Guest viewing is limited

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,815
SVC$
0
Đây là bài viết của anh Phùng Mỹ Trung, nói đến vấn đề:

Trong việc gọi tên các bậc phân loại tưởng chừng đơn giản, nhưng đã có không ít bất nhất gây tranh luận đáng cho chúng ta suy ngẫm.


1. Trong một số tài liệu tiếng Việt không chuyên phân loại thực vật đang có hiện tượng nhầm lẫn giữa từ Anh và từ Latin. Có một số tài liệu khi viết chuỗi bậc phân loại đã lồng ghép tiếng Anh và tiếng Latin để chú thích cho các bậc phân loại tiếng Việt. Chẳng hạn như, có tài liệu ghi: giới (kingdom), ngành (divisio), lớp (class), bộ (ordo), họ (family), chi (genus), loài (species). Xem ra, tài liệu này dùng tiếng Anh, nhưng đã mắc lỗi chính tả 2 từ divisio và ordo. Lỗi này là lỗi sinh ra do kí ức, thay vì dùng division thì dùng divisio (Latin) và order thì dùng ordo (Latin). Cũng có người dùng kingdom, divisio, classis, ordo, familia, genus, species; và như thế có nghĩa là dùng hệ thống tiếng Latin nhưng đã nhầm từ kingdom (tiếng Anh), lẽ ra phải dùng regnum. Đây là hiện tượng chuyển tải ngôn ngữ không triệt để. Có lẽ để thấy được mối tương quan giữa các ngôn ngữ được người Việt thường sử dụng cho hệ thống này, khiến cho ai đó không quen dễ mắc sai lầm, tôi trình bày dưới đây hệ thống các bậc phân loại chính từ cao đến thấp:

Tên bậc phân loại chính
Tiếng Việt
Latin
Tiếng Anh
Tiếng Pháp
GiớiRegnumKingdomRègne
NgànhDivisioDivisionEmbranchement
LớpClassisClassClasse
BộOrdoOrderOrdre
HọFamiliaFamily Famille
ChiGenusGenusGenre
LoàiSpeciesSpeciesEspèce
ThứVarietasVarietyVariété
DạngFormaFormForme

<tbody>
</tbody>

Trong việc gọi tên các bậc phân loại tưởng chừng đơn giản, nhưng đã có không ít bất nhất gây tranh luận đáng cho chúng ta suy ngẫm.



2. Thứ bậc genus là thứ bậc phân loại trên loài, luôn được nhắc đến khi phân tích danh pháp loài cũng có hiện tượng bất đồng khi sử dụng tiếng Việt. Hiện nay, tên gọi tiếng Việt cho thứ bậc này được các nhà Động vật học và Thực vật học Việt Nam dùng không thống nhất. Các nhà Thực vật học gọi là chi , còn các nhà Động vật học gọi là giống . Thật ra những năm 1970 về trước, các nhà Thực vật học cả nước cũng gọi là giống, nhưng sau này để tránh nhầm với thứ bậc giống (giống kĩ thuật) trong Nông Lâm nghiệp, là một thứ bậc dưới Loài, các nhà Thực vật học đã thống nhất đổi lại thành chi. Trong thực tế, lĩnh vực Nông Lâm nghiệp cũng vẫn dùng thuật ngữ giống để chỉ những nhóm động vật dưới loài, như các giống Lợn khác nhau (Ỷ, Thuộc Nhiêu, Mông Cái, Đại Bạch, Lan Hồng, Yorshire, Beshire, Duroc, Landrace…) trong loài Lợn nhà Sus domesticus , các giống Gà khác nhau trong loài Gà nhà Gallus domesticus ... Như vậy, gọi giống hay chi để chỉ thứ bậc genus cũng chỉ là một qui ước, nhưng theo tôi, suy cho cùng, học tập và nghiên cứu phân loại học cũng chỉ để phục vụ cho kinh tế xã hội, không thể tách rời các thực vật và các động vật với sản xuất Nông Lâm nghiệp được, nếu chúng ta dùng thống nhất từ " chi " cho cả Động vật học và Thực vật học thì vẫn có ưu điểm là không trùng lặp, đỡ gây khó khăn cho những người học và người nghiên cứu, nhất là trong công tác thông tin khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đời sống.

3. Khi cần dùng đến các bậc trung gian, luật quốc tế gọi tên thực, động vật (ICBN và ICZN) đã qui định dùng tiền tố sub- và super-. Điều này như một mặc định không có gì cần bàn. Ở đây tôi muốn nói, việc dịch các tiền tố đó ra tiếng Việt cũng không được nhất quán trong các tài liệu tiếng Việt. Hiện có 3 xu hướng khác nhau:

- Xu hướng dịch " sub- " thành " phân ", " super- " thành " liên ",ví dụ phân loài (subspecies), phân họ (subfamilia)…, liên bộ (superordo), liên ngành (superdivissio)…

- Xu hướng dịch " sub- " thành " phụ ", " super- " thành " liên ", ví dụ loài phụ (subspecies), họ phụ (subfamilia)…, liên bộ (superordo), liên ngành (superdivissio)…

- Xu hướng dịch " sub- " thành " dưới ", " super- " thành " trên ", ví dụ dưới loài (subspecies), dưới họ (subfamilia)…, trên bộ (superordo), trên ngành (superdivissio)…

Nếu dùng cách thứ hai sẽ phạm phải 2 thuộc tính, một là không có tính đối xứng về quan hệ từ phụ/liên, hai là không thể có phụ hay chính gì ở đây cả, dùng như thế khiến người không chuyên tưởng nhầm một nhóm phụ (thứ yếu) nào đó. Trong toán học, trong xã hội học… chúng ta vẫn thường nói, chia tổ ra thành những phân tổ, chia lớp thành những phân lớp… chứ ít ai lại nói chia các tổ ra thành những tổ phụ, chia lớp ra thành những lớp phụ… vì lúc chia rồi thì làm gì có tổ chính, lớp chính đâu nữa.

Nếu dùng cách thứ ba thì lại mơ hồ. Khi nói "dưới loài" ai biết người nói muốn ám chỉ subspecies, và họ có thể hiểu nhầm varietas hay forma, vì cả ba bậc này đều dưới loài. Ngược lại khi nói trên họ, ai hiểu ta muốn nói bộ, ngành hay giới, các bậc này cũng đều ở trên họ cả mà.

Như vậy, theo tôi dùng cách thứ nhất vừa đáp ứng được tính đối xứng về quan hệ từ phân/liên, vừa tránh được sự nhầm lẫn không đáng có.

Nguồn Sinh Vật Rừng Việt Nam

-----------------------------------------------

HLong_ce thiết nghĩ chúng ta cũng thống nhất như trên để cùng tìm hiểu sâu cũng như dễ dàng tiếp cận các tài liệu khoa học trong nước và quốc tế sau này

Thân
HLong_ce
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom