Guest viewing is limited

tungnguyen611

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/1/08
Bài viết
27
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Từ một nông dân nghèo, dốc hết tâm sức với cánh tay còn lại, ông Bùi Văn Phép tạo nên sản nghiệp với nghề nuôi cá kiểng, nổi tiếng khắp nước.

Tưởng ai chứ ông Ba Phép quá quen thuộc, dân nuôi cá kiểng “chịu” ổng lắm vì cái tài nuôi cá”. Một cán bộ phường Long Bình, quận 9 - TPHCM nói như thế và nhiệt tình dẫn chúng tôi tìm trại cá kiểng của ông Bùi Văn Phép, tên thường gọi là Ba Phép, tại số 89/H Nguyễn Xiển, ấp Thái Bình, phường Long Bình, quận 9-TPHCM.


Ông Ba Phép bên hồ cá la hán vừa lên gù
Tỉ phú một tay

Trại cá kiểng của ông Ba Phép có hàng trăm hồ lớn, nhỏ nằm san sát nhau trên diện tích 1,6 ha với đủ các loại cá như: hồng kim, bảy màu, bình tích, hột lựu, hồng cam, tứ vân, lau kiếng, la hán... Tại đây còn có thêm hai chiếc ao rộng với vài chục vèo cá bột đang chờ ngày xuất trại. Thấy chúng tôi đứng trân nhìn người đàn ông cụt cánh tay phải lọ mọ bước ra từ chòi lá - nơi cho cá ăn, anh cán bộ phường cười nói: “Ổng đó. Tay trái mà ổng... lái cả cơ nghiệp. Sinh viên các trường: ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Cần Thơ, Thủy sản Nha Trang đến đây thực tập cũng đều thán phục ổng”.

Biệt danh “tỉ phú một tay” như một sự tôn vinh mà mọi người dành cho ông Ba Phép. Ông sinh ra và lớn lên tại Thủ Đức-TPHCM. Mảnh đất Long Bình nơi ông đang sinh sống và canh tác ngày xưa vốn là vùng bom cày đạn xới. Cũng như bao thanh niên khác trong làng lúc bấy giờ, Ba Phép ước mơ có cuộc sống thanh bình với cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Nhưng ước mơ cỏn con ấy cũng không thành hiện thực khi ông bị bắt quân dịch. Hai lần lẩn trốn cũng là hai lần ông bị bắt lại. Năm 1972, ông bị đưa ra chiến trường miền Trung và tại đây ông bị mất một cánh tay. Ông nhớ lại: “Khi ấy, tôi rất tuyệt vọng, không biết sẽ làm gì để nuôi vợ và đàn con với cánh tay trái còn lại”. Nhưng khi lành vết thương, nghĩ đến vấn đề cơm áo, gia đình, với cánh tay còn lại ông tiếp tục ra đồng làm ruộng.

Muốn giàu nuôi cá...

Làm ruộng mãi cũng không khá lên được. “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”. Ông bà đã nói thế và ông làm theo, quyết định chuyển sang nghề nuôi cá. Năm 1977, chạy vạy vay mượn được vài cây vàng, cải tạo 1,6 ha đất ruộng, ông mua giống nuôi tôm càng xanh. Tận dụng lợi thế đất nằm cạnh sông Đồng Nai, ông chất chà dụ tôm, cá. Nhờ chịu thương, chịu khó, chỉ ba năm sau ông có đủ vốn trả nợ.

Năm 1985, phong trào chơi cá kiểng tại TPHCM xuất hiện ngày một nhiều, Ba Phép nảy sinh ý định nuôi cá kiểng. Biết tiếng ông Sáu Sánh, Sáu Ổi ở quận 8 có trại nuôi cá kiểng ông xin vào làm công, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm. Sau gần nửa năm, Ba Phép trở về nhà, cải tạo ao chuyển sang nuôi cá kiểng. Đầu tiên, ông cho xây những bể nhỏ nuôi thử nghiệm cá hồng kim, hòa lan, bảy màu. Từ thành công của những lứa cá đầu tiên, ông mạnh dạn xây thêm nhiều hồ, sưu tầm thêm nhiều loài cá kiểng như phượng hoàng, ngân long, chép Nhật, hồng cam, tứ vân, lau kiếng, ông tiên, cá dĩa, la hán... và đưa vào nuôi đại trà.

Tạ ơn với nghề

Sau hơn 20 năm gắn bó với nghề, ông Ba Phép được xem là người rất am tường và thành công với nghề nuôi cá kiểng. Ông đang sở hữu trại cá với rất nhiều loài quý. Riêng cá la hán của ông có đến hơn 10 loài như: phước lộc thọ, kim cương phước lộc thọ, kim cương xanh, châu kim cương... Trung bình mỗi ngày, ông xuất gần 10.000 cá kiểng các loại cho các cửa hàng cá kiểng trong TP và các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, các tỉnh miền Trung. Thông qua các cửa hàng này, cá của ông còn được xuất sang Singapore, Thái Lan...

Trại cá Ba Phép giờ đây không chỉ nổi tiếng là nơi cung cấp cá kiểng mà còn là địa chỉ dành cho sinh viên từ các trường ĐH đến tham quan, thực tập. Cũng từ trại cá của ông, những người có hoàn cảnh khó khăn đã được ông truyền nghề và trở nên khá giả như chủ cửa hàng kinh doanh cá kiểng Trần Thanh Văn ở Đồng Nai, Trần Văn Út với mô hình nuôi cá chép Nhật tại Tiền Giang... Hiện bốn trong 10 người con của ông Ba Phép theo cha làm nghề nuôi cá kiểng. Anh Bùi Văn Sơn, con trai ông, cho biết: “Mỗi khi có ai khó khăn đến xin học nghề, ba tôi đều tận tình giúp đỡ. Ông không giấu nghề và luôn mong cho người khác khá hơn”.

Ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Bình, nhận xét: “Ông Ba Phép không chỉ là gương điển hình nông dân sản xuất giỏi của địa phương mà còn nổi tiếng khắp cả nước. Từ một người nghèo khó, ông đã vươn lên, thành công với nghề và truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho bà con nông dân”. :yahoo::yahoo::yahoo::yahoo::yahoo:


Theo NLĐ
 

tung

Thành viên tích cực
Tham gia
21/2/08
Bài viết
202
Điểm tương tác
3
SVC$
0
thành công đến từ sự cố gắng không chùn bước + 1% may mắn.
một tấm gương sáng phải không các anh?
thank!
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom