Guest viewing is limited
N

__Nick__

Guest
Do Nick có ý định đem vào TPHCM vài loại nuôi làm kiểng sau tết nên mới online NET nghiên cứu về mấy chú nhỏ hihihi. Sau đây là 1 ít KT cho anh em cùng nghiên cứu nhá.
I/.Chọn mua
Cá cảnh nước mặn có các chủng loại đa dạng, màu sắc và hình dạng cơ thể thay đổi phong phú, đẹp tuyệt. Khi chọn mua cá cảnh biển, trước hết phải chọn con to khoẻ. Cá cảnh biển khỏe mạnh trước hết có màu sắc cơ thể sáng, bơi nhanh, mang nở ra tự do, vây khoẻ, biết tranh nhau ăn. Ngoài ra, cá nước mặn trong lúc vớt và trong quá trình vận chuyển cơ thể có số bị tổn thương, ví dụ như rụng vẩy, vây không hoàn chỉnh, hoặc do áp suất giảm mà không được khoẻ, có thể có những tổn thương với những mức độ khác nhau trong nội tạng, biểu hiện ở chỗ: Bơi lội thất thường và biếng ăn, các loại cá như vậy thì không nên chọn. Nếu trên da có những đốm trắng như hạt gạo hoặc da đọng máu, rách vây... đều là những cơ thể bệnh hoạn, có thể không chọn.

Khi chọn mua cá nước mặn, nên chú ý: Loại nào có thể nuôi chung với loại nào và loại nào không thể nuôi chung với nhau. Các loại các có hình dáng nhỏ không thể nuôi chung với loại cá có hình dáng to, các loại cá tính tình hung hăng không thể nuôi chung với loại cá có tính ôn hoà.
Nếu có nuôi san hô, hải quỳ... trong bể cá nướcmặn có thể chọn mua các loại cá thuộc họ miễng sành chum, cá hề, cá quy xanh, cá ba đốm trắng, cá chiêm đốm sọc... Cố gắng đùng chọn mua cá ông tiên, cá điệp, cá mỏ vệt...., vì các loại cá này ăn san hô, hải quỳ và chúng sẽ phá hoại cảnh vật trong bể cá.
Khi chọn mua cá nước mặn, nếu 1 loại chỉ chọn lấy 2 - 3 con thì chúng thường đá lẫn nhau do tranh dành địa bàn, nhưng nếu chỉ có 1 loại mà số lượng quá nhiều thì chúng lại đối sử với nhau hòa bình, an toàn vô sự. Số lượng cá nuôi trong bể cá nước mặn không nên quá nhiều, thường thì dựa theo kích cỡ lớn nhỏ trong bể cá mà tăng giảm số lượng cá. Mật độ cá biển tương đối hợp lý, ví dụ mỗi con cá biển dài 10cm nên có 50 lít nước cho chúng như vậy cá không phải chen chúc.

II/.Vận chuyển
Thường thì sửdụng túi bằng bao Nilon với mật độ thấp. Nilon cũng phải khá dày, theo quy cách thì dày 55x4,5cm, 45x25cm, 45x15cm.... Khi sử dụng túi 2 lớp nilon, giữa 2 lớp nên lót thêm giấy hoặc nilon màu đen vừa có thể che nắng và đảm bảo cá được yên tĩnh, vừa làm dày thêm bao bì để phòng vỡ túi khi bị vây cá đâm vào, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển.
Số lượng cá trong mỗi bao có từ 1-2 con, nhiệt độ nước trong túi lúc vận chuyển không thể dưới 25 độ C. Khi vận chuyển cá vào mùa đông nên có túi chườm nóng vào thùng đựng đồ để giữ ấm, tốt nhất nên mua cá vào thời điểm những tháng mùa hè hoặc mùa thu.
Những động vật không xướngống trong đại dương, như trùng ống, san hô... Có thể lấy bông thấm nước mặn và gói riêng từng lớp lại sau đó bỏ chung chúng vào 1 bao nilon, bơm đầy dưỡng khí trước khi vận chuyển đi nơi khác.
Nhứng cá cảnh nước mặn mới được bỏ vào, cần phải tiến hành kiểm dịch bằng thuốc, thường được sử dụng bằng cách cho cá tắm nước ngọt và cách tắm đồng sunfic ngâm 1 vài giây đến vài phút. Trong 1 đến 2 tuần đầu nuôi nên quan sát kỹ các hiện trạng trên cơ thể cá và độ sạch sẽ bên ngoài để có thể xác định được thời gian cho cá ăn lần 1. Nếu cơ thể cá khỏe mạnh, hoạt động bình thường, có thể cho cá ăn sau 1 tuần. Trước hết cho các ăn thức ăn biển khá tốt, hợp khẩu vị, dần dần đến cách thức ăn có nguồn gốc dịa phương tương đối dễ mua.
 
N

__Nick__

Guest
Công phu của việc làm 1 bể cá nước biển, khác xa bể cá nước ngọt.
Trước hết là hồ cáLàm bằng vật liệu thuỷ tinh là phổ biến nhất, hồ và phụ kiện không được dùng loại có kim loại tiếp xúc với trực tiếp với nước, nước mặn có tác dụng ăn mòn rất mạnh sẽ làm hỏng thiết bị và bất cứ muối kim loại nào trong nước cũng đều gây độc hại cho cá.
Kích thước hồ cá biển có tính cách quyết định đến thành bại hơn là cá nước ngọt, vì cá nước ngọt có thể chống lại những thay đổi khác nhau trong môi trường nước khi mùa khô hay mùa mưa đến và đi mang đến những thay đổi về thành phần các chất hay PH...Cá biển thì không cần thích nghi như vậy, bởi vì biển cả là một môi trường bền vững nhất hành tinh này, vì vậy nên giảm tối đa những thay đổi về môi trường nước của hồ cá biển. Hồ càng lớn càng tốt, mặt tiếp xúc với không khí phải thoáng rộng, hồ cá nhỏ nhất nên có dung tích tối thiểu là 160 lít, nhưng càng lớn thì sẽ càng tốn nhiều tiền.

Nước nuôi cá biển
Có thể dùng nước biển thiên nhiên hay nước biển nhân tạo.
Nước thiên nhiên gồm đầy đủ các loại vi khoáng vi lượng bổ ích nhưng có nguy cơ ô nhiểm trừ khi được lấy xa bờ và được vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển thuần khiết.
Nước biển nhân tạo được pha từ muối nhân tạo và nước tinh khiết, muối nhân tạo được pha chế chuyên nghiệp gồm muối và đầy đủ các loại khoáng chất cần thiết và được đóng gói có nhãn hiệu, sẽ hoàn toàn phù hợp để nuôi cá biển nhưng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi pha chế nên pha hết bịch để đảm bảo các chất khoáng vi lượng được phân phối đều, sau khi pha chế phải đựng trong hồ kiếng hoặc can nhựa thoáng khí và điều chỉnh chính xác bằng tỉ trong kế hoặc máy đo độ mặn điện tử ở nhiệt độ hiện tại. Tỉ trọng của nước nuôi cá biển thường khoảng từ 1.020 đến 1.025.

Hệ thống nuôi cá biển
Có hai phương pháp nuôi cá biển là hệ thống nuôi tự nhiên và hệ thống điều dưởng.
Hệ thống tự nhiên lọc bằng cách nuôi san hô sống, bọt biển và cây trồng hoặc rong rêu để lọc nước, không cần bất cứ thiết bị nào trong hồ cá ngoại trừ vòi bơm oxy. Phương pháp này phải cấy vi khuẩn hoá đạn trên mặt đá và thành hồ cá.

Hệ thống điều dưỡng sử dụng tối đa các phương tiện cơ khí và hoá học nhằm đạt được kết quả tối đa bằng máy lọc cực mạnh không để chút cặn bả nào dưới đáy hồ. Khử trùng toàn bộ các thiết bị và sỏi đá trước khi đặt vào hồ, sỏi đá đặt dưới đáy hồ nên ít hoặc bố trí hợp lý để tránh thức ăn dư thừa áăng đọng gây ô nhiểm nước.

Phương pháp thứ nhất cần sự hiểu biết về các phương tiện sinh học, phương pháp thứ hai cần các thiết bị hiện đại, tuỳ theo điều kiện mà ta chọn lựa. May mắn thay một phương án bù trừ giữa hay hệ thống trên có thể thực hiện được mà không cần nhiều phương tiện kỹ thuật và tốn kém gọi là phương pháp bán tự nhiên.

Phương pháp bán tự nhiên chủ yếu nhờ vào phương pháp lọc dưới sỏi có lẽ được dùng nhiều nhất trong ngành nuôi cá cảnh biển. Phương pháp này cần một lớp sỏi dá làm tầng đáy dày tối thiểu 7,5 Cm được đặt trong đáy hồ bên trên một tấm vĩ nhựa nhằm tạo khoảng trống bên dưới cho luồng nước di chuyển. tầng dáy gồm 3 lớp được phân chia như sau: lớp dưới cùng là vỏ sò ốc nghiền nát, lớp thứ hai là san hô vụn nát, lớp thứ ba là một lớp mỏng cát silica nằm trên cùng. Máy lọc được đặt sao cho dòng nước chảy tuần hoàn từ trên xuống dưới xuyên qua lớp sỏi rồi đi vào máy lọc.

Đá và san hô trang trí được rửa sạch trước khi sử dụng. Một phương pháp rửa sạch là nấu lên kế đến là nhiều gian đoạn nhúng trong nước ngọt rồ đem phơi nắng dưới ánh mặt trời, có thể dùng mũi để thẩm định chất lượng.

Lắp đặt các trang thiết bị vào hồ cá
Đầu tiên đặt tấm vỉ nhựa vào hồ, khoét lổ để đưa ống dẫn nước vào máy lọc, cho vào hồ lớp vỏ sò nghiền nát kế đến là lớp san hô chết rồi đến lớp cát mỏng. Sau đó là đá và san hô chết để trang trí và lam nơi trú ẩn cho cá, gắn máy lọc. Các vòi bơm không khí là không cần thiết trừ mục đích để trang trí vì bọt khí sinh ra từ máy lọc cũng đũ cung cấp khôn gkhí cho cá thở.

Cho nước vào hồ từ từ trảnh dòng nước làm xáo trộn thứ tự các vật liệu, có thể đặt vào hồ một xô nhựa nhỏ rồi bơm nước vào sao cho nước chảy đầy xô rồi tràn ra ngoài sẽ ít gây ảnh hưởng đến các vật liệu nền và trang trí.

Cũng như hồ cá nước ngọt, hồ cá biển khi được đổ đầy nước cũng phải bật máy lọc chờ một thời gian cho lắng động và ổn định, các vi khuẩn có lợi phát triển. Vì không có dấu hiệu rõ rệt sự phát triển hoàn tất nên ta cần phải đo đạt. Dùng máy đo PH, gấy quì hay dung dịch tesh kiểm tra PH cân bằng khoảng 8.3 là đủ.

Bình thường thời gian chờ đợi kéo dài khoảng 5 tuần (còn gọi là chu kỳ Nitrogen) Việc sử dụng máy lọc sinh học đúng cách sẽ tạo ra các vi khuẩn có lợi triệt tiêu chất độc amoniac nitrat. Nếu không hai chất dộc này sẽ tăng nhanh và cá trong hồ sẽ chết vào tuần thứ 3 hoặc tuần thứ 4. Dù rằng sau khi kiểm tra tỉ trọng muối và PH thì hồ cá vẫn chưa sẳn sàng tiếp nhận cá biển trừ khi phải thực hiện một cuộc kiểm tra khác quan trọng hơn đó là thử nitrat, đấy là dấu hiệu của chứng cứ amoniac và các hợp chất đạm khác xuất hiện. Nồng độ nitrat ban đầu sẽ cao nhưng từ từ sẽ hạ xuống khi lớp lọc đáy sinh học phát triển.

Một cách rút ngắn thời gian chờ đợi của phương pháp này là cấy lớp cát từ đáy sinh học của hột hồ cá khác đã hoạt động lâu rồi vào đáy hồ nuôi cá, đôi khi người ta thả loại cá năng động như cá rô biển nhằm thúc đẩy nhanh quá trình này. Khi mức nitrat giảm xuống và cân bằng ở mực thấp nhất hồ cá có thể được coi như sẳn sàng cho việc thả cá.

Thay nước
Trong thời gian lâu dài lớp vi khuẩn của máy lọc thải ra sẽ biến thành nitrat va amoniac trở lại, do đó một phương pháp duy trì môi trường nước trong sạch ít độc tố cũng như cặn bã là thay nước hồ cá thường xuyên từng phần khoảng 25% mỗi lần thay, chu kỳ thay khoảng 1-2 tuần. Điều quan trọng là phải thay nước cùng chất lượng và nhiệt độ như nước đã loại đi. Trước khi kết thúc quá trình thay nước là việc kiểm tra các thông số môi trường cho phù hợp.

Trong hồ cá biển, sự thất thoát nước do bốc hơi phải được bù đắp bằng nước ngọt lọc sẳn chứ không phải nước muối, vì muối không bị thất thoát do quá trình bay hơi. <!--IBF.ATTACHMENT_2491--><!-- THE POST -->
 
N

__Nick__

Guest
1.Nguồn nước:
_ Rất quan trọng đối với cá biển cũng như con người cần không khí vậy.Nước có hai cách một là nước biển nhân tạo hai là nước biển tự nhiên bài viết này mình chỉ đề cập đến nước biển tự nhiên thứ nhất vì giúp cá sống khỏe mạnh bền ít bệnh và trong nước biển tự nhiên có nhiều vi sinh vật tự nhiên mà nước biển nhân tạo không có được.
_ Nước biển khi mua về hoặc múc từ biển về trước tiên bạn phải để lắng những chất dơ có trong nước đồng thời phải cắm máy lọc liên tục ít nhất trong 5 ngày để lọc sạch nước đồng thời tạo thời gian cho vi sinh phát triển (chú ý: không nên thả cá vào bể nước mới việc này không tốt cho cá đồng thời dễ làm cá mắc các bệnh nấm trắng).
2.Hệ thống lọc:
_ Đây là một điều hết sức quan trọng sau nguồn nước nó quyết định tới 90% sự sống của cá biển.
_ Có hai hệ thống lọc thường dùng cho cá biển đó là lọc tràn và lọc đáy(tức khoan một lỗ dưới đáy hồ hoặc bên hông hồ cá)
A.Hệ Thống lọc tràn:
_ Thường được đặt trong hồ cá ưu điểm là gọn đơn giản thích hợp cho những hồ nhỏ khuyết điểm là lọc không sạch những chất cạn dơ dưới đáy hồ làm mất thẩm mỹ khi trang trí hồ cá.
B.Hệ thống lọc đáy :
_ Ưu điểm là lọc sạch cặn dưới đáy hồ không làm mất thẩm mỹ việc trang trí hồ cá vì không thấy hộp lọc.Khuyết điểm là tốn kém mất nhiều công sức nhưng bù lại khi làm hệ thống lọc này tỷ lệ cá khỏe mạnh cao ít bệnh(mình đang dùng hệ thống lọc này và gần một năm nay không phải thay nước mà chỉ thay bông lọc và châm thêm nước thôi rất tiếc mình không biết cách post hình len để mọi người tham khảo hệ thống lọc cũng như hồ cá của mình)
3.Cách để hồ cá theo hướng làm sao tốt nhất:
_ Hồ cá biển khác với hồ nước ngọt vì cá biển chúng ta nuôi hầu như được bắt ở các rạng san hô cũng như ở dưới độ sâu nơi có nhiệt độ nước thường ở mức dưới 25 độ nhiệt độ như vậy là tốt nhất cho cá biển sống và phát triển mạnh khỏe.Vì vậy khi đặt hồ cá biển nên chọn nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào hồ vì như thế sẽ làm gia tăng nhiệt độ nước cũng như kích thích rêu trong hồ mọc nhanh hơn điều này làm mất thẩm mỹ của hồ cá.
_ Theo phong thủy thường hồ cá nên đặt hướng bắc là tốt nhất .
4.Cách chọn cá biển:
_ Theo quan niệm của nhiều người cứ mua cá về thả lung tung xong tự nhiên thấy hồ cá mình bị mất cá hoặc cá chết nhiều, cá bị rách vây, say sát nhiều lý do rất đơn giản đó là do chúng cắn nhau và hiện tượng cá lớn ăn cá bé.Vì vậy trước khi mua cá về thả nên nhờ người bán cá tư vấn những loài cá có thể sống hòa đồng với nhau.
_ Theo mình nếu hồ cá bạn có trồng san hô và hải quỳ thì không nên nuôi những cá có hô bướm biển mỏ dài vì loài này rất hảo món san hô và hải quỳ.

5.Thức ăn cho cá biển:
_ Theo quan niệm của nhiều người thì cá biển thực ra không phải thế cá biển là loại rất dễ an và đồ ăn của chúng bao gồm tép sống, cá chăm,trùng biển hoặc trùng đông lạnh những thứ này bạn có thể dễ dàng kiếm ở các tiệm cá cảnh.
_ Theo kinh nghiệm riêng của mình thì nên cho cá ăn hai ngày một lần là tốt nhất và mỗi lần ăn nên kiểm soát lượng đồ ăn cho vào đừng cho nhiều quá dễ làm dơ nước và gây bệnh cho cá vì đồ ăn dư lắng xuống đáy hồ dễ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
 
N

__Nick__

Guest
Đây là địa chỉ của 1 cửa hàng cá cảnh biển ở HN mà NICK biết
<TABLE class=contentpaneopen><TBODY><TR><TD class=createdate vAlign=top colSpan=2></TD></TR><TR><TD vAlign=top colSpan=2><TABLE align=center border=0><TBODY><TR><TD>
CÔNG TY TNHH MINH PHƯƠNG
CỬA HÀNG TÂN ĐẠI D­ƯƠNG

Địa chỉ: 22 TRẦN DUY HƯ­NG - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: 04-218.2939 - 0903.43.4748



</TD></TR></TBODY></TABLE></TD></TR></TBODY></TABLE>
 
N

__Nick__

Guest
Nhìn một bể cá nước mặn đẹp với những chú hề ngộ nghĩnh, bất cứ ai cũng phải mủi lòng. Có thể nói chơi cá nước mặn là một thú chơi rất rất kén người chơi. Nhìn thì ai cũng thích chơi nhưng do nhiều yếu tố khách quan mà không phải ai cũng chơi được. Vấn đề không phải là tiền bạc mà là kỹ thuật nuôi cá. Cách thức nuôi cá nước mặn để làm sao hiệu quả, bể đẹp, cá khoẻ thì không phải ai cũng nắm vững. Dưới đây là một số thông tin mà haituonglong sưu tầm được, mời pà kon và các bạn tham khảo.
I.Nước nuôi cá biển:
Nhiều người rất thích nuôi cá nước mặn, nhưng vấn đề về nước lại gây trở ngại đối với những người nuôi cá. Đây cũng là lý do khiến họ từ bỏ ý định tốt đẹp này.
Như các bạn đã biết cá biển phải sống bằng nước biển, tuy nhiên, vẫn có thể thay thế nước biển tự nhiên bằng nước biển nhân tạo. Ở đây sẽ đề cập 2 vấn đề này
1.Nước biển tự nhiên
Nước biển và nước mặn hoàn toàn khác nhau. Cá biển không thể sống trong nước ngọt và ngược lại, cá nước ngọt không thể sống trong nước mặn. Vì thế nuôi cá nước mặn trước tiên phải hiểu rõ đặc tính của nước biển.
*Nhiệt độ nước.
Cá nước mặn yêu cầu nhiệt độ cao hơn cá nước ngọt. Nhiệt độ thường trong khoảng 27-28 độ C. Cá nước mặn cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước. Vì thế người nuôi cần giữ nhiệt độ ổn định và không được quá chênh lệch trên 2 độ C. Vì thế, ổn định nhiệt độ nước là tiền đề để nuôi thành công cá nước mặn.
*Độ PH:
Tính kiềm của nước biển tương đối cao, độ Ph thường nằm trong khoảng 8-8,5. Cá nước mặn lại rất thích hợp với điều kiện này. Khi nước trong bể có độ PH giảm xuống dưới 8, là lúc năng lực của nước biển đang giảm, các bạn cần nhanh chóng bổ sung CO2 trong nước.
*Độ cứng:
Độ cứng của nước biển thường trong khoảng 7 – 9 độ dH. Các bạn phải thường xuyên ổn định độ cứng này. Nếu trường hợp độ dH giảm, cần bổ sung thêm CO2 và nguyên tử canxi.
Đây là mô hình tạo nguyên tử canxi, bác nào khéo tay có thể tự làm.
calreactor.jpg

2.Nước biển nhân tạo
Nước biển thiên nhiên có thành phần hoá học tương đối phức tạp, chủ yếu là Natri Cloride, Kali Cloride, Magie Sunphat, Sắt… Nếu ta trộn những thành phần đó vào sẽ tạo thành một loại nước biển để sử dụng nuôi cá cảnh. Lúc sử dụng nuôi cá, ta hoà một lượng muối biển nhân tạo vào nước ngọt theo tỷ lệ thích hợp sẽ được một lượng nước biển có thành phần hoá học gần giống tự nhiên.
Hiện nay, muối nước biển nhân tạo được sản xuất tại Trung Quốc, bán nhiều tại Hàng Đậu và phố Nguyễn Thông, Q.3, thành phố Hồ Chí Minh. Trong thành phần nước biển nhân tạo có NaCl, MgSO4, KCl trộn theo tỷ lệ 3:2:1.
Cá cảnh nước mặn nuôi trong nước nhân tạo được pha chế thích hợp, tính thích ứng càng mạnh, tỷ lệ sống rất cao.
Đây là Bảng Công thức pha chế nước biển nhân tạo (để có độ mặn thích hợp nhất: 33,4 phần nghìn)
Công thức hoá học
NaCl: 26,7
MgCl2: 2,26
MgSO4: 3,248
CaCl2: 1,153
NaHCO3: 0,0198
KCL: 0,712
NaBr: 0,058
H3BO3: 0,058
Na2SlO3: 0,0624
Na2Sl4O9: 0.0015
H3PO4: 0,002
Al2Cl6: 0,013
NH3: 0,002
LiNO3: 0,0013
Cách thức pha chế nước biển nhân tạo
Nguồn nước ngọt để pha với nước biển nhân tạo phải là nước máy, phơi nắng 1 tuần. Cứ 1 khối nước ngọt, ta pha với 3,4 kg muối nước biển nhân tạo. Sau khi hoà tan, ta mở các thiết bị lọc và sục khí. Nước biển vừa hoà chế có màu rất đục, sau 48 tiếng mới trong hoàn toàn. Sau khi pha nước phải đợi 1 tháng mới tiến hành nuôi cá. Số lượng cá phải thả từ ít đến nhiều.
Nguồn aquabird.com.vn<!-- / message --><!-- sig -->
 
N

__Nick__

Guest
A.Thức ăn biển:Đa số các loài cá nước mặn đều thích ăn rong, tảo và các loài giun biển. Tuy nhiên đây là những thức ăn khó kiếm trong tự nhiên nếu như bạn không phải là dân miền biển. Tuy nhiên, ta có thể nuôi rong tảo bằng phương pháp đơn giản sau: Để một bể nước mặn khoảng 100 lít ra ngoài ánh sáng mặt trời, bên trong để 2 hòn đá. Không lâu sau, rêu, tảo sẽ mọc đầy trong bể. Lúc đó, ta lấy thả vào bể nuôi cho cá ăn dần.
B.Thức ăn nước ngọt:
Do khó kiếm thức săn biển và việc nuôi tảo cũng tương đối lỉnh kỉnh, người nuôi cũng tìm mọi cách để thay đổi thức ăn cho cá và chúng cũng tỏ ra thích nghi khá nhanh đối với các loại thức ăn. Ta có thể cho chúng ăn giun, bọ gậy, tôm nõn và cả những con cá con đối với những loài ăn thịt. Tuy nhiên để đạt được điưêù này cũng cần phải có một thời gian tập luyện để chúng thích nghi với những loại thức ăn mới.
C.Thức ăn dạng hạt:
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều thức ăn dạng hạt. Những thức ăn này có đầy đủ dinh dưỡng với các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cá nước mặn. Các loại thức ăn được cá ưa thích là SERA và A200 hiện có bàn rộng rãi trên thị trường.<!-- / message --><!-- sig -->
<HR style="COLOR: #ffe26f" SIZE=1> <!-- / icon and title --><!-- message -->
fish11.jpg

III.Một số bệnh của cá nước mặn
A.Bệnh đốm trắng:
Triệu chứng:
Cá ít di chuyển, đỡ đẫn, thường cọ thân mình vào cạnh bể. Trên mình nổi đầy những đốm trắng. Đây là bệnh lây nhiễm khá nguy hiểm.
Nguyên nhân: Do những con trùng roi hình ô van gây bệnh
Cách chữa:
Thứ nhất là nâng nhiệt độ của nước lên 30 độ C, các ký sinh trùng gặp nhiệt độ cao sẽ bị tiêu diệt
Thứ 2 đặt những viên gạch mới vào trong nước tiểu người, ngâm 24h, sau đó phơi khô rồi bỏ vào bể cá. Sau 10 tiếng, bệnh cá sẽ thuyên giảm trông thấy.
Thứ 3 là ngâm cá bệnh trong nước ngọt với tỷ lệ 9 nước ngọt và 1 nước mặn, ngâm từ 1 đến 2 phút. Trong thời gian này, ta cần theo dõi khả năng thích ứng của cá. Nếu thấy cá thở gấp cần khẩn trương vớt cá về bể ngay.
Cuối cùng là đổ 10 kg nước biển vào bể (400lít), thêm 0,05g sunphát, tăng cường dưỡng khí, ngâm cá từ 5 đến 10 phút. rồi lại thay nước ngay. Sau 24h sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.
B.Bệnh rách vây, rách da
Triệu chứng:
Các vẩy cá không lành lặn, những lá vẩy trên cơ thể cá rơi rụng, da cá thối rữa. Nguyên nhân là do chúng đánh nhau hoặc không thích ứng môi trường nước, dẫn đến tổn thương ngoài da.
Cách chữa trị:
Cứ 10 lít nước ta bỏ vào 4 viên furazolidone, ngâm cá khoảng 10, 15 phút hoặc bỏ 0,2g thuốc tím ngam 10 phút, cá sẽ không bị nhiễm trùng, vết thương kín miệng và bệnh sẽ dần khỏi.
C.Bệnh Rách mang
Triệu chứng:
Mang của cá bị mất máu, tím tái và thối rữa. Nếu bệnh nặng thì những tua mang lở loét thành lỗ, lan sang quai hàm, việc hô hấp của cá lúc này rất khó khăn.
Cách chữa:
Cách thứ nhất, cứ 10 lít nước mặn, ta bỏ vào 0,2 gam furacillin ngâm từ 5 đến 10 phút hoặc ngâm cá trong nước ngọt (9 phần nước ngọt và 1 phần nước mặn)
Cách thứ 2, ta cũng có thể ngâm cá trong nước có bỏ sunphát đồng như ở bệnh đốm trắng, sau 24 h bệnh của cá sẽ thuyên giảm đáng kể.
IV. Nuôi dưỡng cá nước mặn
A.Dụng cụ nuôi dưỡng
1.Bể kính: Kích cỡ của bể nuôi cá nước mặn yêu cầu phải lớn hơn bể nuôi cá nước ngọt. Lượng nước cũng cần nhiều và thành hồ phải cao. Kích cỡ bể để nuôi cá biển trong gia đình ít nhất phải là 1m trở lên. Chất kết dính thành bể phải là silicon đen, xám, không dùng loại keo silicon trong suốt, vì chúng rất dễ bị phá huỷ bởi nước mặn và các loài rong tảo biển mọc tự nhiên.
2.Thiết bị lọc nước:
Thông thường đối với bể nuôi cá nước mặn, người ta dùng phương pháp lọc tràn. Máy lọc có thể để ngay dưới đáy bể (bên ngoài) hoặc cũng có thể đặt cạnh bể. Người ta lọc tràn theo 3 lớp: lọc thô, lọc tinh và lọc sinh vật phù du:
Vật liệu lọc của ngăn lọc thô bao gồm cát, san hô vụn, bông. Ngăn lọc thô chủ yếu lọc nhữngc tạp chất to lơ lửng trong nước. Vật liệu của ngăn lọc tinh là than hoạt tính và các hất hoá học cao phân tử. Ngăn này để lọc các các chất hữu cơ, khí bẩn trong nước. Vật liệu lọc của ngăn sinh vật là cầu sinh vật, vòng thuỷ tinh, sành sứ nhiều lỗ, chủ yếu lọc amoniac, nitric trong nước. Nguyên tắc là dùng hoạt động sinh sống của vi khuẩn Nitơ hoá chuyển Amoniac và Nitric trong nước thành khí vô hại. Sau 3 lần lọc, nước biển chảy vào ngăn khử nước. Từ đây nước được bơm lên cung cấp cho bể.
seafish.jpg

3.Thiết bị chiếu sáng:
Chiếu sáng cho bể cá nước mặn có thể dùng các loại đèn dùng cho cá nước ngọt. Tuy nhiên, cũng có một số loại đèn đặc chế riêng cho bể cá nước mặn như đèn san hô, đèn thuỷ ngân.. Đ èn san hô có á nh sá ng thích hơợp vơới đ ôộng vâật khô ng xư ơ ng nư ơớc măặn. Chúng có ánh sáng màu hồng và xanh lam làm tăng thêm màu sắc cho các loại động vật này.
Tuỳ theo độ dài của bể cá, ta chọn các loại đèn có kích cỡ khác nhau. Đặt đèn trên nóc bể cá, cách mặt nước 40 cm là tốt nhất. Thời gian chiếu sáng thích hợp từ 8 đến10 tiếng.
4.Máy sưởi:
Cần phải có loại máy này để sưởi ấm cho cá vào mùa đông và giữ nhiệt độ nước ổn định khoảng 28 độ C. Nếu nước quá nóng vào mùa hè, ta cần phải giảm nhiệt độ nước bằng cách bỏ túi nước đá vào bể chứ ko phải thay nước dễ dàng như nuôi cá nước ngọt.
<!-- / message --><!-- sig -->
Seafish1.jpg

B.Cho cá ăn
Cho cá nước mặn ăn, thời gian đầu chúng ta phải trải qua giai đoạn tập luyện cho cá. Trong thời gian này, chúng ta cho cá ăn thức ăn biển có nguồn gốc tự nhiên là chính bao gồm tôm, cua, sò... Khi cho ăn, ta cắt nhỏ mồi, cho ăn số lượng ít, sau đó tăng dần để dụ dỗ cá. Sau khi cá đã quen thức ăn biển tươi sống, ta mới thay đổi khẩu vị của chúng bằng thức ăn đông lạnh, hay thức ăn nước ngọt.
Cũng giống như cá nước ngọt, cá nước mặn cũng có loài ăn mồi và loài cá cỏ. Có loài cá lại quen ăn ở những đá ngầm. Cũng có loài chuyên ẩn nấp, đợi mồi ngang qua miệng thì chộp lấy ăn. Vì vậy, người nuôi cần chú ý để cho cá ăn thích hợp, tránh bị đói dẫn đến suy kiệt.
sc1j.jpg

Đúng là thời gian đầu, cá nước mặn nuôi trong bể không chịu ăn bình thường. Chúng cần có thời gian thích nghi. Một số loài cá lại có thói quen ăn đêm. Chúng không chịu ăn dưới ánh sáng của đèn điện. Ta cũng cần chú ý đến điều này. Một yếu tố nữa là thành phần nước cũng ảnh hưởng đến sự ăn uống của cá.
Thông thường, ta nên cho cá ăn một ngày 2 lần, lượng thức ăn vừa đủ cho chúng ăn trong khoảng 5 phút là đủ. Không chế lượng thức ăn cũng là 1 biện pháp hữu hiệu để giữ sự ổn định về chất lượng nước biển
V.Bảo dưỡng nước nuôi cá nước mặn
Thành phần nước biển ổn định chính là điều kiện để cá nước mặn có thể sống khoẻ và trưởng thành. Nhiệt độ nước biển phải đảm bảo trong khoảng 28 độ C; PH 8-8,5, độ cứng = 8dH, hàm lượng muối Nitorat trong nước khoảng 5mg/lít, lượng sắt ở vào khoảng 0,05 - 0,1mg/lít.
Đây là những yếu tố liên quan mật thiết đến sự tồn tại của động vật biển nói chúng và cá nước mặn nói riêng. Ổn định thành phần nước, ta cần phải ổn định các chỉ tiêu nêu trên. Tuy nhiên, việc đo đạc, xác định các con số nêu trên tương đối khó khăn, cần phải sử dụng các loại máy chuyên dùng. Ở đây, xin được hướng dẫn một số cách để ổn định chất lượng nước trong bể cá nước mặn.
Thường thì khoảng 1- 2 tuần, ta cần thực hiện việc kiểm tra này. Dùng máy đo độ PH nhúng xuống khoảng 1 phút để đo. Nếu thấy PH giảm dưới 8 lập tức bổ sung CO2 (ở trên đã nói); Thứ 2 khi thấy hàm lượng sắt trong nước hạ thấp hoặc tăng lên, cần kịp thời tăng hoặc giảm nhiệt độ tương ứng. Đồng thời, ta cũng cần phải kiểm tra mực nước, đặc biệt là mùa hè. Khi nước xuống, lập tức bvổ sung thêm nước ngọt (không cần phải là nước biển - chỉ khi nước biển quá thấp mới phải bổ sung thêm nước biển nhân tạo).
Khi nuôi cá nước mặn, ta không cần phải thay nước thường xuyên. Thậm chí một tháng thay một lần. Tuy nhiên, không nên để lâu như thế trừ trường hợp bất khả kháng. Mỗi tuần ta nên pha muối biển nhân tạo vào xô, chậu và thay bổ sung khoảng 1/5 lượng nước trong bể. Các bạn cần lưu ý, nước nhân tạo phải pha trước khi bỏ vào bể khoảng 2 ngày, để nước có sự tương đồng về chất lượng. Bên cạnh đó, nước cũ và nước mới không được chênh lệch quá 2 độ C và ta cần đổ nước mới vào thật từ từ để cá quen dần, tránh sốc.
VI. Chăm sóc cá nước mặn
Nuôi cá nước ngọt hay cá nước mặn, việc quan sát cá là rất cần thiết, quan sát sự di chuyển hay cách ăn uống của chúng sẽ giúp chúng ta phát hiện các dấu hiệu bất thường của con cá. Từ đó nếu thấy có bệnh, lập tức chữa chạy kịp thời.
Trước tiên ta cần quan sát cách ăn uống của cá. Khi choăn, ta đếm số lượng cá, nếu con nào không chịu tập trung ăn, rời đàn đi riêng lẻ, lập tức theo dõi chặt chẽ hơn.
Thứ 2 ta cần quan sát phân của cá: Màu sắc của phân cũng phản ánh phần nào tình trạng sức khoẻ của của cá. Nói chúng nếu phân bạc màu và lỏng vần lập tức chú ý đề phòng cá bị đường ruột
Khi nuôi, ta cũng cần quan sát nếu thấy có cá đánh nhau là phải tổ chức cách ly ngay tránh những trường hợp đáng tiếc.
sad.gif

nguồn aquabird.com.vn
<!-- / message --><!-- sig --><!-- / message --><!-- sig -->

<!-- / message --><!-- sig -->
 
N

__Nick__

Guest
các loại cá cảnh biển thường đc nuôi . MOD nào có thể dịch tiếng Việt tên của bọn nó đc thì sủa bài này dịch ra tiếng Việt giùm em nhớ .
<TABLE id=ctl00_cphMaster_myItems style="BORDER-COLLAPSE: collapse" cellSpacing=0 border=0><TBODY><TR><TD colSpan=3></TD></TR><TR><TD>



Yellow Tang
Yellow Tangs, Zebrasoma flavescens, are found dispersed throughout...




$24.99



</TD><TD>



Blue Hippo Tang
Blue Hippo Tangs, Paracanthurus hepatus, are found dispersed throughout...




$37.99



</TD><TD>



Strawberry Pseudochromis
Strawberry Pseudochromis, Pseudochromis porphyreus, are found...




$10.99



</TD></TR><TR><TD>



Yellow Watchman Goby
Yellow Watchman Gobies, Cryptocentrus cinctus, are found living...




$15.99



</TD><TD>



Bicolor Blenny
Bicolor Blenny, Ecsenius bicolor, is a found living on several reefs...




$12.99



</TD><TD>


on-sale.jpg

Powder Blue Tang
Powder Blue Tangs, Acanthurus leucosternon, are found dispersed...




$54.99 $46.99



</TD></TR><TR><TD>


on-sale.jpg

Six Line Wrasse
Six Line Wrasse, Pseudocheilinus hexataenia , is a native of the...




$17.99 $13.99



</TD><TD>



Lawnmower Blenny
Lawnmower Blennies, Salarias fasciatus, can be found living in the...




$15.99



</TD><TD>



Copperband Butterflyfish
Copperband Butterflyfish, Chelmon rostratus, is often found living…




$19.99



</TD></TR><TR><TD>



Bicolor Pseudochromis
Bicolor Pseudochromis, Pseudochromis paccagnellae, are found living within...




$10.99



</TD><TD>



Sailfin Tang
One of the hardier Tangs, Zebrasoma veliferum or the Sailfin Tang...




$26.99



</TD><TD>




</TD></TR></TBODY></TABLE>
 
N

__Nick__

Guest
1 số địa chỉ cung cấp cá cảnh biển ở TPHCM mà Nick biết .
Hải Cường - Đường An Bình.
Cao Quý - Trần Hưng Đạo.
Trên Đường Huỳnh Văn Bánh - đoạn từ Hai Bà Trưng quẹo vào cũng có 1 tiệm.
Đoạn đường Bạch Đằng ở đoạn giữa từ Ngã 5 Nguyễn Kiệm quẹo vào Sân Bay.
1 tiệm nữa ở trên đường Cộng Hòa, gần thế giới di động Cộng Hòa.
Tân Đại Dương trên đường Bà Huyện Thanh Quan, từ Lý Chính Thắng quẹo xuống.
1 tiệm trên đường Điện Biên Phủ, khúc gần ngã tư Cao Thắng (trước ngã tư Cao thằng Điện Biên Phủ).
Tiệm Hải Vương trên đường Trường Chinh và CMT8. Chỗ CMT8 thì đã thay đổi địa chỉ, nghe nói là dọn qua khu Bắc Hải, nhưng chưa có địa chỉ chính xác.
 

LacViet

"The Modern Samurai"
Tham gia
13/9/07
Bài viết
738
Điểm tương tác
54
SVC$
0
Thực sự nuôi cá nước biển không mấy khó khăn nhưng cần phải có kinh nghiệm nuôi cá cảnh nước ngọt và có một hệ thống lọc tốt. Ai đã từng nuôi các loại cá cảnh nước ngọt mà cá không bị chết, cá vẫn giữ được màu sắc đẹp và còn đẻ được thì nuôi cá nước biển rất dễ. Quan trọng là thay nước đều và đo độ muối chính xác không thay đổi sau mỗi lần thay nước hay cho thêm nước ngọt vào do bị bốc hơi. Mình nuôi cả cá và các loại san hô một thời gian khá lâu nhưng tốn tiền nhiều quá (giá tiền cá nước biển và san hô mắc gấp mấy lần giá tiền cá nước ngọt), phần vì san hô cần phải có loại đèn đặc biệt để nuôi nên sau đó phải dẹp hồ. Theo mình thấy thì nuôi cá biển tuy tốn công sức hơn và mắc tiền hơn, lại dể chết hơn nuôi cá nước ngọt nhưng bù lại hồ cá đẹp lộng lẫy hơn.
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom