tựa như lá bông giấy, thân dây, vị chua thường mọc ở vùng rừng núi. Theo người dân sống ở vùng Núi Sam - Châu Ðốc thì mùa lá vang cho hương vị ngon nhất là vào mùa mưa (tháng tư đến tháng mười âm lịch). Ðây cũng là mùa có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở Núi Sam nên món canh chua lá vang của bà con ở đây được đông đảo du khách khắp nơi biết đến qua các lần về Châu Ðốc vãn cảnh cúng Bà. Một điều khá thú vị là lá vang được hái ở sườn đông của Núi Sam thì lại cho hương thơm, vị chua ngon hơn lá vang được hái ở sườn tây. Có thể là lá vang mọc ở sườn đông được nhận những tia nắng ban mai của mặt trời nên có hương vị ngon hơn lá vang mọc ở sườn tây.

Lá vang lại thường được nấu với thịt gà (được gọi là canh chua lá vang) hoặc thịt bò (được gọi là bò xào lá vang). Ðối với canh chua lá vang thì thịt gà được ướp gia vị cùng với sả, ớt, đậu phộng, xào cho thịt vừa chín tới, cho một phần lá vang xắt nhuyễn vào xào chung. Ðến khi thịt thật chín, cho thêm nước đun sôi vào, nêm gia vị vừa ăn. Cho tiếp số lá vang còn lại vào và nhắc ngay nồi canh chua khỏi bếp. Số lá vang cho vào lúc đầu để tạo chất chua chính, phần lá vang cho vào lúc sau cùng vừa góp thêm phần chua vừa như món rau. Nên nét độc đáo của món canh chua lá vang là chất chua cũng chính là món rau phụ. Ðối với bò xào lá vang thì có người lại thích cho thêm nước cốt dừa vào, vị ngọt của thịt bò, vị chua của lá vang hòa lẫn vị béo của dừa tạo nên hương vị độc đáo khó quên cho món bò xào lá vang. Còn canh chua gà lá vang thoảng nhẹ mùi sả với mùi thịt gà, vị chua của lá vang tạo nên một vị chua rất riêng của món canh chua lá vang mà bất cứ một thực khách nào đã ăn một lần thì chắc hẳn khó quên được hương vị của món canh chua độc đáo này. Nhắc đến lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, nhắc đến Núi Sam - Châu Ðốc là du khách nhớ đến ngay món canh chua lá vang. Một món ăn ngon gắn liền với thổ nhưỡng, thiên nhiên và cách chế biến rất riêng, độc đáo của vùng Bảy Núi, An Giang.

Gia Dũng
 

Đại linh

"Fan mê Chào Mào"
Tham gia
26/11/07
Bài viết
3,308
Điểm tương tác
491
SVC$
0
những thông tin rất hay và bổ ích, rất cảm ơn bác ............. nếu có chút hình anh em thưởng lãm thì sẽ rất tuyệt bác à !!!!!!!!!!!!!!!!!
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom