Guest viewing is limited

trung_apolo

"mỗi ngày một niềm vui"
Thành viên BQT
Tham gia
25/7/09
Bài viết
860
Điểm tương tác
86
SVC$
0
cá rô phi ở hồ victoria châu phi này đẹp bác nhỉ?còn cá rô phi ở quê em vớt đi không kịp vì chúng sinh sản và phát triển mạnh quá,làm cho nguồn thức ăn cung cấp cho cá nuôi bị chúng ăn hết,không biết sau khi loài cá này đc nhập vào vn để chơi mà chúng sổng ra có như cá rô phi ở vn không nhỉ?:a04::a04::a04:,mà bác đang định buôn loài cá này về vn hay sao mà quảng cáo ác thế?:a04::a04::a04:
mod cho em spam tí: gửi anh trung_apolo;bắt lỗi lần 1:a04::a04::a04:

Gửi Vành_khuyên trắng.

Theo lời bạn nói thật có lý. Nhưng theo mình nghĩ đây không phải là loài dễ dàng phát triển theo điều kiện môi trường thực tế tại nước ta. Đa số, các dòng cá cichlid ở hồ Victoria là dòng đã lai tạo và lưu giữ đến ngày nay. Ngoài thiên nhiên, dòng cá này gần như bị tuyệt chủng. Bài viết này được dịch từ trang african-cichlid.com để Vành_khuyên trắng và các ACE hiểu thêm "sức hút" của loài cá cichlid này. Cám ơn các bạn đã đọc bài.

Lưu vực hồ Victoria


(Hồ Victoria và hồ vệ tinh gồm: Hồ Kyoga & Nawampasa, Lake Albert, Lake George, Hồ Edward, hồ Kivu, Hồ Kanyaboli và những vùng đầm lầy Yala)
Hồ Victoria được kết nối với sông Nile và trong thực tế, nó là nguồn của sông Nile. Hầu hết các nhà sưu tầm suy nghĩ của Hồ Victoria là một trong các hồ rạn nứt (như hồ Malawi và Tanganyika) nhưng chính xác, nó là một hồ nước được tạo thành có niên đại trẻ hơn nhiều, ở tại thung lũng được gọi là lưu vực Victoria. Nó là hồ lớn thứ hai trên thế giới với diện tích 27.000 dặm vuông.
Trong những năm 1950 người Anh giới thiệu một loài cá nuôi trong hồ gọi là Perch Nile (tên khoa học: Latus nicloticis) vào trong hồ Victoria để cung cấp nguồn thực phẩm, khai sinh ra ngành công nghiệp đánh bắt hải sản sau này tại châu Phi. Thật không may, loài cá Nile perch lớn đến 6 ft (dài khoảng 2 mét) và nặng hơn £ 200 (khoảng 100 - 120 kg) và là kẻ tiêu diệt các loài cá khác. Điều này đã làm hầu hết các loài Haplochromides tại hồ Victoria giảm sút đáng kể.
Đáng kể nạn phá rừng đã xảy ra để cung cấp củi để làm chất thu hút cá. Việc phá rừng dẫn đến xói mòn và dẫn các dòng chảy mang nước thải nông nghiệp vào hồ. Dân số xung quanh hồ gia tăng dẫn đến việc chất gây ô nhiễm từ chất thải của con người và công/nông nghiệp cũng đổ trực tiếp vào hồ, gây ra sự tăng trưởng bùng nổ của tảo lục bình. Trong đó, ánh sáng mặt trời giúp tảo lục bình quang hợp và giảm mức độ ôxy hòa tan trong nước. Một số khu vực nước trở nên âm u. Mọi người cho rằng những vùng nước âm u đang dần dần tăng trưởng lớn lên. Một nửa số loài cichlid tại đây đã nghĩ là tuyệt chủng và phần còn lại đang có nguy cơ tuyệt chủng, trừ các hồ vệ tinh xung quanh Victoria. Để đối phó với vấn đề này, vườn thú và hồ cá cảnh ở Mỹ và Châu Âu tạo ra các "Lake Victoria Species Survival Program" - (tạm dịch là "Chương trình bảo tồn các loài còn sống ở hồ Victoria") để duy trì các loài đang bị đe dọa.

Vì lý do này mà các nhà sưu tầm cichlid đang cố gắng ngăn chặn lai các nguyên nhân có sẵn để hạn chế các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, lưu giữ nguồn gien quí giá và tinh khiết nhất mà họ có thể. Các nhà khoa học cho rằng, quá trình hình thành và phát triển của hồ Victoria so với hồ Malawi, hồ Tanganyika là quá trẻ nên có thể có nhiều loài nhưng các loài không hoặc ít có sự khác biệt nên việc lai ghép, tạo ra dòng cá mới là khá dễ dàng.

Lake%20VictoriaMap.jpg


Vị trí hồ Victoria trên bản đồ châu Phi
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom