Guest viewing is limited
N

__Nick__

Guest
đây là 1 thông tin khá bổ ích mà anh em nuôi cá cần biết. để tránh bị lừa gạt.
<TABLE class=Css_I_Table_Tab id=AutoNumber1 style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#111111 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="34%" align=left border=0><TBODY><TR><TD width="100%">
2203svc-2a.jpg

Cá đã được tân trang
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Nhìn những chú cá bơi lội tung tăng trong bể kính với những màu sắc tuyệt đẹp, khiến ai nấy đều phải trầm trồ thán phục nhưng ít ai biết được rằng đằng sau những sắc màu ấy là cả một kỹ nghệ tân trang cá cảnh...
Những sắc màu ma quái

Sau vài giờ ngắm nghiá những chú cá bơi lội trong bể cá cảnh ở phố Hàng Đậu, nơi biệt danh là phố cá cảnh của Hà Nội, tôi thực sự bị choáng ngợp trước những màu sắc rất đẹp, rất lạ của những dòng cá cảnh ở đây.

Nào màu vàng, màu đỏ nhạt, màu cam, màu đen pha đỏ, màu mận, màu tím và cả những màu "mắt chưa từng ngó".

Tôi mang thắc mắc đến hỏi một chủ của hàng cá cảnh tên Phương, thì chị bảo: "Ở đây cá gì cũng có, từ to đến nhỏ miễn chú có chịu chơi hay không, còn màu sắc của cá thay đổi như thế nào tuỳ chú em yêu cầu, miễn là phải tiền tươi thóc thật. Chứ như mấy anh “hai lúa”, chị mày sợ lắm. Chú em cứ xem thoải mái đi, ưng màu nào là bọn chị ok cho người mang đến tận nhà ngay, chỉ cần đọc đúng địa chỉ, số nhà, số điện thoại".

Chị Phương còn bảo, ở Hà Nội có trên 100 loài cá cảnh khác nhau như: cá Đầu Rồng, cá Hỏa Tiễn, cá Đĩa, cá Tai Tượng, cá Mây Triều, cá Mún Đỏ… mầu sắc thì vô cùng phong phú.

<CENTER><TABLE class=Css_I_Table_Tab id=AutoNumber2 style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#111111 cellSpacing=0 cellPadding=0 width="45%" border=0><TBODY><TR><TD width="100%">
2203svc-2b.jpg

Design cả chữ Tàu lên mình cá
</TD></TR></TBODY></TABLE></CENTER>​
Tùy theo từng loại cá cảnh mà có giá khác nhau. Cá gì cũng có hết từ hoa văn rồng phượng đến kính thưa các kiểu trên đời... Nói rồi, chị cười một cách rất khó hiểu.

Dân chơi cá cảnh ở Hà Nội hiện nay, có hai tầng lớp. Tầng lớp giàu có và tầng lớp bình dân.

Thông thường tầng lớp có tiền thì chơi cá La Hán, cá Đầu Rồng, Hoả Tiễn… vì đây là loài cá rất sang, lại mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thịnh vương, may mắn của gia chủ.

Còn tầng lớp thứ hai chơi cá theo phong trào, đó là tầng lớp bình dân, những đối tượng này thường mua những chú cá nhỏ hơn như cá Mún đỏ, Bình Tích, cá Hồi , cá Vàng, cá Chọi... vì phần lớn những chú cá này đều rẻ hơn hiều so với loại cá trên.

Nếu như cá Đầu Rồng, giá cho một đôi cá to có giá từ 1triệu đến 2 triệu đồng/một đôi. Cá Tai Tượng có giá từ 300 đến 500 nghìn đồng/một đôi. Cá Hoả Tiễn giá từ 500 nghìn đồng đến 700 nghìn đồng/một đôi thì đối với loại cá cảnh nhỏ có giá rất bình dân thông thường từ 10 nghìn đồng đến 20 nghìn đồng/một đôi.

Sau khi tham khảo một vòng, nhìn màu sắc những chú cá trong tủ kính, khiến tôi hoa cả mắt. Trước sự mời chào khá nhiệt tình, tôi đành dùng kế hoãn binh để mua một khối lượng cá lớn nhưng phải là loại cá có màu sắc rực rỡ và rất bắt mắt lại cổ quái một chút...

Bà chủ tên Phương trên phố Hàng Đậu đon đả ngay: “Chú em cần bao nhiêu cũng có, miễn là khi thanh toán phải sòng phẳng, còn màu sắc chú em khỏi phải lăn tăn, chị thiết kế được hết".

Nói rồi chị ta đưa cho tôi một cái các vi dít và dặn, khi nào cần cứ alô đây một tiếng, chị sẽ cho mấy thằng đệ tử mang đến tận nơi.

Đột kích phòng “tân trang”

Sau nghe đến chuyện kỹ nghệ “tân trang” cho cá kiểng, tôi thắc mắc với Hùng-một dân chơi cá cảnh có thâm niên 20 năm trong nghề, tại sao khi ở tủ kính của chủ cửa hàng thì cá bao giờ cũng mượt nhưng mang về nhà nuôi chỉ được một thời gian cá cứ bong dần vẩy rồi chết hàng loạt.

Nói đến đây, Hùng vỗ vai tôi đánh đẹt một cái, rồi cười khoái chí: “Ông chỉ là loại đầu to, nuôi lấy phong trào chứ làm gì có nhiều loại cá cảnh lại có nhiều màu như thế. Đó là cả một kỹ nghệ mà ông không biết được đâu”.

Sau nhiều lần hẹn hò, đúng 8 giờ tối, Hùng hẹn tôi đến trước cửa hàng cá cảnh nằm trên phố Phạm Ngọc Thạch.

Sau nhiều lần vòng vèo trong đường hầm trong ngôi nhà, mà lúc nào tôi cũng phải theo sát Hùng vị sợ bị lạc, trước mắt tôi là một căn phòng rộng chừng 15m2 nằm sâu dưới lòng đất.

Đến đây Hùng rỉ tai, đây là trung tâm đầu não thiết kế thí nghiệm sắc màu bậc nhất cho cá. Trong phòng nào thau chậu, dụng cụ bắt cá, những bể thí nghiệm nhỏ, một nhóm đang loay hoay cố tạo ra bông hoa trên thân con cá dĩa, phát hiện người lạ, một người trong đám ngước lên, dừng sơn màu, hất hàm hỏi: “Thằng nào đó, sao ông Hùng lại dắt vô đây?”.

Hùng nhanh miệng trả lời: “Là chiến hữu cả, muốn vào đây để học nghề, vì có cửa hàng cá nhưng nuôi mãi và vẫn cứ chết cả. Các ông cho chút kinh nghiệm!”.

Một người trong nhóm tên Tuấn thăm dò: “Thế vào nghề lâu chưa, cá chết ra làm sao? Ông tìm đến anh em là đúng chỗ rồi đấy”.

Sau nhiều phút xã giao "nhận hàng", Tuấn mới bảo, ở đây cá nào cũng có, tuỳ theo loại mà màu sắc khác nhau. Thông thường, những "nghệ sỹ" tân trang cho cá cảnh mới vào nghề thường tân trang những chú cá vừa tiền, không to lắm. Vì nhiều khi do tay nghề chưa cao cá chết, cứ cho mông má cá đắt tiền có mà mất nghiệp. Mỗi lần cá chết là lỗ hàng triệu như chơi.

"Chú vào nghề này được Hùng nó dẫn đến đây là gặp cơ làm giàu rồi đó. Về nhà đừng có nói cho ai biết. Bây giờ nói là người chơi tinh nhưng cũng còn khối "gà" trọc phú đua chơi sang chơi độc. Những loại ấy thích độc anh đây cho độc luôn". Nói rồi, Tuấn cười khà khà đắc ý.

Tuấn giảng giải tiếp: “Hiện nay dân bán cá cảnh ở Hà Nội có 2 chiêu thức để làm đổi màu cá. Một là vẽ thủ công lên mình cá, còn nếu không thì sử dụng công nghệ cao - cho cá ăn chất biến đổi màu, hay còn gọi là biến đổi gene".

Nếu như dùng theo phương pháp thủ công thì dân buôn cá cảnh thường dùng mực Tàu, với đủ các màu, xanh đỏ, tím vàng... nhưng phải là mực chuyên dụng. Khi vẽ dùng bút lông loại đầu nhỏ tẩm mực rồi chấm nhẹ lên vây cá, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà tân trang.

Cá được tô vẻ lên mình khi thả xuống nước mực không hề bị phai. Trừ khi cá bị bong vẩy rồi chết thì màu cá mới thay đổi. Nhưng đó chỉ là phương pháp thủ công, hiện nay không còn được thịnh hành.

Còn phương pháp làm đổi màu cho cá bằng thức ăn. Thông thường "nghệ sĩ" chỉ áp dụng cho những loại cá nhỏ, trung bình; như cá Mún đỏ, cá Bình Tích…

Nếu sử dụng bằng phương pháp này thì cá cảnh có màu rất tự nhiên.

Khi được hỏi về thức ăn cho cá đã vẽ mầu, Tuấn cho biết, có rất nhiều thức ăn dành cho cá cảnh như; những sinh vật phù du, tôm, cá và nhất là loại thức ăn viên…

Thông thường nếu cho thức ăn bằng rêu, sinh vật phù du thì không ảnh hưởng gì, mà nguyên nhân dẫn đến màu sắc sặc sỡ cho cá là dùng thức ăn biến đổi gene. Những loại thức ăn phải nhập từ nước ngoài về mà Tuấn không tiện nói ra.

Chính vì thế, có nhiều chủ hộ khi mua cá về chỉ được một thời gian ngắn, những chú cá đắt tiền bắt đầu long vẩy rồi chết ngỏm củ tỏi...

Đến một của hàng khác nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch, tôi lại vào vai một người buôn cá cảnh mới vào nghề và có ý định mở của hàng trên đường Minh Khai, với thắc mắc tại sao nuôi cá cảnh ở nhà chỉ sau một thời gian rồi cá cứ bong vẩy rồi chết.

Anh chủ quán chia sẻ, muốn cá luôn giữ được vẻ ngoài sặc sỡ, vẩy cá luôn bóng bẩy thì ông em phải cho nó ăn những thứ ăn đặc biệt mà ở trong nước không có:

"Nếu chú em có nhu cầu thì ngày mai anh dắt đi. Loại thức ăn đấy phải nhập từ Thái Lan, Trung Quốc về, giá khá cao. Ông em khi nào có nhu cầu thì alô một tiếng, anh sẽ chuyển cá và đồ ăn cho".

Tôi hỏi: “Thế nhưng người mua cá về nuôi cho ăn thức ăn bình thường thì sao?". Chủ hàng buông thõng: “Có trời mà biết được, miễn là bán được nhiều cá. Còn sống hay chết thì tuỳ”.

Ra khỏi cửa hàng cũng là lúc trời nhập nhoạng tối, đúng lúc đó có một đôi vợ chồng già vào mua cá cảnh, tôi giật mình không biết sẽ còn có bao nhiêu người bị mắc lừa vì cái công nghệ tân trang cá cảnh.

(Theo VTC
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom