Guest viewing is limited

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
1. Chính Kinh

Thời Vua Hùng, có nàng công chúa Tiên Dung, dầu đã tới tuổi cập kê, nhưng chỉ thích dùng thuyền du ngoạn đó đây. Cũng vào thời ấy, có chàng Chữ Đồng sống vất vưởng bên bờ sông, nghèo đến nỗi không có cái khố che thân.

Một hôm Chữ Đồng thấy thuyền của công chúa ghé vào nơi chàng ở, nên sợ hãi vùi mình dưới cát. Không ngờ đó lại là nơi Tiên Dung vây màn để tắm. Khi nước làm cát trôi, Tiên Dung phát gíac ra Chữ Đồng, và rồi hai người kết duyên với nhau.

Từ đó Tiên Dung đem tiền của để lập phố xá. Chữ Đồng thì ra biển đi buôn. Ở biển, Chữ Đồng học được phép thần thông, rồi trở về dạy lại cho dân chúng. Nhờ vậy, đời sống trong vùng trở nên sung túc khác thường.

Nhưng cuộc sống phồn thịnh đó đã làm vua quan nghi ngại. Do đó, Chữ Đồng và Tiên Dung hóa phép đem cả dân chúng và làng thôn phố xá về trời. (*1)

* * * *

DIỄN KINH

2. Tình Người Gặp Gỡ

2.1 Sự Tích Độc Đáo

Trong kho tàng cổ tích nhân lọai, khi đề cập tới tình duyên, chúng ta thường gặp thấy những chuyện xứng đôi vừa lứa.

Nếu có chuyện hòang tử hoặc công chúa lấy người bình dân, thì người bình dân đó phải là một cô gái tuyệt đẹp, được tiên thánh phù phép, hoặc là một chàng trai khôi ngô, tài ba xuất chúng. Câu chuyện lại thường kết thúc bằng việc người bình dân trở thành vua chúa hoặc hòang hậu, và tận hưởng gìau sang quyền thế của người yêu.

Nhưng thực hiếm hoi, nếu không nói là độc nhất, cái câu chuyện kết duyên giữa một nàng công chúa được nuông chiều như Tiên Dung, với một chàng cùng khổ ngây ngô như Chữ Đồng. Chữ Đồng chẳng những nghèo đói đến cả không có khố, mà lại còn chậm chạp luống cuống đến nỗi chỉ biết vùi thân dưới cát. Vậy mà lại nên duyên.

Cuộc tình đó cũng không kết thúc bằng cách cho Chữ Đồng được hưởng giàu sang vương giả, mà lại đưa nàng công chúa cành vàng lá ngọc vào sống với đại chúng.

Ngòai ra, Kinh Chữ Đồng còn tô thêm những nét đặc biệt khác, như Chữ Đồng học phép thần thông và đem cả dân chúng nhà cửa về trời.

Tất cả những nét độc đáo đó chứng tỏ Kinh Chữ Đồng không phải là một cổ tích bình thường, mà lại chứa đựng những đặc sáng kỳ diệu và hàm ẩn nhiều bài học sâu xa của Tổ Tiên.

* *

2.2 Tiên và Rồng Trong Cuộc Sống

Trước hết, ngay ở phần giới thiệu, Kinh Chữ Đồng đã làm nổi bật hình ảnh Tiên và Rồng, hai biểu tượng nền tảng của văn hóa Việt.

Công chúa Tiên Dung là Tiên. Ngòai chữ Tiên trong tên, nàng còn là một người sống trong lâu đài, ở trên đỉnh chót vót của xã hội. Cũng như nàng tiên, công chúa là hình ảnh của những gì xinh đẹp nhất mà con tim lòai người có thể ước mơ.

Chữ Đồng lại là hình ảnh rõ ràng của Rồng. Chàng sống bên bờ nước, sống nhờ nước, sống trong nước.

Hai hình ảnh đó hiển nhiên nhắc nhở Kinh Tiên Rồng. Như chúng ta đã biết, ngòai phần đặt nền tảng Nhận Diện Con Người với biểu tượng Tiên Rồng Song Hiệp, Kinh Tiên Rồng còn đặt nền tảng cho Xã Hội Lòai Người, với biểu tượng Một Bọc Trăm Con và với hai nguyên lý nền tảng của xã hội là Bình Đẳng Tột Cùng và Thân Thương Tột Cùng.

Giờ đây, với Tiên Dung và Chữ Đồng, với cuộc sống của hai con người hiện thực và sống động trong không gian và thời gian, Kinh Chữ Đồng lặp lại hình ảnh Tiên và Rồng để ứng dụng chi tiết hơn, cụ thể hơn.

* * * *

3. Bài Học Bình Đẳng

3.1 Nhận Thực Chính Mình

a. Tiên Dung là công chúa, nên nàng ở cung điện cao sang và được mọi người yêu quý. Dầu tới tuổi lấy chồng, nàng cũng chỉ thích dùng thuyền dạo chơi.

Tiên ở núi, ở trên đất; Rồng ở biển, ở trong nước. Vì vậy hình ảnh nàng Tiên ngồi thuyền dong ruổi trên sóng nước chứng tỏ nàng Tiên của chúng ta đang đi tìm chàng Rồng của nàng.

Và nàng đã gặp chàng. Chàng đúng thực là Rồng, sống quanh quẩn bên sông, dầm mình trong nước, sống nhờ cá tôm… để chờ nàng Tiên duyên số.

Rồi khi thấy nàng, để bộc lộ trọn vẹn bản chất Rồng của chàng, chàng đã vội vàng ẩn mình xuống cát, như Rồng quay về thủy phủ.

Chính giây phút Rồng Chữ Đồng về thủy phủ, thì nàng Tiên Tiên Dung cũng bước lên khỏi thuyền, trở lại đất liền, như Tiên về với núi.

*

b. Chàng và nàng tìm nhau. Trong khi đi tìm thì Tiên bỏ đất xuống nước, và Rồng bỏ nước lên bờ. Nhưng khi sắp chạm mặt thì Rồng lại xuống nước, mà Tiên thì lên bờ. Mỗi người trở lại với chính mình một cách trọn vẹn.

Đây là tiêu chuẩn đầu tiên cho việc gặp gỡ giữa hai Con Người. Để thực sự gặp Con Người khác, trước hết chính mình phải đi tìm. Nhưng điều quan trọng lại là chính mình phải thực sự là mình, phải ý thức trọn vẹn về chính mình, phải biết rõ mình là ai.

Biết bao người cứ tưởng mình là con thần con thánh, là xuất chúng siêu phàm, để rồi đối xử với người khác một cách ngông cuồng, bất nhân. Trái lại, nhiều chủ trương coi con người là thú vật, học theo cách sống dã thú, nên tạo ra một xã hội khỉ đột man rợ.

Như thế, bất cứ ai để mình bị tha hóa, không còn trọn vẹn là chính mình, thì mối tương quan giữa họ với người khác cũng không còn hòan hảo, không còn tòan vẹn là giữa Con Người với Con Người.

Để đối xử với người khác như là Con Người, trước hết mình phải Nhận Thực trọn vẹn về Chính Mình.

* *

3.2 Chỉ Thấy Con Người

a. Việc ý thức trọn vẹn về chính mình không phải là để khép kín, mà trái lại, để bộc lộ chính Con Người của mình cho Con Người khác một cách đầy đủ và tinh tuyền.

Trong xã hội, có ai được quý mến bằng nàng công chúa chưa chồng? Được mẹ cha chiều chuộng, Tiên Dung sống trong giàu sang dư dật. Chưa chồng, xinh đẹp, nàng được mọi con tim ước mơ trìu mến. Vua cha còn có người ghét, chứ nàng thì chỉ có người thương. Không còn hình ảnh nào để diễn tả sự đầy đủ và cao sang một cách trọn vẹn như thế.

Ngược lại, xã hội không có người nào bơ vơ khốn cùng bằng anh chàng Chữ Đồng: không mẹ không cha, không anh em họ hàng, không bạn bè lối xóm, mà lại cũng không nhà cửa, không của cải, không áo quần, cái khố cũng không.

Mỗi người ở một cực điểm, tưởng chừng xa nhau hơn đất xa trời.

Thế nhưng, Tiên Dung đã lên bờ, đã vây màn ngăn cách với đám người xung quanh, với giàu sang quyền tước. Nàng lại còn cởi bỏ xiêm y, và lấy nước gội sạch son phấn trên người nàng.

Kinh dị thay, chính dòng nước gội son phấn của Nàng cũng là dòng nước rửa hết cát bùn trên con người Chàng. Vốn đã không có gì, giờ đây Chữ Đồng lại tinh vẹn hơn.

Ở giây phút linh thiêng đó, khi hai người không còn bị phân cách ở ngọai vật, bởi áo quần, bởi cát bùn hay son phấn, khi không còn bất cứ gì làm sai lạc hình ảnh của chính mình cũng như của người kia, khi chỉ còn là hai Con Người tòan vẹn và tinh tuyền, khi đó họ gặp nhau.

*

b. Đây là tiêu chuẩn thứ hai của việc đối xử giữa Con Người với Con Người.

Ai cao sang đầy đủ hơn Tiên Dung? Ai nghèo khổ cô quạnh bằng Chữ Đồng? Vậy mà hai người đã biết gặp nhau trong bình đẳng, không chút phân biệt.

Hai người đã gặp nhau, đã kết duyên thành vợ chồng, thì xã hội còn kẽ hở nào để phân chia giai cấp? Khi Mẹ Tiên từ đỉnh núi đã song hiệp với Cha Rồng tận đáy thủy phủ, thì con cháu lấy gì mà tính kẻ cao người thấp?

Đây chính là hình ảnh căn cội về quan niệm sống Bình Đẳng Xã Hội của Văn Hóa Việt. Khi đối xử với nhau, phải như Tiên Dung và Chữ Đồng, không để bất cứ ngọai vật, hoàn cảnh, hay tâm trạng nào chi phối, mà phải Chỉ Thấy Con Người, Con Người tinh tuyền và tòan vẹn.

* *

3.3 Tài Của Giúp Người

a. Tuy nhiên, dầu đã biết để đối xử với nhau như Người với Người, chúng ta không được để ngọai vật chi phối. Nhưng trong cuộc sống thực tế, mọi người thường có khuynh hướng căn cứ vào tài năng và của cải mà khen chê, khinh trọng, hay phân ngôi chia cấp.

Vì vậy, Kinh Chữ Đồng tiếp tục chỉ dạy chúng ta qua việc Tiên Dung đem của cải phát triển làng mạc phố xá, và Chữ Đồng trổ tài ra biển đi buôn.

Tiên Dung là công chúa nên có của cải. Nhưng đây cũng thuộc đặc tính của Tiên. Tiên ở núi nên có vàng bạc ngọc ngà. Phần Chữ Đồng, vì là Rồng, nên chàng ra biển vẫy vùng.

Nàng đem hết tình Mẹ Tiên ra dưỡng nuôi bảo bọc, làm nhà lập phố, giúp phát triển cuộc sống. Chàng trổ hết tài Rồng truyền dạy cách vẫy vùng mây nước, thiên biến vạn hóa.

Được Mẹ dùng của dưỡng nuôi, được Cha đem tài chỉ dạy, cuộc sống dân chúng trở thành sung túc ấm no, mọi người sống trong yêu thương đùm bọc, tài năng được phát triển tột cùng.

*

b. Đó là gương Mẹ gương Cha. Mẹ Cha đã không phân chia giàu nghèo sang hèn, mà chỉ thấy nhau bằng Con Người tinh vẹn. Nhờ đó Mẹ Cha đã gặp nhau và đã song hiệp hai cuộc sống. Vì vậy, Mẹ Cha chẳng những đã không dùng của cải và tài năng để phân chia hay thống trị, mà trái lại, còn dùng hết tài sức để giúp đỡ người khác.

Đây chính là bài học thứ ba về cách cư xử trong xã hội. Để Xã Hội Con Người được Bình Đẳng và Phát Triển, tài năng và của cải phải được dùng để giúp đỡ người khác, chứ không phải để làm phương tiện đàn áp lừa lọc, hoặc phân ngôi chia cấp. Tài Của Giúp Người.

* *

3.4 Mọi Người Cùng Hưởng

a. Kinh Chữ Đồng còn đọan kết: vì vua quan nghi ngại, nên Chữ Đồng và Tiên Dung đem dân chúng và phố xá về trời.

Về trời, được sống trên trời, ở miền cực lạc, chính là hình ảnh của cảnh sống sung sướng hạnh phúc tòan vẹn.

Không có hình ảnh nào đầy đủ hơn để diễn tả thành quả của xã hội trong đó mọi người đều nhận thức đích thực về chính mình, đối xử với nhau trọn vẹn như giữa Con Người với Con Người, và mọi người đều đem hết của cải tài năng của mình mà giúp đỡ người khác.

Cuộc sống thanh bình hạnh phúc tuyệt vời đó chẳng những bàng bạc trong xã hội con người, mà còn tỏa lan ra cho cả thú vật cỏ cây. Chẳng những Tiên Dung và Chữ Đồng đã đem toàn thể dân chúng về trời, mà cả nhà cửa phố xá cũng được về theo.

Khi Con Người yên vui hạnh phúc thì chim muông cỏ nội cũng được hưởng nhờ.

*

b. Thực vậy, xã hội chưa thể thực sự hạnh phúc khi mới chỉ có một nhóm được hưởng nhờ, khi còn có người bị bỏ sót. Con Người chỉ được hạnh phúc trọn vẹn khi mà tất cả mọi người, và cả khung cảnh sống, cũng được chung hưởng.

Đây cũng là một điều kiện nền tảng cho đời sống xã hội. Xã hội chỉ thực sự Bình Đẳng, Con Người chỉ thực sự sống trọn chính mình, chỉ thực sự đối xử với nhau bằng Con Người tinh vẹn, tài năng và của cải chỉ thực sự được xử dụng để thăng tiến Con Người, khi mà Mọi Người Cùng Hưởng.

* *

3.5 Để Sống Bình Đẳng

Với việc tương giao giữa Tiên Dung và Chữ Đồng, ta có nền tảng của nếp sống bình đẳng giữa Con Người và Con Người, bộc lộ qua hai nguyên tắc Nhận Thực Chính Mình và Chỉ Thấy Con Người. Nền tảng này nhắc nhở biểu tượng Tiên Rồng với tỷ số tương đồng tuyệt đối 50 – 50, của Kinh Tiên Rồng.

Từ nền tảng tương quan Tiên Rồng đó, Kinh Chữ Đồng dạy cách sống với những người chung quanh, tức là với Anh Em Một Bọc. Cách sống này chính là dùng Tài năng và Của cải Giúp đỡ người khác, để cho Mọi Người Cùng Hưởng cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn.

Khi đặt nền tảng bình đẳng trên giao tiếp Tiên Rồng Tương Đồng, để thể hiện bình đẳng và cuộc sống Anh Em Một Bọc, quả thực Kinh Chữ Đồng đã nêu lên những nguyên tắc đích thực và chánh đáng cho một xã hội lòai người thực sự bình đẳng tận căn cơ, tới tột cùng.

Kinh Chữ Đồng là phần khai triển thực hành Kinh Tiên Rồng, để mọi người thực hiện cuộc sống Bình Đẳng Tột Cùng. (*2)
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
4. Bình Đẳng Tột Cùng Trong Văn Hóa Việt

4.1 Chế Độ Nô Lệ

Không có dấu vết nào trong lịch sử cho thấy xã hội Việt có những giai cấp bẩm sinh, như ở Ấn Độ hay ở một số văn hóa khác.

Xã hội Việt cũng không hề có chế độ nô lệ. Cũng như mọi xã hội khác, xã hội ta cũng có kẻ giàu người nghèo, cũng có người này giúp việc cho người nọ. Nhưng văn hóa Việt không bao giờ chấp nhận, cũng như không bao giờ tin rằng có những Con Người được sinh ra để làm nô lệ cho những Con Người khác.

Đang khi đó, nhiều văn hóa đã tạo ra những nhà cai trị, những nhà tư tưởng, những triết gia và cả những giáo phẩm, chẳng những tin tưởng mà còn ngụy chứng thuyết phục rằng những sắc dân khác được trời sinh ra là để phục vụ họ. Họ có cả những chính sách, những trào lưu, những bộ luật, những triết thuyết công nhận và cổ võ chế độ nô lệ. Nhiều người trong họ xác tín rằng chế độ nô lệ là đúng lẽ tự nhiên.

Văn hóa Việt làm gì có những chuyện khủng khiếp đó. (*3)

* *

4.2 Vài Nét Lịch Sử

a. Những nhóm người nhắm mắt nói theo, và tập đoàn Cộng Sản giáo điều đã không ngớt lặp đi lặp lại rằng lịch sử Việt Nam đầy dẫy những vua quan chuyên chế áp bức.

Bất cứ ở đâu, bất cứ thời nào cũng có những kẻ tham quyền lạm chức. Nhưng nhìn chung, chúng ta không khỏi hãnh diện rằng văn hóa Việt, khác biệt với những văn hóa khác, đã không dung túng bọn lạm dụng quyền chức.

Cũng có những thời suy thóai, nhiều người ác lộng hành. Nhưng hơn bất cứ lịch sử dân tộc nào khác, dân tộc Việt không có những chuỗi ngày bị bạo chúa thống trị. Suốt dòng lịch sử mấy ngàn năm chỉ có Lê Long Đĩnh bị coi là bạo chúa, nhưng cũng không sống được bốn năm. Cứ so sánh với lịch sử các nước thì rõ. (*4)

*

b. Nhan nhản qua mọi thời đại, người Việt Nam làm quan với quan niệm rõ ràng rằng là đóng góp tài đức cho dân nước. Sau ba bốn mươi năm quyền chức, họ vui vẻ trở về sống lại nếp sống người dân lam lũ, gia cảnh thanh bạch.

Gặp thời không thuận tiện, họ không ngần ngại treo ấn từ quan, không sợ trở về nếp sống dân dã mà giữ được khí tiết.

Bất cứ ai nhờ quan chức mà làm giàu, đều bị mọi người ra mặt khinh chê.

* *

4.3 Các Định Chế

a. Việc bảo tồn và đưa phép vua lệ làng trở thành định chế, cũng là một đặc điểm của văn hóa Việt. Định chế này là một nét đặc thù quan trọng, và được quảng diễn ở Kinh An Tiêm.

Ở các văn hóa khác, vua quan đã xử dụng quyền hành và can thiệp tới cả đời sống gia đình và bản thân của từng người dân.

Ngay cả ngày nay, các chủ nghĩa hiện thời cũng đang làm đủ cách để kéo con người ra khỏi tổ ấm gia đình. Khi con người chỉ còn là một cá nhân đơn độc bơ vơ, những quyền lực thống trị sẽ dễ dàng khuynh đảo họ.

Nhưng trong xã hội Việt, quyền vua quan dựng lại ở cổng làng. Trong làng, nếp sống tương thân và dân chủ vẫn tồn tại suốt mấy ngàn năm.

Dầu nhóm người vọng ngọai và Cộng Sản phi nhân có cố thổi phồng những tệ đoan của thời suy thóai, chúng cũng không thể đánh tan được niềm tin, sự hãnh diện cũng như truyền thống, đã ăn sâu vào lòng dân tộc.

*

b. Định chế thiên tước nhân tước là một đặc tính quan trọng và nổi bật khác của nền văn hóa dựa trên Kinh Chữ Đồng.

Chúng ta kính quý người lớn tuổi, coi tuổi thọ là tước của Trời cho, tức là coi trọng năm sống, kinh nghiệm sống, nghĩa là coi trọng chính bản thân Con Người.

Còn nhân tước, tức là quyền, chức, địa vị, giàu sang… thì chỉ là do con người, và căn cứ trên tài năng của cải… nên văn hóa Việt coi thấp hơn thiên tước.

Dầu làm quan lớn, nhưng khi không thi hành chức vụ thì các vị nhiều tuổi vẫn được kính trọng hơn. Khi làm quan thì không được hành sự tại vùng mình sinh trưởng, và hễ về làng thì vẫn phải giữ đúng địa vị con cháu trong làng. (*5)

* *

4.4 Các Tục Lệ

a. Một số tục lệ có vẻ đơn sơ nhưng thực sự đã nói lên được sự quý trọng Con Người đến tột cùng. Chỉ Thấy Con Người.

Nhiều người ngạc nhiên không hiểu vì sao em bé mới chào đời đã được tính một tuổi. Thực ra thì chỉ có chín tháng mười ngày; nhưng cũng như việc để tang, Tổ Tiên tính đó là một năm.

Văn hóa Việt đã kể ta là một Con Người trọn vẹn, một phần tử của gia đình và của xã hội, ngay từ lúc ta thụ thai trong lòng mẹ.

Quý trọng, trìu mến, và đích xác biết bao!

*

b. Thói tục khác cũng dễ thương và ý nghĩa không kém. Đó là việc dùng tên con để gọi cha mẹ.

Từ khi có con, hai vợ chồng được quý mến và kính trọng thêm, đến nỗi tên của riêng họ cũng trở thành húy kị. Người thân sẽ dùng tên đứa con mà kêu cha mẹ nó, nó, bố nó, tía nó, má sấp nhỏ… Tất cả đều nhắc nhớ đứa bé và đề cao cái vinh dự của hai người đã tạo sinh cho xã hội một Con Người.

Mà có gì qúy bằng Con Người? (*6)

* * * *

5. Các Bài Học Khác

Kinh Chữ Đồng khai triển Kinh Tiên Rồng, đặt nền tảng trên biểu tượng Tiên và Rồng, để dạy cách sống thực tế giữa Tiên Rồng và Anh Em Một Bọc. Do đó, tự đó, Kinh Chữ Đồng là mẫu mực của cuộc sống hòan hảo, và hàm chứa nhiều bài học Làm Người Hạnh Phúc và Phát Triển Xã Hội.

Những bài học hàm súc này lại được khai triển nơi các Kinh kế tiếp của Bộ Kinh Việt. Kinh Tiết Liêu và An Tiêm cùng nhau khai triển bài học Phát Triển, còn Kinh Vọng Phu và Trương Chi thì khai triển những bài học Tương Thân, để mọi người có thể thực sự sống cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc.

Ghi Chú:

(*1) Theo Lĩnh Nam Chích Qúai thì Chữ Đồng gặp một vị sư ở hải đảo và học được phép tiên. Tuy nhiên, nếu thực sự sống vào đời Vua Hùng thứ ba như Lĩnh Nam Chích Quái, thì Chữ Đồng đã sống trước Đức Phật Thích Ca hơn cả ngàn năm. Đọc Lĩnh Nam Chích Quái, sđđ, tr 51-54.

Chữ có thể là họ, nhưng cũng có nghĩa là bờ sông; đồng tử là đứa bé. Chữ Đồng Tử có nghĩa là đứa bé ở bờ sông. Ở đây, Chữ Đồng là biểu tượng.

(*2) Về Bình Đẳng, Quyền Hành, Đặc Quyền

Vấn Đề Bình Đẳng

a. Bình Đẳng và Đồng Đẳng

Không nên lẫn lộn giữa bình đẳng với đồng đẳng.

Bình đẳng không có nghĩa là con cái cũng ngang hàng với cha mẹ, người gìa người trẻ bằng nhau.

Khi nói bình đẳng, ta nói con người làm tiêu chuẩn. Hễ ai là Con Người, thì mọi người, ai cũng như ai, đều có quyền hưởng Hạnh Phúc Làm Người như nhau. Nhưng công tác và nhiệm vụ của tổ chức xã hội luôn đòi buộc phẩm trật. Có cha thì mới có con, có anh trước có em.

*

b. Bình Đẳng và Quyền Hành

Bình đẳng không có nghĩa là lọai bỏ quyền hành.

Tuy nhiên, phải quan niệm quyền hành đúng nghĩa. Quyền hành không do bẩm sinh, cũng không do dòng họ hay đặc ân.

Quyền hành là phép được xử dụng phương tiện cần thiết để chu tòan nhiệm vụ. Hễ có nhiệm vụ, có Việc Chung phải đảm trách, thì cũng được quyền tương xứng để chu tòan nhiệm vụ. Hết nhiệm vụ, quyền cũng hết theo.

Khi tấn công đồn địch, mọi người phải theo lệnh vị chỉ huy, dù đó là lệnh vào chỗ chết. Có như thế thì mọi người tham dự mới có thể cùng nhau chu tòan nhiệm vụ chiếm đồn.

Quyền hành là để phục vụ hữu hiệu. Phục vụ hữu hiệu là nguồn gốc của mọi quyền hành.

*

c. Bình Đẳng và Đặc Quyền

Dấu chỉ rõ ràng nhất của bất công xã hội là sự hiện diện của Nhóm Đặc Quyền, tức là những người được hưởng quyền lợi vượt quá nhiệm vụ của mình. Bất cứ ở đâu, bất cứ ở chế độ nào, dầu với nhiệm vụ gì, dầu dưới danh xưng nào, hễ có Nhóm Đặc Quyền thì có bất công.

Đặc quyền càng nhiều, càng lâu dài, nhóm hưởng đặc quyền càng đông, thì bất công lại càng khủng khiếp.

(*3) Vấn Đề Nô Lệ

a. Nô lệ không chỉ là chuyện của quá khứ. Hiện nay Cộng Sản và Tư Bản cũng là con đẻ của chủ trương nô lệ hóa Con Người, coi Con Người chỉ là phương tiện, là máy móc, là động vật lao động…

Chế độ Quốc Xã Đức là kết tinh của quan niệm cho rằng chỉ có dòng giống Arya da trắng mới thực sự là Người, còn các chủng tộc khác thì chỉ đáng làm nô lệ hoặc bị tiêu diệt.

Bọn kỳ thị chủng tộc, các tổ chức kỳ thị màu da hiện cũng đang nhan nhản khắp nơi trên thế giới… Cứ nhìn vào các xứ có người da trắng và da màu.

*

b. Tàn tích của chế độ nô lệ, dưới nhiều hình thức, cũng đang dẫy đầy lịch sử các nước và đang được ca tụng như những kỳ quan thế giới. Cuộc chinh phục của Thành Cát Tư Hãn, các cuộc buôn bán nô lệ thời La Hy, các tổ chức Tây Âu bắt cóc hàng triệu người da đen mới đây…

Vạn Lý Trường Thành, Coliseo, Versailles… kể cả những vệ tinh nhân tạo của Liên Sô, những ống dẫn dầu ở Đông Âu hiện nay, tất cả đều đã và đang được xây dựng trong tinh thần phung phí mạng sống Con Người.

Những cung điện đồ sộ khắp nơi, những mỹ thuật kịch nghệ thượng lưu, nhạc thính phòng… sở dĩ có là để phục vụ tính hoang phí của bọn người chuyên sống trên mồ hôi nước mắt của những Con Người khác.

*

c. Những thứ đó, văn hóa Việt hãnh diện vì không có. Ta không có chớ không phải thiếu, vì chúng vừa không cần thiết, lại vừa nguy hại cho nếp sống mà tất cả mọi người đều được tôn quý, không ai áp chế ai… Tiền của tài năng là để cho tất cả mọi người, mọi người cùng hưởng, không trừ ai.

(*4) Trường hợp Lê Long Đĩnh cũng cần được xét lại. Lịch sử cho thấy là sau đó Lý Công Uẩn lên ngôi. Đức Lý Thái Tổ xuất thân từ Nhà Chùa… nên những bạo hành của Lê Long Đĩnh không thể thiếu yếu tố chính trị, âm mưu, tranh dành… Việc ông rủi ro bị bệnh, không thể ngồi, thì không thể coi là một tội.

(*5) Công Lý Phương Tây

a. Từ thời xa xưa, người phương Tây đã có nguyên tắc giải quyết bằng cách đấu kiếm hoặc đấu súng.

Cuộc thách đấu nhiều khi chỉ do một câu nói chạm danh dự. Nhiều bạn hữu làm trọng tài (!)… Có thời, dùng sức giết chết một người khác được coi là phương pháp biểu lộ công lý nơi tôn giáo(!)

Ngày nay, chẳng những chúng ta còn thấy nguyên tắc này tràn ngập trong phim ảnh, mà cả trong phản ứng hàng ngày.

Bất cứ ở đâu, khi có hai người đánh nhau, là tất cả những người khác vây lại cổ võ. Không ai nghĩ tới chuyện can gián, hoặc đem tình đem lý để giải hòa. Người ta hùa nhau khuyến khích, hò hét, đánh cá, mà không cần biết hai người đánh nhau vì lý do gì, cũng không cần biết ai đúng ai sai… Họ chỉ cần coi ai mạnh ai yếu, họ chỉ chờ để hoan hô người thắng!

*

b. Tất cả đều nói lên một nét nền tảng của văn hóa phương Tây: Ai Thắng Thì Có Công Lý.

Hai người đấu nhau, ai giết được người khác thì được hoan hô, được công nhận là đúng, là hợp lý, là ngay thật, là thanh liêm, là đạo đức… Ai mạnh hơn, ai rút súng nhanh, ai giết người giỏi thì công lý về phe người đó.

Đây không phải là chuyện xa xưa, mà hiện nay lại còn được nâng lên thành nền tảng của các chủ nghĩa, thành nguyên tắc đối xử giữa hai con người, cũng như giữa hai nhóm người, hai công ty, hai đảng phái, hai quốc gia, hai khối.

*

c. Khi mạnh sức, *** giỏi, bắn nhanh, thủ đọan, là biểu lộ của công lý, thì thân phận của những người bình thường, không có tấc sắt trong tay, sẽ ra sao?

Khi tài và sức là công lý, thì thân phận của hơn 99% nhân lọai kém tài yếu sức sẽ ra sao?

Khi chỉ biết tranh sức tranh tài, thì có khác gì ác thú đấu tranh?

(*6) Phương Tây với Mạng Người

a. Coi thường mạng sống Con Người là một trong những nét nổi bật của văn hóa phương Tây.

Không ai có thể liệt kê hết những khủng khiếp của lịch sử người Tây phương đối xử với nhau, và với những giống dân khác trên thế giới… mà nhiều khi họ coi là ơn ích văn minh của họ. Những đại anh hùng của họ thường là những tên tội đồ tàn ác nhất nơi các dân tộc khác. Lịch sử càng cận đại thì tai họa càng khủng khiếp.

*

b. Vết tích của quan niệm này được ghi trong những cuộc vui giải trí tổ chức để coi các đao phủ song đấu hoặc coi sư tử xé xác người.

Họ vui chơi bằng cách coi hai người giết nhau, coi đòan người khiếp sợ la hét trước thú dữ. Họ hoan hô kính phục kẻ nào giết chết được người khác. Họ chê bai những con sư tử giết người quá mau, không cho họ thưởng thức nét kinh hoàng của nạn nhân trước khi bị xé xác. Họ hả hê ra về khi vận động trường ướt đẫm máu người,

Họ còn được dạy thêm những gương thánh là phải tận diệt những giống dân cản trở họ, dầu súc vật cũng không được tha… phải thi nhau cầm đá ném chết người khác để chứng tỏ mình mộ mến thuần phong mỹ tục.

*

c. Ở thời văn minh, họ đi coi đấu bò, coi những con thú bị *** từng lát, máu chảy thành vòi. Họ hả hê thưởng thức cảnh kéo dài nỗi đau xé ruột của con vật bị thương, họ vỗ tay reo vui khi con thú vô tội quằn quại hấp hối.

Trò giải trí nổi danh của họ là mua vé thưởng thức cảnh một người đánh cho người kia ngất xỉu… Đánh cho một người ngất lịm càng sớm, thì càng được kính phục, càng được nhiều người ngưỡng mộ, càng giàu sang quyền thế.

Ôi văn hóa!
 

phoenix108

"năm châu kết bằng hữu"
Tham gia
18/3/08
Bài viết
523
Điểm tương tác
34
SVC$
0
– Huấn Ca: Kinh Chữ Đồng

Thứ hai – Lời Dạy Sống Chung
Tổ Tiên kể chuyện Tiên Dung Chữ Ðồng
Sống trong xã hội Tiên Rồng
Căn nguyên Bình Ðẳng – hòa đồng việc chung

Có nàng công chúa Tiên Dung
Trăng tròn lẻ bóng – dạo cùng khắp nơi
Như Tiên tung cánh giữa trời
Ðang mong tìm kiếm một nơi thanh bình

Kể ra cho rõ sự tình
Chữ Ðồng vất vưởng mỗi mình ven sông
Thương thay kiếp sống Cha Rồng
Áo cơm không đủ – chất chồng cô đơn
Sớm khuya lòng luống mong ơn
Tiên Rồng Song Hiệp thoát cơn đọa đày
Rồi chờ cũng có một ngày
Ước sao được vậy – kiếp này thảnh thơi

Sáng nay công chúa ghé nơi
Vây màn tắm gội – đất trời thăng hoa
Hiện nguyên mình ngọc thân ngà
Nào ngờ – dưới cát vốn là ẩn nhân
Nước trong – cuốn sạch bụi trần
Trôi theo lớp cát – hiện thân Chữ Ðồng

Cao xanh đã thắt chỉ hồng
Thấp cao hiệp nhất – vợ chồng nên duyên
Mẹ Tiên – bèn xuất bạc tiền
Xây làng dựng phố – khắp miền ấm no
Con dân – ra sức chăm lo
Lập nên cuộc sống tự do thanh bình

Cha Rồng cũng góp phần mình
Phép tiên đã luyện – tận tình dạy dân
Tạo ra sung túc muôn phần
Cộng đồng phát triển – đang cần bình an
Và rồi công cưộc liên can
Những gì thịnh vượng – vua quan lo sầu
Tiên Rồng – biến hóa nhiệm mầu
Dân làng – mọi sự tóm thâu Về Trời

Đây Kinh Nền Tảng tuyệt vời
Làm Con Người Thật là lời khuyên chung
Ðề cao Bình Ðẳng Tột Cùng
Tổ Tiên lột tả nội dung Tiên Rồng

Tích xưa – thiên hạ thổi phồng
Công nương hoàng tử – mới đồng sánh đôi
Thứ dân – cũng phải hoa khôi
Môn đăng hộ đối – tranh ngôi sang giàu

Tạo ra giai cấp khác nhau
Ăn trên ngồi trốc – bí bàu đấu tranh
Bất công xã hội rành rành
Chủ nô chế độ – đoạn đành anh em

Ông bà nhưng lại đã đem
Cành vàng lá ngọc – dân đen hợp hòa
Tiên Dung trẻ đẹp như hoa
Giầu sang quyền thế – vậy mà yêu dân
Chữ Ðồng không khố che thân
Nghèo nàn mạt rệp – hưởng phần cưới tiên

Nàng Dung lưu lạc khắp miền
Chính mình nhận thức – và tiên lên bờ
Chàng Ðồng nào dám hững hờ
Ẩn mình dưới cát – đợi chờ cơ duyên
Thấp cao – ván đã đóng thuyền
Sinh Con Trăm Ðứa – hưởng quyền quốc gia
Như dân – trong nước một nhà
Lấy chi tài của – khiến ta chia lìa

Tiên Rồng văn hóa chiếu tia
Ðừng cho ngoại vật ngăn chia cuộc đời
Nơi đây Chỉ Thấy Con Người
Toàn dân hạnh phúc – tiếng cười đoàn viên
Thực thi Bình Ðẳng như Tiên
Ta noi gương Mẹ – dùng tiền nuôi dân
Gương Cha – cũng được góp phần
Tài năng biến hóa – chuyên cần dạy khuyên

Giúp dân Sống Thực căn nguyên
Phát huy toàn diện – vang truyền gần xa
Cháu con noi đức mẹ cha
Tài năng của cải chỉ là hỗ tương
Chớ dùng tài của đo lường
Phân ngôi định cấp – thân thương xa lìa
Rồi gieo giọt lệ đầm đìa
Ăn trên ngồi trốc – phân chia giàu nghèo
Gây ra cuộc sống cheo leo
Khinh khi cốt nhục – rắc gieo tương tàn

Tiên Rồng – xã hội thịnh an
Mọi người cùng hưởng – sẻ san gia tài
Chẳng dành hạnh phúc riêng ai
Về Trời – dẫn tới tương lai thanh bình
Từ người tới vật hữu sinh
Hoàn toàn được hưởng trong tình Thân Thương

Tuy rằng cũng có ít phường
Tham quyền lạm chức nhiễu nhương dân lành
Ðể răn những kẻ lộng hành
Toàn dân khinh bỉ – Sử xanh chê cười

Chẳng như văn hóa xứ người
Chủ nô – cổ võ coi người như trâu
Cấp cao sẵn thế làm giầu
Ðạp lên đồng loại – tóm thâu lợi quyền

Và nền Ðạo Việt lại khuyên
Góp chung Phúc Ðức – lưu truyền nghìn thu
Sống theo nguyên lý đặc thù
Tột Cùng Bình Ðẳng – chân tu Con Người
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom