Guest viewing is limited

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Chào các Bác!

Nước giếng, hầu hết đều có nhiễm 1 ít phèn, tuỳ theo từng vùng. Đặc biệt là những vùng đất mới san lấp mặt bằng, nước giếng khi bơm lên, để sau vài tiếng là có váng trên mặt nước, có giếng thì nước mới bơm lên sau đó vài tiếng thì nước chuyển sang màu vàng nhạt.
Đối với giếng khoan, có chỗ khoan rất sâu, trên 100 mét, nhưng để qua 1 đêm thì vẫn có váng trên mặt nước, dưới đáy hồ có cặn màu trắng xám.

Theo em làm thử thì nước giếng, em cho chảy qua một hồ, bên trong có chứa: lớp đầu tiên là sỏi (5-6), lớp kế tiếp là cát, lớp kế tiếp là than củi, lớp cuối cùng là sỏi (1-2). Sau khi nước chảy qua các lớp vật liệu lọc đó, nước không còn bị váng, màu nước cũng không bị chuyển màu.


Các Bác cho em hỏi, cách này có tốt không? Hay các Bác có ý kiến nào khác, xin cho em biết để bổ sung cho hoàn chỉnh các xử lý nước giếng bị phèn.

Xin cám ơn các Bác!

Ut9
 

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
Vâng,

Về xử lý nước phèn em thấy người ta hay làm cách đó, nếu tốt hơn mình dùng than hoạt tính. Riêng về đảm bảo cho cá em không chắc, la hán thì em thấy sống tốt, nhưng màu sắc không đẹp bằng khi nuôi nước máy. Còn mấy dòng ông tiên, mắt lồi, lông nhản không qua 24h :D

Thân
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
Vâng,

Về xử lý nước phèn em thấy người ta hay làm cách đó, nếu tốt hơn mình dùng than hoạt tính. Riêng về đảm bảo cho cá em không chắc, la hán thì em thấy sống tốt, nhưng màu sắc không đẹp bằng khi nuôi nước máy. Còn mấy dòng ông tiên, mắt lồi, lông nhản không qua 24h :D

Thân

@Chào Anh CADN!

Anh nói giống như bạn của Ut9 ở trên thành phố. Sau khi đọc xong bài của Anh, Ut9 có tham khảo ý kiến của bạn Ut9 là nước giếng, muốn lọc triệt để phèn, thì nên sự dụng một dàn tạo mưa, tức là nước sẽ chảy qua dàn tạo mưa này, nước sẽ được tiếp xúc không khí rất nhiều, các chất phèn và một số lượng kim loại trong nước cũng sẽ bị Oxy hoá, làm kết tủa sau 1, 2 ngày cho lắng cặn.

Vài ý kiến thảo luận cùng Anh!

Thân chào Anh!

Ut9
 

tieumieu

Thành viên tích cực
Tham gia
23/5/08
Bài viết
169
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Chào các Bác!

Theo em làm thử thì nước giếng, em cho chảy qua một hồ, bên trong có chứa: lớp đầu tiên là sỏi (5-6), lớp kế tiếp là cát, lớp kế tiếp là than củi, lớp cuối cùng là sỏi (1-2). Sau khi nước chảy qua các lớp vật liệu lọc đó, nước không còn bị váng, màu nước cũng không bị chuyển màu.


Các Bác cho em hỏi, cách này có tốt không? Hay các Bác có ý kiến nào khác, xin cho em biết để bổ sung cho hoàn chỉnh các xử lý nước giếng bị phèn.

Xin cám ơn các Bác!

Ut9

_Chào bác Ut9:Bác cho em hỏi công dụng của lớp than củi đối với chất lượng nước như thế nào?Mong bác hồi âm
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
@Tieumieu:
Về than củi, nó có tác dụng tương tự như than hoạt tính sử dụng máy móc công nghiệp sản xuất, than củi chủ yếu là dùng để khử mùi của nước, ngậm các chất phèn, và cũng có thể giữ lạ 1 lượng nhỏ các kim loại.

Vài ý tham khảo cho bạn.

Thân chào!

Ut9
 

tieumieu

Thành viên tích cực
Tham gia
23/5/08
Bài viết
169
Điểm tương tác
0
SVC$
0
_Cám ơn bác ut9 nhiều:
_Nước giếng khoan nhà em có độ ph giao động từ 5.7 - 6.0.Em chỉ khử phèn bằng cách dân gian hay dùng:cho sủi oxi nhẹ tạo mặt thoáng giữa nước và không khí phèn và fe2 kết tũa thành fe3.Sau đó em lọc bằng bông lọc(chỉ giảm được 60% lượng phèn và sắt) và lọc cũng giúp làm cho nước mềm hơn.
_Em chưa cho lọc qua cát và sỏi như bác ut9:Chỉ sợ mình kô có kinh nghiệm xử lý sẽ làm cho nước giếng vốn cứng lại càng thêm cứng
_Mong các cao thủ trên diễn đàn cho thêm vài lời khuyên về cách xử lý phèn,sắt,giảm độ cứng...và các chất độc hại trong nước giếng
Cám ơn các bạn đã xem tin và góp ý kiến
Tổng chào các bác trên diễn đàn
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
@Tieumieu:

Nước giếng của bạn pH chỉ từ 5.7 - 6.0 là quá tốt cho cá Đĩa. Bạn chỉ cần xử lý phèn như mình đã nói, mình đảm bảo chắc chắn là phèn có bao nhiêu, khi đi qua lớp cát, sỏi, nó sẽ bị giữ lại đó 1 cách triệt để, cà thêm phần nước đi qua dàn tạo mưa, nó sẽ xử lý triệt để phèn 100 %. Nước sau khi qua dàn tạo mưa cũng được tiếp xúc Oxy rất nhiều và chính Oxy sẽ làm oxy hóa các kim lọai trong nước, chỉ cần cho lắng qua đêm thì sử dụng ổn rồi. Nếu bạn muốn có chất lượng nước tốt hơn nữa thì mình cho bạn hình tham khảo về một hệ thống lọc nước RO dạng quy mô nhỏ như hình dưới đây, giá trị của nó khỏang 12 triệu gồm: 1 bình nén khí để đẩy nước chảy qua các lõi lọc, 1 đèn chiếu UV khử trùng cho nước. Nếu lọc theo như cách của bạn thì nước không xử lý phèn triệt để, nước cũng không hề mềm hơn so với sự thích nghi của cá Đĩa, DH là 4 tới 10, trên 10 thì là nước cứng

<a href="http://s282.photobucket.com/albums/kk270/ut9_dongnai/?action=view&current=Aqua-RO.jpg" target="_blank"><img src="http://i282.photobucket.com/albums/kk270/ut9_dongnai/Aqua-RO.jpg" border="0" alt="Aqua RO"></a>

Vài thông tin tham khảo cùng bạn.

Thân chào!

Ut9
Thân chào!

Ut9
 

cadn

"Chào Mào Việt Nam"
Tham gia
25/10/07
Bài viết
2,419
Điểm tương tác
76
SVC$
0
@Chào Anh CADN!

Anh nói giống như bạn của Ut9 ở trên thành phố. Sau khi đọc xong bài của Anh, Ut9 có tham khảo ý kiến của bạn Ut9 là nước giếng, muốn lọc triệt để phèn, thì nên sự dụng một dàn tạo mưa, tức là nước sẽ chảy qua dàn tạo mưa này, nước sẽ được tiếp xúc không khí rất nhiều, các chất phèn và một số lượng kim loại trong nước cũng sẽ bị Oxy hoá, làm kết tủa sau 1, 2 ngày cho lắng cặn.

Vài ý kiến thảo luận cùng Anh!

Thân chào Anh!

Ut9

Vâng,

vụ làm giàn tạo mưa, mình để ý trong các xưởng sản xuất nước đá. Khi qua dàn này xử lý, phèn được tách ra.

Thân
 

HLong_ce

Để gió cuốn đi, cuốn đi...
Thành viên BQT
Tham gia
25/8/07
Bài viết
3,072
Điểm tương tác
1,815
SVC$
0
hihi, HLong_ce không rành về nước dành cho cá đĩa nhưng xin nêu một số biện pháp xử lý nước mà HLong_ce biết và sưu tầm được, để các thành viên xem có thể áp dụng được không nhé:

1. Xử lý nước bị nhiễm sắt phèn:

- Đối với nước nhiễm phèn: có thể xử lý bằng vôi sống. Cách làm: lấy 10g vôi sống cho vào 140l nước, sau đó để nước lắng xuống, gạn lấy nước trong.

- Nước nhiều sắt thường có màu vàng, mùi tanh. Cách đơn giản nhất là ta có thể làm sạch nước nhiễm sắt là đổ nước vào thùng, khoắng lên nhiều lần rồi để lắng, chắt lấy nước trong. Biện pháp này đơn giản là xử lý ion Fe2+ có trong nước tiếp xúc với O2 trong không khí tạo thành ion Fe3+ tạo kết tủa ( Fe2O3).

- Có thể dùng phèn chua để xử lý nước nhiễm phèn sắt. Phèn chua giã nhỏ (nửa thìa cho 25 lít nước) đổ vào thùng quấy nhiều lần để sắt và phèn kết tủa lắng dần xuống đáy.

- Ngoài ra có thể xử lý bằng phương pháp sục khí, qua giàn mưa và bồn lắng, lọc để khử sắt. Làm giàn mưa bằng ống nhựa, khoan 150 - 200 lỗ có đường kính từ 1,5mm đến 2 mm tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng. Dưới cùng của bể lọc là lớp sỏi dày khoảng 1 gang, trên lớp sỏi là lớp cát dày khoảng 2,5 - 3 gang. Phương pháp này có thể kết hợp xử lý được một số chất khác với hàm lượng thấp như: Hydrogen sulfite H2S, Amoniac, Asen.

2. Xử lý Hydrogen sulfite H2S:

- Nước chứa H2S thường không gây tác hại cho sức khoẻ, nhưng nó làm cho nước có mùi và vị của trứng thối. Nước cấp có chứa hàm lượng H2S thấp khoảng 1,0 ppm đã có đặc tính ăn mòn, làm xỉn màu các đố dùng bằng bạc hay đồng, làm cho quần áo và đồ gốm có vết đen.

- Nước có chứa hàm lượng H2S thấp có thể được xử lý bằng cách cho lọc qua than. H2S được hấp phụ trên bề mặt của các hạt than. Chúng ta phải định kỳ thay các hạt than trong bể lọc (tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của than và hàm lượng H2S trong nước).

3. Xử lý nước cứng:
Nước cứng là thuật ngữ dùng để chỉ nước có chứa hàm lượng lớn các ion như Ca2+, Mg2+; loại nước này thường ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị sử dụng nước hằng ngày. Các cách xử lý đơn giản:

Cách 1: Đun sôi nước sẽ làm các ion này kết tủa.
Cách 2: Dùng thiết bị có ngăn chứa các hạt lọc cationit. Theo quá trình trao đổi ion, hạt cationit tích điện âm sẽ hút các thành phần đá vôi trong nước, làm sạch nước.


4. Khử trùng nước sinh họat:
Để đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nước sinh hoạt bắt buộc phải được khử trùng. Phương pháp khả thi rẻ tiền là dùng nước Javen (hypochlorit natri hoá học). Cách xử lý khác là sục clo khí hoặc pha chế bột Clorine vào nước. Cũng có thể khử trùng nước bằng ozone hay tia cực tím, nhưng không phù hợp với việc nước sau khử trùng phải tiếp tục lưu chuyển trong đường ống và bể chứa.
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
@Bác Hlong_CE:

Cám ơn Bác đã cho em và mọi người có thêm một số thông tin rất bổ ích trong việc xử lỳ nước phèn!

Riêng về phần xử lý nước cứng và khử trùng nước, đa phần người nuôi sử dụng hạt trao đồi Ion để làm mềm nước và dùng Ozone, hoặc chiếu tia cực tím để khử trùng nước.

Cám ơn Bác đã chia sẻ cùng chúng em về đề tài này!

Thân ái chào Bác HLong_CE!

Ut9
 

hoangminh18

Thành viên diễn đàn
Tham gia
12/9/08
Bài viết
10
Điểm tương tác
0
SVC$
0
phần nước cứng em có học qua bên hoá học ko biết áp dụng dô cho cá được ko mấy anh vì toàn hoá chất, ko khéo die hết cá
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
phần nước cứng em có học qua bên hoá học ko biết áp dụng dô cho cá được ko mấy anh vì toàn hoá chất, ko khéo die hết cá

Về phần nước cứng, như anh đã nói trong trang trước, em áp dụng là được đấy, còn phần em nói bên hoá học, biết đâu cũng là 1 phương pháp hay? nhưng em cẩn thận, em hãy thử thí nghiệm cho những con cá thường, rẻ tiền xem, khi nào kết quả thí nghiệm tốt, em hãy áp dụng cho cá Đĩa.

À, phương pháp hoá học của em là gì vậy? em đưa ra xem xem nó ra sao?

Thân chào!

Ut9
 

hoangminh18

Thành viên diễn đàn
Tham gia
12/9/08
Bài viết
10
Điểm tương tác
0
SVC$
0
vâng em sẽ thí nghiệm và đưa phương pháp hoá học sớm nhất cho mọi người cùng xem, chưa thành công nên chưa dám nói công thức kẻo sai cá các bác die thì chết em:a01:
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
@Hoangminh18:

Em ơi, công thức của em là gì, em cứ công bố lên thử xem để mọi người xem và đánh giá luôn.
Nhưng nhớ là ghi rõ chữ (Đang thử nghiệm) để các bác đề phòng.

Anh cũng đang quan tâm đến công thức của em đấy, biết đâu em là một người giỏi thì sao?

Thân chào em!

Ut9
 

minhkhoa_2603

Thành viên tích cực
Tham gia
2/5/08
Bài viết
127
Điểm tương tác
2
SVC$
0
hay là các bác bỏ một ít muối vào ,ít nhiều cũng khử được phèn.
 

ut9

"Mê Cá Dĩa"
Thành viên BQT
Tham gia
16/4/08
Bài viết
619
Điểm tương tác
53
SVC$
0
hay là các bác bỏ một ít muối vào ,ít nhiều cũng khử được phèn.

@Làm theo cách của bạn cũng được, nhưng không mất tốt.
Bạn có thấy, nước giếng của các hộ gia đình sử dụng đấy, đa phần nước giếng nào ít nhiều cũng đều có phèn, như mình đã nói trước đó, thường thì nước nhiễm phèn có màu vàng nhạt hay đậm, màu càng nhạt thì nước nhiễm ít phèn, còn đậm quá thì nước nhiễm phèn nhiều, còn đối với giếng khoan công nghiệp, nước nhiễm phèn có màu trắng xám, nhìn kỹ mới thấy được, các gia đình kể cả mình, cũng phải xây bể lớn, bơm nước vào đấy và sử dụng vô tư, nếu có thể được thì làm thêm dàn tạo mưa thì rất tốt.

Các này, mình đã áp dụng rất lâu rồi, hiệu quả rất cao, sau khoảng 6 tháng thay cát 1 lần, tuỳ theo khối lượng nước đã lọc và diện tích hồ lọc.

vài thông tin tham khảo cùng bạn.

Thân chào!

Ut9
 

coidoiotroc

Thành viên tích cực
Tham gia
29/8/10
Bài viết
152
Điểm tương tác
0
SVC$
0
@Làm theo cách của bạn cũng được, nhưng không mất tốt.
Bạn có thấy, nước giếng của các hộ gia đình sử dụng đấy, đa phần nước giếng nào ít nhiều cũng đều có phèn, như mình đã nói trước đó, thường thì nước nhiễm phèn có màu vàng nhạt hay đậm, màu càng nhạt thì nước nhiễm ít phèn, còn đậm quá thì nước nhiễm phèn nhiều, còn đối với giếng khoan công nghiệp, nước nhiễm phèn có màu trắng xám, nhìn kỹ mới thấy được, các gia đình kể cả mình, cũng phải xây bể lớn, bơm nước vào đấy và sử dụng vô tư, nếu có thể được thì làm thêm dàn tạo mưa thì rất tốt.

Các này, mình đã áp dụng rất lâu rồi, hiệu quả rất cao, sau khoảng 6 tháng thay cát 1 lần, tuỳ theo khối lượng nước đã lọc và diện tích hồ lọc.

vài thông tin tham khảo cùng bạn.

Thân chào!

Ut9

ut9 ơ , nước giếng khoan nhiễm phèn màu trắng xám , tui chưa thấy bao giờ , chỉ thấy ở những vùng đất thịt đen thôi có váng và mùi sắt thôi , tui xài giếng khoan bơm lên nước rất trong , không có váng gì hết , chỗ tui ở là vùng đất sét trắng pha cát sỏi , muà này chỉ đào xuống 0.5 mét là có nước , mùa nắng thì cũng chỉ 2 mét là có nước , chỉ có điều PH = 4.5 thôi , còn màu nhiễm phèn trắng xám làm sao phát hiện ? Chỉ giúp tui với
Cám ơn nhiều . Thân
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
ut9 ơ , nước giếng khoan nhiễm phèn màu trắng xám , tui chưa thấy bao giờ , chỉ thấy ở những vùng đất thịt đen thôi có váng và mùi sắt thôi , tui xài giếng khoan bơm lên nước rất trong , không có váng gì hết , chỗ tui ở là vùng đất sét trắng pha cát sỏi , muà này chỉ đào xuống 0.5 mét là có nước , mùa nắng thì cũng chỉ 2 mét là có nước , chỉ có điều PH = 4.5 thôi , còn màu nhiễm phèn trắng xám làm sao phát hiện ? Chỉ giúp tui với
Cám ơn nhiều . Thân

Là phèn nhôm đó, theo tui biết thì có 2 loại nước phèn, công thức hóa học trả thầy rồi (anh em cần thì tra cứu) phèn nóng là phèn sắt dễ trị; phèn lạnh là phèn nhôm (khó chơi với loại này). Nói theo dân cá dĩa nghen!
 

coidoiotroc

Thành viên tích cực
Tham gia
29/8/10
Bài viết
152
Điểm tương tác
0
SVC$
0
Là phèn nhôm đó, theo tui biết thì có 2 loại nước phèn, công thức hóa học trả thầy rồi (anh em cần thì tra cứu) phèn nóng là phèn sắt dễ trị; phèn lạnh là phèn nhôm (khó chơi với loại này). Nói theo dân cá dĩa nghen!

Ha ha , cám ơn bác Cốc chủ , thời học PT tui dốt đặc cán xuổng cái món Hoá , như vậy để kiểm tra có phèn nhôm hay không thì mình có cách nào thử không ? hay là chỉ thử bằng cảm quan xem có cặn trắng không ? Chà chà , viết tới đây tui phải leo lên coi cái bồn nước đang xài có lắng cặn trắng không ? Hy vọng là không...;;;
 

acnhancocchu

Nghiệp cá dĩa
Tham gia
31/3/09
Bài viết
595
Điểm tương tác
2
SVC$
0
Ha ha , cám ơn bác Cốc chủ , thời học PT tui dốt đặc cán xuổng cái món Hoá , như vậy để kiểm tra có phèn nhôm hay không thì mình có cách nào thử không ? hay là chỉ thử bằng cảm quan xem có cặn trắng không ? Chà chà , viết tới đây tui phải leo lên coi cái bồn nước đang xài có lắng cặn trắng không ? Hy vọng là không...;;;

Lắng cặn trắng coi chừng là can xi do mấy ông cấp nước bỏ vào hoặc phôt pho do mình xử lý nước bằng H3PO4.

Hồi xưa tui có học thổ nhưỡng+địa chất, nhớ mang máng là 80% diện tích đất đai của nước ta là đất phù sa cổ nằm trên tầng sinh phèn, nhất là với đồng bằng sông CL nên khoan nước lên là nước có phèn.

Và cũng mang máng phèn nóng và phèn lạnh chúng không đi đôi với nhau, có thứ này thì không có thứ kia...

Hỏng dám chắc nghen!
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom