Guest viewing is limited

phuonglinh

IAM ME - Hãy tự tin vào chính mình!
Tham gia
25/11/07
Bài viết
169
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Đời què

Trời nắng chang chang bỗng dưng sập mưa xuống. Nắng dữ dội và mưa xối xả. Nó lê ra cửa nhìn cái sân kín ngô nửa bắp nửa hạt mẹ phơi hồi sáng. Ngao ngán và bất lực. Nó trở vào nhà nằm khóc. Mưa ném xuống ngói bộp bộp, hắt những hạt li ti vào giường lên cả mặt nó.

Với ai không quen, khi ở nhà một mình lúc trời mưa giông tầm tã hẳn dễ phiền muộn lắm. Nhưng với nó, việc này diễn ra thường xuyên đến nỗi, nó gần như không còn cảm giác gì nữa, như một miếng bọt biển đã sũng nước bị vứt xuống đại dương mênh mông vậy. Từ khi rất bé, nó đã phải ở nhà trông nhà để mẹ và chị đi làm. Ngày đó, mỗi lúc trời mưa to, sấm sét đì đùng, nó khóc thét lên rồi lê lết bò xuống gậm giường. Nó sợ. Đã nhiều người trong cái làng này chết vì bị sét đánh. Cả cây cối trâu bò cũng vậy. Biết đâu đấy. Nhưng rồi, một mình mãi, sợ mãi dần dà thành quen. Đến bây giờ nó trở thành con người đã tật nguyền lại câm điếc. Nó nhắc mình hãy cố gắng làm một con chó giữ nhà tốt, một đứa trẻ biết im lặng. Thế là yên thân rồi.

Nhưng cơn mưa hôm nay không cho nó được vô tình. Mưa đánh vào nó bao nỗi niềm. Buồn và cô đơn. Lo lắng và sợ hãi xâm chiếm lấy tấm thân nhỏ bé của nó. Nó nhớ như in cảm giác đau đớn khi thằng Thái (tên nó gọi thằng người dân tộc Thái) làm chuyện ấy cách đây hai tuần, cũng vào lúc trời mưa thế này. Nếu mẹ biết thì sao? Chết mất. Liệu có? Có thể chứ. Dù sao nó cũng đã 18 tuổi rồi. Nó tàn tật nhưng vẫn là một đứa con gái. Làm gì?

Vừa về đến đường ngoài mẹ nó đã chửi đổng. Có khổ thân không chứ. Ăn ở đâu thất đức mà Trời đày. Ngô với khoai. Thôi thì trôi hết đi. Mẹ vừa chửi vừa kể. Vẫn cái điệu chửi thông thường ấy. Trước đây đã thế, từ ngày chị đi lấy chồng mẹ càng chửi dữ hơn. Nó nghe mãi thành quen. Thường thì mẹ chỉ chửi để mà chửi. Nhưng có lúc vơ quàng vơ xiên thế nào lại sang cả chị em nó, rồi chửi chỉ mình nó. Có lúc chửi to, hàng xóm nghe được bảo mẹ vô tâm ác khẩu, đứa con tàn tật mà làm nó buồn. Nó buồn nhưng không trách mẹ. Những lần thế này chỉ thấy thương mẹ và giận mình.

Mẹ nó người miền xuôi. Nhà làm nông không giàu nhưng cũng có của ăn của để, lại là con gái độc nên rất được chiều. Một lần ngẫu hứng xin lên huyện miền núi Con Cuông chơi nhà bà con. Nhà này ở đây lập nghiệp đã lâu, làm nghề buôn gỗ, hàng ngày cánh thợ cưa, lái xe qua lại rập rình. Ngày đấy mẹ nó trắng trẻo xinh tươi lắm. Cánh thợ tán tỉnh dữ nhưng chỉ có chàng lái xe đẹp mã, nhà cách đó 6 cây số là thành công. Tất nhiên, bên ngoại nhà nó không đồng ý. Tuy nhà đông con nhưng chỉ được cô con gái muốn gả chồng gần. Mẹ nó nằng nặc dù sống với người mình yêu một ngày khổ mấy cũng chịu. Ông bà ngoại bất lực, sợ ép quá, tính mẹ nóng nảy lại làm liều nên đành chấp thuận.

Về làm dâu, mẹ mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Nghe đâu, ngày xưa bà nội nó cũng là người xinh đẹp hiền lành. Lấy ông đẹp trai, chỉ phải tội hay gái nên cay nghiệt với bà lắm. Bà sống không bằng chết. Rồi bà đổ bệnh. Lúc bà còn thoi thóp thở ông đã cho vào quan tài, để đến 10 năm sau bốc mả vẫn còn nguyên xương thịt. Chuyện là nghe người trong làng này kể lại, thực hư đến đâu không biết. Cái điều mẹ nó chắc chắn nhất là, nhà chồng chuyên làm nghề ăn cắp và đánh bạc.
Cả nhà có một cô chị cả và 4 anh em trai nhưng chỉ cô con gái là người duy nhất chưa biết mùi tù ngục. Trước khi lấy mẹ, bố nó đã phải đi tù hai năm vì tội ăn cắp ngoài bến xe. Sau khi cưới vợ được năm tháng lại vào tù ngồi năm tháng tiếp. Mẹ nó vò võ ở chốn đất khách quê người, trong nhà có bố chồng hay gạ gẫm nên chán. Hình như có lần khi bố ở tù, giữa trưa bị ông lao vào, sẵn có cào lúa trong tay, mẹ đã đuổi ông khắp vườn. Thế mới bị cả nhà chồng ghét. Đến lúc ra ở riêng đã coi như không nhìn được mặt nhau rồi.

Mẹ khuyên mãi bố không nghe. Chán. Mẹ im lặng nhưng không bỏ. Bố bắt đầu nghiện thuốc và bao bồ. Mẹ nó vẫn im. Rồi bố vào tù. Ba mẹ con nó ở nhà làm lụng nuôi nhau. Thỉnh thoảng mẹ có về thăm ông bà ngoại. Thương con, ông bà bàn bỏ rồi cả ba mẹ con về miền xuôi sống nhưng mẹ không nghe, ở trên miền ngược này lầm lũi làm, lầm lũi chờ bố nó. Một lần nghe tin bố vượt ngục. Khoảng một tuần sau bố về làng. Ngày giỗ bà, dù không muốn, chị em nó vẫn bị mẹ bắt lên nhà ông ăn cỗ. Mẹ cũng lên nhưng chỉ thắp hương xong rồi về.

Lần đó, khi chị cõng nó từ nhà nội về, thấy bố với cô Khương - sau này nó mới biết tên - đang quần nhau trong nhà kho bỏ dở. Hai chị em vừa đi vừa khóc đến tận nhà. Mẹ cũng biết, và biết nhiều hơn những gì chị em nó thấy. Tối bố về. Hai bố mẹ nói chuyện với nhau. Bố nó ở lại nhà, ngày chui vào sập lúa, đêm khuya ra với mẹ con nó. Mấy ngày qua đi không thấy động tĩnh gì. Một hôm bố không chịu được đang ban ngày ban mặt bò ra ngoài, bảo nó ngồi ở thềm canh chừng. Được vài tiếng, công an vào. Từ đó nó không được gặp bố. Nghe nói sau đó bố đánh người vượt ngục thêm lần nữa nhưng không thành và phải chịu mức án hai mươi năm tù giam ở nhà tù tỉnh. Mẹ không nhắc gì tới bố nữa. Lâu lắm mới thấy mẹ vắng nhà một ngày, không biết có phải đi thăm bố không.

Đời mẹ què quặt là thế. Cho nên mẹ thương nó lắm. Thỉnh thoảng mẹ vuốt tóc nó lẩm bẩm “cái con chị trời đánh làm khổ con tôi thế này đây”. Rồi khóc. Lúc sinh nó, mẹ chắc hẳn cũng tự hào vì ít ra, nó là đứa trẻ lành lặn lắm chứ. Nhưng có lẽ hơi bé. Có phải vì thế mà lúc nó hơn một tuổi, chị bế mới đánh rơi nó xuống nhà. Ai cũng tưởng nó không sống được mà rồi nó sống. Nó bị liệt và teo mất một chân. Chân còn lại mãi chỉ nhỏ và ngắn như chân đứa con nít mười tuổi. Mông lại bành ra to hơn người nên mỗi lúc muốn dịch chuyển nó phải ngồi và nhích bền bệt giữa nhà. Sau này tập dần nó cũng đứng dậy vin vào thành giường nhảy lò cò được mươi bước. Người nó bị thế nên không phát triển được, bé choắt. Đã 18 tuổi rồi mà nặng chưa được ba chục cân, thấp lũn cũn, làm gì cũng cần người giúp, từ việc đi vệ sinh cho đến kì kinh nguyệt.

Chị nó từ bé thay mẹ chăm bẵm hầu hạ nó. Đời chị vì nó mà làm cho liên luỵ. Tuy nhà nghèo đầu tắt mặt tối nhưng chị học lại rất khá. Thế mà phải bỏ học giữa chừng đi làm công nhân nhà máy đường. May vẫn có người thương. Chần chừ mãi rồi mẹ nói được câu động viên:

- Thôi kiếp tao đã khổ. Kiếp em mày cũng khổ. Hai chúng tao nuôi nhau. Mày tính chuyện mày đi.

Chị khóc tức tưởi. Bên anh chồng giục mãi chị mới cho cưới. Từ đó đến nay đã được năm tháng rồi.

Còn lại hai mẹ con nó, mẹ lại càng hay vắng nhà hơn. Cả nhà được chia ruộng cho bốn nhân khẩu, khi bố đi ở tù và chị lấy chồng, mẹ vẫn tham công tiếc việc, làm hết không cho một ai. Thành ra mẹ làm cả ngày, trưa chỉ choạng về ăn cơm với nó một chút rồi đi. Đã thế nhà nó ở tận cuối làng, giữa ngã ba đường. Một ngã vào làng, hai ngã nữa hướng vào nghĩa địa và vào rừng. Chính con đường vào rừng đã đem lại cho xóm dưới làng nhà nó đỡ hiu quạnh đi nhiều. Bởi vì hàng ngày có bao nhiêu người, đặc biệt là các anh vào rừng chặt gỗ.

Ở đây, không những làng này mà cả xã này đều không có phong trào học hành. Từ khi thành lập làng đến giờ đã ngót năm chục năm mới chỉ có 3 chị em con ông Kha xa làng đi học Đại học. Mà ông Kha cũng đâu phải là dân lao động thuần tuý chứ. Cả hai ông bà đều thoát li mà lị. Người ta vẫn bảo bì sao kịp. Còn lại số đông thanh niên trong làng đều chỉ học hết cấp hai, nhiều nữa cũng là cấp ba rồi nghỉ.

Con gái thì về làm đồng, chờ vài năm lấy chồng coi như xong. Con trai đứa làm công nhân, đứa làm đồng nhưng phần lớn vào rừng chặt gỗ bán. Cũng may là rừng này còn có nhiều gỗ nên đời sống còn khấm khá. Hàng ngày mọi người vẫn đi qua, có khi nhìn vào nhà nó một cách vô tình, hờ hững như nhìn bao mái nhà khác trên con đường này. Nhưng với nó, đó lại là một phần cuộc sống. Sáng sáng, nó ngồi mãi bên cửa sổ nhìn và lắng nghe những tiếng bước chân, tiếng rì rầm của con người và tiếng hục hạc trên cổ trâu. Nó cười. Mọi cái đó tưởng như bình thường đến nỗi đôi lúc nó không ý thức được nó đang nghe gì. Chỉ đến những ngày mưa người ta tạm nghỉ không vào rừng, nó mới nhớ âm thanh quen thuộc đó. Và buồn.

Gần đây không chỉ dân làng nó mà những làng thân cận cũng liên tục vào cánh rừng này. Ngay cả hai làng của người dân tộc Thái bên kia khe cũng rầm rập người sang đây kiếm củi, chặt gỗ. Vì vậy, mẹ nó đã đặt cái tủ li cũ kĩ ra thềm, bày ra đó vài thứ lặt vặt để nó bán. Cũng chả có gì ngoài vài gói bánh kẹo, mấy bánh lương khô, đôi ba chai nước mắm rẻ tiền, rồi diêm, hương, thuốc lào, thuốc lá con cò… ấy thế mà ngày nào cũng có người tạt qua mua dăm ba thứ. Rồi cũng quen. Cái gì lâu mà chẳng thành quen. Dần dà nhà nó không chỉ là ngôi nhà biệt lập, là cái quán mà nó thân quen hơn với mọi người. Thế mới có người trời mưa xin vào trú chứ.

Hôm đó, cách đây đúng hai tuần rồi. Một cơn giông đến quá nhanh khiến mọi người ai cũng ngỡ ngàng. Thằng Thái chạy hùng hục vào nhà, thấy nó xin trú nhờ. Đến bây giờ nó còn không nhớ rõ cái thằng đó đã nói gì. Nó nói gì nhỉ? Chả gì cả. Nó hỏi tên, hỏi tuổi, hỏi mẹ đi đâu và vài ba câu lặt vặt. “Lạnh không”. Nó cười. “Ở nhà một mình à”. Nó gật đầu. “Thích không?”. Nó lắc đầu. Hẳn đứa con gái nào ở nhà một mình vào cái tuổi này, trong nhà lại có người đàn ông lạ sẽ rất dè chừng. Nhưng với nó, sự ngu dại đã khiến nó trở thành đứa trẻ vô tư và ngớ ngẩn. Sau này nó nghĩ lại mình ngu. Mà ngu là đúng thôi. Đời nó mới được hai năm cắp cặp tới trường, học hết lớp 2 mẹ bảo học cũng chả để làm gì, lại phiền thêm một người phải đưa đi đón về nên nó nghỉ. Ti vi không, sách báo không (có thì chắc gì đọc được?).

Mẹ nó do vô tâm hay nghĩ không cần thiết mà chẳng bao giờ nói với nó các chuyện mà những cô gái lớn thường vẫn được dạy bảo cả. Ngay lần nó có kinh nguyệt đầu tiên nó còn khóc nức nở, gọi mẹ toáng lên vì nghĩ mình có bệnh. Làm sao nó không ngu được. Vì nó ngu nên nó cứ ngồi đó, mắt dán vào thằng Thái vừa ở rừng ra, đầu tóc khô khốc, mặt mũi đen sì, quần áo sắp mục đến nơi dính đầy quáu bẩn. Ngửi mùi thum thủm của người ta nó còn bật cười. Và thương. Dù sao nó vẫn còn sung sướng chán. Người ta nhìn nó, nó vẫn cười. Cho nên, khi cơ thể kia bất ngờ đè lên nó, nó chỉ dám ới lên một tiếng rồi đưa hai tay yếu ớt ra chống đỡ.

Nó muốn kêu nhưng trời mưa to thế này có ai nghe? Với lại kêu ai bây giờ? Trước mặt nhà nó, cách một con đường là nhà của hai người ngây, lấy nhau hai chục năm không sinh được mụn con nào nên điên điên dở dở. Bên kia, cách cả 2 mảnh vườn là nhà 2 ông bà đại keo kiệt, rất ghét nhà nó chỉ vì bố nó phải đi tù. Họ là người dưng. Nhưng nhà bác gái nó bên này thì sao? Thì đấy. Ghét cay ghét đắng nhà nó có hơn gì. Nó không bao giờ quên những ngày giỗ bà nội, ba mẹ con nó lên thắp hương, bác đứng bĩu môi nguýt dài đánh thượt.

Vậy thì biết nó đang bị người ta cưỡng hiếp, bác nó có sang không? Hay lại đứng bên kia chong chỏng và ngày mai cả làng biết. Nó chống đỡ một lúc rồi khóc hư hử. Cái thân hình trên người nó nặng quá. Nó thấy mình như nghẹt thở. Hai chân của nó khép chặt vào nhau. Do lần đầu hay vì nó bệnh mà làm cái việc đó khó thế. Thỉnh thoảng thằng Thái lại banh cái chân nó ra làm nó đau điếng. Khi mọi việc xong xuôi, thằng Thái đi rồi, nó vẫn nằm đấy. Cảm giác đau rát xâm chiếm toàn thân nó. Nó không khóc thành lời vì cổ nghẹn ứ lại. Nhưng nước mắt thì chảy ra ầng ậng tràn hết vào tai nó. Tối mẹ về thấy nó nằm trên giường khóc. Mẹ hỏi. Nó bảo tập đi bị ngã đau chân. Vài ngày đấy mẹ giục đưa đi khám xem xương xẩu thế nào, nó bảo không sao. Những ngày sau, trước mặt mẹ, nó cố tỏ ra bình thường. Dần dần rồi cũng hết đau.

Từ đó, những người qua đường đi vào rừng lại càng có ý nghĩa hơn với nó. Nó không thiết gì bán hàng nữa, từ sáng sớm đến tối mịt cứ chăm chăm nhìn ra đường. Có người nào, con trâu nào đi qua, nó nhìn thật kĩ như sợ bỏ sót thì không nhìn lại được vậy. Nó hi vọng gặp được thằng Thái đó lắm. Vì gì? Không phải vì quen hơi bén mùi mà vì nó căm thù. Gặp thì với thân hình yếu ớt của mình nó sẽ làm được gì? Không làm được gì nó cũng muốn chửi một câu chó đểu. Vậy mà nó không gặp. Hay gặp mà nó không nhớ ra nữa? Dù sao quanh làng nó có đến 3 con đường đi vào rừng!

Hai tháng sau cái ngày khổ nhục đó, mẹ nó hỏi:

- Sao mày tắt kinh?

Nó run lẩy bẩy mặt đỏ au không nói gì. Mẹ nó hỏi có bệnh gì nói để đi bệnh viện? Thật ra mặc dù không nôn oẹ như người ta nhưng nó đã thấy trong người khang khác. Lạ lắm. Và nó chờ đợi ngày con gái đã cách đây một tháng nhưng không thấy gì. Nó hiểu. Vì đã có lần vô tình nó nghe chị kể với mẹ như thế, mẹ mừng bảo chị có chuyện vui rồi. Nó sợ lắm. Từ ngày chị đi, mẹ là người duy nhất giúp nó trong chuyện này. Nó chờ đợi mẹ hỏi nhưng mẹ không hỏi. Đến bây giờ mẹ hỏi nó đây. Nó oà khóc nức nở. Nó khóc dài. Mệt quá không khóc được nữa. Mẹ nó thì cứ choang choảng một bên. Nó hít một hơi thật sâu, và nhắm mắt lại nói. Nhưng là của ai? Là của ai chứ? Làm sao biết được? Mẹ nó điếng lịm mất 1 phút rồi cũng oà khóc như nó, không, khóc to hơn nó chứ. Cứ thế hai mẹ con khóc. Hôm đó, hôm sau rồi hôm sau nữa...

Nhà neo người đã buồn bây giờ lại ảm đạm hơn. Nó tưởng như trong nhà có người chết. Nó ở nhà suốt nên không biết làng xóm có biết, mà biết thì có nói gì nhiều không? Chắc là nói nhiều chứ. Bởi vì những người đi rừng qua đã nhìn vào nhà nó nhiều hơn, bớt vô tình hơn. Với lại, mỗi lần đi đâu về, mẹ nó lại chửi đổng. Mẹ chửi nó ngu. Cứ đi làm về là chửi. Chửi thế thôi nhưng lại không nói gì đến chuyện phá đi cả. Mẹ càng chửi nó ra rả thì càng chăm sóc nó. Gà đẻ được quả nào luộc ngay luôn quả đó. Có miếng thịt cũng dành cho nó, còn mình vẫn bát canh rau qua bữa vậy. Càng ngày cái thai càng to khiến nó không thể nào đi lại được, chỉ ngồi lê lết thôi. Chị về thấy thế bật khóc.

Nhưng nó buồn chán rồi, sợ chán rồi nên bây giờ lại thấy vui vui. Nó đã dần cảm nhận được một mầm sống đang được nuôi trong người nó. Nó thường nhìn xuống bụng và cười. Nó biết, bố nó khốn nạn với mẹ nó nhưng chị em nó thì không. Cho nên con nó sẽ không giống thằng Thái mà khốn nạn với nó. Con nó sẽ ở bên nó suốt đời, cả sau này khi nó già cả. Nghĩ đến đó lòng nó ấm áp lạ. Không biết nó nên nguyền rủa hay cảm ơn thằng Thái đây.

Mới được hơn bảy tháng nó đã trở dạ. Mẹ nó cuống. Cuối cùng phải tất tả nhờ người đưa đi bệnh viện huyện cách nhà đến 6 cây số. Con người ta đã căm ghét ai thì ngay cả khi kề bên cái chết cũng bất cần. Chả thế mà trong lúc nước sôi lửa bỏng này mẹ nó có thiết gì anh em nhà bố nó. Một mình hai mẹ con ở bệnh viện 2 ngày trời. Con đau con gào, mẹ cũng gào theo. Đến ngày thứ 3 thì nó đau dữ dội. Bác sĩ bảo nó phải mổ. Sau hơn giờ đồng hồ chờ đợi thấp thỏm, mẹ nó hét lên một tiếng thất thanh và ngất lịm đi…

Thế là nó chết.

Đám tang của nó cả làng đi đưa. Một phần vì người ta thương nó. Phần nữa do tò mò. Vì tin đồn về chiếc quan tài đặc biệt dành cho nó. Một chiếc quan tài của trẻ con. Nhìn cảnh mẹ nó ngất lên ngất xuống và khi chiếc quan tài dịch chuyển ai cũng trào nước mắt. Cái chết của nó và buổi đưa tang vẫn được người làng nhắc mãi cả tuần sau.

Nó chết. Nhưng đứa con gái bé tẹo chỉ nặng được 1,8 kg vẫn sống. Có người mẹ vừa mất con trong lúc sinh nở nài nỉ để được nuôi đứa bé nhưng mẹ nó không cho. Đêm đêm, người ta vẫn nghe tiếng khóc. Tiếng khóc của trẻ con the thé và tiếng ru trầm đục của người bà, lẫn vào đó đôi lúc là tiếng khóc ư ử…

Có người Thái nào vào rừng đi qua nhà nó nghe tiếng trẻ con khóc mà đứng lại nhìn không? Có hay không cũng để làm gì? Nó đã chết rồi. Ai biết đấy là đâu!
http://tintuconline.com.vn/vn/doc/207151/
 

phuonglinh

IAM ME - Hãy tự tin vào chính mình!
Tham gia
25/11/07
Bài viết
169
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Hát để tặng một người đàn ông

Như mọi con người sinh ra và lớn lên trong cuộc sống, tôi cũng nuôi một ước mơ. Ước mơ đến cháy bỏng của tôi là sẽ trở thành ca sĩ. Nhưng như mọi con người sinh ra trong cuộc đời này, con đường tôi chọn giống như con đường quê có quá nhiều sỏi đá. Tôi đi trên con đường quê ấy bằng đôi chân trần và đôi chân ấy do dẫm lên quá nhiều đá sỏi nên đã không còn đau đớn. Tôi mơ trở thành ca sĩ bởi vì tôi khao khát được hát. Giống như ai đã phong tặng cho một cô ca sĩ nào đó những lời đẹp đẽ này: Em là con chim lạ, đến đây ngứa cổ hát chơi. Vâng, tôi thèm ngứa cổ hát chơi, hát khản giọng, hát như thể nếu không được hát, tôi sẽ không phải là tôi. Nhưng con đường tôi đi đã bị mẹ tôi ngăn chặn. Bà dứt khoát bảo tôi phải đi con đường khác.

Năm tôi 10 tuổi, ba tôi qua đời trong một lần đi biển. Biển gắn liền cả cuộc đời ba tôi cho đến khi ông chết. Nơi tôi sinh ra là một làng chài, làng chài với bãi cát không bao giờ yên tĩnh bởi luôn có những tàu cá cập bờ, người xôn xao gánh cá đem lên, người tranh thủ chọn những loại cá xấy xẻ ra phơi ngay tại bãi.

Ngay tại bãi cát biển ấy, dưới những bóng cây dừa là những quán hàng tạm bợ, bán đủ mọi thứ phục vụ người trong xóm. Người dân biển rất thích nghe ca vọng cổ, nên khắp trong xóm lúc nào cũng nghe những làn điệu cải lương phát ra. Bài hát này trộn với bài hát kia, trộn thêm tiếng sóng vỗ ồn ào tạo thành một âm thanh riêng của xóm.

Ba tôi là một tay đi biển giỏi, một trong những người đi biển giỏi nhất làng. Còn mẹ tôi là một người con của phố, chẳng dính líu gì tới làng biển này. Chính tình yêu với ba đã khiến cho mẹ trở thành một phần của làng.

Và tôi sinh ra đời trong một vụ mùa cá cơm đầy thuyền. Vì thế ba đặt tên cho tôi là Phúc. Ý ba nói, có tôi, nhà có nhiều phúc lộc.

Thật ra là làng biển của chúng tôi chẳng cách phố bao xa. Từ phố, đi theo con đường nhỏ “thơm lừng mùi nước mắm” là tới làng. Ba và mẹ gặp nhau trong lớp học.

Ba đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ còn mẹ thì đẹp gái, tánh tình dễ thương. Những ngày không học thì ba theo ông nội đi biển, có con cá ngon ba lại lặn lội đến tới nhà tỏ tình cùng mẹ. Vậy là những con cá tươi thay vì những đóa hoa hồng đã gắn kết đời của hai người với nhau.

Sau lớp 12 thì ba đi học một lớp thuyền trưởng, trở thành thuyền trưởng của con tàu riêng ở nhà. Mẹ vốn giỏi giang buôn bán, mở một cửa hàng tạp hóa ngay trong xóm, kiêm luôn cung cấp nước mắm cho những tay buôn chuyến, cho nên kinh tế gia đình rất khấm khá.

Còn ba thì thường xuyên lênh đênh dài ngày trên biển trong những chuyến săn cá ngừ đại dương. Nghe nói con tàu của ba ra tận khơi xa gần quần đảo Trường Sa.

Còn tôi, mặc dù là đứa con của làng biển, nhưng tôi chẳng làm việc gì đến biển. Tôi đi học, hàng ngày về phụ bán hàng cho mẹ. Hôm ba tôi qua đời. Gió giống như ngập đầy con phố. Tôi nghe cả bao nhiêu cỏ cây cùng run lên trong cơn bão to.

Trước đó mấy ngày, mọi phương tiện thông tin đều thông báo là có cơn bão lớn sắp vào bờ, tất cả mọi tàu thuyền đang ra khơi xa phải về lại đất liền. Ba cũng đưa tàu của mình về đất liền. Nhưng con tàu đã không về kịp, ba và vài người trên con tàu đã bị nhấn chìm trong mưa gió ấy giữa đại dương.

Khi ba tôi qua đời, mẹ tôi mới 31 tuổi. Với người đàn bà, tuổi ba mươi rực rỡ như một bông hoa đang bung cánh nở. Mẹ lại không giống như những người đàn bà ở biển, phải ra biển gánh cá, lựa cá cho nên nhan sắc mẹ lại càng xinh đẹp hơn.

Năm tôi 14 tuổi, tôi lên nhà nội để dễ dàng lo việc học, hàng tuần mới về một lần. Đó cùng là lúc mẹ đem lòng yêu một người đàn ông khác. Lúc đầu, khi thấy chú Ngọc xuất hiện trong nhà, tôi thấy đã có dấu hiệu trong ánh mắt mẹ. Đó là ánh mắt của một người đàn bà đang yêu.

Lạ lùng thật, người ta không thể dấu điều gì trong ánh mắt mình. Chú Ngọc quen biết nhà tôi khi tôi còn rất nhỏ, chú lại chẳng liên quan gì tới nghề biển. Chú Ngọc là giáo viên của ngôi trường tiểu học của làng.

Nói chung thì chú hiền lành, ngoài những giờ dạy học chú thường ra bãi biển, đi thăm các nhà. Chú vẫn thường ghé lại hàng tạp hóa của mẹ để uống cà phê, vì sau này mẹ mở thêm một hàng cà phê do yêu cầu của nhiều người.

Tôi 15 tuổi, con sóng lớn của đời tôi là vào một buổi chiều, mẹ bảo hôm nay mẹ có mời chú Ngọc cùng ăn cơm. Hôm đó, mẹ nói: “Chú Ngọc sẽ về ở nhà mình. Mẹ sẽ làm một bữa cơm mời hàng xóm họ hàng tới dự, con sẽ gọi chú Ngọc bằng dượng”.

Tôi còn nhỏ, chưa phản ứng kịp thời với điều người lớn gọi là tình yêu. Nhưng tôi đã phản kháng theo cách của mình, là bỏ dở bữa cơm chạy ùa ra biển. Biển mênh mông trong đêm cứ ầm ì, còn tôi ngồi trên mép một chiếc thuyền thúng, nhìn ra một vùng thẳm sâu đen ấy mà không hiểu mình đã đang mất một điều gì?

Năm tôi 18 tuổi, đậu vào đại học, tôi đã khăn gói vô Sài Gòn. Tôi phản kháng theo cách của một đứa con gái mới lớn bằng cách ở lì luôn tại khu nội trú suốt mấy tháng hè không về nhà.

Khi đó, mẹ đã sinh thêm một đứa em. Mẹ bảo: “Nếu còn học hát, mẹ sẽ không gởi tiền”. Hè, tôi không về, mẹ bảo: “Không về, mẹ không gửi tiền”. Tôi vẫn đi học hát, rồi tôi bắt đầu đi hát ở các tụ điểm nhỏ.

Tôi vừa đi học, lại vừa đi học hát. Tôi bỏ dở dang nửa chừng chương trình học bên kinh tế, tôi thi vào trường cao đẳng văn hóa, tôi chọn con đường ca hát. Tôi không về nhà vào dịp hè. Mẹ không gởi tiền lên thật.

Tôi viết thư về cho mẹ: “Mẹ đã có chồng khác, mẹ đã có con khác, mẹ cần gì đứa con này”. Tôi không biết là lá thư chỉ có mấy dòng đó lại làm cho mẹ đau đớn. Tôi không hề biết rằng tôi không để mẹ phí cả tuổi xuân trong khi mẹ vẫn cần một người đàn ông để mẹ sẻ chia những buồn vui trong cuộc đời này.

Tôi đã khó khăn như thế nào ở chốn không phải của mình để tiếp tục cuộc hành trình mà mình đã chọn. Tôi xem mình giống như một đứa con rơi, bị ném ra ngoài đường. Tôi căm thù mẹ tôi.

Tôi không hiểu bằng cách nào mà chú Ngọc đã tìm tới ngay trường tôi đang học. Chú ngồi đợi tôi ở phòng khách rất lâu. Cho đến khi tôi hết tiết học.

- Chú tìm tới đây làm gì? Mẹ bảo chú vào đây phải không?

- Tôi đã vênh mặt nói chuyện với người đàn ông đó.

Chú Ngọc nhỏ nhẹ: - Con có thể ra quán cà phê mình nói chuyện riêng được không?

Quán cà phê buổi trưa vắng khách. Chú Ngọc không nói về tôi, không nói về mẹ. Chú kể về giấc mơ của chú. Ngày đó, chú mơ trở thành một tay đàn guitar cự phách, nhưng giấc mộng không thành vì gia đình không ủng hộ. Thế là chú đành bỏ dở dang giấc mộng của mình mà đi theo nghề giáo.

- Có thể khi chú bước về nhà con đã làm cho con buồn. Chú không thể nói lời xin lỗi con, nhưng chú chỉ xin được giúp con. Giúp không phải để con tha thứ cho chú.
Một bọc giấy nhỏ gói rất kín, tôi đã mở ra khi trở về nhà. Đó là toàn bộ số tiền dành dụm của chú Ngọc, chú vừa rút ra từ ngân hàng. Chú muốn tôi tiếp tục học để thỏa giấc mộng của mình.

Chú Ngọc đã leo lên chuyến xe đò ngay sau đó, trở về. Chú bảo: “Con đừng từ chối lòng tốt của chú. Và cũng đừng nói cho mẹ con biết. Con nhé”. Tôi đã bảo chú Ngọc: “Vậy cũng được. Coi như tôi mượn ông số tiền này. Khi nào có tôi trả lại ông”. Chú Ngọc nhìn tôi: “Ừ, quan trọng là con đi hết con đường con đã chọn”.

***

Hôm trường tổ chức tổng kết cho khóa học tốt nghiệp, tôi có giấy mời về gia đình. Nhưng giấy mời đã gởi đi, vẫn không thấy mẹ trả lời. Bạn bè tôi ai cũng có người thân ngồi bên dưới. Tới phiên tôi lên hát. Ngước nhìn xuống dưới, tôi đã thấy một người đàn ông vừa chen tìm chỗ ngồi. Đó là chú Ngọc.

Tôi nói: “Em xin hát tặng bài này cho một người đàn ông. Chú Ngọc”. Và tôi hát. Khi chú Ngọc lên sân khấu, đưa cho tôi bó hoa chú đã mang theo. Tôi nhòa nước mắt. Còn chú thì thầm thì: “Ngày mai về nhà con nhé”. Tôi gật đầu.
Khuê Việt Trường​
http://www.thegioiphunu-pnvn.com.vn/Tin.aspx?varbaoid=834&vartinid=4392&varnhomid=2
 

CM_hocmon

...yêu Chào Mào... yêu thiên nhiên!
Tham gia
5/1/08
Bài viết
448
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Đọc xong bài này sao thấy nhiều suy nghĩ hiện lên trong đầu quá nên chưa có ý kiến gì !
Phụ nữ nhiều lúc khó hiểu thật !
 

phuonglinh

IAM ME - Hãy tự tin vào chính mình!
Tham gia
25/11/07
Bài viết
169
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Hạnh phúc muộn màng

Cả xóm Mới đều khen ông Phốc là người cha dượng tốt nhất từ trước tới nay. Ông yêu quý cái Minh như con đẻ của mình, dành hết tình yêu thương chăm sóc cho nó. Mọi người bảo, cô Huyền mẹ cái Minh làm phật ý ông Phốc còn bị ông la mắng. Nhưng đối với cái Minh, ông chưa bao giờ xử tệ. Có bữa ông giận vợ định lôi ra đánh cho một trận, may mà cái Minh kịp lên tiếng: “Ba lại đánh mẹ rồi. Sao ba dữ đòn với mẹ thế? Ba mà đánh mẹ con không thương ba nữa đâu... Ngay lập tức, ông Phốc hạ cơn tức

Cô Huyền đến với ông Phốc trong hoàn cảnh thật trớ trêu. Người chồng trước của cô rất yêu thương cô, chăm nom cho cô từng chân tơ kẽ tóc. Huyền những tưởng được an phận để hưởng hạnh phúc đến cuối đời. Ai dè...

Cái Minh vừa tròn năm tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp đi người chồng hết mực yêu thương của Huyền, cướp trắng cả niềm hạnh phúc bấy lâu nay cô dầy công vun đắp mà có được.

Huyền những tưởng không sống nổi sau cú sốc đau đớn đó, cô tự đặt ra lời thề cho bản thân sẽ giữ trọn thủ tiết thờ chồng. Thế nhưng, sự đời không cho người đàn bà đẹp đó nuôi con một mình.

Trong một lần đưa con đi cấp cứu, giữa cái sống và cái chết cận kề, thập tử nhất sinh, có một người đàn ông hảo tâm đã ra tay cứu giúp hai mẹ con Huyền, đóng toàn bộ số tiền lớn trả chi phí, lại còn tự nguyện hiến máu cứu mạng con bé Minh.

Ông Phốc đi vào cuộc đời hai mẹ con cô Huyền theo một lẽ tự nhiên - người mang ơn phải trả ơn kẻ gia ơn. Cũng kể từ ngày đó, cái Minh như đứa con gái được ông Phốc sinh ra lần thứ hai trên đời.

Ở xóm Mới, ông Phốc là một trọc phú. Ông cũng chăn nuôi, gieo trồng, đánh bắt cá tôm như bao người dân lao động ở nơi đây nhưng không phải kiếm sống, mà để vui vẻ thú điền viên.

Ông có nguồn sống chính chủ yếu được cung cấp từ những người thân họ hàng đang cư trú và làm việc ở nước ngoài. Chính vì thế nhà ông giàu, có thể nuôi sống nhiều người ăn ở sung túc quanh năm.

Cô Huyền về làm vợ ông không phải mó chân đụng tay bất cứ việc gì, ngoài việc vặt trong nhà và ăn ngon mặc đẹp lo chửa đẻ. Cái Minh cũng được sướng theo mẹ, chỉ việc chuyên tu vào học hành, lao động vườn tược nhẹ nhàng giúp ông Phốc.

Nó đã gọi ngay ông Phốc là “ba” kể từ ngày được xuất viện. Ông Phốc lấy làm sung sướng lắm, đem khoe chuyện đó cho toàn xóm Mới biết.

Hôm ấy chờ mãi không thấy Minh đi học về ăn trưa, cứ đinh ninh con bé bận việc ở trường về muộn nên hai vợ chồng ông Phốc để dành cơm cho con rồi ăn trước. Chưa kịp lùa miếng cơm vào miệng thì cả hai vợ chồng tá hỏa khi nghe tiếng người la thất thanh: “Có người chết đuối! Hình như là cái Minh nhà ông Phốc!”

Hai vợ chồng ông Phốc chạy thục mạng ra đầm sen cuối làng thì đã thấy người quây vòng trong vòng ngoài. Ông Phốc vội vàng rẽ đám đông lao vào, xốc nách cái Minh lên thì con bé đã ngừng thở từ bao giờ, mặt mũi, đôi môi tái nhợt.

Ông Phốc gầm lên đau đớn, đập đập hai tay xuống đất rồi xoa lia lịa lên khắp toàn thân cái Minh như người mất trí. Có người phải lôi ông Phốc dậy và quát vào mặt ông: “Con ông chết rồi! Chúng tôi đã làm tất cả nhưng nó vẫn không tỉnh lại!”.

Thế nhưng ông Phốc vẫn như không nghe, không nhìn thấy gì và không hiểu. Cô Huyền cùng bà con xóm Mới khênh con bé về nhà làm ma. Trong tiếng kèn, tiếng trống, tiếng người lao xao cùng khung cảnh những ngọn nến mập mờ khi tỏ khi nhòa, ông Phốc vẫn vô cảm như người câm người điếc.

Việc duy nhất của ông là không cho ai khâm liệm tử thi con bé Minh, cấm mọi người lại gần xác chết của nó rồi rải đầy những cánh sen hồng lên xác cái Minh.

Chỉ duy nhất một mình ông được ngồi gần Minh, vuốt ve bộ quần áo còn ướt sũng của nó, cùng nó cười đùa trò chuyện và lẩm bẩm những câu thần chú khó hiểu. Thỉnh thoảng ông Phốc lại rú lên đau đớn, đôi mắt đỏ ngầu như hai hòn than nhìn trân trân vào cái xác vô hồn.

Cái xác đó không còn nhảy múa, vui chơi, đọc bài được nữa, nhưng trong cái xác đó vẫn có dòng máu của ông, dòng máu tuy không có công sinh nhưng có công dưỡng. Ba ngày đã trôi qua.

Buổi chiều, ông thầy cúng cho giờ đem Minh ra đồng. Ông Phốc vẫn không hề hay biết và vẫn tiếp tục trò chuyện cùng người chết. Đúng lúc đội phu khuân vác quan tài chuẩn bị tiến vào buồng đặt áo quan thì bỗng nhiên ông Phốc ú ớ, thất thanh: “Kìa! Nó dậy rồi kìa! Con tôi tỉnh dậy rồi! Tỉnh dậy chào mọi người đi con!”.

Từ trong quan tài cái Minh từ từ ngồi dậy, dụi mắt lia lịa như miên man sau một giấc ngủ dài. Tất cả mọi người có mặt tại đó hoảng hốt chạy như có loạn, nhưng sau khi ngoảnh đầu lại thấy một cái Minh bằng da bằng thịt thật, mặt hoa da phấn, xinh đẹp rạng ngời như mẹ, thì họ dừng lại và thấy cái Minh ngơ ngác hỏi: “Sao con lại nằm ở đây hả ba? Con đang hái hoa sen ở đầm cơ mà...”

Ông Phốc mỉm cười nhẹ nhàng vỗ về con bé: “Ừ... Con đang hái hoa sen ở đầm. Nhưng không may trượt ngã xuống đầm sen. Từ nay con đừng hái hoa sen nữa nhé. Để ba hái sen đem về cho con.

Cái Minh khe khẽ ôm cổ ông Phốc ghé sát tai ông: “Ba Phốc ơi con yêu ba lắm...”. Từ đó ông Phốc ở xóm Mới không chỉ nổi tiếng là người cha dượng hết mực thương yêu con riêng của vợ, mà còn danh bất hư truyền về tài nghệ đưa người từ cõi chết trở về.

Nhiều người háo chuyện lạ muốn viết chuyện về ông nhưng ông đều nhất định từ chối: “Chuyện của tôi có bí hiểm gì đâu. Chẳng qua tôi biết thần chết không hiểu gì về hai chữ yêu thương nên tranh thủ trò chuyện cùng nó, tiện thể trò chuyện với cái Minh, dặn dò nó phải thế nọ thế kia khi đối diện với thần chết. Tôi không trò chuyện cùng người chết mà chỉ nói chuyện với con tôi trong tâm tưởng mà thôi. Ai ngờ tử thần buông tha con bé. Tôi cũng không tưởng tượng nổi mình làm được điều đó”.

Tình yêu thương chân thực đã làm nên tất cả, không ngoại trừ những điều kỳ lạ.

http://www.thegioiphunu-pnvn.com.vn/Tin.aspx?varbaoid=834&vartinid=4393&varnhomid=2
 

phuonglinh

IAM ME - Hãy tự tin vào chính mình!
Tham gia
25/11/07
Bài viết
169
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Đọc xong bài này sao thấy nhiều suy nghĩ hiện lên trong đầu quá nên chưa có ý kiến gì !
Phụ nữ nhiều lúc khó hiểu thật !

Hi hi hình như có mỗi a và a TT cũng 1 số ít thích những câu chuyện e post thui nhỉ?

Post nốt truyện nì e về vườn nhá :a21:
 

CM_hocmon

...yêu Chào Mào... yêu thiên nhiên!
Tham gia
5/1/08
Bài viết
448
Điểm tương tác
2
SVC$
0
đọc các bài chim , cò , cá , cảnh nhiều quá đâm ra bị trees nặng ! nên anh thường tìm vào những nơi lãng mạng 1 chút để xả trees ấy mà , vào đây nghe phuonglinh đọc thơ , kể chuyện anh cảm thấy nhẹ đi rất nhiều . Nhưng phuonglinh hãy viết những bài nhẹ nhàng thôi , hài hước 1 chút hay là hát nho nhỏ cũng được ! đừng viết những bài có tính suy nghĩ nhiều , đọc xong miên mang suy nghĩ 1 lúc anh càng trees thêm !

Cố gắng viết nhiều nhé ! Thân
 

phuonglinh

IAM ME - Hãy tự tin vào chính mình!
Tham gia
25/11/07
Bài viết
169
Điểm tương tác
4
SVC$
0
Chuyện về Cây - Gió và Lá

Tặng em
Từ năm 2003, có một câu chuyện được gửi đăng và chia sẻ trên nhiều blog, website cá nhân.
Câu chuyện ban đầu được viết bằng tiếng Hoa, rồi sau đó được chuyển sang tiếng Anh, và rồi là tiếng Việt. Một câu chuyện khá hay về ba nhân vật: Cây, Lá và Gió...


Câu chuyện này là mở đầu cho nhiều chuyện tiếp sau anh gửi cho em. Em hãy đọc nhé. Rồi em sẽ lớn dần. Rồi sẽ đến lúc anh sẽ không còn câu chuyện cho em nữa. Có thể lúc đó em sẽ có thể tự mình kể một câu chuyện cho anh, nhóc ạ ...

Nếu bạn muốn có tình yêu của ai đó… đầu tiên hãy yêu người đó trước đã!

CÂY

Lý do tôi được gọi là cây là vì tôi thích vẽ cây, một thời gian dài, tôi vẽ một cái cây nhỏ ở góc những bức tranh của tôi.

Tôi đã từng hẹn hò với 5 cô gái khi tôi còn học dự bị đại học, trong số đó có một người tôi rất mến, rất mến nhưng lại không có can đảm để quen cô ấy. Cô ấy không có khuôn mặt xinh đẹp, không có những ngón tay thon dài, không có một ngọai hình nổi bật, cô ấy là một cô gái hết sức bình thường.

Tôi thích cô ấy, thật sự thích cô ấy. Tôi thích sự ngây thơ, thích nét tinh nghịch, thích sự dễ thương, thông minh và yếu ớt của cô ấy. Lý do mà tôi không quen với cô ấy là vì tôi nghĩ người quá bình thường như cô ấy thì không hợp với tôi. Tôi cũng sợ rằng khi quen nhau rồi thì những tình cảm tốt đẹp tôi dành cho cô ấy cũng tan vỡ. Một phần cũng sợ những tin đồn sẽ làm tổn thương cô ấy. Tôi nghĩ rằng nếu cô ấy thật sự dành cho tôi thì cuối cùng cô ấy cũng sẽ là của tôi và tôi không việc gì phải từ bỏ mọi thứ vì cô ấy. Lý do cuối cùng đã khiến cô ấy ở bên cạnh tôi suốt ba năm. Cô ấy nhìn tôi theo đuổi những cô gái khác và... tôi đã làm cô ấy khóc suốt ba năm đó.

Cô ấy muốn làm một diễn viên giỏi nhưng tôi lại là một đạo diễn vô cùng khắt khe. Khi tôi hôn người bạn gái thứ hai thì cô ấy từ đâu đi tới, cô ấy rất bối rối nhưng cũng chỉ cười và nói "Cứ tự nhiên!" trước khi chạy đi. Ngày hôm sau, mắt cô ấy sưng như một hạt dẻ. Tôi cố tình không hiểu lý do tại sao cô ấy khóc và chọc cô ấy suốt ngày hôm đó. Khi mọi người đi về hết, cô ấy ngồi khóc một mình trong lớp. Cô ấy không biết tôi quay trở về lớp để lấy đồ…và tôi đã ngồi nhìn cô ấy khóc hơn một tiếng.

Người bạn gái thứ tư của tôi không thích cô ấy. Có một lần hai người đã cãi nhau, tôi biết theo tính cách của cô ấy, cô ấy chắc chắn không phải là người gây chuyện nhưng tôi vẫn đứng về phía bạn gái mình. Tôi mắng cô ấy, cô ấy đã nhìn tôi với một ánh mắt thật sự “shock”, tôi đã không quan tâm đến cảm giác của cô ấy và bỏ đi với bạn gái của mình.

Ngày hôm sau, cô ấy vẫn cười giỡn với tôi như không có chuyện gì xảy ra, tôi biết cô ấy bị tổn thương nhưng tôi nghĩ cô ấy không biết, tôi cũng đau như cô ấy vậy.

Khi tôi chia tay với người bạn gái thứ 5, tôi đã hẹn hò với cô ấy, sau khi đi chơi được vài ngày tôi nói với cô ấy tôi có chuyện muốn nói cho cô ấy, cô ấy nhìn tôi và cũng nói là có chuyện muốn nói cho tôi biết. Tôi nói cho cô ấy nghe về việc tôi chia tay và cô ấy nói cho tôi hay là cô ấy bắt đầu quen người con trai khác. Tôi biết người đó là ai, người đó đã theo đuổi cô ấy một thời gian dài, một người con trai rất dễ thương, năng động và đầy sức sống. Việc người đó thích cô ấy đã được bàn tán trong trường một thời gian dài.

Tôi không thể nói cho cô ấy biết là tim tôi đau như thế nào, tôi chỉ cười và chúc mừng cô ấy. Khi tôi về tới nhà, tim tôi đau đến nỗi tôi không thể đứng vững nổi nữa, giống như có một tảng đá đè nặng lên ngực tôi, Tôi không thở nổi, muốn hét thật to nhưng không thể. Nước mắt rơi xuống, tôi gục ngã và khóc. Đã bao nhiêu lần tôi nhìn thấy cô ấy khóc vì một người đàn ông cũng không chịu hiểu cho cảm giác của cô ấy?

Sau khi tốt nghiệp, tôi cứ đọc mãi cái sms được gửi một ngày sau đó:

Lá rời cây là vì gió cuốn đi hay là vì cây không giữ lá lại.



Suốt thời còn học dự bị đại học, tôi rất thích đi nhặt lá, tại sao ư? Tại vì tôi thấy để một cái lá rời khỏi cái cây mà nó đã dựa dẫm lâu như vậy cần phải rất can đảm. Suốt thời gian học dự bị, tôi luôn ở rất gần một người con trai, không phải là bạn trai đâu… chỉ là bạn bè thôi. Khi anh ấy có người bạn gái đầu tiên. Tôi học được một cảm giác mà trước giờ tôi nghĩ là mình không thể có – Sự ganh tị. Nỗi cay đắng đó không thể diễn tả bằng lời, giống như là cực đỉnh của đau khổ vậy. Nhưng sau đó hai tháng thì họ chia tay, tôi chưa kịp vui mừng thì anh ấy lại quen tiếp một người con gái khác.

Tôi thích anh ấy và tôi biết rằng anh ấy cũng thích tôi. Nhưng tại sao anh ấy lại không hề biểu hiện? Tại sao anh ấy thích tôi mà lại không chịu bắt đầu trước. Mỗi lần anh ấy có bạn gái mới là một lần tim tôi đau nhói. Thời gian trôi qua, tim tôi đã vì anh ấy mà tổn thương rất nhiều. Tôi bắt đầu tin rằng đây chỉ là tình cảm đơn phương của mình tôi mà thôi. Nhưng nếu anh ấy không thích tôi thì tại sao lại đối xử tốt với tôi như vậy. Nó khác xa với việc anh ấy làm vì tình bạn. Thích một người sao mà khổ như vậy. Tôi có thể biết anh ấy thích gì, biết sở thích của anh ấy, nhưng tình cảm anh ấy dành cho tôi thì tôi không thể hiểu được và tôi cũng không thể nào mở lời được.

Trừ việc đó ra, tôi vẫn muốn được ở bên cạnh anh cấy, quan tâm anh ấy, chăm sóc anh ấy và yêu anh ấy, hi vọng một ngày đẹp trời nào đó anh ấy sẽ thay đổi và yêu tôi, kiểu như đợi điện thọai của anh ấy mỗi đêm, muốn anh ấy gửi tin nhắn cho mình… Tôi biết cho dù anh ấy bận thế nào, anh ấy cũng sẽ dành thời gian cho tôi. Bởi vì như vậy nên tôi đã chờ anh ấy. Ba năm thật khó mà trôi qua và nhiều lúc tôi cũng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Thỉnh thoảng, tôi tự hỏi liệu tôi có nên tiếp tục đợi chờ hay không? Nỗi đau, sự tổn thương và nỗi ám ảnh đã theo tôi suốt ba năm.

Cho đến năm tôi sắp tốt nghiệp, một chàng trai nhỏ hơn tôi một tuổi đã công khai theo đuổi tôi. Mỗi ngày anh ấy đều thể hiện tình cảm với tôi, anh ấy như một cơn gió, cố thổi một chiếc lá ra khỏi cành cây mà nó dựa dẫm, ban đầu tôi thấy hơi khó chịu, nhưng dần dần tôi đã dành cho anh ấy một góc nhỏ trong tim mình. Đến cuối cùng, tôi nhận ra rằng cơn gió đó có thể làm tôi hạnh phúc, có thể thổi tôi tới một vùng đất tốt đẹp hơn… cho nên cuối cùng tôi đã rời cây, nhưng cái cây chỉ cười và không hề khuyên tôi ở lại.

Lá rời cây là vì gió cuốn đi hay là vì cây không giữ lá lại...

GIÓ

Tôi thích một cô gái được gọi là Lá. Bởi vì cô ấy quá dựa dẫm vào cây cho nên tôi phải trở thành một cơn gió mạnh, một cơn gió có thể cuốn cô ấy đi. Lần đầu tiên tôi gặp cô ấy là khỏang một tháng sau khi tôi chuyển trường tới đây. Tôi nhìn thấy một cô gái nhỏ nhắn hay nhìn đội trưởng và tôi chơi đá bóng. Suốt thời gian đó, cô ấy luôn ngồi đó, một mình hoặc với những người bạn chỉ để nhìn đội trường. Khi anh ấy nói chuyện với những cô gái khác, tôi nhận thấy sự ghen tị trong mắt cô ấy, khi anh ấy nhìn cô ấy, tôi lại thấy nụ cười trong mắt cô ấy. Nhìn cô ấy trở thành một sở thích của tôi, giống như cô ấy thích nhìn anh ấy vậy.

Một ngày, cô ấy không xuất hiện nữa, tôi cảm thấy như có gì đó trống vắng vậy. Tôi không thể giải thích nổi cảm giác của mình lúc đó , cảm thấy như là khó chịu lắm vậy, bữa đó đội trưởng cũng không tới, tôi tới lớp của hai người, đứng ở ngòai và nhìn thấyanh ấy đang la mắng cô ấy. Mắt cô ấy ngân ngấn nước khi anh ta đi. Ngày hôm sau, tôi thấy cô ấy trở lại bình thường, vẫn ngồi đó và ngắm anh ta. Tôi đi ngang qua cô ấy và cười, tôi viết một lời nhắn và đưa cho cô ấy, cô ấy hơi ngạc nhiên, cô ấy nhìn tôi , cuời rồi nhận mảnh giấy. Ngày hôm sau, cô ấy xuất hiện, đưa tôi mảnh giấy rồi đi.

"Trái tim của chiếc lá quá nặng nề, gió không thể thổi đi được đâu"

"Không phải tại vì trái tim chiếc lá quá nặng nề. Nó bởi vì chiếc lá không muốn rời khỏi cây"

Tôi trả lời lời nhắn của cô ấy như vậy và dần dần cô ấy đã chấp nhận những món quà và điện thọai của tôi. Tôi biết người cô ấy yêu không phài là tôi. Nhưng tôi có linh cảm là một ngày nào đó tôi có thể làm cho cô ấy thích tôi. Trong vòng bốn tháng, tôi công khai tình cảm của tôi với cô ấy không dưới 20 lần. Mỗi lần như vậy, cô ấy đều chuyển đề tài, nhưng tôi không bỏ cuộc. Nếu tôi đã quyết định muốn có cô ấy, tôi sẽ làm mọi cách để cô ấy thích tôi. Tôi không thể nhớ nổi là tôi đã tỏ tình với cô ấy bao nhiêu lần. Mặc dù cô ấy lảng tránh nhưng trong lòng tôi vẫn nuôi hi vọng, hi vọng một ngày cô ấy sẽ chịu làm bạn gái của tôi.

Một hôm tôi gọi điện cho cô ấy nhưng cô ấy không nói gì cả. Tôi hỏi cô ấy "Em sao vậy, sao em không nói gì hết vậy?", cô ấy nói "Đầu của em đau lắm" - "Hả?", tôi không tin vào tai mình. "Đầu em đau lắm!" cô ấy lặp lại to hơn. Tôi cúp máy và vội vàng đón taxi đến nhà cô ấy, khi cô ấy vừa ra mở cổng, tôi ôm ghì cô ấy vào lòng…

Và từ hôm đó… chúng tôi là một cặp.

Vậy lá rời cây là vì gió thổi đi hay vì cây đã không giữ lá lại?...

Sưu Tầm
 

CM_hocmon

...yêu Chào Mào... yêu thiên nhiên!
Tham gia
5/1/08
Bài viết
448
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Vì cả 2 ! vậy mới chết chứ lị !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! hihi
 

Pe' học huôi chim

Thành viên diễn đàn
Tham gia
19/6/10
Bài viết
24
Điểm tương tác
2
SVC$
0
lá rời cây là vì gió thổi đi hay vì cây đã không giữ lá lại?...

vì cả hai đã hok đủ tự tin và độ chín trong tình yêu mà họ dành cho nhau chứ, họ đã hok đủ dũng cảm để chiến thắng sự tự ti từ nơi bản thân họ.!.

 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom