Sở hữu một chú Chào Mào thiện chiến có khả năng ra trường trại thi thố đấu đá với mọi người hay một chú mồi sát bổi luôn là mơ ước cháy bỏng của '' tín đồ chào mào giáo''. Nhưng để sở hữu những chú chim như vậy không phải ai cũng có điều kiện, kinh nghiệm, sự kiên nhẫn để tìm một chú chim có triển vọng và huấn luyện thành một chú chim hay. Vì vậy, mua một chú chim đã được đào tạo bài bản có thể thi thố hay một chú mồi sát bổi là cách mà nhiều anh em sử dụng khi có duyên gặp một chú chim ưng ý. Vậy, khi mua những chú chim như vậy chúng ta cần lưu ý những điều gì?
Thứ nhất, nếu là một chiến ta sẽ chú ý đến tuổi của chim, giọng hót, phong cách đấu. Với những chú chim đã già mùa thì giọng khi hót rất uy lực, nghe như muốn đe dọa khẳng định bản thân giọng rất đanh và chắc, phong cách đấu rất chắc chắn nhưng càng về sau càng uy lực càng bung sức nhiều ( cái này cũng tùy theo từng con chim). Nếu mua chim tại trường thì rất tốt vì ta có thể quan sát được tổng thể về chú chim ta bồ kết, tuy nhiên chắc chắn giá thành sẽ cao hơn. Tuy nhiên, ta cũng nên lưu ý cần theo dõi qua thời gian nên xem nó đấu vài lần nếu thấy đó đúng là chú chim đẳng cấp thì lúc đó mới tính tới chuyện mua, hoặc có thể hỏi thăm những người chơi ở trường về chú chim mà bạn muốn mua. Nếu bạn mua chim ở nhà hoặc ở điểm bán chim thì rủi ro sẽ cao hơn bởi vì bạn sẽ không biết chính xác thực lực và đẳng cấp của chú chim. Có nhiều chú ở nhà thì làm hùm làm cọp đổ giọng liên tục chét ché liên hồi tuy nhiên khi xách đến chỗ khác hoặc trường chim thì chỉ bít ăn uống chăm chỉ và đắp mền đặc biệt là những chú chim còn non mùa. Nếu ta không kĩ lưỡng rất dễ bị hớ. Những trường hợp thế này bạn nên theo dõi kĩ chú chim hỏi thăm những người gần đó hoặc dẫn theo những cao thủ có kinh nghiệm. Khi tới bước cuối cùng bạn nên mượn một hoặc hai chú chim già mùa đến test thử nếu chim vẫn chơi hay thì lúc đó ta sẽ xác định mua.
Thứ hai đó là chế độ chăm sóc của chủ cũ. Ta nên xem thức ăn mà chủ cũ cho ăn, tình trạng lông, đặc biệt là phân của chim. Nếu thấy phân xoắn nhỏ hơi ẩm thì đó là lúc chim đang có sức khỏe tốt. Còn nếu phân lỏng có mùi hôi thì sức khỏe chim đang có vấn đề. Nếu đó là một chú chim đã thành danh mà tình trạng sưc khỏe không tốt hoặc phong độ giảm sút do chế độ chăm sóc của chủ cũ không tốt thì ta cũng nên mua vì ta mua chú chim không vì phong độ của nó mà vì đẳng cấp của chú chim.
Thứ ba, bạn nên quan sát xem chú chim có tật xấu gì không, như cắn lông, lộn mèo, ngoáy cổ.... thì nên suy nghĩ nếu mua chim mồi thì không sao nếu mua chim chơi thì nên suy nghĩ.
Thứ tư, là chế độ chăm sóc của ta sau khi mua được chú chim quý, ta nên giữ đúng chế độ dinh dưỡng mà chủ cũ đã nuôi rồi từ từ thay đổi theo chế độ của ta. chú ý không nên thay đổi thức ăn đột ngột làm chim bị sốc tuột lửa, thay lông. Ta có thể xin một ít cám của chủ cũ về trộn với cám của ta trong thời gian đầu cho chim ăn rồi từ từ chuyển theo cám của ta. giai đoạn này nên bổ sung đầy đủ trái cây và mồi tươi. Tắm nắng và tắm nước thường xuyên. Nếu nhà có chim dữ thì giai đoạn đầu nên cách li để chú chim có sự tự tin ban đầu không nên kè đấu ngay với chim nhà.
Vài kinh nghiệm bản thân mong giúp ích được cho mọi người. Mong các anh em góp ý thẳng tay để em được mở mang kiến thức ( em đã chuẩn bị đầy đủ bông băng thuốc đỏ hehe)
Thứ nhất, nếu là một chiến ta sẽ chú ý đến tuổi của chim, giọng hót, phong cách đấu. Với những chú chim đã già mùa thì giọng khi hót rất uy lực, nghe như muốn đe dọa khẳng định bản thân giọng rất đanh và chắc, phong cách đấu rất chắc chắn nhưng càng về sau càng uy lực càng bung sức nhiều ( cái này cũng tùy theo từng con chim). Nếu mua chim tại trường thì rất tốt vì ta có thể quan sát được tổng thể về chú chim ta bồ kết, tuy nhiên chắc chắn giá thành sẽ cao hơn. Tuy nhiên, ta cũng nên lưu ý cần theo dõi qua thời gian nên xem nó đấu vài lần nếu thấy đó đúng là chú chim đẳng cấp thì lúc đó mới tính tới chuyện mua, hoặc có thể hỏi thăm những người chơi ở trường về chú chim mà bạn muốn mua. Nếu bạn mua chim ở nhà hoặc ở điểm bán chim thì rủi ro sẽ cao hơn bởi vì bạn sẽ không biết chính xác thực lực và đẳng cấp của chú chim. Có nhiều chú ở nhà thì làm hùm làm cọp đổ giọng liên tục chét ché liên hồi tuy nhiên khi xách đến chỗ khác hoặc trường chim thì chỉ bít ăn uống chăm chỉ và đắp mền đặc biệt là những chú chim còn non mùa. Nếu ta không kĩ lưỡng rất dễ bị hớ. Những trường hợp thế này bạn nên theo dõi kĩ chú chim hỏi thăm những người gần đó hoặc dẫn theo những cao thủ có kinh nghiệm. Khi tới bước cuối cùng bạn nên mượn một hoặc hai chú chim già mùa đến test thử nếu chim vẫn chơi hay thì lúc đó ta sẽ xác định mua.
Thứ hai đó là chế độ chăm sóc của chủ cũ. Ta nên xem thức ăn mà chủ cũ cho ăn, tình trạng lông, đặc biệt là phân của chim. Nếu thấy phân xoắn nhỏ hơi ẩm thì đó là lúc chim đang có sức khỏe tốt. Còn nếu phân lỏng có mùi hôi thì sức khỏe chim đang có vấn đề. Nếu đó là một chú chim đã thành danh mà tình trạng sưc khỏe không tốt hoặc phong độ giảm sút do chế độ chăm sóc của chủ cũ không tốt thì ta cũng nên mua vì ta mua chú chim không vì phong độ của nó mà vì đẳng cấp của chú chim.
Thứ ba, bạn nên quan sát xem chú chim có tật xấu gì không, như cắn lông, lộn mèo, ngoáy cổ.... thì nên suy nghĩ nếu mua chim mồi thì không sao nếu mua chim chơi thì nên suy nghĩ.
Thứ tư, là chế độ chăm sóc của ta sau khi mua được chú chim quý, ta nên giữ đúng chế độ dinh dưỡng mà chủ cũ đã nuôi rồi từ từ thay đổi theo chế độ của ta. chú ý không nên thay đổi thức ăn đột ngột làm chim bị sốc tuột lửa, thay lông. Ta có thể xin một ít cám của chủ cũ về trộn với cám của ta trong thời gian đầu cho chim ăn rồi từ từ chuyển theo cám của ta. giai đoạn này nên bổ sung đầy đủ trái cây và mồi tươi. Tắm nắng và tắm nước thường xuyên. Nếu nhà có chim dữ thì giai đoạn đầu nên cách li để chú chim có sự tự tin ban đầu không nên kè đấu ngay với chim nhà.
Vài kinh nghiệm bản thân mong giúp ích được cho mọi người. Mong các anh em góp ý thẳng tay để em được mở mang kiến thức ( em đã chuẩn bị đầy đủ bông băng thuốc đỏ hehe)
Thảo luận nghề chơi chim chào mào svcvietnam.com