Guest viewing is limited

victory_hn

Học, học nữa, học mãi!...
Thành viên BQT
Tham gia
6/8/08
Bài viết
106
Điểm tương tác
0
SVC$
0
<o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" name="country-region"></o:smarttagtype><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:smarttags" name="place"></o:smarttagtype><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Trong khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong điều khiển tự động (automatic control) có khái niệm về điều khiển thích nghi (adaptive control). Một cách nôm na có thể hiểu rằng, với một đối tượng điều khiển bộ điều khiển phải hướng đối tượng cần điều chỉnh theo ý định của mình. Ý định đó được cụ thể bằng mục tiêu và bằng sai số bao nhiêu.
Chẳng hạn với bài toán điều khiển nhiệt độ lò, khi bạn đặt nhiệt độ ở 60oC cho việc sấy thức ăn chim cảnh, hệ thống điều khiển sẽ phải duy trì nhiệt độ đúng nhiệt độ bạn cần cho dù tải (thức ăn trong lò nhiều hay ít) có thay đổi.
Với bài toán điều khiển áp suất cũng vậy? Hệ thống điều khiển sẽ phải duy trì như mong muốn áp suất mà bạn cần có để liên tục cung cấp cho phụ tải.
Đó là những bài toán điều khiển kinh điển.
Giả thiết đặt ra là, với bài toán điều khiển bất kỳ, đối tượng bạn có thể biết trước hoặc không, phụ tải thay đổi biết hoặc không biết trước, bạn phải làm gì để hệ thống điều khiển của bạn có được sự điều khiển như mong muốn?
Những bài toán kiểu như vậy, lựa chọn giải pháp tự thích nghi (hoặc thích nghi lai) với những kỳ vọng và tiêu chí cụ thể đôi khi đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Trong xã hội, khái niệm thích nghi (tự thích nghi) bạn cũng gặp rất nhiều. Giả sử bạn được mời đến dự một hội thảo về vấn đề nào đó, nhưng bạn hiểu về vấn đề đó chưa nhiều. Vậy thì bạn phải làm gì để buổi làm việc đạt được kết quả tốt? Ắt hẳn bạn phải bỏ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề đó. Có những điều bạn sẽ hiểu được ngay khi đọc, có những điều có thể bạn còn mơ hồ, nhưng chí ít bạn cũng phải có được những khái niệm và những câu hỏi phù hợp, nếu như bạn muốn hỏi hoặc muốn quan tâm. Ở đó không phải là lớp học dạy bạn từ những khái niệm sơ khai. Vì vậy sự tự thích nghi ở chỗ bạn phải tìm hiểu trước về nó, có thể hiểu đó là sự thích nghi tham chiếu theo mô hình mẫu.
Trong công việc thì sao? Bạn được lãnh đạo phân công một công việc nào đó. Nếu đó là công việc bạn đã từng làm thì sẽ hết sức giản đơn. Bạn chỉ việc copy từ chỗ này, paste sang chỗ kia và điều chỉnh chút ít thông số cho phù hợp với công việc mới. Còn nếu đó là công việc hoàn toàn mới, đương nhiên bạn phải khảo sát, phải điều tra, phải tìm hiểu nhiều hơn trước khi bạn bắt đầu làm. Như vậy nghĩa là bạn đang tự thích nghi với công việc mới được giao.
Trong hôn nhân và gia đình cũng vậy. Trước khi đặt vấn đề cưới cô ấy (anh ấy) làm vợ (hoặc chồng) đương nhiên bạn phải trải qua giai đoạn tìm hiểu, đôi khi điều đó vẫn còn chưa đủ. Sau khi về ở chung nhiều lúc bạn lại thấy giữa hai người vẫn còn tồn tại những quan niệm trái dấu. Đôi khi cái này là đúng, là phù hợp với mình nhưng lại là không đúng, không phù hợp với vợ (chồng) mình. Nhiều khi việc la cà beer bọt sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi là phù hợp với bạn nhưng lại là không phù hợp với vợ bạn. Ngược lại, nhiều khi việc la cà mua sắm quần áo, mỹ phẩm, … là phù hợp với bạn nhưng lại là không phù hợp với chồng bạn. Chính vì vậy những năm tháng đầu của cuộc sống gia đình, cuộc sống vợ chồng sẽ trở lên hết sức khó khăn và chứa đựng nhiều mâu thuẫn nếu như bạn không biết tự điều chỉnh, tự thích nghi cho phù hợp với tình hình mới.
Tự điều chỉnh, tự thích nghi sao cho phù hợp (nghĩa là vẫn giữ được cái “tôi” trong đó) là giải pháp tốt nhất để giữ được cuộc sống hạnh phúc gia đình.
Trong kinh tế cũng vậy, khi gia nhập WTO chúng ta được tham gia vào một sân chơi mới, ở đó mọi thứ đều được bình đẳng tương đối (tôi mạo muội đưa ra khái niệm đó, vì có thể bạn được bình đẳng với người khác, nhưng xuất phát điểm của bạn lại thấp hơn người ta rất nhiều). Vì vậy cơ chế tự điều chỉnh, tự thích nghi có lẽ cũng phần nào đúng nếu như bạn muốn hội nhập, muốn tồn tại và hơn nữa là muốn phát triển.
Và còn nhiều, còn rất rất nhiều những thí dụ khác nữa về sự tự thích nghi trong cuộc sống hàng ngày. Đương nhiên là mỗi người mỗi ngành, mỗi người mỗi nghề và chắc rằng trong lĩnh vực của bạn, bạn cũng có được những suy ngẫm về điều đó.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ đơn giản mà tôi muốn đưa ra để diễn giải cho khái niệm tự thích nghi mà thôi.
Trở lại khái niệm về tự thích nghi với sinh vật cảnh nuôi mà tôi muốn đưa ra.
Chúng ta là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương với địa hình đa dạng, phức tạp (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa). Chính vị trí địa lý đó đã chia Việt <st1:country-region w:st="on"><st1></st1>Nam </st1:country-region>thành hai đới khí hậu lớn. Miền Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Miền<st1:country-region w:st="on"><st1></st1></st1:country-region> Nam do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hoà, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Vì thế sẽ có sự khác nhau về sinh vật cảnh nói chung (chim cảnh nói riêng) giữa các vùng miền trên lãnh thổ nước ta. Có thể loại này (sinh vật cảnh này) ở vùng này đẹp hơn, hay hơn ở vùng kia và ngược lại. Và cũng có thể là người chơi sinh vật cảnh (chim cảnh), bạn muốn sưu tầm để có được những sinh vật cảnh ở mỗi vùng miền khác nhau, … Chính vì thế chọn mua, chọn bắt vào thời điểm nào để duy trì sự sống cho chúng mỗi khi chuyển vùng miền, chuyển từ Nam ra Bắc và ngược lại cũng là một câu hỏi đặt ra. Và một cơ chế chăm sóc như thế nào đây để chúng có thể tự thích nghi với môi trường mới?
Là một người mới chơi chim cảnh, hy vọng đó sẽ là những câu hỏi mà tôi đang trăn trở muốn nhờ bạn trả lời giúp.
Với tôi, nên chăng tạo ra một cơ chế, một môi trường thay đổi dần dần để chúng tự thích nghi dần với môi trường mới có thể cũng là một giải pháp. Đang ở môi trường khí hậu ấm áp, nóng hơn (miền Nam hoặc Nam Trung) khi chuyển ra Hà Nội với mùa Đông lạnh giá khắc nghiệt, nếu không có sự chăm sóc đặc biệt không có sự điều chỉnh dần dần thì cũng khó tồn tại được.
Ngay cả khi chim cảnh bạn chọn là của vùng bạn đang ở. Bạn chỉ nuôi, chỉ để ở duy nhất một vị trí trong nhà bạn thôi, chắc rằng con chim đó của bạn khó thích nghi được hoặc là chơi hay được khi bạn mang đi giao lưu. Và vì vậy, di chuyển giữa các vị trí khác nhau, mang đi giao lưu (đến Hội quán) thường xuyên cũng là một cơ chế để con chim của bạn thích nghi tốt hơn với những môi trường khác nhau. Hy vọng là khi được giao lưu, được học hỏi chúng sẽ căng hơn, sung hơn và hót hay hơn.
Trên đây chỉ là những khái niệm sơ khai về sự tự thích nghi với sinh vật cảnh nuôi mà tôi đưa ra. Hy vọng sẽ nhận được sự sẻ chia, sự tư vấn, sự đóng góp nhiều hơn của các bạn về khái niệm đó với sinh vật cảnh nuôi.
Trân trọng,
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom