Guest viewing is limited

Đức Cavali

Thành viên mới
Tham gia
18/10/13
Bài viết
2
Điểm tương tác
2
SVC$
0
A,e giúp e nuôi chòe than ko bị tật lộn cầu ngoái ngửa với nuôi chòe than e ko sợ bệnh gì bằng bệnh này.e đang có 1con 1năm lồng, 2con 2năm lồng.tàn là chim nuôi non lên,được mua lại mới giá tuyển chọn giá cao.lên nuôi than e rất sợ cái lúc e nó căng nên là hay đòi lộn cầu hoăc ngoái ngửa,vậy a,e nào có kinh nghiêm nuôi than nâu năm giúp đỡ e với cách chữa lộn cầu mới nhất phòng chữa bệnh lộn cầu mới nhất để a,e trong diễn đàn được học hỏi và trao đổi kinh nghiêm nâu năm cùng nhau để có được chú chim ưng ý hoàn hảo như ý muốn những người yêu chim.
Thân chào và cám ơn a,e đã giúp đỡ.
 

tongquan

"Cuộc đời ... như là chiêm bao"
Tham gia
9/12/09
Bài viết
56
Điểm tương tác
48
SVC$
0
Chú chim bắt đầu căng lửa thì tốt nhất là chuyển sang nuôi lồng lớn như avary, mỗi tuần lúc đi giao lưu thì mới chuyển qua lồng bình thường để đi dợt.
 

xanh_tim

"Mê chim Hút Mật"
Tham gia
17/10/08
Bài viết
775
Điểm tương tác
146
SVC$
0
Chú chim bắt đầu căng lửa thì tốt nhất là chuyển sang nuôi lồng lớn như avary, mỗi tuần lúc đi giao lưu thì mới chuyển qua lồng bình thường để đi dợt.
Chim đã được 1 năm lồng thì khó bị tật lắm , chim lúc này đã thuần rồi .
Chim con thường bị tật lúc đang thay lông lần đầu tiên , lúc này chim thường nhát đủ thứ linh tinh , nên dể sinh tật .
Kinh nghiệm của em là nuôi than nên cho nó nhiều cầu trong lồng , cầu cong quẹo như cành cây chim sẽ nhảy nhót lung tung thoải mái thì ít bị lộn hơn . Đặc biệt khi chim sợ cái gì đó thì nên tránh, để nó không vì sợ mà sinh tật .
 

quang37

Thành viên tích cực
Tham gia
21/7/10
Bài viết
187
Điểm tương tác
71
SVC$
0
Chim thuộc rồi hiếm khi sinh tật lắm, cứ yên tâm đi, Than bị lộn đa số là nằm vào hai trường hợp:
1. Chim con: giai đoạn tập chuyền hiếu động, dư năng lượng rồi lại bị nuôi nhốt lồng chật nên tập xiếc, cách đề phòng là trong giai đoạn tập chuyền mỗi ngày dành một vài tiếng thả chim trong aviary hoặc phòng kín cho nó bay nhảy, vừa khỏe chim vừa giảm nguy cơ lộn.
2. Chim chuyền + bổi: giai đoạn đầu thuần ép chim quá nên chim bị hoảng, nhảy ngước rồi thành tật lộn, cách đề phòng là thuần từ từ, tránh làm chim hoảng.
Thân!
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom