Guest viewing is limited

tanacoustic

Thành viên tích cực
Tham gia
14/10/08
Bài viết
137
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Thêm một loài Khướu mới cho khoa học vừa được mô tả từ mẫu vật thu được ở vùng Tây Nguyên đã đưa số các loài chim mới được mô tả ở tây Nguyên lên 3 loài. Bản mô tả mẫu chuẩn của loài mới nhất này đã được đăng trong Tập san Chuyên đề của Câu lạc bộ Điểu học Anh quốc. Loài chim mới này được đặt tên là khướu Kon Ka Kinh Garrulax konkakinhensis được phát hiện tại vùng núi Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai năm 2002 trong một đợt khảo sát thu thập thông tin để xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn thiên nhiên này.
Tên khoa học của loài được đặt theo tên núi Kon Ka Kinh nhằm lôi kéo sự quan tâm chú ý đến yêu cầu bảo tồn vùng có tầm quan trọng quốc tế này.
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=0 width="100%"><TBODY><TR><TD vAlign=top width=590>
birdlife.jpg
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Loài chim mới này có vẻ bên ngoài rất gần với loài Khướu cằm hung Garrulax rufogularis phân bố rộng ở vùng Himalaya và đã được phát hiện ở vùng Tây bắc Việt Nam. Khướu Kon Ka Kinh có 4 đặc điểm về bộ lông mà không có ở bất cứ miêu tả của chủng nào của loài Garrulax rufogularis. Tại Kon Ka Kinh. Khướu Kon Ka Kinh phân bố chủ yếu ở tầng thấp của rừng thường xanh trên núi tại đai độ cao khoảng 1.600m đến 1.700m so với mặt biển và rất có thể chúng cũng có phân bố tại những vùng khác ở Tây Nguyên có cùng kiểu sinh cảnh và độ cao. Những luận điểm với loài đối chứng rất gần gũi với loài mới này là Garrulax rufogularis đã được đưa ra bằng chứng cụ thể và những điểm mà loài này đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế để xác nhận một loài mới. Mức độ khác biệt của loài mới này đã vượt ra ngoài khuôn khổ những khác biệt đã thấy trong loài Garrulax rufogularis và do sự giống nhau về bộ lông của loài mới này với hai loài có quan hệ gần gũi khác, tình trạng loài sẽ phải được coi là bậc phân loại thích hợp.
Một cách đặt vấn đề khác là xác định loài mới này là một phân loài của Garrulax rufogularis sẽ làm cả hai bổ sung thêm một thứ nữa vào một loài vốn đã bao gồm rất nhiều dạng (và như vậy, ngay bản thân loài này cũng cần có sự phân chia nhỏ hơn về phân loại) và sẽ phải lờ đi những điểm tương đồng về bộ lông của loài mới này so với các loài đã nói đến ở trên.
Những tranh luận điểm giống như vậy cũng đã cung cấp lý luận để xác định tình trạng loài cho một loài cũng mới được mô tả gần đây là Khướu Ngọc Linh Garrulax ngoclinhensis.


Theo birdlifeindochina.org
 

chuong2302

Thành viên tích cực
Tham gia
22/11/07
Bài viết
219
Điểm tương tác
36
SVC$
0
Con này nghe người ta bảo là nó biết nói phải không bạn. Hồi mình còn học trên đà lạt có đi bẫy được một con này, rồi bán ra ngoài tiệm có 30k à. Nhìn nó đẽ sợ quá nên không dám nuôi luôn
 

TDP

"...một đam mê, một dại khờ, một tôi..."
Thành viên BQT
Tham gia
9/9/07
Bài viết
1,657
Điểm tương tác
194
SVC$
0
Rừng Tây Nguyên còn tiềm ẩn nhiều loài chim quý

"Trên thế giới, mỗi năm trung bình chỉ có khoảng 10 loài chim mới được khai sinh. Vậy mà ở Tây Nguyên, chỉ chưa đầy vài năm, đã phát hiện được ba loài khướu mới. Người ta thực sự kinh ngạc về những điều còn tiềm ẩn ở nơi đây", nhà điểu học Janathan C. Eamas, người đã phát hiện ra ba loài khướu mới của Việt Nam, trao đổi với báo chí.​

- Thưa ông Janathan C. Eamas, nghe nói những phát hiện của ông cũng có chút ít may mắn?
- Phải, may mắn đã đem lại vinh quang lớn cho tôi và các đồng nghiệp. Đầu tiên tôi muốn nói về chuyện tôi đã có "cú đúp" như thế nào khi phát hiện ra gần như cùng lúc hai loài khướu mới. Giữa những năm 90, tôi đi khảo sát vùng rừng núi Ngọc Linh (nóc nhà của hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum với đỉnh cao gần 2.600 m) để tiến tới thành lập khu bảo tồn tại đây. Ngay trong ngày đầu tiên ở đó, tôi đã gặp chú khướu mà sau này được đặt tên là khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum). Những vệt đen trên cổ họng và cằm, cùng với chiếc mào trên đầu đã khiến tôi chú ý, bởi nó không giống những gì tôi đã biết. Với nhạy cảm nghề nghiệp, tôi lập tức nghĩ ngay có thể đó là một loài mới. Chuyến khảo sát còn kéo dài một tháng, và chúng tôi tiếp tục tiếp cận với nhiều tầng rừng của núi Ngọc Linh. Ở độ cao 2.000 m so với mặt biển, nơi bìa rừng, tôi lại gặp một loài khướu thứ hai cũng hoàn toàn mới, với mầu nâu đỏ thẫm trên đỉnh đầu và sau gáy - sau này nó được mang tên khướu Ngọc Linh (Garrulax ngoclinhensis). Kết thúc chuyến đi, chúng tôi đã bắt được mẫu mang về nghiên cứu.

- Thủ tục "khai sinh" cho chúng như thế nào?
- Tôi phải mất bốn năm mới hoàn tất việc đó. Ngay sau khi đưa mẫu về, tôi đã đến các bảo tàng tự nhiên của Anh, Mỹ để so sánh mẫu. Công việc phải được tiến hành rất cẩn thận, tỷ mỉ với hàng triệu phép so sánh, bởi riêng một bảo tàng tự nhiên ở Anh đã lưu giữ hơn 1 triệu mẫu về các loài chim. Việc so sánh để xác định những đặc điểm mới của hai loài này đã đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về xác định loài mới. Lúc đó tôi mới có đầy đủ cơ sở miêu tả chúng trên các tạp chí chuyên ngành để có được sự công nhận. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1968, tại tiểu lục địa Đông - Nam Á có hai loài chim mới được phát hiện.

- Phát hiện thứ ba của ông vừa được công bố năm 2001 cũng là một loài khướu?
- Vâng, nó được tôi "khai sinh" với cái tên Kon Ka Kinh (Garrulax konkakinhensis) để kỷ niệm vùng núi tỉnh Gia Lai nơi chúng tôi đã tìm thấy nó, đồng thời cũng để lôi cuốn sự chú ý của mọi người đến vùng núi có tầm quan trọng quốc tế này. Đây là loài chim sống chủ yếu ở tầng thấp của vành đai rừng có độ cao tới 1.600 - 1.700 m so với mặt biển. Rất có thể nó còn phổ biến ở nhiều vùng khác của Tây Nguyên có cùng sinh cảnh và độ cao. Với ba loài chim đó, người ta thực sự kinh ngạc về những điều còn tiềm ẩn ở rừng núi Tây Nguyên.

- Đó là suy nghĩ của các nhà điểu học, nhưng đối với người dân bình thường, dường như chúng chẳng có gì đáng chú ý lắm, đều bé tí tẹo và sống tít trên núi cao. Có cách gì để mọi người đều thấy được giá trị và sự cần thiết phải bảo vệ chúng?
- Tôi xin nhấn mạnh rằng đây là loài chim đặc hữu, hầu như chỉ sống ở khu vực này (có thể còn có ở một khu tương tự ở địa phận nước Lào), ngoài ra không có ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì thế phát hiện này là động lực thúc đẩy quá trình công nhận khu vực chúng sinh sống là khu bảo tồn thiên nhiên cỡ quốc tế. Ở những nơi đó, chúng sống khá phổ biến, và tất cả mọi người đều có cơ hội chiêm ngưỡng. Nhưng nay, chúng đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng để lấy gỗ hoặc làm nương rẫy, và thậm chí bởi cả những con đường sắp được mở xuyên qua rừng.

- Năm nay, ông còn quan tâm đến việc tìm kiếm các loài chim mới nữa không?
- Đây là một phần công việc của Chương trình Bird Life ở Việt Nam, và có thể nói rằng, việc đó còn đầy triển vọng. Bởi lẽ, thế giới các loài chim ở Việt Nam còn tương đối mới mẻ, chưa dày dấu chân của các nhà điểu học so với các nơi khác. Theo kinh nghiệm của tôi, các loài chim mới thường ở những đỉnh núi cao, tương đối biệt lập, vì sự biệt lập đó khiến cho loài mới được hình thành.

- Kinh nghiệm của ông có giúp ích gì cho các nhà điểu học Việt Nam?
- Các nhà sinh vật học Việt Nam mà tôi có dịp tiếp xúc hay hướng dẫn đều là những người có đủ kinh nghiệm để thực hiện việc này. Nhưng ở Việt Nam không có bảo tàng tự nhiên để lưu giữ mẫu các loài chim, phục vụ cho việc so sánh mẫu để dự đoán ra loài mới. Muốn thực hiện khâu này, họ phải gửi mẫu ra nước ngoài. Đó là một cản trở rất lớn, bởi theo tôi được biết, có không ít nhà điểu học ở các nước lấy được mẫu xong lại tống tất vào bảo tàng, vì không đủ kiên trì hoặc không có điều kiện so sánh mẫu. Tôi nghĩ, việc thành lập một bảo tàng tự nhiên ở Việt Nam không phải là quá khó, nhiều nước chung quanh Việt Nam cũng đã có rồi.


<TABLE cellSpacing=3 cellPadding=0 width="100%" bgColor=#efefef border=0><TBODY><TR><TD class=Normal> Ông Janathan C. Eamas là một trong những nhà bảo tồn thiên nhiên đến làm việc sớm nhất ở Việt Nam (từ năm 1988). Kể từ năm 1997, khi Chương trình Bird Life ở Việt Nam được thành lập, ông liên tục ở Việt Nam và thường xuyên bận rộn với các hoạt động bảo tồn chim và tiến cử các khu bảo tồn mới.
</TD></TR></TBODY></TABLE>
(Theo Thể Thao - Văn Hoá)​
 

sishen

Thành viên diễn đàn
Tham gia
9/10/10
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
SVC$
0
ước gì bẫy được một con nhưng zậy nhỉ ! chắc là giá trị lắm
 

Chim_Baria

Thành viên diễn đàn
Tham gia
25/10/09
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
SVC$
0
..núi rừng tây nguyên muôn màu muôn vẻ...
...loài này đúng là rất đặc biệt...
...bà rịa mà thấy đc chắc là hiếm
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom