Guest viewing is limited

loc ct

"Kẻ nghiện mồi cây"
Tham gia
14/1/10
Bài viết
29
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Trong thú chơi chim cu thì bẫy lụp cây là đỉnh của nghệ thuật, tuy nhiên để bẫy được con bổi bằng lụp cậy là một điều không đơn giản, nhất là trong điều kiện chim bổi trận như hiện nay.
Để bắt được con bổi ta cần 3 yếu tố đó là tài nghệ của con mồi, trình độ của người chơi và các yếu tố bên ngoài tác động vào (độ căng của con bổi, các yếu tố về thời tiết......)
Trong yếu tố trình độ của người chơi tôi muốn đề cập đến vấn đề tạo nhánh thế khi đánh lụp cây. Bằng kinh nghiệm non kém và trình độ hiểu biết hạn hẹp của mình tôi tạo Topic này viết ra một số kinh nghiệm để mọi người tham khảo, góp ý và bổ sung thêm cho thú chơi thêm phong phú.

1/ Thông thường đối với người mới chơi khi đi bẫy chim mà gặp chim bổi thì thường nôn nóng treo ngay mồi lên mà ít để ý đến nhánh thế làm như vậy cho dù con mồi có hay, con bổi có căng cũng ít khi bắt được. Đối với người có kinh nghiệm thì không như vậy, người ta phải quan sát xem có thể tạo được nhánh thế để bắt con bổi hay không, nếu không có thì người ta không đánh vì mất thời gian và con mồi bị con bổi quần cho nhừ tử mà không bắt được

2/ Dụng cụ tạo thế : Là một cây sào ở đầu có một cái câu liêm. Cây sào phải cứng và nhẹ. Câu liêm phải làm bắng thép ( Được làm bằng lưỡi cưa là rất tốt ), câu liêm phải mỏng và rất bén, hình dấu hỏi ( Ta không nên làm câu liêm cong quá, không tạo răng cưa vì móc cành không ngọt và hay bị vướng ). Câu liêm tạo xong khi móc cành to bằng ngón tay cái mà đứt ngọt, cây không bị rung nhiều, không tạo tiếng kêu lớn là đạt tiêu chuẩn . Các bác nên nhớ đối với dân đánh lụp cây thì cây sào là một yếu tố rất quan trọng.

3/ Nhánh thế cơ bản : Nhánh thế cơ bản là nhánh thế cao hơn cầu tử từ 30 đến 40 Cm, xa cầu tử khoảng 40 đến 80 Cm. Khi treo lụp ta không nên để cầu tử song song với nhánh thế mà nên bẻ lụp cho cầu tử hơi nghiêng vào nhánh thế thì khả năng bắt bổi cao hơn vì khi con bổi nhảy mà có trượt thì theo quán tính nó thường *** vào mặt lụp và bị bắt.

4/ Những nhánh tối kỵ cần loại bỏ khi đánh lụp cây ;
- Nhánh phía trước mặt lụp và vuông góc với cầu tử, nếu các bác không loại bỏ nhánh này thì con bổi thường đứng ở đó đấu với con mồi mà không nhảy, hoặc nếu có nhảy cũng không bắt được.
- Nhánh ngay sau lưng lụp , nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu với mồi, không bắt được bổi
- Nhánh phía trước mặt lụp, song song với cầu tử nhưng nhưng thấp hơn cầu tử, nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu rồi nhảy ( nhảy bướm ) khả năng bắt được rất thấp, thường chỉ được mấy cọng lông đuôi.

5/ Chọn cây để tạo nhánh thế : Ta nên chọn cây bên ngoài hơi rậm nhưng bên trong lại thóang và có nhiều cành. Ưu tiên cho nhưng cây đứng riêng lẻ ( Cội độc lập ). Cây quá ít lá không nên chọn vì lụp bị lộ, chỉ bắt được những con bổi chưa bao giờ bị bẫy và không biết chim mồi và cái lụp là gì . Cây quá rậm thì khó tạo thế, tối quá nhiều con mồi và bổi không giám chơi.

6/ Thời tiết ảnh hưởng đến việc đánh lụp cây :
- Nếu trời nắng : Không được quay mặt lụp ra hướng nắng vì chim mồi bị nắng nhanh mệt, bị chói mắt cho nên đấu với con bổi không ngon, khi cao hứng nên thì nắm phơi nắng rỉa lông, lúc đó các bác chỉ còn cách lấy thuốc lá ra hút để mà đợi.
- Nếu trời gió : Thí dụ gió thổi từ hướng đông sang hướng tây thì ta treo lụp ở phía tây của cây thế và ngược lại. Treo như thế đỡ bị xoay lụp vì gió thổi, khi bổi về dạn nhảy hơn vì nhánh thế khuất gió ít bị đu đưa.

7/ Nhánh đặc biệt :
Trường hợp gặp cây cội không tạo được thế mà chỉ có một nhánh treo lụp nằm ngang mà ta bắt buộc phải đánh thì cứ treo lụp nên cành đó, cách thân cây khỏang 50 Cm trở lên, bẻ lụp sao cho cầu tử tạo với nhánh treo lụp một góc khoảng 45º
Gặp con bổi đấu vời mồi thì ít mà cứ đi lại trên nhánh thế mà không nhảy thì lần đánh sau ta cắt cụt một phần nhánh thế đó đi thì có khả năng bắt được nó cao hơn.

8/ Đánh ép tàn ( Dấu lụp ) :
Cách này dùng để đánh những con bổi trận. Khi treo lụp, ta ép lụp vào tàn cây sao cho chim bổi về không thể nhìn thấy con mồi, chỉ để một nhánh thế, các cành phía trước và phía sau lại bỏ hết. Chim bổi về nhánh thế tìm không thấy chim mồi, thấy cầu tử, nhảy.

9/ Khoảng cách giữa cầu tử và nhánh thế với từng con bổi :
Thông thường con bổi giọng thổ thường ít truyền cành và nhảy êm, con bổi giọng đồng và son thì ngược lại cho nên khi treo lụp đối với con bổi giọng thổ ta để khoảng cách giữa cầu tử và nhánh thế gần hơn con bổi giọng đồng và son
Trường hợp bổi về đấy khá lâu mà không nhảy các bác nhớ nghe chất giọng và quan sát cách truyền cành di chuyển của nó để ra tạo lại thế hoặc lần sau đánh ta tạo khoảng cách hợp lý giữa cầu tử và nhánh thế thì khả năng bắt cao hơn.

10/ Đem bao nhiêu chim mồi khi đi đánh :
Thông thường khi đi đánh lụp cây các nghệ nhân thường đưa đi hai con mồi, nếu có điều kiện thì một con giọng thổ và một con giọng đồng để khi chim bổi về nó hợp con mồi nào thì để cho con mồi đó bắt. Một con chim mồi ít khi hội đủ tất cả các yếu tố mà ta mong muốn, thường thì được mặt này thì mất mặt khác. Ta nên chọn một con có nước ngoài tốt và một con có nước trong tốt, một con nhanh sào và một con hơi chậm một chút.
Khi đánh ta không nên treo hai con mồi gần nhau quá vì như vậy khi bổi về phân vân không biết nhảy con nào, hoặc gặp con bổi nhát mà hai con mồi làm giữ quá nó sợ và dạt ra ngoài. Khi treo tuyệt đối không được cho hai con mồi cây nhìn thấy nhau, đánh như thế nó sinh ra tật chòi lồng, thời gian dài hư luôn cả hai con mồi.
Nếu bác nào có một con mồi hay cả nước trong và nước ngòai mà lại may bổi nữa thì tốt nhất chỉ nên đánh một con mồi đó, khi đó bắt bổi rất nhanh vì chim bổi về nó không có quyền lựa chọn thứ hai.

11/ Trường hợp mồi và bổi quá sung :
Trường hợp đi rừng gặp bổi ta chưa kịp tạo thế đang cầm chim mồi trên tay nó đã đấy với con bổi, nếu ta đang tạo thế mà chim bổi về nó nhìn thấy ta thì khả năng bắt được nó rất ít. Trường hợp này các bác cứ treo ngay con mồi nhanh sào lên mà không cần tạo thế rồi cầm con mồi kia đi cách xa khoảng hơn 50 m , khi thấy con bổi đã về và đấu với con mồi thì ta nhẹ nhàng tạo thế, tạo xong ta treo con mồi thứ hai lên đợi nó kêu rồi chịu khó đánh một vòng cua 180º đi ngang chỗ con bổi, khi đó con bổi sẽ bay sang chỗ con mồi thứ hai và bị nó bắt.

12/ Khi đi rừng, buổi sáng trời mát ta nên đánh chim ở đỉnh hoặc lưng đồi vì thời gian này chim thường đi ăn ở đó, buổi trưa trời nóng ta đánh dưới chân đồi, nơi có nguồn nước uống và nhiều bóng mát thì khả năng bắt bổi cao hơn.
<o:p></o:p>
Trên đây là một số kinh nghiệm đánh lụp cây ít ỏi mà Lộc ct tôi học hỏi được từ anh em, các bậc tiền bối và qua thực tế của các chuyến đi rừng. Bài viết còn rất nhiều điểm chưa chính xác và thiếu hợp lý . Nhờ anh em trên diễn đàn sửa đổi, bổ sung thêm cho hoàn thiện để cuộc chơi càng thêm thú vị . Trân trọng.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

quankt82

Thành viên tích cực
Tham gia
27/4/09
Bài viết
179
Điểm tương tác
32
SVC$
0
thank bác nhiu vì đã truyền đạt kn cho anh em học hỏi.:a15:.mình sẽ áp dụng kn đó thử xem
 

hoami1976

Thành viên diễn đàn
Tham gia
7/10/08
Bài viết
21
Điểm tương tác
0
SVC$
0
bài của bác thật ý nghĩa.tiện đây cho e hỏi thêm vài vấn đề.khi đặt lụp lên cheo cao hay thấp và cầu tử quay vào trong bui hay quay ra ngoai trời,khi chu em nó chung cay quá cao có cần chèo lên ko ạ.e cheo phía dưới hoạc cây bên cạnh đc ko ha bác?
 

loc ct

"Kẻ nghiện mồi cây"
Tham gia
14/1/10
Bài viết
29
Điểm tương tác
9
SVC$
0
bài của bác thật ý nghĩa.tiện đây cho e hỏi thêm vài vấn đề.khi đặt lụp lên cheo cao hay thấp và cầu tử quay vào trong bui hay quay ra ngoai trời,khi chu em nó chung cay quá cao có cần chèo lên ko ạ.e cheo phía dưới hoạc cây bên cạnh đc ko ha bác?
Việc treo lụp cao hay thấp là tùy thuộc vào thế đánh. Đối với những người mới chơi ta không nên treo quá cao vì ở độ cao ta chỉnh khoảng cách từ cầu tử đến nhánh thế không chính xác và như vây chim nhảy hay bị hụt. Việc cầu tử quay ra ngoài hay vào trong phụ thuộc tàn cây khi ta dấu lụp. Thân
 

Đỗ Quyên

Thành viên tích cực
Tham gia
30/3/10
Bài viết
102
Điểm tương tác
6
SVC$
0
bạn lộc này mình có con thổ ngon lắm nhưng nó hay gáy ơ bụi tr5 nhà mình mà bụi tre khó tìm cành thế lắm bạn có cách nào đặt lồng ở chỗ bụi tre tốt không chỉ mình với :a31:
 

cu ba tròng

Thành viên diễn đàn
Tham gia
11/4/10
Bài viết
12
Điểm tương tác
2
SVC$
0
xin chào a Lộc rất may được biết anh .tôi rất thích chim cu nhưng tôi đi rừng mấy lần nhưng không bắt được. chim ngoài không dám vào đấu.anh có cách nào chỉ em không(chim vào đấu vài hơi là bỏ đi)
 

loc ct

"Kẻ nghiện mồi cây"
Tham gia
14/1/10
Bài viết
29
Điểm tương tác
9
SVC$
0
bạn lộc này mình có con thổ ngon lắm nhưng nó hay gáy ơ bụi tr5 nhà mình mà bụi tre khó tìm cành thế lắm bạn có cách nào đặt lồng ở chỗ bụi tre tốt không chỉ mình với :a31:
Đúng là chim gáy ở bụi tre thì khó tạo nhánh thế thật, bạn thử quan sát xem gần bụi tre có cây gì khác mà con chim hay đậu không ? Nếu có thì tìm nhánh thế trên cây đó, trường hợp nhánh thế không đẹp, lụp bị lộ quá thì ta ta có thể bẻ ngay một ít lá của cây đó dắt vào sau lụp để ngụy trang, như vậy khả năng bắt bổi cao hơn. Thân chào
 

loc ct

"Kẻ nghiện mồi cây"
Tham gia
14/1/10
Bài viết
29
Điểm tương tác
9
SVC$
0
xin chào a Lộc rất may được biết anh .tôi rất thích chim cu nhưng tôi đi rừng mấy lần nhưng không bắt được. chim ngoài không dám vào đấu.anh có cách nào chỉ em không(chim vào đấu vài hơi là bỏ đi)
Trường hợp bạn kể chim ngoài không dám vào đấu có thể do các nghuyên nhân sau :
1/ Chim bổi không căng lửa : Trường hợp này có thể do chim rừng đang nhập bầy kiếm ăn hoạc do chim rừng đang trong giai đoạn ấp đẻ
2/ Đánh không đúng cội
3/ Chim mồi không đủ lực kéo bổi về
Bạn kiểm tra lại ba trường hợp trên trước khi nghĩ đến chuyện nhánh thế . Thân
 

lepa65

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/4/09
Bài viết
52
Điểm tương tác
1
SVC$
0
cảm ơn bài viết đầy kinh nghiệm...!!!Xin hỏi thêm bạn,nếu bẫy cu trong phố thì phải có những bước gì...???
 

loc ct

"Kẻ nghiện mồi cây"
Tham gia
14/1/10
Bài viết
29
Điểm tương tác
9
SVC$
0
cảm ơn bài viết đầy kinh nghiệm...!!!Xin hỏi thêm bạn,nếu bẫy cu trong phố thì phải có những bước gì...???
Câu hỏi này khó trả lời quá vì bản thân tôi chưa bẫy cu trong phố, tuy nhiên nếu ở phố mà có cây thì ta cũng tạo nhánh thế như ở rừng, trường hợp không có cây mà ta thấy chim hay đậu ở các cột ăngten thì lấy cái bẫy đờn cò cho chim mồi vào rồi cột vào các cột ăngten thì có thể bắt được chim. Thân

---------- Post added at 01:45 PM ---------- Previous post was at 01:37 PM ----------
 

cugayquangngai

Thành viên tích cực
Tham gia
22/4/10
Bài viết
119
Điểm tương tác
131
SVC$
0
anh em chú ý khi đi bẫy gáy không nên nóng vội phải chon cảnh cho ngon , chon cây cho phù hợp không cần là nơi chim đứng chỉ cần gần nơi chim hay về gáy là được
sau đó anh em chọn thế treo cho phù hợp với cây , sau đó treo mồi .
 

cudatcon

Thành viên diễn đàn
Tham gia
6/7/10
Bài viết
15
Điểm tương tác
2
SVC$
0
To: Loc ct

Xin cảm ơn bạn về bài viết rất hay của bạn!

Tôi xin bổ sung thêm:

Thường thì ta nên quay cầu tử vào thân cây dể giấu lụp hơn vì tàn lá cây đổ xuống hơi giống chiều kết lá phía sau của lụp và chim bổi thường thủ thế nhảy hướng từ trong thân cây ra có gì trở ngại bay luôn ngoài trời.

Ta nên chọn cây cội thấp nhỏ không nên chọn những cây cổ thụ lớn, chọn cây thấp khi bổi chung cây lúc đó bổi sẽ đối mặt với mồi, muốn giản ra cũng không được vì không gian cây hẹp bắt buộc phải đấu với chim mồi, còn cây to cao khi bổi chung cây ở trên ngọn thúc chờ cho chim mồi lên để đấu nhưng mãi không thấy mồi lên bổi sẽ buồn chí bỏ đi.
 

loc ct

"Kẻ nghiện mồi cây"
Tham gia
14/1/10
Bài viết
29
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Cẩn thận khi để lụp cây xuống đất khi đi rừng : <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Khi đi rừng, trong lúc thao tác hoặc lúc nghỉ ta thường để lụp xuống đất để cho chim ăn đất. Các bác lưu ý là ta phải quan sát thật kỹ trước khi để lụp xuống đất. Nếu thấy các cây cỏ ở chỗ để lụp bị héo, táp lá mà ở chỗ khác gần đó thì không bị thì ta phải biết rằng ở chỗ mình định để lụp người nông dân mới phun thuốc diệt cỏ. Khi bỏ lụp xuống đất theo bản năng chim mồi sẽ ăn đất và ăn luôn phải thuốc diệt cỏ. Nhẹ thì chim mồi của các bác bị tắt tiếng, nhưng phong độ sẽ không bao giờ trở lại như cũ. Nặng thì chim bị bệnh và chết.<o:p></o:p>
Người viết ra điều này trước đây đã phải tiễn đưa một con chim mồi hay vì sự bất cẩn và kém hiểu biết của mình cho nên nói ra để cho các bác tham khảo. Trân trọng<o:p></o:p>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Bạch Đề

Người ghiền Chào Mào
Thành viên BQT
Tham gia
26/8/07
Bài viết
4,634
Điểm tương tác
2,670
SVC$
0
To: Loc ct

Xin cảm ơn bạn về bài viết rất hay của bạn!

Tôi xin bổ sung thêm:

Thường thì ta nên quay cầu tử vào thân cây dể giấu lụp hơn vì tàn lá cây đổ xuống hơi giống chiều kết lá phía sau của lụp và chim bổi thường thủ thế nhảy hướng từ trong thân cây ra có gì trở ngại bay luôn ngoài trời.

Ta nên chọn cây cội thấp nhỏ không nên chọn những cây cổ thụ lớn, chọn cây thấp khi bổi chung cây lúc đó bổi sẽ đối mặt với mồi, muốn giản ra cũng không được vì không gian cây hẹp bắt buộc phải đấu với chim mồi, còn cây to cao khi bổi chung cây ở trên ngọn thúc chờ cho chim mồi lên để đấu nhưng mãi không thấy mồi lên bổi sẽ buồn chí bỏ đi.

Dựa trên bài cuối của anh là "ta nên chọn cây cội thấp nhỏ không nên chọn những cây cổ thụ lớn" đây cũng là vài thông tin em có trao đổi với người chơi cu gáy có nghề.
Nhưng rồi cũng có trao đổi với vài tay chơi thì bảo là tùy địa hình/trường hợp mà treo cao thấp khác nhau v.v...

Nhưng dựa theo lời anh nói và thế đánh của cây cội nhỏ thì em thấy thật là hợp lý. Chim về không có nhiều cành thế để mà chuyền đấu mãi, cũng như chim CM, chỉ một cành "độc nhất" về đấu là nhảy mà thôi.

Không biết có trường hợp nào mình cần phải treo cao không anh nhỉ?
Và treo cao ở hoàng cảnh nào, địa hình ra sao, thế đánh như thế nào mới cần treo cao?

cảm ơn!

Bạch Đề
 

minhke304

Thành viên mới
Tham gia
1/10/10
Bài viết
4
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Ôi nhìn các bác bẩy chim sao mà vui quá., chắc e cũng sắm chu chim cu đi bẫy quá đi hihihihi................. :a15::a15::a15::a15::a15: theo e nhánh thế là hướng thích hợp khi chim về để cho chim có thể nhảy vào bẩy 1 cách dễ dàng và ko bị vướng.,tùy mỗi loạu chim mà treo bẫy o độ cao khác nhau......... tránh tình trảng gió mạnh sẽ làm lồng bẫy đu đưa.!
 

cudatcon

Thành viên diễn đàn
Tham gia
6/7/10
Bài viết
15
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Dựa trên bài cuối của anh là "ta nên chọn cây cội thấp nhỏ không nên chọn những cây cổ thụ lớn" đây cũng là vài thông tin em có trao đổi với người chơi cu gáy có nghề.
Nhưng rồi cũng có trao đổi với vài tay chơi thì bảo là tùy địa hình/trường hợp mà treo cao thấp khác nhau v.v...

Nhưng dựa theo lời anh nói và thế đánh của cây cội nhỏ thì em thấy thật là hợp lý. Chim về không có nhiều cành thế để mà chuyền đấu mãi, cũng như chim CM, chỉ một cành "độc nhất" về đấu là nhảy mà thôi.

Không biết có trường hợp nào mình cần phải treo cao không anh nhỉ?
Và treo cao ở hoàng cảnh nào, địa hình ra sao, thế đánh như thế nào mới cần treo cao?

cảm ơn!

Bạch Đề

To Bạch Đề Cùng AE!
Trong mọi hoàn cảnh, mọi địa hình nếu có điều kiện treo cao là tốt, bổi sẽ mạnh dạn đấu với mồi hơn, nhưng ở đây cây sào của chúng ta khoảng 4 đến 5m mà ta chọn cội quá to, cao thì ta chỉ treo được những nhánh ở dưới gốc thì bổi nhát xuống, hơn nữa cây to tàn rộng gây loảng không gian ức chế sự giao đấu của bổi. Nếu có cội cao tàn hẹp sào treo không tới ta có thể trèo lên treo khoảng giữa tàn cây vẫn có hiệu quả bắt bổi cao.

Thân chào!
 

dachandat

Thành viên diễn đàn
Tham gia
16/3/11
Bài viết
17
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Tất cả đêu hoai nghi , ai cũng có sở trương của ngương đó , nhưng chư đủ , mong tất cả anh em tham gia diễn đẫn đều hơn nưa :a01:

---------- Post added at 09:49 PM ---------- Previous post was at 09:45 PM ----------

à câu chốt nếu chơi chim thi trong long mình phai có chữ (Nhẫn ) xin anh em đừng cười nhé :a01:
 

loc ct

"Kẻ nghiện mồi cây"
Tham gia
14/1/10
Bài viết
29
Điểm tương tác
9
SVC$
0
Vài hình ảnh nhánh thế đẹp :
Đây là nhánh thế " Cùi chỏ đánh ép tàn " rất thích hợp cho việc bắt bổi trận. Thân
sieuthiNHANH2011051713620zdg2otnjow262990.jpeg

sieuthiNHANH2011051713620mgyxowflmt342987.jpeg
 

vnn1234

Thành viên tích cực
Tham gia
25/8/09
Bài viết
421
Điểm tương tác
27
SVC$
0
bài viết của anh quá hay nhưng em chưa đi đánh lần nào nên có vài chỗ không hiểu cho lắm.
 

lqvanh

Thành viên mới
Tham gia
30/7/11
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
SVC$
0
:a20::a08::a44::a21::a12::a34::a11::a35::a15::a03::a36::a25::a14:
Trong thú chơi chim cu thì bẫy lụp cây là đỉnh của nghệ thuật, tuy nhiên để bẫy được con bổi bằng lụp cậy là một điều không đơn giản, nhất là trong điều kiện chim bổi trận như hiện nay.
Để bắt được con bổi ta cần 3 yếu tố đó là tài nghệ của con mồi, trình độ của người chơi và các yếu tố bên ngoài tác động vào (độ căng của con bổi, các yếu tố về thời tiết......)
Trong yếu tố trình độ của người chơi tôi muốn đề cập đến vấn đề tạo nhánh thế khi đánh lụp cây. Bằng kinh nghiệm non kém và trình độ hiểu biết hạn hẹp của mình tôi tạo Topic này viết ra một số kinh nghiệm để mọi người tham khảo, góp ý và bổ sung thêm cho thú chơi thêm phong phú.

1/ Thông thường đối với người mới chơi khi đi bẫy chim mà gặp chim bổi thì thường nôn nóng treo ngay mồi lên mà ít để ý đến nhánh thế làm như vậy cho dù con mồi có hay, con bổi có căng cũng ít khi bắt được. Đối với người có kinh nghiệm thì không như vậy, người ta phải quan sát xem có thể tạo được nhánh thế để bắt con bổi hay không, nếu không có thì người ta không đánh vì mất thời gian và con mồi bị con bổi quần cho nhừ tử mà không bắt được

2/ Dụng cụ tạo thế : Là một cây sào ở đầu có một cái câu liêm. Cây sào phải cứng và nhẹ. Câu liêm phải làm bắng thép ( Được làm bằng lưỡi cưa là rất tốt ), câu liêm phải mỏng và rất bén, hình dấu hỏi ( Ta không nên làm câu liêm cong quá, không tạo răng cưa vì móc cành không ngọt và hay bị vướng ). Câu liêm tạo xong khi móc cành to bằng ngón tay cái mà đứt ngọt, cây không bị rung nhiều, không tạo tiếng kêu lớn là đạt tiêu chuẩn . Các bác nên nhớ đối với dân đánh lụp cây thì cây sào là một yếu tố rất quan trọng.

3/ Nhánh thế cơ bản : Nhánh thế cơ bản là nhánh thế cao hơn cầu tử từ 30 đến 40 Cm, xa cầu tử khoảng 40 đến 80 Cm. Khi treo lụp ta không nên để cầu tử song song với nhánh thế mà nên bẻ lụp cho cầu tử hơi nghiêng vào nhánh thế thì khả năng bắt bổi cao hơn vì khi con bổi nhảy mà có trượt thì theo quán tính nó thường *** vào mặt lụp và bị bắt.

4/ Những nhánh tối kỵ cần loại bỏ khi đánh lụp cây ;
- Nhánh phía trước mặt lụp và vuông góc với cầu tử, nếu các bác không loại bỏ nhánh này thì con bổi thường đứng ở đó đấu với con mồi mà không nhảy, hoặc nếu có nhảy cũng không bắt được.
- Nhánh ngay sau lưng lụp , nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu với mồi, không bắt được bổi
- Nhánh phía trước mặt lụp, song song với cầu tử nhưng nhưng thấp hơn cầu tử, nếu không bỏ nhánh này thì nhiều con bổi hay đứng đó để đấu rồi nhảy ( nhảy bướm ) khả năng bắt được rất thấp, thường chỉ được mấy cọng lông đuôi.

5/ Chọn cây để tạo nhánh thế : Ta nên chọn cây bên ngoài hơi rậm nhưng bên trong lại thóang và có nhiều cành. Ưu tiên cho nhưng cây đứng riêng lẻ ( Cội độc lập ). Cây quá ít lá không nên chọn vì lụp bị lộ, chỉ bắt được những con bổi chưa bao giờ bị bẫy và không biết chim mồi và cái lụp là gì . Cây quá rậm thì khó tạo thế, tối quá nhiều con mồi và bổi không giám chơi.

6/ Thời tiết ảnh hưởng đến việc đánh lụp cây :
- Nếu trời nắng : Không được quay mặt lụp ra hướng nắng vì chim mồi bị nắng nhanh mệt, bị chói mắt cho nên đấu với con bổi không ngon, khi cao hứng nên thì nắm phơi nắng rỉa lông, lúc đó các bác chỉ còn cách lấy thuốc lá ra hút để mà đợi.
- Nếu trời gió : Thí dụ gió thổi từ hướng đông sang hướng tây thì ta treo lụp ở phía tây của cây thế và ngược lại. Treo như thế đỡ bị xoay lụp vì gió thổi, khi bổi về dạn nhảy hơn vì nhánh thế khuất gió ít bị đu đưa.

7/ Nhánh đặc biệt :
Trường hợp gặp cây cội không tạo được thế mà chỉ có một nhánh treo lụp nằm ngang mà ta bắt buộc phải đánh thì cứ treo lụp nên cành đó, cách thân cây khỏang 50 Cm trở lên, bẻ lụp sao cho cầu tử tạo với nhánh treo lụp một góc khoảng 45º
Gặp con bổi đấu vời mồi thì ít mà cứ đi lại trên nhánh thế mà không nhảy thì lần đánh sau ta cắt cụt một phần nhánh thế đó đi thì có khả năng bắt được nó cao hơn.

8/ Đánh ép tàn ( Dấu lụp ) :
Cách này dùng để đánh những con bổi trận. Khi treo lụp, ta ép lụp vào tàn cây sao cho chim bổi về không thể nhìn thấy con mồi, chỉ để một nhánh thế, các cành phía trước và phía sau lại bỏ hết. Chim bổi về nhánh thế tìm không thấy chim mồi, thấy cầu tử, nhảy.

9/ Khoảng cách giữa cầu tử và nhánh thế với từng con bổi :
Thông thường con bổi giọng thổ thường ít truyền cành và nhảy êm, con bổi giọng đồng và son thì ngược lại cho nên khi treo lụp đối với con bổi giọng thổ ta để khoảng cách giữa cầu tử và nhánh thế gần hơn con bổi giọng đồng và son
Trường hợp bổi về đấy khá lâu mà không nhảy các bác nhớ nghe chất giọng và quan sát cách truyền cành di chuyển của nó để ra tạo lại thế hoặc lần sau đánh ta tạo khoảng cách hợp lý giữa cầu tử và nhánh thế thì khả năng bắt cao hơn.

10/ Đem bao nhiêu chim mồi khi đi đánh :
Thông thường khi đi đánh lụp cây các nghệ nhân thường đưa đi hai con mồi, nếu có điều kiện thì một con giọng thổ và một con giọng đồng để khi chim bổi về nó hợp con mồi nào thì để cho con mồi đó bắt. Một con chim mồi ít khi hội đủ tất cả các yếu tố mà ta mong muốn, thường thì được mặt này thì mất mặt khác. Ta nên chọn một con có nước ngoài tốt và một con có nước trong tốt, một con nhanh sào và một con hơi chậm một chút.
Khi đánh ta không nên treo hai con mồi gần nhau quá vì như vậy khi bổi về phân vân không biết nhảy con nào, hoặc gặp con bổi nhát mà hai con mồi làm giữ quá nó sợ và dạt ra ngoài. Khi treo tuyệt đối không được cho hai con mồi cây nhìn thấy nhau, đánh như thế nó sinh ra tật chòi lồng, thời gian dài hư luôn cả hai con mồi.
Nếu bác nào có một con mồi hay cả nước trong và nước ngòai mà lại may bổi nữa thì tốt nhất chỉ nên đánh một con mồi đó, khi đó bắt bổi rất nhanh vì chim bổi về nó không có quyền lựa chọn thứ hai.

11/ Trường hợp mồi và bổi quá sung :
Trường hợp đi rừng gặp bổi ta chưa kịp tạo thế đang cầm chim mồi trên tay nó đã đấy với con bổi, nếu ta đang tạo thế mà chim bổi về nó nhìn thấy ta thì khả năng bắt được nó rất ít. Trường hợp này các bác cứ treo ngay con mồi nhanh sào lên mà không cần tạo thế rồi cầm con mồi kia đi cách xa khoảng hơn 50 m , khi thấy con bổi đã về và đấu với con mồi thì ta nhẹ nhàng tạo thế, tạo xong ta treo con mồi thứ hai lên đợi nó kêu rồi chịu khó đánh một vòng cua 180º đi ngang chỗ con bổi, khi đó con bổi sẽ bay sang chỗ con mồi thứ hai và bị nó bắt.

12/ Khi đi rừng, buổi sáng trời mát ta nên đánh chim ở đỉnh hoặc lưng đồi vì thời gian này chim thường đi ăn ở đó, buổi trưa trời nóng ta đánh dưới chân đồi, nơi có nguồn nước uống và nhiều bóng mát thì khả năng bắt bổi cao hơn.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Trên đây là một số kinh nghiệm đánh lụp cây ít ỏi mà Lộc ct tôi học hỏi được từ anh em, các bậc tiền bối và qua thực tế của các chuyến đi rừng. Bài viết còn rất nhiều điểm chưa chính xác và thiếu hợp lý . Nhờ anh em trên diễn đàn sửa đổi, bổ sung thêm cho hoàn thiện để cuộc chơi càng thêm thú vị . Trân trọng.
Bạn ỏi bãy cu gáy như hình của nick bạn là nó đứng vào lưới là không ra được phải không hay như nào:a09::a09::a09:




bạn chú ý khi tham gia thảo luận trên diễn đàn bạn phải viết bằng tiếng việt có dấu và đầy đủ ký tự-thanks
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom