Guest viewing is limited

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Theo thống kê, khoảng 5 năm trở lại đây người chơi, nuôi cá dĩa ngày càng nhiều và hễ “dính” vào rồi ít có người “buông” ra vì sức hấp dẫn của nó, nếu có thì tạm hoãn thời gian rồi cũng quay lại với con cá dĩa. Nghĩa là cuộc chơi “truyền kỳ” vì vậy nên chăng cần phân bố hợp lý thời gian, tiền bạc..... để có thể truyền kỳ với cá dĩa.
Theo kinh nghiệm thô thiển của mình, tôi đưa ra một ít “Quy tắc” để anh em tham khảo

1. Từ rẽ đến mắc

Cũng có nghĩa là từ dễ đến khó.

- Giống: Tôi chọn con bồ câu hạt lựu. Đã Việt hóa 100%, là thế mạnh của Việt Nam, chỉ có xuất khẩu chớ không nhập về, sức đề kháng cao, khả năng tăng trưởng vượt trội, giá lại phải chăng so với các loại khác

- Size: Tôi chọn size 6 - 8 vì nhỏ hơn tuy có rẽ nhưng với người mới chơi sẽ khó nuôi, lớn hơn thì cá và người chưa kịp quen, thân nhau chúng đã đẻ. Người mới chơi chưa đủ kinh nghiệm để xử lý. Không ra được cá bột mà còn làm suy cá dẫn đến người chơi thiếu tự tin ở mình.
Sau thời gian 3 - 12 tháng anh em đã có “khái niệm” về cá dĩa, khi đó cần thiết thì nâng cấp giống của mình lên chẳng hạn như red, yellow hay beo vàng, abino.... hiện đang là “thời thượng”

2. Hồ Kệ.

Khi mới đến với cá dĩa, tôi nghĩ thật đơn giản chỉ cần một hồ với vài con để ngắm là quá đủ nhưng qua vài tháng thấy một hồ chưa đủ.....rồi tiếp là 2,3...cuối cùng là 5,7 hồ; 3,4 kệ, không cái nào giống cái nào. Nhìn lại thấy giống nhà kho hơn là nơi thư giản, ngắm cá ....và công việc vệ sinh thay nước cũng trở nên "cực nhọc". Hiện một số AE mới chơi vẫn còn tình trạng này: Bỏ thì tiếc mà giữ lại thì "bực mình" qua từng ngày.

Tôi đề nghị:

Khởi đầu một kệ 3 hoặc 4 tầng, hồ có thể 2 cũng được. Tự đặt, đúng chuẩn của cá dĩa. Việc này tuy có hơi tốn kém hơn ra tiệm mua hàng làm sẳn nhưng sẽ rất có lợi về sau như:
- Chiếm ít diện tích trong nhà
- Đẹp và đồng bộ về sau nếu cần mở rộng
- Dễ bố trí hệ thống điện, cấp, thoát nước
- Phù hợp với tập quán sống bầy đàn với không gian rộng và "ăn dơ nhưng ở sạch" của cá dĩa
- Dễ thanh lý trong trường hợp "nghỉ chơi"
Nghĩa là tiến lui đều có hướng. Sẽ lợi hơn rất nhiều so với "5,7 hồ; 3,4 kệ" không cái nào giống cái nào

Quy cách hồ kệ:

Hồ:
- Hồ thương phẩm: 30 - 40 x 50 x 120 - 140cm (cao, rộng, dài; kính đáy tố thiểu 8li, kính xung quanh tối thiểu 6li)
- Hồ sinh sản: 30 - 40 x 50 x 60 - 70cm (cao, rộng, dài; kính đáy tố thiểu 6li, kính xung quanh tối thiểu 5li)
Chú ý:
+ Hồ cá thương phẩm luôn = 2 lần Hồ sinh sản để có thể để chung vào một kệ
+ Kiềng xung quanh: kính 6li (HSS), 8li (HTP) nhưng không để thanh chắn giữa hồ (khó vệ sinh)
+ Khoan đáy xả nước hoặc bắt ống (như hình)
+ Nên sơn trắng hoặc xanh lơ các mặt chỉ chừa mặt ngoài

Kệ:
Kích thước kệ đi theo kích thước hồ nhưng nên đảm bảo:
+ Khoảng cách từ mặt đất đến mặt đáy thứ nhất tối thiểu là 10cm
+ Khoảng cách từ mặt hồ đến mặt đáy thứ 2 tối thiểu là 20cm (Bố trí như vậy cho tất cả các tầng)
+ Dùng sắt V 5 li (Không đẹp bằng sắt vuông nhưng chịu lực và bền hơn)
+ Đáy mỗi tầng lót mod xốp (thùng cà rem) hoặc mod (dùng làm dép lê, chợ KB có bán) để phân tán lực của hồ

Hồ, kệ nên đặt chổ thoáng mát về mùa hè, ấm áp tránh gió trong những ngày mưa bão và muà đông.

Sở dĩ hồ kệ cũng là "quy tắc" bởi vì nuôi cá dĩa phải chăm sóc, vệ sinh, thay nước..... hàng ngày nên mọi thao tác thừa, vướng víu làm mất thời gian và khi đã lắp ráp, thả cá rồi, khó mà mà di chuyển hay làm lại, gây mệt mõi không đáng có cho người nuôi.


Hình minh họa (mẫu cũ không nhất thiết phải theo)

dsc00002ye5.jpg



3. Bắt cá, vận chuyển, thả cá vào hồ:


Bắt cá:

Chọn hồ để bắt:
Thả một ít thức ăn vào hồ tất cả cá đều bu đến tranh nhau ăn là hồ cá chưa nhiễm bệnh (hay ít ra là sức đề kháng của chúng còn) chọn hồ này để bắt cá. Các trường hợp khác đều không chọn (như chúng thờ ơ với thức ăn hay có một hai con quay mặt vào thành kiếng) vì hồ cá đã có dấu hiệu của bệnh
Chọn cá:
Chọn những con tròn, mập vây cờ căng, không hở mang..... đặc biệt là chú ý kỳ dưới nếu thấy thiếu (không cân xứng) cũng loại (yếu tố di truyền)

Vận chuyển:

Tùy theo lượng cá mà có bao bì thích hợp, không lớn quá mà cũng không nhỏ quá nhưng phải đảm bảo 1/3 bao bì là nước đủ để cá bơi lội ở mức tối thiểu; 2/3 bao bì còn lại là oxy (oxy trong bình nén). Không thổi không khí vào vì có thể cá chưa chết vì ngộp nhưng vẫn không khỏe để sống lâu
Bao bì ít nhất phải có 1 lớp không nhìn thấy được bên ngoài để cá không bị hoãng. Cắt một ít nilon cho vào để tránh xay xát trước khi thổi oxy và cột chặt. Nếu có thùng xốp cho vào trước khi di chuyển thì an toàn hơn.

Thả cá vào hồ:

Cá đem về đến nhà không nên thả ngay vào hồ mà nên cân bằng nhiệt khoảng 30 - 45 phút. Trong thời gian này có thể mở bao bì kiểm tra độ PH của bao bì cá và hồ nước đã chuẩn bị sẳn không để chệnh lệch quá 0,5 độ PH
Sau khi đã cân bằng nhiệt, PH cho bao chứa cá vào hồ trút từ từ cho cá ra hồ, đảm bảo mực nước 10 - 20 với cá size dưới 7,8; 20 - 25 với cá size trên 8. Dùng kháng sinh (Tetra nhật) để đề phòng trầy xướt ở cá 1/3 muỗmg dao ua/100 lít
Không cho ăn thay nước trong 2 ngày đầu

Quy tắc thì vẫn còn nhiều nhưng đến đây các bạn đã vào "cuộc chơi", nghĩa là có thể ngắm nghía cá đẹp, có thể sẽ "đau cái bụng, xót cái ruột" vì cá bệnh, cá...chết.....rồi cũng tự đặt ra "quy tắc" cho mình. Nhưng đừng quên vào đây để tham khảo, chia sẽ .......cùng anh em

Lưu ý:

1. Bơm: Dùng 12w - 15w (Lớn hơn tạo dòng chảy mạnh cá nhát ít ăn, nhỏ hơn không đảo được nước) hiệu gì cũng được nhưng mua nhiều để dễ thay thế cho nhau, thay nước mỗi ngày nên chỉ dùng lọc gòn, dùng van để điều chỉnh lượng khí cho từng ống khí cho phù hợp; Hồ cá đẻ (=1/2 hồ thường)
- Lọc chìm mới mua hay để lâu sử dụng lại nên dùng bút thử điện để biết có rò điện hay không mà loại bỏ; Để tuyệt đối an toàn phải chắc rằng đã ngắt nguồn điện trước khi cho tay vào hồ có lọc chìm.

2. 2 hệ thống riêng biệt
- Nước vô: làm cả 1 hệ thống đến từng hồ thường chỉ dùng vòi hồ trên cùng dự trữ nước. các vòi hồ khác chỉ dùng đề súc rữa hồ khi đã xuất cá
- Nước xả: Có 2 ống: 1 chỉ dùng để xả; 1 vừa xả vừa vô (Có van khóa) từ hồ trên cùng trữ nước xuống.
+ Khi xả hồ nào thì mở van xả hồ đó, xả riêng (các van hồ khác luôn đóng)
+ Khi vô hồ nào thì mở van vô hồ đó, lấy nước từ hồ dự trữ (các van hồ khác luôn đóng)
Như vậy nước xả không phải từ hồ trên xuống hồ dưới rồi mới ra ngoài (Điều tối kỵ của cá dĩa; nước dơ của hồ này cho vào hồ khác)
Áp suất nước: chỉ "mồi" lần đầu khi ráp nối hệ thống thôi, lúc đó chưa có áp suất nên phải "mồi". Khi đã xả 1 lần thì các lần sau "tự động"
Khoan đáy thì hiện nay người ta thường dùng, không gắn van dưới mà dùng ống nút lỗ khoan lại trong hồ cá (áp suất nước sẽ hút chặt), khi xả, rút ống lên.
Mình chưa sd nên không biết được ưu điểm của HT này, tuananhvienngoc hay Kitax đang dùng bạn liên hệ hén

3. Thay nước mỗi ngày lượng nước thay ra theo mật độ cá trong hồ, theo size cá thường thì 70% -100% (Chỉ nên dùng với bồ câu, red....; Beo, cá vàng, da rắn... có khi chịu không nổi)

4. Có thể nuôi từ 10 -12 con size 10 dùng lọc, thay nước 20 - 50% cách ngày là tốt nhất đối với "đủ loại"

Rất cám ơn anh em đã đọc
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Ðề: Một số “Quy tắc” cho người mới "nuôi thiệt" cá dĩa...

Sau khi đã dính với con cá dĩa thời gian, nếu anh em đoạn tuyệt được với nó tui thật lòng mừng cho anh em nhưng thường thì ngày càng “lún” sâu hơn bởi cá đẹp, giống mới luôn xuất hiện tràn lan thấy là khó cầm lòng được, thêm nổi cứ nhìn “cá mình hỏng giống cá người ta”... Vậy là tiếp tục nhập... cứ như vậy đến lúc anh em tự nghĩ “sao không tìm cách thu lại, ít lắm cũng lấy thu bù chi”...Vậy là anh em lao vào nuôi thiệt, cầm bằng phải ăn chịu với nó, cầm bằng với “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Nêú anh em chưa có ý định nuôi thiệt thì con cá dĩa cũng dụ anh em lao vào bằng cách đẻ cho anh em vài ổ trứng cho ra vài chục con thậm chí hàng trăm con, mặc dù anh em chẳng làm gì cho chúng hết. Lúc này anh em tự nghĩ “Chà! Chà! Nuôi cá dĩa cũng đâu có khó khăn gì” vậy là anh em lao vào nuôi thiệt ...và...sập bẫy con cá dĩa và bắt đầu “giận nó” từ đây.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Khúc đường này tui có đi qua, cũng vất vã lắm mới “mày phải đền lại cho tao những gì đã vay”. Ban đầu chỉ cần một đền một.... theo thời gian cái “nỗi giận” của tui tăng lên nên bắt nó một phải đền năm, trả bảy mà cũng chưa thấy hả được cơn giận... <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Vậy nên rất muốn anh em phụ tui, cùng “trấn lột triệt để” nó, nhất là những anh em đã “sập bẫy cá dĩa” và hào phóng cho nó vay hơi bị nhiều nhiều.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Hồi trước, tui bắt đầu “đòi được nó” từ khi thấu đáo cặn kẻ những vấn đề này (giờ cũng vậy bởi tui không có ý định làm “bác học cá dĩa” nên chỉ học và hành bấy nhiêu thôi) <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
1. Nước và xử lý nước: Là vấn đề quyết định tất cả. Phải am hiểu nguồn nước mình đang sử dụng <o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
2. Thổi khí: Là vấn đề sống còn của con cá dĩa. Phải bố trí cho phù hợp<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
3. Chế biến thức ăn: Là vấn đề đơn giản, càng cầu kỳ càng dễ hư việc. Chỉ cần đủ chất là xong. Công thức của tui thật đơn giản nhưng tốc độ lớn và độ mập bự của cá luôn từ bằng đến hơn các trại tầm cở khác<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
4. Xử lý trùng chỉ: Là nguyên nhân gây bệnh nếu chưa thành thạo, chưa thành nghề (con cá dĩa không (hay chưa thể thiếu trùng chỉ nên mình phải rành))<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
5. Cho ăn: Cá ăn mới lớn được. Phải biết cách cho ăn để chúng ăn nhiều và ít dơ nước<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
6. Thay nước: Là vấn đề quyết định (cùng với thổi khí) làm cá ăn nhiều, tăng trưởng tốt hay bệnh tật èo uột...<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
7. Điều trị bệnh: Con cá dĩa khi đã phát bệnh thì không thể tự khỏi nên ta phải can thiệp. Chỉ cần nắm vững những loại bệnh thông thường và thuốc trị.<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Chi tiết, bài viết về những vấn đề trên đều có sẳn trên diễn đàn này, chỉ cần anh em nghiền ngẫm thấu đáo rồi áp dụng theo môi trường, điều kiện riêng của mình, tui tin rằng anh em sẽ qua “khúc cua” này nhanh thôi<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
Thân anh em!<o:p></o:p>
 

coidoiotroc

Thành viên tích cực
Tham gia
29/8/10
Bài viết
152
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Nêú anh em chưa có ý định nuôi thiệt thì con cá dĩa cũng dụ anh em lao vào bằng cách đẻ cho anh em vài ổ trứng cho ra vài chục con thậm chí hàng trăm con, mặc dù anh em chẳng làm gì cho chúng hết. Lúc này anh em tự nghĩ “Chà! Chà! Nuôi cá dĩa cũng đâu có khó khăn gì” vậy là anh em lao vào nuôi thiệt ...và...sập bẫy con cá dĩa và bắt đầu “giận nó” từ đây.

Nó đó bác Cốc Chủ ơi , tui đang cú với nó lắm lắm , cứ đẻ cho thật nhiều nhưng hổng có bao nhiêu con , mãi mà chẳng ra đám bột nào để thử luyện công phu của bác , cặp bồ câu mới đẻ được 2 ngày bi giờ trứng trắng gần hết , chắc đậu cỡ 10 con , làm sao nuôi....
 

tieumieu

Thành viên tích cực
Tham gia
23/5/08
Bài viết
169
Điểm tương tác
0
SVC$
0
bồ câu thuộc hạng khó xơi,chơi loại này cần có cá zú,ko có cá zú là còn cay cú với nó hoài

---------- Post added at 06:15 PM ---------- Previous post was at 06:14 PM ----------

Cocchu ơi,em thì ko bị cá dĩa dụ mà đang bị giải pháp đồng bộ của cocchu dụ nè:a01:
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Có đẹp, có hấp dẫn mới dụ được người khác à nghen! (như con cá dĩa vậy đó)

Tui thấy có 1 vài em nữa cũng lâm vào tình trạng vậy (sau khi từ nhà tui dìa...)

Có người đang làm lọc cát kìa...(hỏng biết thiết kế ra sao?)

Có người đang học lại đo PH... (quá ư là muộn)

Có người muốn hơn tui (về khoảng tốn tiền) chơi toàn thuốc ngoại... (quá ư là sang)

---------- Post added at 08:48 AM ---------- Previous post was at 08:39 AM ----------

bồ câu thuộc hạng khó xơi,chơi loại này cần có cá zú,ko có cá zú là còn cay cú với nó hoài

Ngoài nhược điểm nuôi con ẹ, bc là thứ bò đá không đau, trâu **** không đứt,... nói chung là thứ dễ tính, dễ nuôi nhất.... (Nuôi cho đẹp lại là chuyện khác)
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Nêú anh em chưa có ý định nuôi thiệt thì con cá dĩa cũng dụ anh em lao vào bằng cách đẻ cho anh em vài ổ trứng cho ra vài chục con thậm chí hàng trăm con, mặc dù anh em chẳng làm gì cho chúng hết. Lúc này anh em tự nghĩ “Chà! Chà! Nuôi cá dĩa cũng đâu có khó khăn gì” vậy là anh em lao vào nuôi thiệt ...và...sập bẫy con cá dĩa và bắt đầu “giận nó” từ đây.

Nó đó bác Cốc Chủ ơi , tui đang cú với nó lắm lắm , cứ đẻ cho thật nhiều nhưng hổng có bao nhiêu con , mãi mà chẳng ra đám bột nào để thử luyện công phu của bác , cặp bồ câu mới đẻ được 2 ngày bi giờ trứng trắng gần hết , chắc đậu cỡ 10 con , làm sao nuôi....

Ai biểu "nhẹ dạ" để nó dụ....

Không đẻ, đẻ không trống, đẻ có trống không nuôi con....ai mà không bị vậy. ở các trại nhờ số lượng nhiều nên cặp này (hoặc một mớ cặp này) "cà giựt" thì còn mớ khác...

Đôi khi áp dụng "hết thế" mà nó cứ trơ trơ... vẫn phải ôm chịu chờ cho nó vui lại, ai dám chắc là hễ mình xử là cá nó đẻ đâu?
 

coidoiotroc

Thành viên tích cực
Tham gia
29/8/10
Bài viết
152
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Ai biểu "nhẹ dạ" để nó dụ....

Hà hà , khi " yêu " ai lại không " nhẹ dạ " bác ơi...
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Ai biểu "nhẹ dạ" để nó dụ....

Hà hà , khi " yêu " ai lại không " nhẹ dạ " bác ơi...

Úy trời! trời! tuổi này mà còn nói tiếng yêu được hả ta????

-------------------------------------------
(Sót chút gì trong vở
Lòng vẫn vấn vương nhiều
Đôi khi hồn bở ngở
Hình như là...tình yêu)
 

Thanhdo

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/10
Bài viết
313
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Có đẹp, có hấp dẫn mới dụ được người khác à nghen! (như con cá dĩa vậy đó)

Tui thấy có 1 vài em nữa cũng lâm vào tình trạng vậy (sau khi từ nhà tui dìa...)

Có người đang làm lọc cát kìa...(hỏng biết thiết kế ra sao?)

Có người đang học lại đo PH... (quá ư là muộn)

Có người muốn hơn tui (về khoảng tốn tiền) chơi toàn thuốc ngoại... (quá ư là sang)

---------- Post added at 08:48 AM ---------- Previous post was at 08:39 AM ----------



Ngoài nhược điểm nuôi con ẹ, bc là thứ bò đá không đau, trâu **** không đứt,... nói chung là thứ dễ tính, dễ nuôi nhất.... (Nuôi cho đẹp lại là chuyện khác)

Theo em cũng không muộn đâu anh ơi. Hôm đi với Tieumieu, dự định sẽ ghé nhà Tieumieu để xem cách đo PH, nhưng bận việc quá chưa tới được, chợt nhớ ra nhà mình cũng có 1 con cá dĩa lơn & 1 con nhỏ, có thể nhờ được, mấy hôm nay chỉnh PH xong, em nhờ 2 con cá này xem, thấy cũng OK rồi anh ơi.
Em còn vướng lọc cát chưa làm được, nhìn tới nhìn lui chưa biết để lọc cát ở đâu nữa, vì nước tự động ra vào, nên trong bồn lọc cát này mình cũng phải thiết kế 1 van phao phải không anh? Cảm ơn anh.
 

tieumieu

Thành viên tích cực
Tham gia
23/5/08
Bài viết
169
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em bị mù màu nặng lắm đó anh thanhdo :a01:,hôm qua mới đưa cá vào hồ sinh sản bị sock nước treo mỏ tùm lum nè :a01: ......
 

Thanhdo

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/10
Bài viết
313
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Em bị mù màu nặng lắm đó anh thanhdo :a01:,hôm qua mới đưa cá vào hồ sinh sản bị sock nước treo mỏ tùm lum nè :a01: ......
Có một cách để ngừa sock nước rất hay:
1. Đối với cá bột: khi bắt về thường mình cân nước, Ph rồi từ từ mới thả cá vào, nhưng nếu cá có mầm bện thì vài hôm là dính bệnh, có khi bắt hôm nay, qua ngày mai là đi hết luôn rồi, mình thường làm: cho cá bột tăm nước muối 2%-3%: 2kg/100lít nước (tùy theo mực nước), đến khi cá nổi lên, thì lấy vợt vớt qua hồ đã chuẩn bị sẳn (thao tác phải lẹ nha), khi vớt cá vào, cá nhìn suống sắc, nhưng chỉ lát sau sẽ tỉnh lại và bình thường trở lại. Và bảo đảm cá chỉ chết do cách nuôi chứ không do sốc PH.
2. Đối với cá mới mua về, cá hậu bị đưa vào hồ đẻ, có sự chênh lệch nước về PH, về đủ thứ..., đặt biệt là cá đang đẻ, đang dẫn con, nếu bị sốc PH ( hoặc các thứ khác khi chuyển sang hồ khác) cá rất dễ lên đường vì cơ thể cá rất yếu, cũng xử bằng cách cho tắm muối 3%: 3kg/100lít, khi cá nổi ngang trên mặt nước, vớt sang hồ đã chuẩn bị sẳn, cá nhìn mới vớt rất te tua, nhưng phục hồi rất mau le và không bị sốc nước, trừ khi lần thay nước sau nước vẫn không ổn định thì cá mới bị sốc.
Anh em nếu có dịp thì thử nghiệm xem sau nha, của người ta đúng, chưa chắc đúng với mình.
Thân chào.
 

coidoiotroc

Thành viên tích cực
Tham gia
29/8/10
Bài viết
152
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Úy trời! trời! tuổi này mà còn nói tiếng yêu được hả ta????

-------------------------------------------
(Sót chút gì trong vở
Lòng vẫn vấn vương nhiều
Đôi khi hồn bở ngở
Hình như là...tình yêu)

Cái này ngừoi ta gọi là " yêu nướng " đấy bác , ngủ nướng khoái hơn ngủ bình thường , yêu nướng nó cũng thế..ha .ha....Chắc bác đã từng đọc bài thơ Tình Già của Phan Khội rồi chứ :
24 năm xưa , một đêm vừa gió lại vừa mưa , dưới ngọn đèn mờ
Trong căn nhà nhỏ , 2 mái đầu xanh , kề nhau than thở
...............
24 năm sau , tình cờ nơi đất khách gặp nhau , 2 mái đầu đều bạc.....
.........
Quên mất rồi , bác viết tiếp nhé .
 

Thanhdo

Thành viên tích cực
Tham gia
20/2/10
Bài viết
313
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Cái này ngừoi ta gọi là " yêu nướng " đấy bác , ngủ nướng khoái hơn ngủ bình thường , yêu nướng nó cũng thế..ha .ha....Chắc bác đã từng đọc bài thơ Tình Già của Phan Khội rồi chứ :
24 năm xưa , một đêm vừa gió lại vừa mưa , dưới ngọn đèn mờ
Trong căn nhà nhỏ , 2 mái đầu xanh , kề nhau than thở
...............
24 năm sau , tình cờ nơi đất khách gặp nhau , 2 mái đầu đều bạc.....
.........
Quên mất rồi , bác viết tiếp nhé .

Hì hì hôm nay đọc được một định nghĩa hay quá : "yêu nướng", rất hay, Cảm ơn anh nhiều. Hy vọng sẽ có dịp thự hiện hàhàhà
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Cái này ngừoi ta gọi là " yêu nướng " đấy bác , ngủ nướng khoái hơn ngủ bình thường , yêu nướng nó cũng thế..ha .ha....Chắc bác đã từng đọc bài thơ Tình Già của Phan Khội rồi chứ :
24 năm xưa , một đêm vừa gió lại vừa mưa , dưới ngọn đèn mờ
Trong căn nhà nhỏ , 2 mái đầu xanh , kề nhau than thở
...............
24 năm sau , tình cờ nơi đất khách gặp nhau , 2 mái đầu đều bạc.....
.........
Quên mất rồi , bác viết tiếp nhé .

............

Kẻ thúng mũng sàng nia...Người hồ kệ lia chia... Hai ta cùng vật vã... Bởi đều dân bán cá...

Ôi cái tình già và yêu nướng....Tui hỏng thấy sướng....
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom