Guest viewing is limited

thucphan

Thành viên tích cực
Tham gia
10/9/07
Bài viết
254
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Lão nông thành phố nuôi chim sách đỏ
<!-- Date -->
<!-- Author -->


<!-- Page Img & Content --><!-- Page Img --><TABLE class=pagepic cellSpacing=0 cellPadding=0><TBODY><TR><TD class=pagepic-img>
daga192249951.jpg

</TD></TR><TR><TD class=pagepic-des>Ông Tiến và bầy chim trĩ
</TD></TR></TBODY></TABLE>Sách đỏ về động vật Việt Nam xếp trĩ đỏ thuộc loại R (rare), tức loại rất quý hiếm và nghiêm cấm săn bắt. Thế nhưng, qua 5 năm tự mày mò, một “nhà nông học” nghiệp dư sống giữa Hà Nội đã cho xuất chuồng cả trăm con chim trĩ đỏ và nhiều loại chim thuộc dạng “hàng độc” khác.
Đến thăm nhà ông Nguyễn Đình Tiến, điều đầu tiên nhiều người dễ nghĩ là mình đang lạc vào một nông trại mini. Thì đấy, căn nhà con con vỏn vẹn có 30m2 nằm ven bờ sông Kim Ngưu lúc nào cũng bụi bặm phủ đầy, bước vào là cái mùi hăng hắc của phân gia cầm xộc thẳng vào mũi. Ông Tiến ưu ái bầy chim của mình đến mức dành phần lớn diện tích trong nhà cho chúng. Thậm chí chỗ ngủ của ông Tiến chỉ đủ đặt lưng và được kê ngay cạnh chuồng chim. Chỉ cho chúng tôi một đôi công khá đẹp được ông dành cho chiếc chuồng chiếm nguyên một gian phòng, ông Tiến nói: “Tiếc cho nhà báo quá vì hôm qua bên khu du lịch sinh thái ở Hải Phòng họ mới đưa đi một đôi chim công non rất đẹp. Đôi chim này vừa được tôi cho ấp nở thành công từ hàng mấy chục quả trứng...”. Ông chìa cho chúng tôi xem cả chục vỏ trứng công không nở được giữ gìn cẩn thận để mang bán cho những người làm thủ công mỹ nghệ, lấy tiền mua cám cho chim.
Dưới sàn nhà là những chuồng chim trĩ nhỏ, to đặt san sát nhau. Mỗi chuồng nhốt một hai con trĩ. Những con trĩ đực được nhốt riêng vì theo ông Tiến chúng rất hung dữ, sểnh ra là lao vào choảng nhau ngay. Chỉ khi nào đến mùa giao phối, ông mới dám nhốt chúng lại với nhau. Những con trĩ mái với bộ lông màu nâu vằn đang độ thay lông để chuẩn bị cho mùa đẻ trứng tiếp theo. Ấn tượng với những con trĩ đỏ (con đực) là bộ lông sặc sỡ với đủ màu sắc như xanh lục, nâu, hung đỏ, nâu vàng... quấn quanh dưới cổ là một vòng lông màu trắng nhìn như những chuỗi cườm sáng trắng. Lông đuôi của chúng dài và nhiều màu sắc đẹp mắt. Nhốt cạnh mấy con trĩ còn có bầy gà Quý phi với bộ lông trắng muốt, trên đầu có cái mào như vương miện lấp lánh. Điểm đặc biệt là loại gà này có tới 5 móng. Bên cạnh đấy, trong một cái lồng do ông tự tạo là một đàn gà con Quý phi khác mới nở. Đây là lứa gà đầu tiên ông thử nghiệm nuôi và ấp nở thành công. “Thịt gà Quý phi là món rất bổ, được coi như một vị thuốc. Sở dĩ người ta gọi nó là quý phi vì xưa các bà phi trong cung vua thường nuôi giống gà này để làm món tẩm bổ để “mồi chài” nhà vua và có lẽ một phần cũng vì dáng vẻ độc đáo của loại gà này”, ông Tiến nói.
Giấc mơ của người lính cũ
Cơ duyên đưa ông Tiến đến với loài trĩ đỏ quý hiếm được bắt đầu từ những ngày ông còn trong quân ngũ (1967 - 1976) khi đơn vị ông làm nhiệm vụ tại mặt trận Thượng Lào. Ở những nơi dừng chân cắm trại hay xuất hiện những đàn gà rừng, trĩ đỏ với đủ màu sắc chạy nhảy tìm thức ăn, tiếng gáy tiếng hót vang lên trên những quả đồi. “Tôi đã thích thú quan sát đến độ nắm bắt được cả tập quán sinh hoạt của chúng, và niềm say mê chim của tôi cũng bắt đầu từ đó”, ông Tiến kể. Sau khi xuất ngũ, hình ảnh những chú gà lôi, chim trĩ đỏ rực rỡ màu sắc vẫn ám ảnh trong ông, nhưng rồi ý nghĩ đó là loài động vật quý hiếm làm sao mà mình nuôi được lại khiến ông phải gạt chuyện này sang một bên.
Rất tình cờ một lần ông đọc một bài báo đề cập đến thực trạng loài trĩ đỏ đang dần bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Đêm đó ông cứ trằn trọc mãi, sáng hôm sau ông đem chia sẻ khao khát nuôi được loài chim trĩ quý hiếm này với nhiều bạn bè thân thiết, nhưng nghe xong mọi người đều cho ông là khùng. “Vì ai cũng nghĩ rằng đó là loài chim rừng chỉ thích nghi với điều kiện tự nhiên, dẫu có nuôi sống chúng cũng chẳng đẻ và ấp được”, ông Tiến kể lại.  
Mãi đến năm 2003 qua một người bạn ở Bắc Giang, ông có được một đôi trĩ non 1 tháng tuổi. Có đôi chim trong tay rồi, ông lo lắng làm sao nuôi được chúng. Qua tìm hiểu sách báo trước đó, ông nghĩ trĩ cũng thuộc giống gà, vậy gà ăn gì trĩ cũng ăn thế. Thế là ông lấy cám, rồi gạo, ngô... cho chúng ăn, không ngờ chúng ăn tất. Đôi trĩ non của ông lớn rất nhanh, chỉ mới 4 tháng tuổi đã đỏ da, từng mảng lông đã hình thành với những màu sắc đặc trưng. Rồi đến tháng thứ 8, con trĩ mái bắt đầu đẻ trứng, đẻ liên tục đến 100 quả.
Có trứng trong tay, ông lại loay hoay tính cách nhân rộng số trĩ lên. Cũng với suy nghĩ như việc cho ăn như gà, ông mang một số trứng cho con trĩ mái ấp, khổ nỗi nó chỉ đạp lên chứ chẳng chịu ấp. Rồi ông lại mua gà mái rồi trộn trứng gà chung với trứng trĩ đem ấp. Kết quả là những chú gà con lần lượt tách vỏ ra còn trứng trĩ thì vẫn trơ lì. Lần mò trên internet ông mới biết, hóa ra trứng trĩ dày gấp ba lần trứng gà, chính vì vậy thời gian ấp nở cũng phải lâu hơn. Sau đó ông lại đi mua gà ri, rồi gà Tam Hoàng về cho chúng ấp nhưng kết quả vẫn công cốc. Nghe mọi người mách mua gà tây đem về ấp ông cũng làm theo. Sau khoảng 30 ngày chờ đợi và hy vọng, vào một buổi sáng thức dậy cho trĩ ăn như thường lệ ông sướng như phát điên lên khi nghe thấy những tiếng lúc cúc trong chuồng. Ngó vào ông thấy những chú trĩ con đã tách hết vỏ, đang lần mò tìm thức ăn. Lần đó ông thu được 9 trĩ con.
Ngon, lạ miệng, giàu dinh dưỡng...
<TABLE style="WIDTH: 259px; HEIGHT: 218px" cellSpacing=0 cellPadding=0 align=right><TBODY><TR><TD>
daga2.jpg
</TD></TR><TR><TD>Nhà ông Tiến lúc nào cũng chật ních lồng chim. Nuôi chim đã trở thành một niềm vui trong cuộc sống của ông - Ảnh: T.Sơn
</TD></TR></TBODY></TABLE>Tâm sự với chúng tôi về phương pháp nuôi trĩ, ông Tiến lôi trong tủ ra một tập tài liệu được ông cẩn thận cất giữ. Đây là những bản viết tay về quá trình từ ấp trĩ đến nuôi trĩ con đến lúc trưởng thành như thế nào. Qua đó, ông đúc kết ra những bảng tổng kết chung về cách cho ăn cũng như liều lượng thức ăn, nhiệt độ ấp nở, tiền sử bệnh tật từng con, và những biểu hiện bệnh cũng như cách chữa trị một cách tỉ mỉ, chi tiết. Ông cho biết vừa gửi một lô tài liệu cho khu du lịch sinh thái ở Hải Phòng để họ tham khảo. Ông hơi rụt rè khi đưa cho chúng tôi xem bản thảo tập cuốn sách Cẩm nang cho người nuôi trĩ thành công mà ông đang biên soạn dở. Ông Tiến nói mong muốn sẽ truyền đạt tất cả kinh nghiệm bấy lâu tích góp được cho những người có đam mê nuôi trĩ. Xa hơn là mong muốn hợp tác với những người có điều kiện tài chính mở một trang trại để nhân rộng loài trĩ quý hiếm này.
Với những kinh nghiệm có được, ông Tiến khẳng định nuôi trĩ mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn cả nhiều loại gia cầm khác như nuôi gà, vịt... Ước tính chi phí tiền ăn cho 100 con trĩ khoảng 8 triệu đồng/năm. Trĩ con tăng trưởng nhanh, chỉ 8 tháng là chúng đã cho trứng, chúng đẻ liên tục, chỉ nghỉ khoảng 2 tháng để thay lông, ước chừng một năm đẻ khoảng 200 trứng. Tỷ lệ nở thành công đến 90%, nếu trong điều kiện nuôi tốt hơn cũng như trang thiết bị dùng trong ấp nở hiện đại thì tỷ lệ nở còn cao hơn nữa. “Sức đề kháng của trĩ rất cao; với điều kiện nuôi tốt, giữ được đặc tính rừng của nó thì sức đề kháng của nó còn cao nữa. Trong các đợt cúm gia cầm vừa qua đàn trĩ của tôi vẫn khỏe mạnh như thường”, ông cho biết.
Bên cạnh những giá trị về khoa học và thẩm mỹ, trĩ còn là đặc sản quý với giá trị dinh dưỡng rất cao. Theo ông Tiến, thịt trĩ được đánh giá là giàu protein, vitamin, calci, sắt... được sử dụng như một vị thuốc trong các bài thuốc Đông y. Công dụng của nó là bổ trung ích khí, tư bổ gan thận, chữa tiêu chảy... Ngoài ra, thịt trĩ còn được dùng làm bài thuốc cho phụ nữ sau khi sinh, người bị băng huyết, trẻ em suy dinh dưỡng... Ông Tiến kể đã từng đem một con trĩ cho một đầu bếp quen ở khách sạn để chế biến thử thành món ăn. Qua lần thử này, anh đầu bếp đã khẳng định thịt trĩ mùi vị thơm ngon, lạ miệng, giá trị dinh dưỡng rất cao, nếu đưa vào thực đơn, chắc đắt mấy khách cũng ăn - ông Tiến hào hứng chia sẻ. 
Tạm biệt ông Tiến, chúng tôi mong cho ông sẽ gặp được người có cùng tâm huyết để phát triển một ngành chăn nuôi mới rất có ý nghĩa cả về kinh tế lẫn sinh thái, cũng như mong gia đình ông sẽ được đền đáp bằng một không gian sống đúng nghĩa, xứng đáng với công sức và trí tuệ ông đã bỏ ra trong lĩnh vực mới mẻ này.
Cẩm Linh - T.Sơn
 

catphien

Thành viên mới
Tham gia
14/8/08
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Thành thật mà nói nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt thì rất dễ xảy ra tình trạng đồng huyết,mà nếu như vậy thì chim con rất dể bệnh.Mình mong bác Tiến sẽ k để ảy ra chuyện nay.Neu k phải thành thật xin lỗi tác giả
 

lixiangwu

Thành viên diễn đàn
Tham gia
12/12/08
Bài viết
21
Điểm tương tác
4
SVC$
0
thật là đẹp quá! địa chỉ của sư phụ này ở đâu dạ, bữa nào rãnh qua xem mới đc!
 

kimcuongplt

Thành viên diễn đàn
Tham gia
24/12/08
Bài viết
13
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Theo mình nghĩ, giao phối đồng huyết đối với "lớp chim" đôi khi là một lợi thế.
Vì thực tế, giao phối đồng huyết đối với những lớp khác sẻ phát sinh việc biến đổi về NST và ADN. Nhưng đối với lớp chim, giao phối đồng huyết nếu có sự thay đổi về NST và ADN thì... con bị biến đổi sẻ chết từ nhỏ, và khi những con có thể vượt qua thì nó sẻ trở thành một kiệt tác.
Một vài ý kiến đóng góp, mong các anh em thông cảm cho nhận định của mình
 

nguyen van nam

SVC - Đam Mê
Tham gia
26/1/08
Bài viết
581
Điểm tương tác
3
SVC$
0
các bác cho e hỏi địa chỉ nhà bác Tiến ở bao nhiêu kim ngưu ah, e rất muốn đến tham quan và chiêm ngưỡng những chú trĩ đẹp và sắm 1 e về nuôi xem sao, thấn
 

CB400

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/2/09
Bài viết
29
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Có bác nào biết chỗ bán Trĩ đỏ không? Em muốn nuôi một đôi quá mà không biết chỗ bán
 

rock_alonly_90

Thành viên diễn đàn
Tham gia
27/1/09
Bài viết
72
Điểm tương tác
13
SVC$
0
theo mình nghĩ giao phối cận huyết nó vừa có lợi và cũng vừa có hại như anh catphien và anh kimcuongplt đã nói
lợi: là ở chỗ nó sẽ lọc ra những tính trạng trội(những con manh tính trạng trội thì rất tốt phòng bệnh rất tốt và có thể đem đi cấy giống) và nó lọc ra những tính trạng lặn(thì đa phần nó yếu và dễ chết)
hại: nếu cho lai qua nhiều đời thì đời sau sẽ kém hơn đời trước(kém đi về hình dáng màu sắc,tuổi thọ và dễ bệnh tật hơn đời trước)
em nói vậy có chỗ nào sai mong ae góp ý
cảm ơn bác Tiến đã góp phần bảo vệ động vật quý hiếm của nước nhà:a15:
 

bachlongcc2003

"người yêu chim cá cảnh"
Tham gia
14/10/08
Bài viết
870
Điểm tương tác
29
SVC$
0
thật tuyệt mọi người ơi.ÔNG TIẾN thật tài giỏi và có một tấm lòng yêu thương những loại gia cầm trên bờ vực tuyệt chủng :a15::a15::a15::a15:. ai có khả năng thì hãy mạnh dạn hợp tác cùng ÔNG TIẾN nha:a12: để trong sách đỏ không còn tên những loại gia cầmnày nữa hjhj
 

CB400

Thành viên diễn đàn
Tham gia
21/2/09
Bài viết
29
Điểm tương tác
1
SVC$
0
Tôi nghĩ việc đồng huyết trong gia cầm (họ chim nói chung) là không ảnh hưởng vì: Bồ câu và các loại chim khác đều kết đôi đồng huyết mà vẫn bình thường. Đó là đặc tính khác giua súc
 

alexanderninh

Thành viên diễn đàn
Tham gia
27/4/11
Bài viết
13
Điểm tương tác
0
SVC$
0
up cho người có công bảo tồn thiên nhiên hoang dã, bây giờ ngoài rừng đồng laọi nó sắp tuyệt chủng hết rồi
 

hieuvns

Thành viên diễn đàn
Tham gia
5/11/11
Bài viết
11
Điểm tương tác
0
SVC$
0
chào các bạn mình cũng tình trạng như đại ca TIẾN nhưng được cái mình có cả 30m2 để thực hiện giấc mơ này mình yêu trĩ đỏ đã từ lâu nhưng quả thật tình yêu đã là một phép màu qua bài viết này mình chúc ae có những tình yêu thiên nhiên như đại ca TIẾN quả lá một nghệ nhân suất sắc trong việc tu tồn sinh thái
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom