Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
Sỏi thận là gì? Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới và được xác định qua chụp hình Xquang hoặc siêu âm.

Nguyên nhân: Sỏi thận được tạo thành khi hội đủ những yếu tố: (1) lượng nước tiểu ít, (2) nước tiểu có nồng độ cao một số chất có khuynh hướng lắng đọng như: oxalat, calci, acid uric, (3) không có đủ những chất có khả năng hòa tan những chất này để ngăn ngừa sự kết tủa.

Các loại nước giải khát dưới đây có thể chống lại sự lắng đọng sỏi

1. NƯỚC CHANH

Uống nhiều nước chanh không chỉ giúp giải khát, bổ sung sinh tố C mà còn là 1 phương pháp đơn giản để chống lại sự lắng đọng sỏi ở những người bị sỏi thận.

Sự lắng đọng và kết tủa dần dà của sỏi có thể xảy ra qua thời gian dài không riêng gì mùa nóng. Tuy nhiên, vào mùa nóng, lượng nước mất qua đường mồ hôi nhiều, cơ thể có khuynh hướng thiếu nước, nước tiểu đậm đặc hơn nên dễ có khuynh hướng tạo sỏi và những viên sỏi đang tồn tại dễ phát triển.

Quan trọng nhất trong số những chất có chức năng hòa tan nhiều loại chất khoáng có khuynh hướng kết tủa thành sỏi là citrate và quả chanh là nguồn rau quả tự nhiên có hàm lượng cao nhất hoạt chất này.

Một nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp Trường Đại học California ở San Diego vừa cho biết: uống nước chanh hàng ngày là một phương pháp đơn giản để chống lại việc tạo thành những viên sỏi ở thận hoặc đường tiểu. Theo TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm, uống 120ml nước chanh pha với với 2 lít nước mỗi ngày đã giảm tỉ lệ tạo sỏi từ 1 xuống còn 0,13 viên ở những bệnh nhân đã bị sỏi thận.

Trước đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Đại học Duke cũng cho thấy uống nước chanh có vai trò ngăn chặn việc tái phát sỏi thận. Trong thử nghiệm này, 12 bệnh nhân sỏi thận được cho dùng thêm nước chanh trong chế độ ăn uống hàng ngày trong 4 năm. Kết quả cho thấy những người này đã giảm đi hiện tượng phát triển sỏi và không ai trong số này phải dùng thêm thuốc để điều trị sỏi trong suốt thời gian trên.

Ngoài citrate, thường uống nước chanh còn có tác dụng cung cấp lượng nước đủ để giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống đủ để có tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước tiểu mỗi ngày.

Ngoài ra, tránh ăn mặn và quá nhiều chất đạm

Ngoài việc uống nước chanh, tránh ăn mặn và không nên ăn quá nhiều chất đạm là 2 yêu cầu quan trọng đối với người bị sỏi thận. Muối ăn gia tăng nguy cơ lắng đọng sỏi. Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh những thực phẩm công nghiệp có hàm lượng muối cao và giảm muối trong nêm nếm. Ăn nhiều đạm vừa buộc thận phải làm việc quá sức vừa làm gia tăng một số chất cặn bã có khuynh hướng lắng đọng trong nước tiểu. Do đó, người bị sỏi thận không nên ăn quá 100g cá, thịt mỗi ngày

2. TRÀ XANH

Uống trà xanh có thể ngăn ngừa được những cơn đau do sỏi thận. Do trà xanh có khả năng chống lại sự thành lập sỏi và làm các viên sỏi thận dễ vỡ hơn.

Đây là kết quả một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trường ĐH Tứ Xuyên (Thành Đô, Trung Quốc). Theo thống kê, hiện nay bệnh sỏi thận đang gây ảnh hưởng khoảng 5% dân số thế giới.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng những tiến bộ trong kỹ thuật quét hình ảnh để khảo sát tác dụng của tinh chất trà xanh lên các tinh thể calcium oxalate (thành phần chính của viên sỏi).
Kết quả cho thấy khi cho lượng tinh chất trà xanh càng nhiều thì các tinh thể calcium oxalate càng trở nên dẹt hơn, khi đó tính ổn định của viên sỏi càng trở nên kém hơn và dễ bị vỡ hơn. (Theo Tuổi trẻ)

3. KIM TIỀN THẢO


Kim tiền thảo còn gọi là mắt trâu, mắt rồng, vẩy rồng, có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb) thuộc họ cánh bướm.

Kim tiền thảo là cây thảo, sống lâu năm, bò sát đất, dài khoảng 1m. Lá mọc so le, gồm 3 lá chét hình tròn, có lông. Hoa tự hình chùm, tràng hoa hình bướm, màu tía. Quả loại đậu, dài 14 – 16mm, chứa 4 – 5 hạt. Mọc hoang trên vùng đồi trung du, vùng núi.

Kim tiền thảo có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, tiêu sạn, giải độc, tiêu viêm; Lợi thuỷ, thông lâm, tiêu tích tụ. Chủ trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do nhiệt độ; Trị gan mật kết sỏi, sỏi thận, tiểu buốt, hoàng đản.

- Liều dùng: 20 – 40g mỗi ngày, có thể uống liên tục, không có độc hại.

- Chú ý: Người tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng.

Nghiên cứu tác dụng dược lý của kim tiền thảo cho thấy: Nước sắc kim tiền thảo có tác dụng làm tăng tuần hoàn mạch vành, hạ áp lực động mạch, làm chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của thận và não cũng tăng, cơ tim co lại. Do đó, có thể nghĩ đến việc kim tiền thảo có tác dụng chữa được cao huyết áp. Tuy nhiên, trong thực tế người ta không dùng kim tiền thảo để chữa bệnh cao huyết áp, mà sử dụng kim tiền thảo như một vị thuốc đặc hiệu để điều trị sỏi tiết niệu, sỏi mật và sỏi gan.

(Tổng hợp từ internet)
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom