Guest viewing is limited

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Đây là cuốn tài liệu lấy từ Vietpet.com và đã post lại bên ABV. Xin post thêm ở đây để những người yêu chó tham khảo. Hy vọng mỗi chú chó thân yêu trong nhà của các bác sẽ đều trở thành những chú chó nghiệp vụ trung thành và có ích cho thân chủ.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ

BỘ CÔNG AN




GIÁO TRÌNH

HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ



Người dịch: Nguyên Phái

Xuất bản lần thứ hai có hiệu chỉnh và bổ sung
Người biên soạn và hiệu đính: Bác sỹ thú y công huân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết liên bang nga: V.N.Dubke
Nhà xuất bản "Doxav" Maxcơva 1972


LỜI GIỚI THIỆU

"Chó nghiệp vụ" là cuốn sách của nhiều tác giả đã tổng kết nhiều kinh nghiệm lâu năm trong việc chăn nuôi, đào tạo, nuôi dưỡng, cho ăn và quản lý, bảo vệ chó nghiệp vụ, trong việc dạy và huấn luyện chúng. Cuốn sách cũng đưa ra những lời khuyên và phương pháp của việc dạy chó nghiệp vụ và phương pháp đào tạo những chuyên gia cho ngành nuôi chó nghiệp vụ.
Khi biên soạn, các tác giả đã tính đến những yêu cầu của chương trình đào tạo các chuyên gia lành nghề cho ngành nuôi chó nghiệp vụ. Sách này có thể sử dụng như một giáo trình. Những người thích nuôi chó cũng sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích trong quyển sách này.>>


Chương I

NGUỒN GỐC VÀ NGOẠI HÌNH CHÓ NGHIỆP VỤ

1. NGUỒN GÓC CỦA CHÓ
Người ta coi chó là con vật đáng tin cậy nhất, được người thuần dưỡng và nuôi thả ở nhà. Sự kiện này diễn ra cách đây khoảng 30 - 40 ngàn năm về trước vào giữa thời kỳ đồ đá, thời kỳ xuất hiện chế độ mẫu hệ.
Chúng ta không biết được chính xác nguồn gốc tổ tiên của chó ngày nay và vì vậy phải đồng ý với ý kiến phần lớn của các nhà bác học đặt ra giả thiết rằng: chó và sói và chó rừng trước kia là tổ tiên của các loài chó đang sống ngày nay. Qua các số liệu khảo cổ học, dân tộc học và qua sự giống nhau về hình thái học, sinh vật học của chó với chó sói và chó rừng, đã chứng minh giả thiết đó là đúng.
2. NGOẠI HÌNH CHUNG CỦA CHÓ
Thực tế chăn nuôi thú vật hàng nghìn năm đã chứng minh được rằng, giữa hình dáng bề ngoài, cấu tạo bên trong, những đặc điểm sinh vật học của thú và sức sinh sản của chúng, có sự phụ thuộc nhất định với nhau sự phân chia của khoa học động vật học, như về ngoại hình về cấu tạo (thể tạng) của thú sẽ làm sáng tỏ thêm sự phụ thuộc lẫn nhau này.
Ngoại hình, nghiên cứu về hình dáng và cấu tạo bên ngoài của thú, xác định mối quan hệ với nhau của hình dáng đó đối với các dấu hiệu sinh vật học và khả năng sử dụng được của thú.
Sự hiểu biết về ngoại hình và cấu tạo, cho phép ta nhận được đặc tính của những con vật khác nhau bằng cách đánh giá tương đối nhanh qua cách nhìn thông thường bằng mắt, nghĩa là cho phép ta xác định ngay được giống, giới tính, màu lông, tuổi của con vật, tính cân đối về hình dáng, dự đoán được loại hoạt động thần kinh cao nhất (tính khí) và đi đến kết luận có giá trị kinh tế của con vật. Để có sự hiểu biết chính xác hơn nữa về chó, người ta thường áp dụng cách đo sinh học đơn giản nhất.
Quan sát chó từ nhiều hướng khác nhau: phía trước, phía sau và hai bên sườn ở cự ly 3 - 4 m. Khi đó, chó phải đứng ở tư thế cân đối trên địa thế bằng phẳng và toàn thân dồn đều lên các đầu chi. Đặt thước đo chiều cao và thước dây chia độ đến cm vào gần chó một cách rất nhẹ nhàng để chó không có phản ứng tự vệ. Để xác định đặc tính vận động của chó, người ta thường cho chó đi hoặc chạy vòng quanh. Khái niệm ngoại hình của chó là toàn bộ cơ thể thống nhất của nó, song để cho tiện người ta thường quan sát ngoại hình gồm bốn phần: ngoại hình của đầu, cổ, thân và các chi. Trong mỗi phần người ta lại chia ra thành những mục (các phần của thân thể).
Ngoại hình của đầu: Xương sọ và xương hàm là phần chính của đầu. Đầu được chia thành những phần sau đây: gáy cùng với bờm gáy, đỉnh đầu, tai, trán; ở phần mõm có: mắt, sống mũi, đỉnh mũi, má, hàm trên và hàm dưới, môi, mồm và răng.
Về hình dáng: Đầu thường có hình tròn, hình nhọn (chóp), hình vuông và hình chữ nhật. Mõm có thể là dóng mõm ngắn, mõm bình thường và mõm dài, nó tỷ lệ với chiều dài của trán. Mõm có hình cắt khác nhau như: thẳng, hóp, hếch và mõm dáng chó giữ nhà.
Tai: hình dáng và chiều dài của tai rất khác nhau và phụ thuộc vào sự phát triển của sụn vành tai. Phân loại tai ra thành tai đứng (tai chổng), tai chúc, tai cúp và còn có loại tai xẻ (tai xẻ nhân tạo).
Mắt: biểu thị đặc tính theo màu sắc, hình dáng, khe mắt, chiều sâu và chiều rộng của mắt, độ mỏng và độ khô của mí mắt.
Mõm và răng: Hình dáng của mồm phụ thuộc vào sự phát triển của hàm và môi. Mõm của loại chó to có 42 răng ổn định. Trong số đó có 12 răng cửa, 4 răng nanh và 26 răng hàm. Ở hàm dưới có răng hàm nhiều hơn ở hàm trên là 2 chiếc.
Theo tiêu chuẩn, hàm trên phải lớn hơn hàm dưới một chút, và phải hơi nhô ra phía trước so với hàm dưới. Mức độ ngậm kín của hàm răng gọi là kiểu cắn khít răng, phụ thuộc vào chiều dài của hàm.
Độ cắn khít răng có thể đạt đúng tiêu chuẩn hoặc không đúng tiêu chuẩn. Khi đó, cắn khít răng đúng tiêu chuẩn (hay còn được gọi bằng cách khác là dạng lưỡi kéo), thì toàn bộ bề mặt môi (ngoài) của các răng của hàm dưới nằm lọt phía trong bề mặt lưỡi (trong) của răng cửa hàm trên.
Kiểu cắn khít răng không đúng tiêu chuẩn có thể được biểu thị trong cách cắn - khi rút ngắn xương mặt của hàm trên hoặc trong cách cắn - khi hàm dưới chưa phát triển đầy đủ.
Nếu hàm trên rất ngắn có dạng kìm cắt, khi mà chiều dài của các hàm giống nhau và các răng cửa gặp nhau trực tiếp bằng các bề mặt cắt, thì có thể là kiểu cắn khít của chó bu-tơ-đô. Người ta thường xác định tuổi của chó theo số răng cửa. Nguyên tắc xác định được dựa trên chu kỳ phát triển (mọc), thay và mòn bề mặt cắt của răng, nguyên tắc đó gọi là tam diệp. Ở phần trước của mỗi hàm trên và hàm dưới có 6 răng cửa; 2 răng cửa ở giữa gọi là răng móc, các răng cửa giữa nằm ở 2 phía bên phải và bên trái răng móc, và các răng cửa ngoài cùng gọi là răng khóc.>>
Dựa vào răng, chỉ có thể theo dõi khá chính xác sự thay đổi tuổi của chó đến khi chó 6 tuổi.
Từ 6 tuổi trở lên, xác định tuổi của chó theo độ mòn của răng tương đối khó. Những hiện tượng sau đây có thể chỉ là những dấu hiệu phụ chỉ tuổi của chó như: răng nanh mòn nhiều, thân răng mòn hoàn toàn và răng biến thành màu vàng, xuất hiện lông bạc trên đầu, trễ môi, mắt trũng và mờ đi. Tuổi trung bình của chó từ 12 - 14 tuổi. Giống chó nhỏ sống lâu hơn giống chó to.
Môi. Môi khô, phác hoạ rõ mồm và môi ướt và xếp, thường có nếp nhăn ở 2 bên mép (thường gọi là môi dầy).
Ngoại hình của cổ. Người ta coi cơ sở của cổ gồm có 7 đốt sống cổ. Chiều dài của cổ phụ thuộc vào chiều dài của thân các đốt sống. Để xác định chiều dài của cổ, người ta so sánh cổ với chiều dài của đầu. Cổ gồm có các phần sau đây: họng cổ, mang cổ và sống cổ. Do uốn nếp và trề của da ở khu vực phía dưới hom dưới và do ở một phần ba phía dưới của cổ gọi là "vếm cổ". Chó có cổ ngắn nhưng to, có nhiều nếp nhăn ở bờm, biểu hiện sự sung sức của nó.
Góc nối cổ với mình gọi là khuỷu cổ. Khuỷu cổ có góc đẹp nhất là 45 độ. Nếu góc lớn hơn hoặc nhỏ hơn sẽ tạo thành khuỷu cổ cao hơn hoặc thấp hơn.
Ngoại hình của mình: mình chó được chia ra thành những phần sau đây: bướu vai lưng, cơ lưng, mông, đuôi và lồng ngực, bụng bẹn, ở chó đực là phần thịt thừa, ở chó cái là vú.
Bướu vai là phần mình được giới hạn ở phía trước là cổ, ở phía sau là lưng, ở hai bên là bả vai. Cơ sở của bướu vai là 4 - 5 mấu có ngang của đốt sống ngực. Khi đánh giá bướu vai, nên chú ý đến chiều cao, chiều rộng và chiều dài của nó. Bướu vai cao, rộng, tương đối dài và có cơ bắp là tốt.
Lưng là phần mình giữa bướu vai và thắt lưng, bên phải và bên trái được giới hạn bằng rẻo sườn của lồng ngực. Nó bao gồm khoảng 8 - 9 đốt sống lưng và những đoạn trên của xương sườn. Lưng được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài và hình dáng. Người ta thường phân biệt lưng rộng với lưng hẹp, lưng dài với lưng ngắn, lưng võng với lưng gù, lưng mềm với lưng cứng. Lưng thẳng, rộng, dài đều là lưng đẹp.
Eo lưng là phần mình bị giới hạn bởi lưng ở phía trước, bởi mông ở phía sau và ở hai bên bởi vùng bẹn. Phần co lưng gồm 7 đốt sống của eo lưng có mấu thẳng đứng và nằm ngang.
Đánh giá eo lưng cũng giống như đánh giá lưng, eo lưng võng, thường được gọi là "eo xệ". Chó có eo lưng ngắn, rộng và hơi võng lên là eo lưng đẹp.
Mông là phần mình bị giới hạn ở phía trước bởi eo lưng, ở phía sau bởi đuôi và hai bên bởi đùi. Xương chậu và xương cùng nằm ở phần mông. Khi đánh giá mông, cần chú ý đến chiều rộng, chiều dài, độ tròn và đường chóp của nó. Mông thường có các dạng như sau: rộng, hẹp, dài, ngắn, phẳng, tròn, thẳng, xệ, hếch và "mông treo". Chó có loại mông tương đối rộng (đặc biệt là chó cái, dài, tròn và hơi xệ là loại chó tốt.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Đuôi gồm 20 - 22 đốt sống đuôi. Xét theo chiều dài thì đuôi có loại dài, loại ngắn và loại ngắn nhân tạo. Chó có đuôi dài là khi đuôi của nó cụp xuống thì phần tận cùng của đuôi thấp hơn khớp gối, còn nếu khi cụp xuống mà đuôi không đạt tới khớp gối là loại chó có đuôi ngắn hoặc đuôi ngắn nhân tạo. Cắt ngắn đuôi và tai chó với chiều dài đã được tiêu chuẩn công nhận đối với những giống chó quy định nào đó. Xét về mặt hình dáng, người ta phân loại thành: đuôi thẳng, đuôi hình lưỡi câu, hình vành khuyên, hình thanh kiếm, hình lưỡi liềm và hình xoắn ốc.
Ngực và lồng ngực: Phần phía trước của lồng ngực gọi là ngực. Lồng ngực bị giới hạn bởi các bộ phận như sau: ở phía trên là bướu vai và lưng, ở phía dưới là xương ngực, ở phía trước là khoảng trống giữa vai và chỗ bắt đầu cổ họng nối với mình, ở phía sau là những xương sườn cụt. Ngực và lồng ngực được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài, chiều sâu, thể tích và hình dáng. Lồng ngực thường có dáng phẳng, ô van cụt, hình thùng (ống). Đối với tất cả các giống chó cần phải có lồng ngực rộng, tương đối sâu và dài.
Chiều rộng của ngực được đo ở phía trước, giữa các khớp vai, chiều sâu được đo theo đường thẳng đứng (đường dây dọi) ngay phía sau của hai chân trước, tính từ bướu vai xuống đến xương ngực, đo vòng ngực bằng thước dây ngay sau chân trước (nách).
Bụng là phần có thành bụng mềm, đoạn từ xương sườn cụt đến xương chậu. Về hình dáng, bụng thường phải thon đều, béo mỡ và xệ. Đối với tất cả các giống chó cần có dáng bụng thon đều mới tốt.
Ngoại hình của chi. Chi được đánh giá theo dáng thế, vẻ, nở nang của hình dáng và độ mở của các góc khớp.
Chi ngực (chi trước) gồm: xương bả vai, vai, khuỷu (cùi chỏ), cẳng chân, cổ chân, khớp đốt bàn chân và bàn chân.
Tư thế đứng của chó được coi là đúng trong trường hợp nếu các chi được đặt thẳng đứng lên mặt đất, song song với nhau và mở ra bằng chiều rộng của ngực. Bàn chân có hình vòm, các ngón kín sát nhau và áp sát mặt đất. Các góc khớp mở như sau: khớp vai 90 - 1000, khớp khuỷu 120 - 1300. Các khớp phải rộng, có hõm lớn và sạch, không bị hỏng (mất) những đường viền tự nhiên, sờ thấy rõ xương và gân, không bị bệnh.
Những hiện tượng khác thường hay gặp là: cò, khoèo, lệch, thọt chân; thu chân lại dưới mình hoặc choãi chân ra phía trước, khô khớp, các loại bệnh khác về màng, xương, gân và các túi chất nhầy.
Chi sau gồm đùi, gối, cẳng chân, khớp gối, xương bàn chân và bàn chân.
Khi nhìn từ phía sau, các chi sau phải song song với nhau, các chi trước khép lại và có các góc của đốt khớp như sau: góc đùi khoảng 80 - 850, góc gối 125 - 1350, góc mở khớp gối 125 - 1350.
Những yêu cầu khác cũng giống như đối với chân trước vậy.
Những hiện tượng như co khớp đùi, tư thế đứng rộng và hẹp, hình thùng (ống), hình lưỡi kiếm, buông thõng và nhẽo chân (mềm chân ra) được coi là những khuyết tật và những thiếu sót.>>
3. CẤU TẠO CỦA CHÓ

Giáo sư P.N.Cullesov và những người kế tục ông đã soạn thảo được hệ thống các kiểu cấu tạo của chó và đã được áp dụng ở Liên Xô. Theo hệ thống này, người ta chia tất cả các giống chó ra thành 5 kiểu cấu tạo chủ yếu:
Cấu tạo thô thiển: Được biểu thị bằng kiểu: đầu hình khối, ngắn, rộng và cổ ít cử động, bộ xương nổi rõ và nặng, các chi hơi ngắn, hệ cơ nặng nề (ục ịch), da dầy, ít cử động, lông cứng.
Kiểu cấu tạo thô thiển là bản chất vốn có của chó, giống chó sống lâu, có sức sống và thích nghi tốt với mọi điều kiện nuôi dưỡng khác nhau, loại hoạt động thần kinh cao nhất khoẻ, trầm tĩnh nhưng ít linh hoạt (cơ động). Phần lớn chó béc giê cáp-caz và trung Á thuộc loại cấu tạo này.
Cấu tạo mảnh mai: Được biểu thị bằng những tính chất ngược lại với kiểu cấu tạo thô thiển. Đầu nhẹ nhõm, duyên dáng, cổ nhỏ và hay cử động luôn. Bộ xương mình và các chi mảnh mai. Da mỏng, dễ căng và đàn hồi tốt, lông mềm mại, hầu như không có lông mao dưới. Hệ cơ bắp phát triển kém. Kiểu cấu tạo này phần lớn ở giống chó hay chết non (ít thọ). Loại hoạt động thần kinh cao nhất yếu, không điềm tĩnh, không linh hoạt. Sức sống và khả năng thích nghi với điều kiện sống hay thay đổi. Phần lớn giống chó lùn và chó giữ nhà có kiểu cấu tạo này.
Cấu tạo cường tráng: Được biểu thị bằng xương vững chắc, hệ cơ bắp phát triển tốt và có đường nét nổi rõ rệt. Da mỏng, đàn hồi tốt. Không nên nhầm lẫn kiểu cấu tạo cường tráng với kiểu cấu tạo thô thiển, vì con vật có dáng cấu tạo cường tráng thì sẽ không có những biểu hiện thô thiển, đần độn. Loại hoạt động thần kinh cao nhất thường là khoẻ, điềm tĩnh và linh hoạt. Phần lớn chó béc giê Đông Âu thuộc loại cấu tạo này.
Cấu tạo gầy còm: Bộ xương phát triển ít nhưng chắc, hệ cơ bắp gầy gò, không có các lớp mỡ dễ nhận thấy được qua lớp da, gân nổi rõ, đầu tương đối nhỏ, cổ cử động tốt, vận động nhanh nhẹn. Chó có cấu tạo kiểu này có sức sống tốt, chịu đựng được với những thay đổi hoàn cảnh một cách dễ dàng. Loại hoạt động thần kinh cao cấp khoẻ, cơ động, nhưng thường không điềm tĩnh. Phần lớn giống chó berman-pincherov và lai-ca thuộc kiểu cấu tạo này.
Cấu tạo yếu ớt: Được biểu hiện bằng sự phát triển mạnh hệ tế bào dưới da và mô mỡ có đọng các lớp mỡ không chỉ ở dưới da mà còn ở giữa những cơ, hệ cơ và gân không nổi. Da uốn nếp, cổ thường hay chúi xuống và có yếm. Bụng xệ, vận động uể oải. Sức sống tương đối tốt. Loại hoạt động thần kinh cao cấp khoẻ, điềm tĩnh nhưng ít linh hoạt. Các giống chó Xen-hernor nhi-u-pha-undlend thuộc loại cấu tạo này.
Các kiểu cấu tạo này, thực tế các yếu tố mảnh mai, gầy còm, thô thiển, cường tráng và yếu ớt có thể được kết hợp với nhau ở mức độ khác nhau trong giới hạn của giống này và giống khác.
Cấu tạo và ngoại hình chú ý đặc biệt khi chọn đôi để gây giống, để làm tăng thêm các đặc điểm mong muốn và giảm bớt những đặc điểm không cần thiết ở các thế hệ sau.

4. ĐO CHÓ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

Như đã nói ở trên, người ta thêm vào phần đánh giá ngoại hình bằng mắt thường, bằng cách đo sinh học. Khi so sánh các số đo của con vật theo tỷ số đã được xác định và biểu thị các số đó bằng phần trăm, ta được các chỉ số của thể tạng (dáng, vóc).
Các số đo sau đây thường được áp dụng:
1. Chiều cao ở bướu vai (chiều cao của chó) được đo bằng thước đo chiều cao theo đường dây dọi từ đất đến điểm cao nhất của bướu vai.
2. Chiều dài xiên của mình chó được đo bằng thước đo từ bờm ngoài của xương vai đến giữa bờm mông của xương chậu.
3. Vòng rộng đốt khớp bàn chân, dọi bằng thước dây có vạch đến cm, đặt ở đoạn 1/3 phía trên của khớp xương.
4. Chiều rộng của ngực đo ở phía trước, giữa hai vai.
5. Vòng ngực đo bằng thước dây theo chu vi phía sau của hai chân trước.
6. Chiều sâu của ngực được đo từ phần dưới của ngực đến phần trên của bướu vai; ở phía sau của hai chân trước (phía sau nách).
7. Chiều dài của chân trước được đo theo phương thẳng đứng tính từ đất đến phần nhô ra ở phía trên của khuỷu chân.
Sau khi có được kết quả đo, ta xác định các chỉ số.
Chỉ số kích thước hoặc chỉ số của độ dài: Chỉ số này biểu thị tỷ lệ phần trăm chiều dài xiên của mình chó so với chiều cao tại bướu vai, và chỉ rõ chiều dài của chó lớn hơn hoặc nhỏ hơn chiều cao là bao nhiêu, nghĩa là tỷ lệ với thân hình.
Chỉ số lượng xương: Tỷ lệ phần trăm của vòng khớp đốt bàn chân với chiều cao tại bướu vai. Nó biểu thị độ phát triển của khớp đốt bàn chân so với chiều cao của chó, tỷ lệ càng lớn thì khớp đốt bàn chân càng nhiều, chó có xương to hơn.
Chỉ số độ cao của chân: tỷ lệ phần trăm của chiều dài chân trước với chiều cao tại bướu vai.
Góc của đốt các khớp được xác định bằng mắt thường hoặc bằng thước đo.
Khi so sánh các chỉ số với tiêu chuẩn ta có thể kết luận được thân hình (thể tạng) của chó đúng hay không đúng.

5. MÀU LÔNG HOẶC SẮC THÁI CỦA CHÓ

Người ta gọi màu lông phổ biến nhất của chó là mầu lông hoặc sắc thái. Sắc thái có thể từng đám hoặc liên tục. Trên mình chó có những vết lớn hoặc những đám lông khác màu gọi là đốm, còn những chỗ cùng màu nhưng có màu sáng hơn gọi là khoang.
Tuỳ theo chiều dài của lông mà chó được chia ra thành giống chó có lông dài và giống chó có lông ngắn; và theo mật độ của lông thì có giống chó lông dày và giống chó lông thưa.
Giống, điều kiện khí hậu và điều kiện nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến độ dài và độ dày của lông.
Màu lông xám hoặc sắc thái xám từng vùng là biểu hiện đặc tính rõ nhất đối với chó Đông Âu. Nền xám chung của thân chó được hình thành là do chính màu lông không đều như: chân lông xám, đoạn giữa lông đen và đầu lông trắng đen. Theo sắc thái, màu này thường là màu xám đen và xám trắng. Sắc thái xám thường được gọi là lông chó sói.
Sắc thái rùa: gồm hai màu chủ yếu là lưng đen, giống như được phủ lớp lông ngựa và những phần còn lại có màu sáng hơn. Chó Béc giê Đông Âu thường có màu xám.
Màu hung hung: màu lông hung hung có những sắc thái khác nhau gồm: từ màu hung vàng, hung đen và hung sáng đến hung đỏ. Màu hung hung thường gặp cùng với các đốm khoang ở vùng đầu, bẹn và những phần trên của các chi.
Ngoài những màu lông nói trên có những mày khác như: trắng, đen, màu lông hổ, màu vàng nhạt.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
6. GIỐNG CHÓ

Một nhóm lớn con vật có khả năng giữ lại và truyền lại theo di truyền những tính chất và những đặc điểm đã có ở những thế hệ trước, gọi là giống.
Chó là một trong số những loài vật nuôi ở nhà, rất dễ thích nghi để hình thành và duy trì những nhóm thuần chủng khác nhau. Điều đó có thể được giải thích bằng khả năng lai giữa các nhóm giống được dễ dàng, thời gian phát triển trong bụng mẹ tương đối ngắn (58 - 65 ngày), có khả năng sinh đẻ (có lứa đẻ đến 12 con), nó tỏ ra thuần tính khi được huấn luyện.
Nếu gây giống đúng hướng thì chỉ trong một thời gian tương đối ngắn từ 15 - 20 năm cho phép có được giống chó mới.
Tuỳ theo chất lượng công việc gây giống mà đôi khi có thể đánh giá được đúng một số giống chó được sinh sản nhanh chóng, một số giống khác bị giảm đi và cuối cùng dẫn đến diệt chủng hoàn toàn.
Ngày nay, người ta đã tính được có hơn 300 giống chó khác nhau.
Nói về giống thì rất phong phú, nhưng dựa theo công dụng của từng mục đích, thì có thể phân loại chó thành ba nhóm chính là: chó nghiệp vụ, chó săn và chó cảnh. Giống chó lùn và chó giữ nhà thuộc loại chó cảnh.
Chó phục vụ trong quân đội Xô Viết trong các đơn vị công an biên phòng, công an vũ trang, trong ngành công an và trong các cơ quan dân sự, chủ yếu là dùng các giống chó béc giê như: béc giê Đông Âu, béc giê Cáp-car, béc giê Trung Á và béc giê miền Nam nước Nga. Ở miền bắc Liên Xô, người ta dùng các giống chó Lai-ca để vận chuyển và cảnh giới. Chó nghiệp vụ giống của nước ngoài như đoóc-berman-Picherow, Prden-terer, Bôcxêr gooc-ghi và Côli -ít được dùng.
Ở đây, chúng ta sẽ chỉ nêu đặc tính của một giống chó nghiệp vụ chủ yếu đó là chó béc giê Đông Âu.>>

CHÓ BÉC GIÊ ĐÔNG ÂU>>


Giống chó này được nhiều người ưa thích nhờ có bản chất tự nhiên của nó và nó được sử dụng trong tất cả các mục đích của ngành nuôi chó nghiệp vụ.
Xura Elbơ - kiện tướng của triển lãm thành phố Mát-cơ-va năm 1965 là con chó giành phần thắng tại triển lãm tỉnh Mos-cơ-va năm 1964. Chủ nó là ông Nhe-u-nư-lov K.N.
Chó béc giê Đông Âu thường có dáng to, tai thính và mũi thính, không tin người lạ, phản ứng tự vệ rất mạnh, dũng cảm khi đánh nhau tay đôi với người, dễ thích nghi với khí hậu, dai sức khi làm việc, dễ nuôi và dễ chăm sóc, dễ bảo khi huấn luyện, kiềm chế tốt những phản xạ có điều kiện đã thành thói quen.
Khi chọn chó để làm nghiệp vụ và để gây giống, phải đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn của toàn liên bang về giống chó này. Những yêu cầu đó gồm:
- Kiểu cấu tạo cơ thể: khoẻ và gầy khoẻ, có bộ xương phát triển tốt và hệ cơ chắc chắn, da đàn hồi tốt, không có nếp nhăn, không bị chảy
- Chỉ số lượng xương đối với chó đực là 18 - 20, đối với chó cái là 27 - 19
- Chỉ số kích thước 110 - 112
- Chiều cao tại bướu vai đối với chó đực là 66-70cm, đối với chó cái là 62 - 66cm
- Kiểu giới tính: biểu hiện rõ giới tính của giới đó, chó đực to khoẻ, dũng cảm hơn chó cái, có bướu vai rõ hơn, ngực rộng hơn, đầu lớn hơn theo tỷ lệ so với thân.
- Đặc điểm tính tình (tính nết): Loại hoạt động thần kinh cao cấp khoẻ, năng động, điềm tĩnh, có phản ứng tự vệ tích cực.
- Lớp lông: lông dày, hơi cứng có chân lông phát triển tốt. Lông thẳng. Ở đầu tai và các chi lông ngắn hơn, còn ở các bộ phận khác của cơ thể lông dài hơn.
Sắc thái: xám từng vùng, hung hung từng vùng màu lông ngựa, đen và đen có đám xám.
- Đầu có hình xuôn to và nở đều về phía sọ. Má có nhiều cơ, hơn tròn
- Trán phẳng từ phía bờm gáy xuống và phải có phần trước hơi lồi một chút. Toàn bộ chiều dài được chia thành hai nửa có rãnh hơi rõ. Phần chuyển tiếp từ trán xuống mõm thấy rõ nhưng đều dần.
- Mõm: song song với đường nối tiếp của trán, hình dáng nhọn, dưới có môi dính liền. Về chiều dài thì ngắn hơn nửa chiều dài của đầu một chút. Cánh mũi to và đen.
- Tai: trị số trung bình, dựng đứng, dựng cao, vành tai nhọn, có hình tam giác cân, tai hướng về phía trước và vểnh lên trên.
- Mắt màu đen, hình ô van, nằm nghiêng, mí mắt khô và dính sát.
- Răng to, trắng, nằm sát nhau. Các răng cửa được xếp thành một hàng, độ cắn khít của răng giống hình lưỡi kéo
- Cổ cứng khoẻ, có cơ bắp gầy guộc, chiều dài gần bằng chiều dài của đầu. Cổ chúc dưới một góc 40 - 450 theo tỷ số so với đường lưng.
- Ngực hình ô van, dài, rộng và sâu. Đường dưới của ngực không được cao hơn các khuỷu
- Bụng thon đều
- Bướu vai phát triển tốt, nhô cao rõ hơn so với đường lưng
- Lưng chắc, thẳng rộng
- Eo lưng ngắn, rộng, vồng lên, chuyển tiếp đều dần sang phần mông
- Mông tròn, dài, rộng, nhiều cơ, thấp dần về phía chân đuôi
- Đuôi hình lưỡi kiếm, về chiều dài thì đốt cuối cùng phải xuống tới khớp gối hoặc quá khớp gối một chút. Khi đứng yên, chó cúp đuôi xuống, còn khi được kích thích thì một phần ba chiều dài của đuôi ở phía chân đuôi nằm trên cùng một đường thẳng với đường lưng, hai phần ba còn lại uốn cong lên phía trên.
- Chi trước: vai có nhiều cơ bắp, các góc nổi rõ ràng. Góc của khớp vai trong giới hạn 90 - 1000. Cẳng chân trước thẳng, đứng thẳng và song song với nhau. Chiều dài của chân trước tính đến cẳng phải lớn hơn nửa chiều cao của chó một chút. Điểm tính lại bướu vai chỉ số của xương chân là 50 - 54.
- Khối đốt bàn chân dài, đàn hồi được, nằm hơi nghiêng (góc so với mặt đất khoảng 600).

(Khuyết chương II và chương III)
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Chương IV
CHĂN NUÔI CHÓ>>


1. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CỦA VIỆC CHĂN NUÔI CHÓ

Nhiệm vụ cơ bản của công việc chọn giống trong ngành chăn nuôi chó nghiệp vụ, bao gồm ở việc tăng số lượng gây giống để sử dụng trong nghiệp vụ, ở việc hoàn thiện hình dáng bên ngoài của cơ thể và thể trạng, ở việc hoàn thiện sự hoạt động thần kinh cao cấp, sức chịu đựng về thể lực bền bỉ, sự tinh tế của các cơ quan cảm giác và nhiều phẩm chất thuộc về nghiệp vụ khác nữa của chó. Trên cơ sở của toàn bộ hệ thống của công việc chọn giống theo hướng hoàn thiện các phẩm chất thuộc về nghiệp vụ của chó có 3 nhân tố là: tuyển chọn có căn cứ, lựa chọn có mục đích rõ rệt và phương pháp chăn nuôi chó đúng đắn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc chu đáo những con chó cái đang nuôi con và đàn chó con, việc nuôi dưỡng phẩm chất sau này và việc giáo dục chó con cũng rất quan trọng. Chó béc giê Đông Âu là giống chó nghiệp vụ được sử dụng phổ biến hơn cả đối với các mục đích nghiệp vụ khác nhau. Người ta cũng sử dụng cả các giống chó khác nữa.
Để phục vụ việc cảnh giới và chăn nuôi, ở nhiều nơi, ngoài giống chó béc giê Đông Âu, người ta còn sử dụng cả giống chó béc giê Cáp-car, chó béc giê thuộc vùng Trung Á, chó béc giê thuộc miền lace w:st="on">Namlace> nước Nga… Để phục vụ việc kéo xe trượt tuyết, người ta sử dụng giống chó Lai-ca vùng Đông Bắc.
Tất cả các giống chó nghiệp vụ khác với chó không thuần chủng (chó không nòi, chó thường) ở sự biểu hiện một cách rõ ràng các nét đặc điểm về ngoại hình và các phẩm chất thuộc về nghiệp vụ. Giữa con chó này với con chó khác cũng khác nhau một cách rõ nét như vậy.
Những đặc điểm tích cực của nòi giống cần được duy trì và hoàn thiện bằng cách tuyển lựa và chọn lọc nhân tạo một cách có hệ thống. Nếu như công việc đó không được thực hiện và việc sinh sản của chó không có hệ thống, thì nòi giống sẽ mất đi những phẩm chất tích cực và dẫn đến quá trình thoái hoá chúng. Do vậy, nhất thiết phải tiến hành công việc chọn giống đều đặn đối với từng giống chó riêng biệt. Các câu lạc bộ ngành nuôi chó nghiệp vụ thuộc Doxav và các trang trại chăn nuôi thuộc cơ quan nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ này.
Phương pháp chăn nuôi được hiểu như là một hệ thống có kế hoạch trong việc sinh sản của chó có tính đến thuộc tính của giống chó này hay giống chó khác (đôi khi phải tính đến cả hình dáng chó), để nhằm có được những con chó thuộc thế hệ tiếp theo mang những phẩm chất nghiệp vụ có giá trị nhất.
Cần phân biệt các phương pháp sau đây trong việc chăn nuôi chó: chăn nuôi giống thuần chủng, chăn nuôi loại phối giống và chăn nuôi loại lai giữa các loại.
Phương pháp cơ bản của việc chăn nuôi trong ngành chăn nuôi chó là chăn nuôi giống thuần chủng, nghĩa là việc tuyển lựa và cho giao phối chỉ những con chó nào cùng một giống nhất định. Những con chó sinh ra do sự phối giống như vậy thì gọi là chó thuộc giống thuần chủng. Việc chăn nuôi giống thuần chủng được áp dụng trong nội địa của các giống văn minh, hoặc giữa các giống địa phương (giống bản xứ) có các phẩm chất và các đặc điểm có giá trị.
Việc chăn nuôi giống chó thuần chủng thực hiện nhiệm vụ duy trì và hoàn thiện các phẩm chất thuộc về công việc và ngoại hình của chó, bằng cách sử dụng sự biến dị của chó trong phạm vi của mỗi giống. Nếu thực hiện được việc duy trì và hoàn thiện các phẩm chất tốt của chó, ta sẽ thu được thế hệ con cháu có thể có một dạng ngoại hình và có các phẩm chất thuộc về công việc giống nhau, đó là những con chó sẽ làm thoả mãn nhất nhu cầu của con người.
Thực tế cho thấy rằng, những động vật thuộc cùng một giống khác nhau không chỉ về hình dạng mà còn khác nhau cả về đặc điểm di truyền khác nữa. Do đó, trong việc chăn nuôi giống thuần chủng, thì việc chọn lọc đúng đắn những con chó để làm giống và lựa chọn khéo léo các cặp chó sẽ cho giao phối với nhau trong điều kiện cải tiến liên tục về chăn nuôi, về cách cho ăn, trong việc duy trì hệ thống luyện tập cho cả chó để làm giống và chó con do chúng sinh ra, đóng vai trong vô cùng quan trọng. Cần phải hiểu một cách sâu sắc và toàn diện giống pha và phải biết phát hiện những sai lệch tuy nhỏ nhưng rõ nét vừa mới xuất hiện. Điều này rất có giá trị đối với việc chọn giống. Hơn thế nữa, giống pha ở dạng thuần chủng càng bền vững thì nó càng ổn định, tính di truyền càng vững chắc hơn và phẩm chất của giống càng hoàn thiện hơn.
Việc chăn nuôi giống thuần chủng được thực hiện trong thực tế bằng con đường chăn nuôi không cùng huyết thống, chăn nuôi cùng huyết thống ở các cấp độ họ hàng khác nhau và chăn nuôi theo dòng họ.
Trong thực tế, việc chăn nuôi không cùng huyết thống được thực hiện rộng rãi hơn cả. Người ta chọn con chó cái và con chó đực không ở trong cùng một huyết thống và cho chúng giao phối với nhau. Tính ưu việc của việc chọn lọc như vậy là ở chỗ nó cho ta khả năng thu được thế hệ con cháu có sức sống mãnh liệt nhất và khoẻ mạnh nhất.
Nếu lựa chọn như vậy, khi thụ tinh, các tế bào mang giới tính đực và giới tính cái rất khác nhau về đặc tính của nhiễm sắc thể sẽ phối hợp với nhau (đó là các tế bào khác nhau về chất), do đó tính di truyền sẽ có được ở thế hệ con cháu nhiều nhất. Trong một cơ thể như thế, các quá trình đồng hoá và dị hoá sẽ được thực hiện một cách tích cực. Sự phát triển và sự trưởng thành diễn ra với cường độ lớn hơn. Đứng về mặt phẩm chất công việc của mình, về mặt sức chịu đựng dẻo dai và mức sinh sản, thì một cơ thể như vậy, theo quy tắc trội sẽ hơn hẳn so với bố mẹ chúng. Đây là những luận điểm sinh vật học có tính chất cơ sở về mặt lý luận và các chuyên gia thực hành phải căn cứ vào các luận điểm này mà tiến hành việc chăn nuôi động vật trong thực tiễn.
Chăn nuôi cùng huyết thống được hiểu như là một hệ thống giao phối giữa chó đực và chó cái cùng trong một cấp độ họ hàng nhất định, để thu được một thế hệ con cháu mới (ví dụ: chó đực là anh và chó cái là em, có đực là bố và chó cái là con, chó đực là anh họ 3 dời và chó cái là em…). Việc chăn nuôi cùng huyết thống là hình thức cực đoan của việc lựa chọn trong cùng huyết thống.
Chăn nuôi cùng huyết thống cần áp dụng một cách cẩn thận và chỉ thực hiện để nhằm đạt được những mục đích xác định hết sức nghiêm khắc. Chăn nuôi cùng huyết thống cho ta khả năng thu nhận được thế hệ con cháu giống tổ tiên một cách nhanh nhất, và cũng chính trong việc chăn nuôi cùng huyết thống, tổ tiên có thể truyền cho các thế hệ con cháu sau nó nhiều đặc tính của mình. Song, việc chăn nuôi cùng huyết thống có những đặc điểm tiêu cực nghiêm trọng và chính các đặc điểm tiêu cực này đã hạn chế việc ứng dụng rộng rãi phương pháp chăn nuôi cùng huyết thống trong thực tế của ngành chăn nuôi chó.
Cùng với việc củng cố nhanh chóng các phẩm chất hữu ích trong khi chăn nuôi cùng huyết thống, thì các đặc điểm và các bản tính tiêu cực cũng nhanh chóng trở thành bền vững, do đó nó làm giảm tính thiết thực ở thế hệ con cháu và làm xuất hiện các tính chất thoái hoá. Ở chó, các đặc điểm tiêu cực như vậy xuất hiện đó là bộ xương yếu, sự lớn và phát triển kém, thể trạng yếu, hệ thống thần kinh hoạt động kém, răng yếu và hệ thống cắn khít bị hỏng, khả năng làm việc giảm sút rõ rệt và khả năng phòng bệnh cũng giảm đi…
Còn có trường hợp do sự giao phối các con chó ở các lứa gần nhau trong cùng một huyết thống mà sinh ra quái thai. Các con vật càng ở các lứa gần nhau mà cho giao phối với nhau, mặc dù chúng được chăm sóc trong những điều kiện như nhau thì vẫn để lại những hậu quả rất tai hại. Để tránh việc chăn nuôi cùng huyết thống không có hệ thống, cần dựa vào các trại chăn nuôi và các câu lạc bộ của ngành chăn nuôi chó nghiệp vụ thuộc Doxav bản thống kê chó để làm giống (đó là các phiếu ghi phổ hệ của chó, các phiếu kiểm kê, kế hoạch giao phối …).
Hình thức chăn nuôi giống thuần chủng phức tạp nhất là hình thức chăn nuôi theo dòng họ. Chăn nuôi theo dòng họ được hiểu như là một nhóm chó cùng huyết thống của một loài thuần chủng, có chung một tổ tiên xuất sắc và chủng giống tổ tiên về thể trạng, về ngoại hình và về các phẩm chất thuộc về công việc. Người ta chia ra thành dòng họ máu mủ và dòng họ không máu mủ.
Dòng họ máu mủ là dòng họ gồm tất cả các thế hệ cháu sinh ra từ một cặp bố mẹ.
Dòng họ không máu mủ là dòng họ không phải bao gồm tất cả các thế hệ con cháu của một tổ tiên xuất sắc, mà chỉ bao gồm những con chó giống tổ tiên về ngoại hình, có các phẩm chất thuộc về nghiệp vụ tốt giống tổ tiên và có những đặc điểm di truyền của tổ tiên hay trội hơn tổ tiên về mọi đặc tính. Những con chó xuất sắc dùng để làm giống sẽ thực sự cải tạo được giống. Người ta gọi dòng họ hàng các tên riêng của chúng, những con chó như vậy cần được sử dụng để cho giao phối.
Chăn nuôi theo các dòng họ nên áp dụng khi có mặt khá đầy đủ về mặt số lượng những con chó có chất lượng cao.
Chăn nuôi chó thuần chủng là phương pháp cơ bản của việc chăn nuôi trong ngành chăn nuôi chó nghiệp vụ, và việc chăn nuôi chó thuần chủng được thực hiện bằng con đường cho giao phối những con chó không cùng huyết thống với nhau. Đôi khi cho phép sự giao phối giữa các con chó cùng huyết thống với nhau. Trong việc chăn nuôi theo dòng họ, cho phép sự giao phối của những con chó không cùng huyết thống với nhau ngay cả trong những trường hợp riêng biệt, khi con chó giống cùng huyết thống đã bị chết và người ta phải gây một con chó đầu đàn cùng huyết thống xuất sắc.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Bằng phương pháp chăn nuôi giống thuần chủng, giống sẽ tăng lên về số lượng và sẽ được hoàn thiện bằng con đường chọn lọc và lựa chọn đúng đắn những con chó giống và tạo ra những điều kiện chăn nuôi và tập luyện tốt.
Ngoài phương pháp đã nêu trên đây, trong ngành chăn nuôi chó người ta còn áp dụng việc giao phối giữa con chó đực và con chó cái thuộc các giống khác nhau. Phương pháp này được sử dụng hoàn toàn với mục đích tạo giống mới và cải tạo giống này nhờ giống kia, đồng thời để thu được những con chó chỉ sử dụng trong công việc (những con chó không phải để làm giống). Những con chó do những con chó đực và chó cái khác giống giao phối với nhau và sinh ra chúng, được gọi là chó tạp chủng (con lai). Trong các trại chăn nuôi và các câu lạc bộ của ngành chăn nuôi chó nghiệp vụ thuộc Doxav, việc cho giao phối hỗn hợp giữa các giống với nhau cần áp dụng chỉ dưới sự kiểm tra của các chuyên gia.
Việc giao phối giữa các con vật thuộc các giống khác nhau tức là sự lai giống hỗn hợp giữa các giống cũng là một trong những phương pháp của việc chăn nuôi.
Trong ngành chăn nuôi chó, đối với việc lai giống người ta thường cho giao phối giữa chó nhà với chó sói và với chó núi. Theo các tài liệu tham khảo, những thí nghiệm đã tiến hành ở Liên Xô theo khuynh hướng này đã cho thấy rằng: khi tiến hành các thí nghiệm, người ta đã thu được thế hệ con cháu có tầm vóc nhỏ bé và hèn nhát, không thích hợp để sử dụng. Do đó việc lai giống trong ngành chăn nuôi chó tạm thời vẫn còn chưa thu được ứng dụng thực tiễn.>>
2. CHỌN LỌC VÀ TUYỂN LỰA CHÓ CHO VIỆC CHĂN NUÔI

Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp chăn nuôi này hay phương pháp chăn nuôi khác, vẫn chưa thể dẫn đến kết quả mong muốn trong ngành chăn nuôi, bởi vì không phải mọi con chó đều thích hợp cho mục đích chọn giống. Từ rất nhiều con chó của một giống xác định, cần phải chọn ra những con chó giống tốt nhất để làm giống, đó là những con chó đáp ứng được những yêu cầu xác định. Đồng thời, phải loại bỏ những con chó không thích hợp, sau khi đã loại chúng ra khỏi việc sử dụng để làm giống. Phương sách này được gọi là chọn lọc nhân tạo. Để chọn được giống chó cần phải đánh giá toàn diện, nghĩa là đánh giá nó về mặt ngoại hình và thể trạng của chó, đánh giá các phẩm chất nghiệp vụ của nó, đánh giá nguồn gốc của nó theo phiếu ghi phổ hệ (gia phả) và đánh giá nó về mặt phẩm chất của thế hệ con cháu. Việc đánh giá toàn diện từng con chó riêng biệt, chính là đã bắt đầu công việc chọn giống và đặt cơ sở cho việc loại bỏ những con chó không thích hợp cho việc chăn nuôi. Trong việc này, cần phải tính đến những phẩm chất cá thể của chó phát triển trên cơ sở di truyền trong những điều kiện cụ thể của môi trường xung quanh, phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, việc chăm sóc, việc cho ăn và việc tập luyện.
Khi đánh giá về ngoại hình, cũng như khi đánh giá những phẩm chất nghiệp vụ của chó, cần phải biết rằng: không phải tất cả mọi đặc điểm của chó đều là di truyền, cần phải biết phân biệt các phẩm chất di truyền với các phẩm chất không phải di truyền. Ví dụ, tầm vóc nhỏ bé (kém phát triển) có thể là do di truyền, nhưng cũng có thể là kết quả của những điều kiện chăn nuôi kém. Chó cũng có thể hèn nhát, đó là do kết quả của môi trường tiếp xúc xấu đối với chúng (đánh chúng nhiều), cũng như có thể là do đặc điểm bẩm sinh của hệ thần kinh (dạng yếu của hoạt động thần kinh cao cấp).
Nếu nuôi dưỡng và giáo dục chó đúng đắn, thì tất cả các đặc điểm di truyền của chúng sẽ được bộc lộ và thể hiện. Do đó, căn cứ vào ngoại hình và những phẩm chất thuộc về nghiệp vụ, có thể đánh giá được mọi cách khá cơ bản các phẩm chất được di truyền. Ngược lại, nếu nuôi dưỡng và giáo dục chó trong những điều kiện kém, thì cũng căn cứ vào ngoại hình và những phẩm chất thuộc về công việc, ta không thể đánh giá được các phẩm chất được di truyền một cách hoàn hảo, bởi vì những phẩm chất đó không thể hiện trong những điều kiện xấu.
Về mặt ngoại hình và thể trạng, cần phải chọn những con chó đáp ứng được những yêu cầu chuẩn mực về giống, những yêu cầu chuẩn mực về sự phân bố cơ thể cân đối, vững chắc và những yêu cầu chuẩn mực về sức chịu đựng dẻo dai, không có các tật xấu, nhưng phải có thể trạng khô và rất khô. Đối với những con chó chọn làm giống thì phải đạt điểm đánh giá như sau: về mặt ngoại hình, con chó đực không được thấp hơn mức "rất tốt", con chó cái không được thấp hơn mức "tốt"; cùng với điều đó, những con chó được chọn để chăn nuôi cần phải có những phẩm chất nghiệp vụ xuất sắc như: phải có sức chịu đựng dẻo dai, có các quá trình thần kinh mạnh mẽ và bình tĩnh, thể hiện phản ứng hành vi phòng thủ tích cực trội hẳn lên giữa các con chó khác để tranh cướp thức ăn và định hướng, các cơ quan cảm giác phát triển tốt và rất nhạy cảm.
Việc đánh giá chó về mặt phẩm chất nghiệp vụ được thực hiện bằng con đường tiến hành các cuộc thi đấu. Cần tiến hành chọn lọc cho việc chăn nuôi một cách hệ thống từ thế hệ này đến thế hệ khác với sự cân nhắc những đặc tính tích cực xác định của các quá trình thần kinh cao cáp phẩm chất nghiệp vụ của chó.
Điều chủ yếu trong khi đánh giá chó là sự đánh giá về phổ hệ và về phẩm chất của thế hệ con cháu. Trên phiếu ghi phổ hệ của chó cần xác định nguồn gốc của chó (dòng dõi), giống tốt, đặc điểm đầy đủ của các phẩm chất di truyền của chó, đặc biệt là trong phiếu ghi phổ hệ có ghi tên riêng của những con chó nổi tiếng đã nhận được điểm đánh giá mức xuất sắc ở trong các triển lãm và trong các cuộc thi đấu, những con chó tỏ ra là những con giống tốt, có tên trong danh sách các con chó vô địch và các con chó chiến thắng … thì rất tốt.
Sự có mặt của phổ hệ cho ta khả năng không cho phép các lần giao phối cùng huyết thống. Ngoài ra, để đánh giá đúng đắn những con chó cái và chó đực đã được chọn lọc, thì cần phải biết phẩm chất của thế hệ con cháu của chúng. Nhiệm vụ chủ yếu của việc đánh giá các con chó giống căn cứ vào phẩm chất của thế hệ con cháu thể hiện ở chỗ: để tìm được sự phối hợp tốt cho một con chó giống là chó đực đã được duyệt, thì cần phải sắp xếp một tổ hợp các phẩm chất của nó với các phẩm chất của các con chó cái đã định và rút ra kết luận; con chó đực và con chó cái đã được chọn phải ở chừng mực nào thì sẽ sinh ra một thế hệ con cháu có những phẩm chất tốt, đồng thời chúng có thể truyền cho thế hệ con cháu những đặc điểm di truyền của mình. Trong việc tuyển lựa người ta chi ra thành: tuyển lựa cùng huyết thống, tuyển lựa khác huyết thống và tuyển lựa ngang bằng.
Trong việc tuyển lựa cùng huyết thống, mục đích đặt ra là phải củng cố những đặc điểm thuộc về bản tính. Để đạt được mục đích này cần chọn những con chó đực và những con chó cái giống nhau về các đặc điểm điển hình của chúng cho giao phối với nhau. Trong việc tuyển lựa khác huyết thống, mục đích đặt ra là phải thay đổi đặc điểm này hay đặc điểm khác của chó. Vì vậy, phải chọn những cặp chó có những đặc điểm khác nhau. Trong việc tuyển lựa ngang bằng, mục đích đặt ra là phải dựa những đặc điểm chưa chuẩn mực thành chuẩn mực. Ví dụ, nếu ở con chó cái có tư thế tứ chi bị hẹp thì chọn con chó đực có tư thế tứ chi chuẩn mực cho giao phối với con chó cái này.
Khi tuyển lựa chó cần căn cứ vào nguyên tắc của kỹ thuật chăn nuôi là "tốt cộng tốt cho ra tốt".
Từ luận điểm nêu trên cần phải thấy rằng: điều quan trọng không phải chỉ là chọn lọc chó đực và chó cái có những phẩm chất xuất sắc, mà còn phải tiến hành tuyển lựa, nghĩa là phải chọn những cặp chó giao phối sao cho đạt được mục đích là phải thu được thế hệ con cháu có những phẩm chất tốt nhất.
Do vậy, việc tuyển lựa phải hướng đến mục đích và phải được tiến hành trên cơ sở của sự đánh giá toàn diện về con chó đực và con chó cái về mặt ngoại hình và thể trạng, về những phẩm chất nghiệp vụ, về nguồn gốc và về các phẩm chất của thế hệ con cháu.
Đối với việc sử dụng để làm giống, chỉ nên chọn những con chó chịu được tập luyện và có những phẩm chất nghiệp vụ xuất sắc, tổ tiên của chúng ở các thế hệ cũng đã chịu được sự tập luyện nhất định và cũng có những phẩm chất tốt trong khi sử dụng làm nghiệp vụ. Cần phải thường xuyên quan sát, so sánh để thấy rằng: về mặt hình dáng bên ngoài và một vài đặc tính bên trong, con chó con không những thừa hưởng của bố mẹ nó mà còn thừa hưởng đặc điểm này từ các thế hệ tổ tiên xa xưa của nó. Phẩm chất của những con chó đực cần được xem xét một cách nghiêm khắc, bởi vì từ chúng có thể sinh ra rất nhiều thế hệ con cháu trong một thời gian ngắn. Không cho phép những lần giao phối ngẫu nhiên bởi những lần giao phối ấy sẽ đưa lại hiệt hại lớn cho ngành nuôi chó nghiệp vụ.
Cùng với những phẩm chất này, cần phải xem xét tuổi của chó. Sự giao phối giữa các con chó giống đã phát triển đầy đủ về mặt thể lực là sự giao phối đạt được mục đích thích hợp nhất. Sự giao phối xảy ra ở các cặp chó trẻ vừa được chịn để sử dụng làm giống là ít mong muốn nhất. Không nên để những con chó đã già giao phối với nhau, bởi vì thế hệ con cháu của chúng sẽ rất yếu. Đúng như quy tắc không nên cho những con vật cùng huyết thống giao phối với nhau.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Việc tuyển lựa được kết thúc bằng việc sắp đặt kế hoạch giao phối từng năm. Để công việc chọn giống có kết quả thì không thể thiếu sự tính toán đặc biệt. Cần đưa ra sự tính toán chung về chó giống và về việc thu nhận thế hệ đàn con của chúng, cần lập hội đồng đánh giá toàn diện về chó con và chó đã trưởng thành với những thủ tục hồ sơ cần thiết.
Việc đánh giá chó một cách tổng hợp về ngoại hình, về thể trạng, về các phẩm chất nghiệp vụ, về nguồn gốc và về phẩm chất của thế hệ con cháu gọi là sự đánh giá tổng quan. Việc đánh giá này nhằm đạt được mục đích xác định có giá trị về chó đối với việc nuôi chó. Sự đánh giá tổng quan được đảm bảo qua các thử thách và qua các cuộc thi đấu đối với chó, được đảm bảo bởi sự đánh giá về ngoại hình và thể trạng (những con chó nghiệp vụ có thể được đem đi triển lãm), bởi việc nghiên cứu các tài liệu về tác dụng của việc chọn giống chó, bởi sự đánh giá về phẩm chất của thế hệ con cháu của chúng và bởi sự đánh giá về nguồn gốc của chó theo các phiếu phổ hệ của chúng.
Những con chó đem ra để đánh giá tổng quan, toàn diện là những con chó được đánh giá về mặt ngoại hình như sau: Chó đực không được thấp hơn mức "rất tốt", chó cái không được thấp hơn mức "tốt".>>
3. SỰ PHÁT DỤC, ĐỘNG ĐỰC VÀ GIAO PHỐI

Khả năng sinh sản của chó xuất hiện ở con chó cái vào lúc nó được 7 đến 10 tháng tuổi, ở con chó đực vào lúc nó được 12 - 16 tháng tuổi, song đôi khi có sớm hơn. Ở tuổi này, trong cơ thể của con chó cái, tất cả các tế bào sinh dục đều đã trưởng thành và phát triển, chúng được gọi là các tế bào trứng. Ở con chó đực, các tế bào mang giới tính đực đã trưởng thành cũng được hình thành và chúng được gọi là tinh trùng. Thời kỳ này, trong cuộc đời của động vật được gọi là thời kỳ phát dục. Ở tất cả các động vật trong thời kỳ xuất hiện sự mong muốn được giao phối, nghĩa là hình thức đặc biệt của quan hệ được thể hiện ở các phản xạ sinh dục.
Những con chó lớn lên trong những điều kiện kém thì phát triển chậm hơn, sự phát dục của chúng cũng xuất hiện muộn hơn so với những con chó được nuôi dưỡng trong những điều kiện tốt. Cũng cần phải xem xét những đặc điểm riêng biệt của cơ thể, xem xét giống, xem xét điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến thời kỳ phát dục.
Mặc dù ở chó đã xuất hiện khả năng sinh sản, song tầm vóc cũng như sự phát triển của cơ thể về mặt thể lực nói chung là chưa phải đã chấm dứt ở thời kỳ này. Sự giao phối của chó ở tuổi này chưa cần thiết, vì nếu giao phối ở tuổi này thì sẽ dẫn đến sự kìm hãm về tầm vóc cũng như về sự phát triển của cơ thể, hơn nữa những con chó con được sinh ra từ những bố mẹ ở tuổi này sẽ yếu. Sự phát triển đầy đủ nói chung đối với chó là muộn hơn rất nhiều, tức là khoảng từ 2 năm đến 2 năm rưỡi, điều này phụ thuộc ở giống và điều kiện sống.
Do vậy, đối với lần giao phối đầu tiên của con chó cái cần phải ở 18 đến 20 tháng tuổi, của con chó đực không sớm trước 2 năm tuổi. Thực tế ở con chó cái cần phải bỏ qua 2 lần động đực đầu tiên là hợp lý, chỉ nên cho giao phối khi xuất hiện lần động đực thứ ba. Thời gian này sẽ trùng với thời kỳ bắt đầu sự trưởng thành của cơ thể nói chung của con chó cái.
Hoạt động lấy giống ở con chó cái trung bình có thể kéo dài đến 8 năm tuổi, còn ở con chó đực kéo dài đến 9 - 10 năm tuổi. Những con chó đực và chó cái sống thành cặp riêng biệt còn có khả năng hoạt động sinh dụng ở tuổi già hơn, nhưng phẩm chất của thế hệ con cháu có giảm sút.
Trong những điều kiện bình thường, chó đực có thể thụ tinh ở bất kỳ mùa nào trong năm, bởi vì ở chúng các tế bào sinh dục (tinh trùng) thường xuyên được tạo ra. Ở con chó cái thì trạng thái kích thích sinh dục xuất hiện theo chu kỳ và trùng với sự rụng trứng, tức là những trứng đã trưởng thành và có khả năng thụ tinh. Thời kỳ này, ở con chó cái được gọi là thời kỳ động đực. Sự động đực có thể xảy ra hai lần trong một năm, thường là vào mùa đông - xuân và hè - thu, cứ 6 tháng sự động đực lại xảy ra. Thời gian động đực kéo dài từ 9 - 14 ngày, đôi khi đến 25 ngày. Trong thời gian động đực, các môi sinh dục (âm hộ) phồng lên và từ các cơ quan sinh dục của con chó cái máu chảy ra, 7 đến 12 ngày sau máu thôi không chảy nữa và thay vào đó là một chất nhầy có màu sáng hơn chảy ra, kéo dài thêm vài ngày nữa. Trong thời kỳ này từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 có thể cho chó cái giao phối.
Trong thời gian động đực, sinh hoạt của con chó cái có nhiều thay đổi: chó dễ bị kích động, ăn kém, đôi khi mất cả sự cảm thụ của khứu giác, các phản xạ có điều kiện đã bền vững cũng bị rối loạn đáng kể, các hiện tượng ức chế của phản xạ có điều kiện tăng lên. Do vậy trong thời gian này, cần phải giải phóng con chó cái khỏi công việc và đến khi kết thúc thời kỳ động đực thì nuôi nó tách ra khỏi những con chó khác.
Sự thải ra khỏi các cơ quan sinh dục máu và chất nhầy ở con chó cái trong thời kỳ động đực gây ra mùi rất đặc biệt, chính mùi này đã thu hút và tăng thêm sự ham muốn sinh dục ở con chó đực. Sự kích thích ở con chó đực mạnh đến nỗi nó làm việc tồi hẳn đi và luôn từ chối không ăn gì cả.
Để thu được thế hệ con cháu có phẩm chất, nhất thiết phải chuẩn bị việc giao phối cho con chó cái gây giống. Tức là phải cho chúng ăn tốt để chúng có thân hình béo khoẻ. Cần nhớ rằng: sự gầy mòn, sự béo phì sẽ làm giảm tính tích cực trong quá trình sinh dục, phẩm chất của lứa con, đúng như quy tắc, sẽ thấp đi và đôi khi còn làm mất đi khả năng sinh đẻ.
Ngoài việc cho ăn, một điều kiện quan trọng giữ gìn sức khoẻ và kéo dài thời gian sử dụng để gây giống của động vật là phải nuôi dưỡng tốt, chăm sóc tốt, phải cho chó đi dạo hàng ngày (nếu không có công việc nặng nhọc). Muốn có được thế hệ con cháu tốt thì những con chó được làm bố mẹ phải thật khoẻ.
Trong thời kỳ động đực, chó cái cần được giao phối ở nơi yên tĩnh, tốt nhất là vào thời gian từ sáng đến lúc cho ăn, lúc mà chó hoàn toàn sảng khoái và tích cực. Cần phải xích chó đực và chó cái lại. Chó cái luôn luôn sẵn sàng cho phép chó đực nhảy và sẵn sàng tiếp nhận trạng thái tương tự từ chó đực (cho chó đực nhảy). Đôi khi những con chó cái còn trẻ không giữ nổi bình tĩnh, chúng nhảy ra và nằm dưới con chó đực, cố cắn con chó đực. Trong những trường hợp như thế, nên đeo cho con chó cái một chiếc rọ mõm và dùng xích cổ giữ nó.
Bởi vì ở lần giao phối đầu tiên, sự thụ tinh có thể không đạt, phải cho con chó cái giao phối lại lần thứ hai với chính con chó đực lần đầu nó đã giao phối sau 24 đến 48 tiếng.
Để cơ thể con chó cái không bị hao mòn và chất lượng đàn con của nó được tốt, thì chỉ nên cho chó cái giao phối một năm một lần vào thời kỳ đông - xuân. Khi giao phối vào mùa đông và đầu xuân thì đàn con nó sinh ra và sẽ lớn lên và phát triển vào mùa ấp áp, đến mùa đông cơ thể chó con đã khoẻ mạnh. Không nên hao phí sức lực của con chó đực bởi rất nhiều lần giao phối. Thích hợp nhất là một năm nên cho chó đực giao phối khoảng 8 đến 10 lần và giữa lần giao phối này với lần giao phối tiếp sau chó đực phải được nghỉ ít nhất từ 7 đến 10 ngày.>>
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
4. NUÔI DƯỠNG VÀ CHO CHÓ CHỬA ĂN, CHĂN NUÔI CHÓ CON

Sau khi giao phối được một tháng, có thể sử dụng con chó cái vào việc tập luyện và các công việc thuộc về nghiệp vụ giống như thời gian trước khi giao phối. Ở tháng đầu, thai của con chó cái chưa rõ, chỉ từ tháng thứ hai trở đi thì mới xuất hiện các đặc điểm như: trước hết là trọng lượng của con chó cái tăng lên rất nhanh, thân hình cũng to ra. Thời gian mang thai của con chó cái kéo dài trung bình từ 62 - 63 ngày (cũng có thể trơng thời gian từ 58 - 65 ngày).
Từ tháng thứ hai trở đi, phải thay đổi cách nuôi dưỡng chó cái, cụ thể là phải giải phóng nó khỏi mọi công việc, nhưng lại phải cho nó đi dạo ít nhất 2 tiếng một ngày và chia làm 2 hoặc 3 lần, phải giữ cho nó tránh mọi sự chuyển động hoặc xoay mình mạnh mẽ.
Việc cho chó cái ăn đúng và đầy đủ có ý nghĩa rất lớn. Ở thời gian đầu mang thai, nên cho chó cái ăn 3 lần 1 ngày, ở nửa thứ hai của thời kỳ mang thai cho chó ăn 4 lần 1 ngày, mỗi suất ăn không quá nhiều và khoảng cách giữa các bữa ăn phải đều nhau. Con chó cái đang có chửa phải thường xuyên được uống nước trong và mát, bởi vì nhu cầu về nước tăng lên một cách rõ rệt trong mối tương quan với sự tăng cường quá trình trao đổi chất và sự hình thành thai nhi. Phải nuôi chó cái có chửa trong nhà khô ráo, sạch sẽ và sáng sủa. Đối với con chó cái đang có thai làm nhiệm vụ chăn gia súc, chẳng hạn chăn cừu, thì cần phải làm cho nó cái lều hoặc hang để tránh nắng và tránh những lúc thời tiết xuấu. Tốt nhất là phải làm cái chòi (lều) thật rộng rãi. Không được xích chó.>>

ĐẺ CON>>


Đến cuối tháng thứ hai, chó cái béo lên trong thấy. Sự tăng cân càng thể hiện rõ ở những ngày cuối cùng trước khi đẻ. Từ nửa tháng thứ hai của thời kỳ mang thai, các tuyến sữa bắt đầu tăng lên về số lượng một cách rõ rệt. Trước khi đẻ từ 2 - 3 ngày, nếu bóp núm vú của chó thì đã thấy sữa non chảy ra. Trước khi đẻ một ngày, chó kém ăn hẳn đi, thậm chí chẳng ăn gì cả, nhiệt độ cơ thể của nó cũng giảm xuống từ 1 độ rưỡi đến 2 độ. Chó chuẩn bị đẻ có thể nhận biết qua hành động của nó, tức là nó vơ vét rơm lại thành ổ, nằm vào đó, sau đó nó thường đứng lên rồi nằm xuống, thở nặng nhọc và miệng rên rỉ thì bụng chuyển dạ. Sau đó, cơn đau chuyển dạ trở nên thường xuyên hơn và chó đau đớn hơn thì chất nhầy từ cơ quan sinh dục thoát ra rất nhiều. Khi cơn đau đẻ đạt đến mức căng thẳng nhất thì từ sinh dục con chó cái xuất hiện cái đầu của con chó con, Sau đó là cả cơ thể của chó con. Con chó nằm trong túi ối, sau đó chó mẹ dùng răng cắn rách túi ra. Đôi khi túi có thể tự rách khi chó con đi qua các đường sinh sản.
Chó con vừa mới sinh ra vẫn được nối với mẹ bởi cuống nhau. Chó mẹ cắn đứt cuống nhau này và nuối cùng với túi ối rồi sau đó liếm lông của chó con. Tiếp đó chó mẹ lại bắt đầu chuyển dạ và đẻ ra con chó tiếp theo. Thông thường khoảng cách giữa các lần chuyển dạ và đẻ là từ 20 phút đến 1 tiếng rưỡi hoặc 2 tiếng.
Trong lúc chó đẻ, không cần thiết phải vỗ về nó, nhưng lại rất cần phải quan sát, theo dõi nó xem nó đẻ có đúng không. Thời gian đẻ của chó kéo dài thường là từ 8 đến 10 tiếng. Điều này còn phụ thuộc vào cơ thể của chó mẹ, vào số lượng chó con và phụ thuộc vào các lần đẻ diễn ra như thế nào theo tính toán. Thời gian của những lần đẻ đầu tiên thường rất dài. Thời gian đẻ con bị kéo dài thường lại rơi vào những con chó ít vận động hoặc bị nuôi dưỡng kém. Trong lúc chó đẻ phải đặt cạnh nó 1 liễn nước sạch (hoặc cái để đựng nước nói chung). Nếu như trong trường hợp chó mẹ đau bụng chuyển dạ lâu mà vẫn chưa đẻ được hoặc trong trường hợp sự sinh đẻ của chó diễn ra không đúng, thì cần nhanh chóng gọi bác sỹ thú y đến để giúp chó đẻ.
Khi chó đẻ xong cần cho nó nghỉ và không được quấy rầy nó trong khoảng 6 đến 8 tiếng, sau đó cho chó mẹ ăn cháo sữa loãng hoặc cháo lòng hầm nhừ. Chế độ ăn như vậy chỉ kéo dài trong 1 ngày đêm. Những ngày sau, nếu chó mẹ khoẻ mạnh thì cho chó ăn 3 đến 4 lần một ngày với liều lượng lỏng lớn. Sau lần cho ăn thứ nhất cần thay đệm cho chó.
Trong thời gian từ 12 đến 18 ngày sau khi đẻ, từ các cơ quan sinh dục của chó mẹ thải ra các chất có lẫn máu, sau đó các chất này trở thành màu sáng, lúc đầu nhiều, sau ít dần đi. Đệm cho chó mẹ và chó con cần phải sạch sẽ và phải được thay hàng ngày.
Sau khi cai sữa cho chó con được 2 đến 3 tuần thì có thể sử dụng chó mẹ vào công việc nghiệp vụ.>>
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
NUÔI DƯỠNG CHÓ CON>>


Việc nuôi dưỡng và giáo dục chó con phải được thực hiện theo một hệ thống cơ sở khoa học nghiêm khắc và phải hướng tới mục đích. Nuôi dưỡng được 1 con chó nghiệp vụ tốt, tức là ở nó người ta phát triển được các đặc điểm như: sức chịu đựng dẻo dai của cơ thể, biết cảnh giác với người lạ, khứu giác và thính giác nhậy, hung dữ, theo đuổi đối tượng đến cùng; người ta rèn luyện cho nó có các kỹ xảo vâng lời nói chung. Tất cả những đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc tập luyện chó sau này.
Để đảm bảo cho việc nuôi dưỡng chó con có chất lượng tốt, phải tiến hành một loạt các biện pháp sau: đảm bảo tốt chế độ sinh hoạt (dạo chơi, nghỉ ngơi, vui chơi …), đảm bảo việc cho ăn đủ chất đủ lượng, bảo đảm việc sử dụng các hiện tượng thiên nhiên sẵn có một cách thích hợp và có hệ thống như: không khí, nước, ánh sáng, đảm bảo việc tập luyện có giáo dục đối với chó con.
Tất cả các yếu tố trong việc nuôi dưỡng và giáo dục chó trên đây phải được áp dụng. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào tuổi của chó con và những đặc điểm riêng biệt của nó, trên cơ sở của thời gian biểu ngày đã được vạch ra từ trước và trên cơ sở của một hệ thống khoa học cơ bản trong việc luyện tập giáo dục hàng ngày.
Cần nhớ rằng, việc nuôi dưỡng chó con được bắt đầu ngay từ khi chó con ra khỏi bụng mẹ. Sức khoẻ và sự phát triển bình thường trong cơ thể chó con sẽ phụ thuộc vào việc cho ăn đúng, vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng chó mẹ khi đang có chửa.
Chó con ra đời, thân thể toàn vẹ và bị bao phủ bởi lớp lông ngắn, thích nghi rất ít với điều kiện sống mới. Điều này đòi hỏi các chuyên gia phục vụ chó và những người thích nuôi chó phải giành sự quan tâm để đảm bảo cuộc sống của chó con. Chó con sinh ra có 2 khe mắt mở (mí mắt), không có răng, lỗ hở của khe tai đóng lại và chúng chuyển động rất khó khăn (bò khó khăn). Hoạt động của chó con lúc này chủ yếu chỉ là hoạt động ăn theo bản năng và nhờ vào sự hoạt động theo bản năng đó mà chó con tìm được vú mẹ và mút sữa. Trong việc mút sữa của chó con chỉ có chó mẹ giúp đỡ được chúng mà thôi, đó cũng chính là phản xạ của chó mẹ. Nếu chó mẹ ít phát triển bản năng làm mẹ thì đòi hỏi con người phải chăm sóc chó con hết sức cẩn thận. Trước tiên, người có nhiệm vụ chăm sóc chó phải đặt chó con trước núm vú của chó mẹ và theo dõi hành vi ăn của nó.
Sau khi chó con ra đời được 1 ngày, cần xem chúng phát triển có bình thường hay không, đồng thời phải kiểm tra sự có mặt của các ngón chân bên (thừa). Thường thì đối với 1 con chó cái chỉ đẻ không quá 4 đến 6 con, có cân nhắc đến khả năng cho sữa và tình trạng sức khoẻ của chó mẹ.
Ở ngày thứ 3 và thứ 4 sau khi ra đời, đối với những con chó con thuộc giống béc giê ở Đông Âu, người ta cắt đi những ngón chân bàn ở 2 chân sau. Ở tuổi này việc giải phẫu như thế diễn ra nhẹ nhàng và vết thương mau lành. Ở ngày thứ 8 và thứ 10 sau khi ra đời, phải cắt đi phần móng chân nhọn của 2 chân trước để chó con sẽ không làm rách vú và núm vú của chó mẹ. Đến ngày thứ 20 lại phải cắt móng chân cho chó con lần thứ hai.
Xuất phát từ các yêu cầu về chuẩn mực giống đối với những con chó béc giê con vùng Trung Á và vùng cápca và những con chó của giống chó nghiệp vụ lấy từ chó săn, người ta đem cắt đuôi và tai của chúng đi. Việc này thường được tiến hành vào cuối tuần thứ nhất kể từ khi chó con ra đời, riêng đối với chó nghiệp vụ lấy từ giống chó săn, người ta cắt tai của chúng vào lúc chúng được 3 - 4 tháng tuổi.
Tạm thời chó con được nuôi bằng sữa mẹ. Chó mẹ rất chăm chỉ săn sóc đến mặt vệ sinh sạch sẽ cho các con, nó liếm và thu dọn tất cả phân và nước tiểu của chó con.
Chăm sóc chó cái đang nuôi con là phải cho ăn đúng, giữ vệ sinh cho nó và cho nó luôn được dạo mát. Phải nuôi chó mẹ và đàn chó con ở nơi sạch sẽ, khô ráo và sáng sủa. Phải thay đệm (ổ) cho chúng hàng ngày. Nhà ở của chúng và các dụng cụ chăm sóc chúng phải thường xuyên được sát trùng, ít nhất là mỗi tháng 1 lần. Khi chó mẹ đã hồi phục sức khoẻ sau khi sinh đẻ thì phải tắm cho nó hàng ngày, trong trường hợp đầu vú và vú bị bẩn thì phải tẩm bằng dung dịch thuốc tím (KMn04) ấm pha loãng hoặc bằng dung dịch a xít boric, khăn tắm phải được giặt sạch sẽ và phơi khô.
Hàng ngày, cần phải cho chó mẹ đi dạo từ 2 - 3 lần. Ở những ngày đầu chỉ cho chó mẹ đi dạo mỗi lần độ 5 - 10 phút, bởi vì nó sẽ rất nhớ con (ham con). Ở những lần đi dạo tiếp theo thì tăng thời gian lên đến 30 - 50 phút. Khi chó con vừa mới bắt đầu đi được thì cho chúng đi dạo cùng với chó mẹ.
Khi chăn nuôi và chăm sóc chó con, việc cho chúng ăn có một ý nghĩa rất to lớn. Các tiêu chuẩn và các nguyên tắc cho ăn đối với chó mẹ và chó con đã được trình bày ở chương 3 của cuốn sách này.
Các đặc điểm về sự lớn bình thường và về sự phát triển của chó con được thể hiện như sau: từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 ở chó con khe tai mới mở ra, thính giác bắt đầu phát triển. Từ ngày thứ 14 - 16 sau khi ra đời, thính giác của chó con trở lên bình thường. Từ 10 - 15 ngày sau khi ra đời, các khe mắt bắt đầu mở ra; từ 20 - 25 ngày sau khi đẻ chó con bắt đầu mọc răng sữa (trong khoảng 8 - 10 ngày) thì mọc xong răng của răng nanh, khi chó con đã được 2 tháng thì mọc xong răng hàm sữa. Nếu răng mọc chậm thì chứng tỏ sự lớn và sự phát triển của chó con là kém.
Cùng với bằng chứng khách quan nêu trên, về tình trạng sức khoẻ chung của chó con và sự lớn của chúng, có thể được đánh giá bằng cân nặng. Trong 10 ngày đầu kể từ khi ra đời, chó con cần được cân hàng ngày, sau đó khi chó được gần 1 tháng tuổi thì cứ cách 1 ngày cân 1 lần, tiếp theo là cách 5 ngày thì cân 1 lần. Kết quả sau mỗi lần cân phải được ghi chép lại. Căn cứ vào bản ghi chép này, ta có thể đánh giá được sự trưởng thành của mỗi con chó con. Đúng như quy tắc, sau khi ra đời được 8 ngày (đến ngày thứ 9) thể trọng của chó con tăng lên gấp đôi là đúng tiêu chuẩn; đến ngày thứ 18 thì thể trọng của chó con tăng lên gấp 3,5 - 4 lần; đến ngày thứ 25 tăng gấp 5 - 6 lần; đến ngày thứ 30 thì tăng gấp 6 - 7 lần và đến ngày thứ 45 thì tăng gấp 10 -11 lần. Được 1 tháng tuổi, chó béc giê vùng Đông Âu cân nặng trung bình là 4kg, nhưng nếu cho ăn đầy đủ hoặc cho ăn sam sớm thì một số chó con có thể cân nặng 5kg. Những con chó béc giê con cùng cápca đến ngày thứ 30 sau khi ra đời, số cân trung bình đạt đết 4,5kg; chó con của giống chó Erdẹ-erera (giống chó săn chuyên sống trong hang) nặng 3kg; chó con của giống chó Doperman-puntrera (là loại chó nghiệp vụ lấy từ một giống chó săn) nặng 3,2kg; chó con của giống chó Bu-lơ-đo (chó Đức, một giống chó rất khoẻ, lông ngắn, mõm không nhọn) nặng 3,5kg.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Tứ chi của chó con tăng rất nhanh về chiều dài khi chúng được 4 tuần tuổi, còn tai thì bắt đầu dỏng lên ở tuần tuổi thứ 7 (đối với chó béc giê con vùng Đông Âu).
Sự lớn và sự phát triển của chó có thể chia nhỏ ra làm một vài giai đoạn, ở mỗi giai đoạn có tốc độ lớn khác nhau và có nhiều đặc điểm khác nhau.
Đối với chó con còn bú mẹ, theo số liệu của nhiều tác giả, thì tốc độ lớn nhanh. Trong thời gian từ 2 - 6 tháng, độ dài của tứ chi chó con tăng lên từ 2,5 - 3 lần và thực tế cũng cho thấy ở thời kỳ này sự phát triển của các xương ống ở tứ chi chó con cũng kết thúc, đồng thời sự phát triển của lồng ngực ở mức độ lớn cũng diễn ra trước khi chó con được 6 tháng tuổi. Độ dày của phần khối đốt ngón chân đến chiều cao vây (bướu vai) thể hiện độ dày của xương và cũng ổn định trong thời kỳ chó con được từ 4 - 6 tháng tuổi.
Như vậy là sức lớn mãnh liệt nhất của chó con chỉ diễn ra trước khi nó được 6 tháng tuổi. Chiều cao vây từ khi chó được sinh ra cho đến lúc 4 tháng tăng từ 87,5 đến 108%, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 tăng từ 3,5 - 7%, từ 6 tháng đến 8 tháng tuổi tăng từ 7,1 - 8,3%. Từ 6 tháng đến 10 - 12 tháng, sự lớn của chó - theo chỉ số chính - về cơ bản là dừng lại, mặc dù quá trình phát triển và trưởng thành về ngoại hình của chó vẫn tiếp tục kéo dài đến lúc chó được khoảng 2 hoặc 2 năm rưỡi.
Nắm được các quy luật cơ bản về sự lớn của chó, cần thiết phải cho chó ăn đúng, chế độ nuôi dưỡng chó con trước 6 tháng tuổi là sự quyết định đối với việc chăn nuôi chó, nhằm thu được đầy đủ các giá trị của chúng. Chó càng non thì tốc độ lớn càng nhanh, do vậy việc cho chó con ăn đầy đủ về lượng và chất có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nắm được tầm quan trọng của việc cho chó ăn và chế độ ăn đối với chó con, cần phải luôn luôn theo dõi sự phát triển đúng đắn và sự lớn của chó con, từ đó mà có biện pháp cải tiến việc cho ăn và chăm sóc chó con.>>

CHO CHÓ CON ĂN VÀ VIỆC CHĂM SÓC CHÚNG SAU KHI CAI SỮA MẸ>>


Việc cai sữa mẹ cho chó con được thực hiện khi chó con được từ 30 - 45 ngày tuổi. Lượng sữa của chó mẹ ở thời gian này trở lên ít đi. Một số con chó mẹ còn trẻ mà ít sữa thì phải thôi cho con bú sớm hơn nữa. Việc cai sữa mẹ cho chó con phải được tiến hành dần dần trong vòng từ 5 - 6 ngày. Hai ngày đầu, ta tách chó mẹ xa đàn con khoảng vài tiếng, tiếp theo ta tách chó mẹ xa đàn con nửa ngày và cuối cùng là cả ngày, chỉ cho chó mẹ sống với đàn con vào buổi tối. Cho chó con ăn theo các giờ nhất định và cho chúng ăn loại thức ăn mà chúng phải làm quen trong thời gian này. Sau khi cai sữa cho chó con thì nuôi chúng thành các nhóm (theo lứa).
Việc nuôi dưỡng chó con sau khi chúng bị cai sữa là một việc đầy trách nhiệm, đòi hỏi người chỉ đạo hay những người yêu thích việc nuôi chó phải hết sức quan tâm chăm sóc và có tình yêu lớn lao đối với chó. Chăm sóc và cho chó con ăn phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo thời gian biểu hàng ngày và đã được vạch ra.
Trong mức độ lớn và phát triển của chó con, chế độ nuôi dưỡng chúng cần dần dần phải gần với chế độ nuôi dưỡng những con hcó đã lớn. Vào những ngày thời tiết u ám, buổi tối cho chó ngủ trong nhà sạch sẽ và khô ráo, còn cả ngày thì vẫn nuôi chúng trong chuồng thú. Đặc biệt của việc nuôi dưỡng chó con là phải nhận định và xem xét thật cụ thể các mùa trong năm và điều kiện khí hậu của địa phương.
Những con chó sau này sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc gia súc thì người ta thường chăn nuôi chúng cùng với đàn cừu hoặc cùng với đàn gia súc.
Ở các trại chăn nuôi thuộc cơ quan nhà nước, hoặc đối với những người thích nuôi chó ở những trường hợp cá thể, nên thực hiện phương pháp chăn nuôi "lạnh" đối với chó non. Bản chất của phương pháp này được thể hiện ở việc chăn nuôi chó thường xuyên trong không khí tươi mát (trong chuồng thú). Khi thời tiết xấu (mưa…) phải nuôi chó con trong nhà ở (buồng nhỏ). Từ tháng tuổi thứ 3, người ta chia chó con ra thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 2 đến 3 con và cũng ở mỗi nhóm đó nên chọn những con chó tương đương nhau về tình trạng thể lực. Các nhóm này được phân vào các chuồng thú đặc biệt, riêng lẻ và rộng rãi. Từ tháng tuổi thứ 5 đến thứ 6, người ta nuôi chó con riêng ra từng con một và đối với mỗi con có những dụng cụ chăm sóc và nuôi dưỡng riêng. Mỗi ngày dọn chuồng sạch sẽ cho chó con hai lần và mỗi tháng tắm cho chúng ít nhất là 2 lần. Hàng ngày cho chó con đi dạo vòng trong từ 3 đến 4 tiếng theo thời gian biểu của ngày, đây là điều bắt buộc. Phải chú ý đặc biệt đến việc đảm bảo cho chó con ăn đầy đủ cả về chất và lượng.
Để phòng ngừa các bệnh thuộc về dạ dày và ruột, đồng thời để cơ thể chó con phát triển tốt nhất, nên cho chó con uống thuốc kháng sinh có lợi cho sức khỏe của chó con và uống vào thời gian chó con được từ 2 tuần đến 3 tháng tuổi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Cần phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con.
Thức ăn cho chó con phải tươi và phong phú về loại thức ăn. Nước uống dùng cho chó con phải là nước sạch. Khi chó con được 3 tháng tuổi thì mỗi con chó phải có chậu ăn riêng khi ăn.
Nếu cho chó con ăn không đủ chất (trong thành phần thức ăn thiếu phốt phát can xi (CaPO) và vitamin D) thì chó con sẽ bị còi xương. Cần phải kiểm tra sự lớn và sự phát triển của chó con, tuân thủ đồ thị đo lường (việc cân nặng cho chó cũng vậy): từ tháng thứ nhất đến trước 2 tháng tuổi, cứ 5 ngày kiểm tra và cân nặng một lần; từ 2 tháng đến 6 tháng - 10 ngày kiểm tra và cân nặng 1 lần; sau đó cứ 1 tháng 1 lần kiểm tra và cân nặng.
Chỉ cần đo lường các phần cơ bản sau: chiều cao, độ dài chéo của thân mình, bề ngang của lồng ngực và độ dày của khối đốt ngón chân.>>
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
5. VIỆC PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ VIỆC GIÁO DỤC CHÓ CON

Để đào tạo được những con chó nghiệp vụ tốt, ngoài việc cho ăn đầy đủ về lượng và chất thì việc đảm bảo phát triển thể lực cho chó con và việc giáo dục chó con đúng đắn đóng vai trò quan trọng. Các bài tập rèn luyện thể lực và các trò chơi ở các thời tiết khác nhau phải phục vụ việc rèn luyện cơ thể của chó con, tạo điều kiện cho việc phát triển bộ xương và các bắp cơ của chúng, đồng thời góp phần tăng cường hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể, tạo điều kiện cho việc phát triển thể lực và sức chịu đựng dẻo dai của cơ thể. Điều này sẽ làm tăng thêm khả năng thích nghi với những điều kiện sống khác nhau của chó, tạo điều kiện tốt trong việc uốn nắn cho chó khi tập luyện. Tất cả các phẩm chất trên rất cần thiết đối với chó nghiệp vụ.
Trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển về thể chất của chó con, cũng rất cần phải tập luyện có hướng và theo một hệ thống nhất định những phản xạ có điều kiện theo ý muốn (các thói quen), để trong tương lai các phản xạ đó sẽ làm đơn giản việc tập luyện và việc ứng dụng trong nghiệp vụ, đồng thời ngăn chặn các phản ứng không mong muốn, ví dụ như tính hèn nhát, sự sao nhãng đối với các kích thích khác nhau của môi trường xung quanh ở mức độ cao...
Điều này thể hiện ở bản chất giáo dục đối với chó con (bản chất của việc tập luyện cso gíáo dục), đảm bảo các điều kiện để phát triển những bản năng có lợi, để phát triển một loạt hành vi nhất định là điều rất quan trọng để đảm bảo khả năng của chó đối với việc tập luyện và đối với việc sử dụng nghiệp vụ liên tục. Cần loại trừ các điều kiện dẫn tới việc sinh ra những thói quen không tốt. Cải tạo những con chó đã lớn có các thói quen xấu và không cần thiết rất khó, đôi khi không thể cải tạo được.
Việc giáo dục, xét về mặt bản chất của công việc, được bắt đầu ngay từ khi chó con mới bắt đầu tự vận động được. Từ thu nhập được các kích thích về âm thanh và về thị giáo. Việc giáo dục tiếp tục đến khi chó được 12 đến 18 tháng tuổi, nghĩa là trước khi chó được đưa vào tập luyện.
Việc tổ chức giáo dục đúng đắn chó con, chỉ có thể được thực hiện dựa trên cơ sở của các tài liệu khoa học mà các tài liệu khoa học đó đã thể hiện đặc tính của khả năng hoạt động thần kinh cao cấp về mặt số lượng và chất lượng, những đặc điểm điển hình do mỗi thời kỳ tuổi của cơ thể chó con.
Trên cơ sở của những công trình nghiên cứu của mình và trên cơ sở của việc đối chiếu các tài liệu tham khảo, G.A.Abrasova chỉ ra tính liên tục sau đây về việc hình thành sự phát triển riêng biệt của các quy luật hoạt động thần kinh cao cấp của chó từ khi sinh ra đến tuổi trưởng thành.
Thời kỳ thứ nhất:: Gồm quãng thời gian từ ngày đầu tiên ra đời đến ngày thứ 18 hoặc ngày thứ 20. Đặc điểm của thời kỳ này là các hành vi thích nghi của chó con thể hiện ngày càng tốt nhờ một tổng thể các phản ứng phức tạp đối với các dấu hiệu của thiên nhiên để tạo ra các phản xạ không điều kiện, đó là các dấu hiệu về xúc giác, các dấu hiệu về cảm thụ bản thân và các dấu hiệu về nhiệt độ. Ở thời kỳ này cũng thể hiện cả sự phát triển rất nhanh về khối lượng của não.
Thời gian chuyển tiếp từ thời kỳ thứ nhất sang thời kỳ thứ hai chỉ có 2 tuần. Đặc điểm của giai đoạn chuyển tiếp là sự xuất hiện và việc củng cố các mối quan hệ giữa các phản xạ có điều kiện mọi hệ thống phân tích. Các phản ứng có điều kiện đầu tiên đã được chuyên môn hóa xuất hiện, khối lượng của não bộ tiếp tục tăng lên, quá trình phân biệt các tế bào thần kinh vỏ não một cách tích cực cũng diễn ra.

Thời kỳ thứ hai: Gồm quãng thời gian từ 5 - 6 tuần tuổi đến 8 - 12 tuần tuổi. Thời kỳ này có đặc điểm là các phản xạ có điều kiện hình thành với tốc độ nhanh, ở mức độ cao nhất và cường độ mạnh nhất. Các phản xạ có tính chất vui chơi và liên tiếp xuất hiện với cường độ lớn. Hệ thần kinh của chó con phản ứng nhạy nhất đối với các tác động (kích thích) phản xạ có điều kiện tích cực và kích thích các phản xạ có điều kiện không tích cực. Tính tích cực phát triển trong sự hoạt động của não và chủ yếu là ở vỏ não.

Thời kỳ thứ ba: Gồm quãng thời gian từ 3 - 6 tháng tuổi. Thời kỳ này diễn ra trên cơ sở của sự giảm dần mức tăng tương đối của não bộ. Từ 6 tháng, sự phát triển của toàn bộ não chấm dứt. Trong thời gian này, cường độ và mức độ của các phản xạ có điều kiện giảm đi. Các chỉ số hoạt động của các phản xạ có điều kiện được thay đổi đáng kể. Đến tháng tuổi thứ 3 diễn ra sự chuyên môn hóa tiếp theo của phản ứng thuộc về vận động có điều kiện. Ở thời kỳ này hình thành các đặc điểm logic điển hình của hệ thống thần kinh. Cùng với các động vật mà ở chúng có đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp ở các thời kỳ sớm hơn, còn xuất hiện các động vật có đặc tính hoàn toàn mới. Ở những con vật này, ví dụ xuất hiện phản xạ cảnh giới thụ động mà phản xạ này lại ít khi làm thay đổi hành vi của động vật, đồng thời nó xác định tất cả các đặc tính sau này của hoạt động thần kinh.>>

TẬP LUYỆN CÓ GIÁO DỤC>>


Khi vạch ra hệ thống các bài tập luyện có giáo dục cho chó con ở các lứa tuổi khác nhau, cần được các tài liệu khoa học này hướng dẫn. Trong thời kỳ giáo dục chó con thì không áp dụng các kích thích mạnh, lúc đó giống như khi tập luyện, người ta sử dụng chó con dưới hình thức cưỡng bách và cấm đoán. Các biện pháp đánh đòn khi trừng phạt hoặc chửi bới chúng là điều hoàn toàn cấm. Cần đối xử với chúng một cách dịu dàng và thận trọng.
Điều vừa nói trên đặc biệt quan trọng khi đối xử với chó con khi chúng tỏ ra thụ động và nhút nhát. Chỉ đối xử thô bạo với chúng để dọa chúng khi thấy việc dạy dỗ chúng sẽ không có kết quả.
Khi dạy chó con, chỉ nên xem xét các đặc điểm về tuổi đối với những con chó nào mà trong tương lai ta nhất định sẽ chọn chúng để làm nghiệp vụ. Việc tập luyện đối với chó con để đạt được các kỹ năng (thói quen) mới không được kéo dài quá lâu trước bữa ăn. Địa điểm để tập luyện phải quen thuộc đối với chó con và khi luyện tập tại các địa điểm này không nên dùng các kích thích lạ quá mạnh đối với chúng. Địa điểm tập luyện cần phải được thay đổi một cách có hệ thống.
Những con chó tích cực, có nghị lực dường như bất trị, lúc đầu rất khó giáo dục. Do vậy, đòi hỏi người huấn luyện chó phải kiên trì để dẫn dắt chúng vào khuôn khổ của hoạt động nhất định, nhưng sau này những con chó như vậy thường đạt được kết quả tốt trong công việc. Huấn luyện viên hoặc những người yêu thích nuôi chó cần nghiên cứu cẩn thận các đặc tính hành động của chó con mà từ đó lựa chọn các biện pháp và điều kiện để rèn luyện các kỹ năng (thói quen) cần thiết cho chó. Một số khuyết tật trong hành động của chó con đã mắc phải khi nuôi dưỡng và giáo dục ở nhà, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với hành vi và việc tập luyện nghiệp vụ xác định của chúng sau này.
Cần phải thường xuyên khống chế chặt chẽ, giữ vững chắc những thói quen riêng lẻ của chó con, bởi chính những thói quen riêng lẻ đó sẽ chi phối hành vi của chúng và sẽ gây phiền hà trong việc tập luyện chúng. Chẳng hạn, chúng ta gặp phải những con chó đã quen với trò chơi có hiện vật, trò chơi đó ám ảnh chúng, thế là ở bất kỳ trong hoàn cảnh nào chúng cũng muốn giữ chặt bất kỳ vật gì mà chúng gặp và giữ vật đó trong mồm. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến việc rèn luyện các thói quen cần thiết đối với chúng về mặt nghiệp vụ. Kìm hãm những thói quen đã vững chắc mà chúng ta không mong muốn ở những con chó đã trưởng thành, thì thường là không hoàn toàn đạt được mục đích.
Các bài tập luyện trong quá trình giáo dục cần phải được phân định sao cho không để xảy ra những hậu quả xấu. Tất cả các bài tập luyện chỉ có thể trở thành tốt khi chúng được đặt trong kỷ luật.
Một huấn luyện viên thường chỉ nên tập luyện không quá 4 đến 6 con chó. Giáo dục chó con - đây là giai đoạn chuẩn bị phức tạp cho việc tập luyện cơ bản đối với một nghiệp vụ xác định. Giai đoạn chuyển tiếp cần phải từ từ. Điều chủ yếu khi luyện tập một hệ thống phức tạp các phản xạ có điều kiện như I.P.Paplốp đã chỉ ra, đó là sự tiệm tiến và tập dượt. Trong việc giáo dục chó con, điều này phải được coi là nguyên tắc sinh lý học cơ bản.
Điều kiện bắt buộc để việc giáo dục chó con có kết quả là việc sử dụng ham muốn tự nhiên của chúng để bắt chước những hành động của chó lớn, để thực hiện hành động này hay hành động khác như: giữ đồ vật và trò chơi, tìm thức ăn "người nội trợ" ... Cần phải ủng hộ tính tích cực tự nhiên của chó con. Cách tốt nhất để tỏ ra quan tâm và ủng hộ chúng là cho chúng kẹo và cho vui chơi, bởi vì cơ thể đang phát triển của chó con đòi hỏi những sự vận động rất đa dạng. Không nên bắt chó con tập luyện giống như đối với chó đã lớn, bởi vì chó con không thể chịu đựng được lâu sự hoạt động căng thẳng và tập trung, chúng rất chóng mệt và sẽ trở nên uể oải. Khi thôi nhận lệnh của huấn luyện viên mà chó con bị rơi vào tình trạng mệt mỏi và uể oải thì vô hình chung, ta đã đưa lại điều tai hại đối với việc giáo dục chúng.
Bài tập luyện đối với một thói quen này hay một thói quen khác cần phải được nhắc đi nhắc lại khoảng 5 đến 8 lần 1 ngày (mỗi lần từ 5 - 7 phút), tùy thuộc vào các đặc tính riêng của từng con chó và tùy thuộc vào đặc điểm của từng kỹ năng (thói quen) mà chó phải tập luyện. Nếu chó con tập luyện ngày càng tồi đi do bị mệt mỏi, thì phải cho chúng nghỉ ngơi trong thời gian khoảng từ 5 - 10 ngày. Sau khi nghỉ ngơi chó con sẽ nắm được các thói quen mà ta đã tập cho chúng tốt hơn.
Trong thời gian tập luyện các thói quen, không được nhắc lại nhiều lần mệnh lệnh và lời nói suông đối với chó con, bởi vì điều đó sẽ tập cho chó con thói quen phân biệt những âm thanh do huấn luyện viên phát ra và điều này sẽ gây ra nhiều phiền hà trong việc tập luyện các thói quen. Việc huấn luyện khắc nghiệt quá mức cũng sẽ không nâng cao chất lượng công việc đối với chó con, mà ngược lại, chính điều đó lại làm giảm đi tính tích cực và hạn chế những đặc tính bẩm sinh về hành vi của chúng.
Hành vi của chó con, đúng về mặt mức độ lớn và sự phát triển của chúng, thay đổi rất nhanh. Giáo dục chó con - điều này có nghĩa là tạo điều kiện cho sự hình thành hàng loạt các phản xạ và thói quen có điều kiện vững chắc đối với chúng. Đó là những phản xạ - thói quen rất cần thiết trong nghiệp vụ bảo vệ biên giới, bảo vệ nhà ở, bảo vệ những mục tiêu quan trọng và trong việc chăm sóc gia súc...
Một con chó con còn nhỏ sau khi rơi vào hoàn cảnh mới, nó sẽ quen với các đồ vật, các âm thanh từ tất cả môi trường xung quanh nó. Ví dụ, trong khi đang đi nó gặp phải nhiều vật khác nhau và ở nó bắt đầu hình thành các phản xạ có điều kiện: làm thế nào phải vượt qua các chướng ngại vật, nó sẽ đi vòng quanh các chướng vật và bò qua ... Sau đó nó mạnh dạn di chuyển giữa các vật quen thuộc đối với nó. Đồng thời số lượng các phản xạ có điều kiện tăng lên, nghĩa là kinh nghiệm về cuộc sống ngày càng nhiều hơn lên trong nó.
Tuy nhiên, hoạt động thần kinh của chó con chưa thể nói là đã bền vững, tức là hoạt động thần kinh của chúng vẫn có thể bị thay đổi dưới sự ảnh hưởng cùa các kích thích từ môi trường bên ngoài. Tùy thuộc vào đặc điểm của các kích thước này mà những đặc tính bẩm sinh của chó con cũng thay đổi về mặt này hay mặt khác, do vậy chó con có thể có được những kỹ xảo - những thói quen (những phản xạ có điều kiện) tốt hay xấu.
Chỉ có khi nào biết được các đặc điểm của chó con và hàng ngày quan sát các hành vi của chúng mới có thể tạo ra được hoàn cảnh thích hợp cho việc hình thành các phản xạ có điều kiện cần thiết và ngăn chặn được các phản xạ không mong muốn. Nếu xem xét các đặc điểm hành vi của từng con chó con ta có thể chọn lọc được các kích thích này hay các kích thích khác nhằm kích thích chó con trả lời các kích thích đó theo ý muốn (phản xạ) và ngăn chặn các phản xạ không theo ý muốn.Con người cần phải chiếm được sự tin cậy và lòng trung thành của chó đối với mình. Nếu ta càng nhiều thời gian tiếp xúc với chó con, đi dạo chơi, đùa vui với chúng, cho chúng ăn và tắm rửa cho chúng thì chúng càng thân thiết, quyến luyến với ta và mối quan hệ giữa người và chó càng được tăng thêm. Khi đối xử với chó con, cần phải điềm đạm, âu yếm và kiên nhẫn. Khi gặp điều không may khiến tinh thần không sảng khoái thì không được tiếp xúc với chó con. Trong khi giáo dục chó con, cần phải chấp hành trình tự sau: đầu tiên phải cho chúng làm quen với những cái đơn giản, sau đó mới cho chúng làm quen với những điều kiện phức tạp hơn của môi trường xung quanh và tận tình đến độ tuổi và những đặc điểm phản ứng lại của chúng đối với tất cả những kích thích mà chúng gặp.>>
Quá trình giáo dục chó con và chó trẻ có tính đến các đặc điểm về độ tuổi, có thể chia ra làm 3 thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ bú mẹ, trước khi cai sữa
Thời kỳ thứ hai: từ 1 đến 5 tháng tuổi cho đến 5 hoặc 6 tháng tuổi
Thời kỳ thứ ba: từ 5 đến 6 tháng tuổi cho đến 12 hoặc 18 tháng tuổi. Đây là thời kỳ giáo dục cá thể đối với chó con và chó trẻ.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Thời kỳ thứ nhất: Theo số liệu của rất nhiều nhà nghiên cứu, thì qua nhiều lần phân tích, họ đều kết luận rằng: các phản xạ và điều kiện của chó con bắt đầu được thể hiện từ ngày thứ 20 đến 25 sau khi chúng ra đời.
Các phản xạ nguyên thủy về khứu giác, về thức ăn đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời chó con và các phản xạ này có bản chất điều kiện - không điều kiện. Khi hình thành các phản xạ này có mặt tất cả các cơ quan phân tích như vị giác, vận động, xúc giác, nhiệt độ và khứu giác. Nếu loại trừ khỏi tổ hợp này, chẳng hạn như kích thích về vị giác thì các phản xạ thuộc về khứu giác sẽ được tạo thành chỉ ở ngày thứ 20 hoặc 22 sau khi chó con ra đời.
Nhiệm vụ chính của việc giáo dục chó con ở thời kỳ còn bú mẹ là cho chúng làm quen với các kích thích khác nhau của môi trường xung quanh. Điều này được giảm nhẹ đi bằng việc nuôi dưỡng chó con cùng với chó mẹ, bởi vì chó con sẽ bắt chước chó mẹ phản ứng lại kích thích này hay kích thích khác. Cần tính đến một điều là các phản xạ bắt chước ở chó con lại được thể hiện ở dạng tích cực nhất.
Dạo chơi - đây là một hình thức chủ yếu mà thông qua nó có thể làm cho chó con quen với môi trường xung quanh và tập cho chúng quen phản ứng lại một cách bình tĩnh đối với các kích thích khác nhau mà chúng gặp. Có thể tác động vào chó con rất nhiều loại kích thích khác nhau như: kích thích thuộc về động vật, kích thích những mùi khác nhau, các âm thanh khác nhau (ví dụ âm thanh do các phương tiện vận chuyển, âm thanh do tiếng súng đưa lại ...) hoặc là người lạ, rừng, gió, mưa, sấm, các chướng ngại vật... phải cho chó con làm quen với tất cả các kích thích và phải dạy cho chúng không sợ bất kỳ kích thích nào nhưng lại thận trọng đối với các kích thích. Đối với điều này cần phải chấp hành một trình tự xác định.
Khi cho chó bắt đầu làm quen với các kích thích, thì nên đặt chúng ở hoàn cảnh bình thường rồi dần dần mới đặt chúng ở hoàn cảnh phức tạp hơn. Không nên dẫn chó từ trại chăn nuôi đến ngay những nơi náo nhiệt, nơi đông người, ồn ào, còi inh ỏi, đầy các âm thanh, các tiếng ầm ầm do xe cộ đi lại, sẽ làm cho chó con hoảng sợ. Nỗi sợ hãi đó sẽ còn đọng lại ở chó con rất lâu và do vậy lần dạo chơi tiếp theo giống như thế sẽ làm cho chó con trở lên hèn nhát. Làm cho chó con sợ thì dễ, nhưng làm tiêu tan đi những nỗi sợ ở chúng thì rất khó.
Các cuộc dạo chơi có thể bắt đầu ngay từ khi chó con vừa mới biết tự mình chuyển động. Lần đầu dẫn chó con đi dạo từ 2 - 3 lần 1 ngày, mỗi lần 15 phút (đi cả đàn) và để cho chúng đi dạo cùng với chó mẹ ở nơi yên tĩnh trong trại chăn nuôi hoặc một địa điểm nào đó gần trại. Khi đó cần phải tập cho chó con quen với các khẩu lệnh như "lại đây", "đi dạo chơi". Thói quen chạy lại huấn luyện viên theo khẩu lệnh "lại đây" cần được rèn luyện, ngay cả khi cho ăn. Trước khi giao cho chúng thức ăn cần vẫy gọi chó mẹ, và dĩ nhiên cùng đi với chó mẹ là đàn chó con, lúc đầu ở khoảng cách gần (5-7m), sau đó tăng độ xa của khoảng cách lên.
Trong thời gian đi dạo chơi, khi chó con và chó mẹ chạy ra xa, ở khoảng cách không lớn lắm (5-7m), huấn luyện viên lại phát lệnh "lại đây" để vẫy gọi chó mẹ và cùng với chó mẹ là cả đàn con sẽ chạy lại. Huấn luyện viên lúc đó âu yếm chúng và đồng thời phát lệnh "tốt" và cho chúng một mẩu bánh, sau đó cùng chơi đùa với chúng. Ở mỗi lần dạo chơi phát lệnh "đi dạo đi" từ 3 -5 lần, các lần cách nhau từ 5-10 phút, sau đó phát lệnh "lại đây". Nếu cho chó con chạy lại không được tích cực thì ta cần chạy xa chúng ra hơn nữa khi chúng vừa mới chạy gần đến ta, bởi vì để chạy được đến chủ sớm hơn thì chó con sẽ cùng với chó mẹ chạy nhanh hơn và sôi nổi hơn. Nếu hàng ngày ôn lại các bài luyện tập phản xạ như vậy đối với khẩu lệnh "lại đây' thì phản xạ này sẽ được tự động hóa và trở thành phản xạ liên tục ở chó con.

Thời kỳ thứ hai của việc giáo dục chó con được bắt đầu ngay sau khi cai sữa cho chúng. Từng lứa chó con sẽ được nuôi dưỡng trong các chuồng thú đặc biệt có kích thước 6 x 6m. Chuồng thú được làm bằng lưới kim loại có độ cao từ 1,5 - 2m. Trong các chuồng thú cần xây các chướng ngại vật không lớn lắm dưới dạng mương rãnh và hàng rào với độ cao từ 10 - 15m, treo các miếng giẻ mềm để luyện khả năng nắm bắt. Dưới dạng đồ chơi, trong chuồng thú phải có những chiếc xương to, các mẫu dày và hàng cao su...
Cần xem xét các đặc điểm hành vi về độ tuổi của chó con. Theo các số liệu nghiên cứu của L.N.Kaxlova, đối với chó con từ 2 - 3 tháng tuổi hầu như vắng mặt sự ức chế bên ngoài, các phản xạ có điều kiện được hình thành cực nhanh, có thể nói là nhanh hơn so với các thời kỳ khác. Khi chó con được 25 - 40 ngày, 42 - 50 ngày kể từ khi ra đời, cũng như vậy khi chúng được 4 -5 tháng và 6-7 tháng thì sự ức chế bên ngoài tăng lên rất nhiều và điều này có liên quan đến sự hình thành lâu dài, nhất là các phản xạ mới có điều kiện. Các giao động cá thể phát triển cùng với sự hình thành các mối quan hệ có điều kiện và sự ức chế bên ngoài ở các con chó khác nhau.
Công việc về chăn nuôi, giáo dục, tập luyện chó ngày càng phức tạp hơn. Nếu như cùng với chó cái - mẹ chó con tỏ ra dũng cảm giữa các kích thích khác nhau, thì khi vắng mẹ chúng trở lên thận trọng hơn. Do đó, trong 2 - 3 ngày đầu sống vắng mẹ, chỉ nên tác động lên chó con các kích thích ít sức mạnh nhất. Ví dụ cho chó con đi dạo chơi gần trang trại chăn nuôi thì cho chúng dạo ở những nơi có số lượng các kích thích quen thuộc với chúng ít nhất.
Ở thời kỳ này, việc giáo dục vẫn tiếp tục diễn ra đồng thời phải làm tăng cường sự quyến luyến của chó con đối với chủ và ý thức cảnh giác của chúng đối với người lạ mặt. Ở thời kỳ này còn rèn luyện cho chó các thói quen như dũng cảm vận động tích cực, hung dữ có chừng mực (có tính chất tấn công và giữ chặt giẻ và áo mềm ở phía trên của người lạ - người phụ việc cho huấn luyện viên). Hơn nữa phải dạy cho chó quen với tên riêng, với vòng cổ, với dây cương, với việc truy lùng và khay dụng cụ, rèn luyện cả thói quen khi nhận lệnh "'về chỗ". Cần dạy cho chó quen với nước, với việc hơi lội và thận trọng rèn luyện cho chúng thói quen kết thúc hành động khi có lệnh (thôi). Nên tập dượt cơ quan phân tích khứu giác càng nhiều càng tốt.
Các công trình nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng, độ tuổi tốt nhất để rèn luyện các phản xạ quyến luyến đối với người ở chó con là trước khi chúng được 7 tuần tuổi. Từ tuần tuổi thứ 5 ở chó con cũng đã xuất hiện các phản xạ quyến luyến với người rồi, sau đó càng ngày chúng càng muốn tránh tiếp xúc với con người. Hơn thế nữa, nếu sự gần gũi với con người không được rèn luyện trước 14 tuần tuổi (trong những điều kiện nuôi dưỡng đặc biệt) thì ở chó đã xuất hiện ý thức ngại không muốn tiếp xúc với người và ý thức đó mãnh liệt đến mức nó không để ai đến gần nó. Tuổi này, các nhà nghiên cứu coi là ranh giới của thời kỳ phát triển tình cảm quyến luyến ở chó. Đến cuối thời kỳ này, phản ứng sợ hãi lên cao độ. Các số liệu này cần được nghiên cứu xem xét khi luyện tập giáo dục cho chó con.
Các cuộc dạo chơi tiến hành trong các điều kiện địa hình khác nhau, ví dụ như trên cánh đồng, trong rừng, gần đường, các địa điểm có dân cư. Sau đó cho chó đi dạo trên các đường phố vắng người, ít náo nhật rồi tiếp đó mới cho chó đi dạo ở các phố đông người hơn, nơi có cả sân vận chuyển giao thông của ngựa, của ô tô, sau nữa nếu có điều kiện thì cho chó dạo cho đến khi chó con được từ 6 - 8 tháng tuổi là đã quen với các kích thích khác nhau và phản ứng lại bình tĩnh hơn đối với bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu trong cuộc dạo chơi có cái gì đó làm cho chó con hoảng sợ thì huấn luyện viên phải đích thân đến vật đã làm chó con hoảng sợ, gọi chó con lại, cho nó quan sát kỹ lưỡng và cho nó ngửi đồ vật đó, trong khi đó phải khuyến khích nó bằng những cái vuốt ve và cho nó kẹo. Khi vui chơi thì phải chạy cùng với chó con đến vật "cũ" đối với chó hoặc thỉnh thoảng đi qua chúng, vuốt ve chúng và lúc đó lại cho chúng kẹo.
Tiếp xúc sự duy trì sự tiếp xúc giữa các con chó con với nhau và giữa chó con với những con chó đã lớn và được đánh giá tốt về mặt nghiệp vụ là điều rất quan trọng nhằm đạt được mục đích rèn luyện có hiệu quả nhất, các đặc điểm hành vi cần thiết trong trình tự bắt chước. Trong các cuộc dạo chơi cần mang theo một con chó dũng cảm đã được tập luyện.>>
Ở chó con các phản xạ tương tự thể hiện rất mạnh mẽ. Sự tiếp xúc, một bầy trên đồng cỏ khác biệt là đặc tính của tất cả các vật. Những con chó con sau này dùng để chăn nuôi gia súc thường được nuôi dưỡng trong các đàn cừu hoặc được nuôi dưỡng cùng với những con chó đã lớn và đã được trưởng thành, nhằm làm cho chó con có thể bằng cách bắt chước để học tập được các hành vi cần thiết (các thói quen).
Việc cho chó con mang vác nặng nên tăng dần dần để chó con khỏi bị mệt, đồng thời phải luôn luôn theo dõi hành vi của chúng. Sự tập dượt thể lực tốt nhất đối với chó con là cho chúng dạo chơi và vui đùa với các bạn cùng tuổi.
Cần phải tính đến điều là chó con khi ở trong tổ chức thì hành động rất dũng cảm và tích cực, nhưng khi có một mình chúng thì chúng trở lên quá cẩn thận và thỉnh thoảng còn tỏ ra hèn nhát. Do vậy, bước chuyển tiếp từ việc giáo dục theo nhóm sang việc giáo dục cá biệt cần phải liên tục, nghĩa là giảm dần nhóm chó con và đưa những cái phức tạp cũng phải từ từ để đến khi chó được 5 đến 6 tháng tuổi thì có thể chuyển sang việc giáo dục cá biệt.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Từ tháng tuổi thứ 3, người ta chia chó con ra thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 2 đến 3 con. Người ta tăng dần mức độ phức tạp trong việc rèn luyện các phản xạ theo ý muốn (các thói quen). Ngoài việc cho chó con đi dạo chơi hàng ngày và mỗi ngày từ 3 - 4 tiếng, cần bắt đầu tập cho chúng quen với tên riêng, với khay đựng đồ vật với việc vượt qua chướng ngại vật và việc tìm chủ. Đối với tên riêng cần chọn từ ngắn và dễ phát âm, ví dụ Đích, Bôi, Mech, Đai, Duôi ... Khi gọi chó con và cho chúng bánh kẹo thì phải gọi tên riêng. Tên riêng - đó là kích thích có điều kiện, còn kích thích không điều kiện đó là thức ăn; còn phải rất cần sử dụng những cái vuốt ve. Khi gọi chó bằng tên riêng cần phát âm hết sức dịu dàng, sau đó cho chúng miếng thịt và lại vuốt ve chúng. Khi phản xạ có điều kiện đối với tên riêng đã được rèn luyện, kìm chế không cho chó kẹo bánh nữa mà thay vào đó là khẩu lệnh "tốt" phát ra bằng một ngữ điệu khích lệ và lại vuốt ve chúng. Không được lạm dụng tên riêng mà lại không động viên chúng bằng các cử chỉ âu yếm hoặc vuốt ve, bởi vì nếu không được âu yếm và vuốt ve thì chúng sẽ ngừng phản ứng lại đối với tên riêng của chúng. Không cần thiết phải gọi tên riêng của chúng trước khi phát các lệnh khác, bởi vì tên riêng nằm trong một tập hợp các kích thích khác và chó con sẽ thể hiện thói quen ngay cả đối với lệnh khác sau khi gọi chúng bằng tên riêng.
Trong thời gian chơi đùa với chó con, người ta tập cho chúng quen với khay đựng đồ vật và điều này có ý nghĩa to lớn khi cho chúng tập luyện sau này. Những vật mang cho chó con chơi lúc đầu có thể là những chiếc xương ống, sau đó người ta thay bằng miếng giẻ, rồi một khúc gỗ dày và những chiếc gậy dài khoảng 15 - 18cm...
Đồ vật cần phải rất đa dạng về hình dáng, màu sắc, tính chất, cân nặng để làm sao cho chó con có được khái niệm đối với vật và chó con sẽ tìm và mang về bất cứ việc gì mà huấn luyện viên ném vào chuồng thú. Trong việc này, cần phải biết phân định các bãi tập luyện để làm sao chó không hình thành những thói quen xấu ở chúng, ví dụ như: chó luôn ám ảnh ý thức chơi với vật và giữ vật trong mồm ...
Việc rèn luyện thói quen chơi với đồ vật dựa trên cơ sở của phản ứng bản năng của chó con giữ lấy các vật khi chúng chạy. Dạy cho chó con có thói quen thu vật được tiến hành như sau: cầm đồ vật vẫy vẫy cạnh mõm chó con rồi ném vật xuống đất và nhặt lên, nhưng không cho chó con đụng vào vật, chó con sẽ nhảy lên và tiến lại vật, chúng sẽ chạy và muốn bắt lấy cái đang chuyển động. Đôi khi ta cho chó con nắm bắt lấy vật và phát lệnh "tìm bắt", sau đó vài giây ta tước lấy vật và phát lệnh "đưa đây' và cho chó con bánh kẹo. Tiếp theo lại ném vật đến cho chó, phát lệnh "tìm bắt", đồng thời dùng tay chỉ về phía vật mình vừa ném ra. Chó con tìm vật, giữ lấy vật. Huấn luyện viên khen ngợi chó bằng lệnh "tốt", gọi chúng lại, cầm lấy vật do chúng mang lại và cho chúng kẹo.
Có thể khi dạy chó con quen với việc truy tìm vật thì đồng thời dạy chúng quen biết cách nhảy qua những chướng ngại vật không lớn lắm (ví dụ nhảy qua hàng rào chắn thấp, qua các rãnh không rộng lắm, qua các hố hoặc qua các cây gỗ ...). Những bãi tập tương tự như thế nào sẽ tạo cho chó con thói quen không sợ chướng ngại vật mà chúng gặp trên đường và sau này sẽ làm giảm nhẹ rất nhiều trong việc rèn luyện cho chó biết vượt qua chướng ngại vật phức tạp hơn.
Trong địa phận của trại chăn nuôi cần xây một cái sàn tập luyện đặc biệt có nhiều các chướng ngại vật khác nhau để dạy chó con quen với việc vượt qua các chướng ngại vật đó. Điều này sẽ làm phát triển ở chó tính khéo léo, tính vận động, làm cho các bắp thịt và bộ xương của chó vững chắc hơn. Trên sân cần xây thêm các cầu thang không lớn lắm (tốt nhất là 2 loại cầu thang cho chó ở các lứa tuổi), các hàng rào và các cầu thăng bằng với các độ cao khác nhau, các rãnh có các kích thước khác nhau (từ các rãnh đó, qua 1 rãnh to nhất ta đặt một tấm ván và 1 cầu thang). Để phát triển khả năng bắt giữ của chó, cần xây dựng những cột quay có đặt các miếng giẻ ở đó.
Bắt đầu từ tháng tuổi thứ 2, người ta đã dạy cho chó biết vượt qua các chướng ngại vật thấp nhất trên sân tập luyện. Để đạt được kỹ năng về mặt này cần cho chó tập từ 1 - 2 lần 1 ngày, mỗi lần vài phút, phải chấp hành nghiêm chỉnh các trình tự, thận trọng khi thúc giục chó vượt qua các chướng ngại vật trong thời gian vui chơi với chúng và lúc đó hãy hết sức giúp đỡ chúng.
Từ tháng tuổi thứ 3 cần tập cho chó con quen với việc tìm người. Huấn luyện viên kín đáo trốn chó con và nấp sau các vật gần đó. Khi chó con tìm thấy huấn luyện viên thì phải phát lệnh "tốt" và cho nó kẹo. Những bài tập luyện như thế dùng để rèn luyện chó con khi tìm chủ theo mùi của chủ, rồi sau đó là tìm người lạ, tức là rèn luyện, tập dượt tốt đối với các cơ quan phân tích khứu giác. Để đạt được mục đích định ra, khi chó con tìm được chủ, tức là khi chó tập luyện tốt thì phải thường xuyên ném cho chúng những miếng thịt để tỏ ý kiến khen ngợi chúng. Các miếng thịt đó bọc trong một miếng vải, huấn luyện viên phải dẫn chó đến đó.
Sau khi tìm được miếng thịt, chó sẽ tiếp tục việc tìm kiếm tiếp theo, khi đó sẽ hoàn thiện và phát triển phản ứng tìm kiếm. Khi kết thúc trò chơi, kết thúc tập luyện hoặc kết thúc việc ăn uống phải dẫn chó vào chuồng thú vững chắc và huấn luyện viên phải phát lệnh "về chỗ".
Từ tháng tuổi thứ 4, cần dạy cho chó biết bơi, chịu xích, chịu buộc dây cương, cần luyện cho chúng có phản xạ đối với lệnh "đi dạo chơi", hoàn thiện phản xạ đối với lệnh "lại đây", đồng thời tăng tính phức tạp trong các điều kiện tập luyện việc tìm đồ vật. Ngoài ra phải dạy cho chó con biết bắt giữ chắc chắn, rèn luyện cho chúng các phản xạ đối với lệnh dạy cho chúng biết vượt qua các chướng ngại vật phức tạp hơn trên bãi tập. Các chướng ngại vật như; rãnh, hố, cầu thăng bằng, hàng rào, cầu thang ...Cần lưu ý đến tuổi của chó khi cho chúng tập dượt qua các chướng ngại vật này. Chiều cao của rào chắn cho những con chó đang ở tháng tuổi thứ 4 chỉ trong khoảng từ 25 - 35 cm.>>
Cần dạy cho chó con thói quen chịu xích và chịu buộc dây cương, để sau này trong những trường hợp cần thiết phải buộc chúng thì chúng sẽ quen và phải dạy chúng quen quanh quẩn bên cạnh huấn luyện viên. Phải thường xuyên dạy cho chó quen chịu xích và chịu buộc dây cương ngay cả trong những lúc dạo chơi, trong các trò chơi cùng với chó con và ngay cả trong khi cho chúng ăn. Trong khi vui chơi cần thu hút chó bằng các trò chơi và bằng cách cho bánh kẹo để xích cổ chúng lại. Lúc đầu buộc cổ chúng vài lần bằng dây vải, sau đó khi đang chơi vui thì vuốt ve chúng và thận trọng đeo vào cổ chúng vòng cổ chắc chắn, nếu sau khi đeo xích vào mà chó không yên tâm thì phải thu hút chó bằng trò chơi và bằng cách cho chúng ăn. Sau một thời gian, ta bỏ vòng xích cổ ra, sau đó lại đeo vào. Việc này cần được lặp đi lặp lại trong thời gian dài để củng cố thói quen xích cổ ở chó. Khi nuôi chó thành nhóm thì phải tháo xích ra để chúng khỏi cắn đứt xích cổ.
Khi chó con đã quen chịu xích cổ thì dạy cho chúng quen với buộc dây cương. Phải dùng dây cương nhẹ, móc vào vòng xích cổ khi cho chó đùa vui. Nếu chó không yên tâm lo lắng, thì cũng lại phải thu hút chúng vào các chò chơi và cho chúng bánh kẹo ... Bài tập luyện này chỉ tiến hành trong thời gian ngắn, nhưng cần được ôn luyện theo chu kỳ. Phải buộc dây cương cho chó con trước khi cho chúng đi dạo chơi, điều này sẽ tạo thành thói quen cho chó là phải buộc dây cương và theo sau huấn luyện viên. Chó con không còn cảm thấy vòng xích cổ, bởi vì đối với nó không cần thiết phải cho tự do quá mức hay kẹp chặt quá mức, không nên giật mạnh dây cương và không nên dùng dây cương để đánh chó, bởi vì điều đó sẽ làm chó sợ dây cương và không tin tưởng vào huấn luyện viên.
Cần chú trọng đặc biệt đến việc rèn luyện khả năng theo đuổi mục tiêu đến cùng 1 cách mãnh liệt, lòng dũng cảm và lòng trung thành ở chó. Chó con thường rất thích bắt giữ, kéo căng giẻ ra và mang đến huấn luyện viên. Ngoài giẻ ra, có thể sử dụng cành cây dày nhưng mềm hoặc miếng gỗ mềm... Nhử cành cây trước mõm chó, huấn luyện viên để cho nó bắt lấy đầu cành bên kia. Hạ cành cây xuống vài phút, bỏ ra và để cho chó kết thúc phản ứng ở lúc chúng đã túm được cành cây, tức là đã đạt được mục đích. Sau khi rèn luyện tinh thần quan tâm đến việc bắt giữ giẻ, cành cây... cần cho chúng tập luyện phức tạp hơn để phát triển. Sự giận giữ đối với người lạ để đạt được mục đích này, người giúp việc cho huấn luyện viên mặc áo choàng, giữ trong tay một miếng giẻ và đặt vào mộ chỗ xác định. Khi huấn luyện viên cùng với chó tiến gần đến chỗ cất giấu thì người giúp việc cho huấn luyện viên bước ra và nhử miếng giẻ. Huấn luyện viên phát lệnh "xuất phát" và chạy về phía người giúp việc để hòng quật ngã người giúp việc. Khi chó con vừa mới bắt được giẻ và tà áo choàng thì huấn luyện viên phải phát lệnh khen "tốt". Sau khi cho chó con giật nhẹ áo choàng của người giúp việc, huấn luyện viên phát lệnh "nằm xuống" rồi đi về phía đối diện của người giúp việc lúc này đã nằm bất động và gọi chó con đi theo mình, cho chúng bánh kẹo và lại tiếp tục đi dạo chơi với chúng. Tiếp đó là phải dạy cho chó con biết ngăn chặn người lạ chạy trốn và tìm người lạ ẩn náu.
Trong quá trình rèn luyện các thói quen, cần dạy cho chó con có thói quen phòng thủ thích hợp. Đối với kỹ năng này, nên để cho những con chó đã có thói quen phòng thủ tốt biểu diễn trước mặt chó con, bằng cách này chó con sẽ có được thói quen rất vững chắc.
Các bài tập luyện để phát triển tính hung dữ của chó con cần được tiến hành với sự tham gia của những con chó đã được tập luyện tốt. Phản ứng có tính chất tấn công sẽ thể hiện trong những điều kiện tích cực nhất. Tính chất của các bài tập luyện và hoàn cảnh tập luyện cần đa dạng và tùy thuộc ở mức độ củng cố các thói quen. Để dạy cho chó con biết vượt qua các chướng ngại vật thì cũng cần phải sử dụng những con chó con đã có kỹ năng về mặt này.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Khi rèn luyện phản xạ đối với lệnh "thôi" thì không nên phát lệnh với một giọng sắc sảo, mà đây là một sự tiếp thêm, cho nên lệnh phải phát ra với giọng yếu ớt. Đối với chó con cần rèn luyện cả thói quen ngồi xuống khi nghe lệnh "ngồi" và nằm xuống khi nghe thấy lệnh "nằm".
Khi dạy cho chó con biết phản ứng lại tiếng súng một cách bình tĩnh, cần bắt đầu từ khi chúng bước sang tháng tuổi thứ 2 và tập luyện phản ứng này ít nhất là 2 lần trong 1 tuần. Lúc đầu tiếng súng nên phát ra từ xa, cách con chó khoảng 250 - 300m, sau đó dần dần thu hẹp khoảng cách lại; cuối cùng là đến tháng tuổi thứ 8 và thứ 9, chó con đã không biết sợ tiếng súng, dù tiếng súng có cách 10 hay 12m, và chúng cũng không sợ ngay cả khi vắng mặt huấn luyện viên. Ở các bài tập luyện đầu tiên cần theo dõi hành vi của chó con và thu hút chúng bằng các kích thích khác, ví dụ cho chúng ăn hay cho người lạ vào... khi có tiếng súng nổ.

Thời kỳ thứ ba: Từ tháng tuổi thứ 5 đến tháng tuổi thứ 6 đã có thể chuyển sang việc giáo dục cá thể đối với chó con. Lúc này phải buộc dây cương cho chó con và rèn luyện cho chúng thói quen đi bên cạnh. Tiếp tục hoàn thiện thói quen bắt giữ kiểu chộp lấy vật và phát triển tính hung dữ. Tuy nhiên, nếu phát triển tính hung dữ một cách đặc biệt mà quá sớm thì cũng không tốt lắm, bởi vì điều đó sẽ dẫn đến sự phát triển nhanh tính cáu kỉnh ở chó con.
Cần giáo dục hệ thống thần kinh vững chắc ở chó con, nghĩa là nhằm làm cho chúng phản ứng lại môi trường đa dạng xung quanh chúng một cách bình tĩnh. Cần dạy cho chó quen với những điều kiện đó một cách thích hợp để khi rơi vào những điều kiện đó, chúng cũng thích ứng được khi chúng làm nghiệp vụ, ví dụ các công trình thuộc về công nghiệp và sự ồn ào của thành phố, của bến tàu hay sự ồn ào ở các bến xe...
Không được quên các đặc điểm lứa tuổi của chó khi hình thành các phản xạ có điều kiện. Theo tài liệu của M.P.Klavina, E.M.Kobakova. L.N.Xchelmaksa và V.A.Trosuwkhina thì các phản xạ có điều kiện thuộc về vận động, thức ăn, phòng thủ được hình thành nhanh nhất là khi chó con ở tháng tuổi thứ nhất đến tháng tuổi thứ 4. Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng thứ 6 kể từ khi chó con ra đời, việc rèn luyện các phản xạ có điều kiện từ cơ quan phân tích thính giác thuộc về vận động, thức ăn và phòng thủ cứ chậm dần đi.
Cần phải cho chó con dạo chơi hàng ngày trên khoảng cách không lớn (từ 4 - 5km), còn về số lần thì rút lại khoảng 2 lần 1 ngày. Cũng chính trong thời kỳ này, phải dần dần dạy cho chó con quen với việc chuyên chở trên ô tô. Cần hoàn thiện và phức tạp hóa sớm hơn những phản xạ có điều kiẹn đã được hình thành. Trong khi tắm cho chó, phải rèn luyện cho chúng phản xạ có điều kiện đối với lệnh "dừng".
Từ tháng tuổi thứ 7, việc tập luyện có giáo dục cho chó con cần phức tạp lên và phải tiếp tục rèn luyện các thói quen chấp hành kỷ luật chung, đồng thời bắt đầu việc rèn luyện đầu tiên một số phản xạ đặc biệt, ví dụ như: chặn người chạy trốn, bảo vệ đồ đạc, cảnh giới ... chó con phải được quen với rọ bịt mõm.
Đối với những con chó phát triển tốt, cơ thể phát triển bình thường, các phẩm chất tích cực khác cũng phát triển bình thường thì khi chúng được 17 - 18 tháng tuổi có thể chuyển chúng sang việc tập luyện nghiệp vụ như: tìm kiếm, cảnh giới và canh gác ...
Bằng cách ấy, việc giáo dục và sự phát triển thể lực của chó con sẽ dẫn đến sự phát triển các phản ứng tích cực của chúng (những thói quen): lòng dũng cảm, không tin vào người lạ, tính hung dữ, sức chịu đựng bền bỉ của cơ thể; đồng thời dẫn đến việc hạn chế sự xuất hiện của các phản ứng không mong muốn (các phản xạ có điều kiện) là: tính hèn nhát, sợ ô tô và các kích thích khác, sự xao nhãng thói quen đối với các vật lạ khác, muốn lao vút đi nhưng không có mục đích, quấn quýt người lạ, cắn chủ hoặc nhảy chồm lên chủ, chống 2 chân trước ... thả chó ra thì đơn giản, nhưng bắt chúng lại thì rất khó và đôi khi không bắt được chúng.
Để đạt được mục đích nghiên cứu hành vi của chó thì hàng ngày phải quan sát tỉ mỉ các biểu hiện của các phản xạ phòng thủ, các phản xạ ăn và các phản xạ định hướng, các phản ứng vận động, phải xem xét sự gắn bó của chó đối với huấn luyện viên và cách xử xự của chúng đối với các kích thích không bình thường hay các kích thích mạnh mẽ... Các kết quả quan sát hành vi của chó phải được ghi chép đầy đủ vào vở 1 tuần 1 lần với hình thức viết tùy ý. Đến tháng tuổi thứ 3 cần ghi chép đầy đủ đặc điểm hành vi của từng lứa chó, sau đó ghi chép về hành vi của từng con chó riêng biệt. Tùy thuộc vào hành vi của từng con chó mà người ta chọn những kích thích đặc biệt để hình thành các phản xạ có điều kiện và kìm hãm chúng.
Những người yêu thích nuôi chó cần phải biết rằng nếu giáo dục chó con mà thiếu một hệ thống các bài tập luyện xác định không có một hệ thống về chế độ tập luyện thường xuyên lặp lại và không tính đến các đặc điểm về tuổi của chó thì sẽ dẫn đến việc đào tạo ra những con chó không có giá trị và chúng thường có những thói quen xấu.
Để tạo ra được những con chó tốt thì cần phải biết chọn chó con. Khi chó con được 1 tháng tuổi đến 1 tháng rưỡi tuổi, những người yêu thích nuôi chó trước hết phải nghiên cứu giống thuần chủng dựa vào các phiếu ghi phổ hệ của chó và phải phân biệt các phẩm chất nghiệp vụ nào của chúng là tích cực hay tiêu cực mà khác với tổ tiên của chúng. Phổ hệ của chó con có ít nhất là 4 -5 thế hệ tổ tiên về phía chó bố và chó mẹ. Chó con cần phải khỏe, không có khuyết tật gì về thể lực, sức vóc và phát triển bình thường, có kiểu cắn khít răng cản các răng cả đúng đắn, tích cực và linh hoạt. Nếu tổ tiên của chó con có ngoại hình tuyệt vời, nhưng chưa hề được tập luyện và chưa hề được sử dụng trong bất kỳ nghiệp vụ nào hoặc có các phẩm chất nghiệp vụ kém, thì các phẩm chất nghiệp vụ bẩm sinh này sẽ làm chó có trạng thái ủ rũ và kín đáo thì phải đánh thức các...

(Khuyết trang 43 của bộ tài liệu)>>
(Khuyết chương V của bộ tài liệu)>>

Chương VI
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ>>


1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Huấn luyện (Dressirovka) - từ một chữ của tiếng Pháp là Dresser, chữ này trong dịch thuật có nghĩa là huấn luyện cho thú vật. Huấn luyện, đây là việc tập luyện liên tục và có phương hướng cho thú vật quen với một cách hoàn toàn ở những điều kiện nhất định với những tác động phức tạp, đa dạng, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ (nghiệp vụ). Những tác động này thực hiện đối với chó theo các tín hiệu (khẩu lệnh, điệu bộ bằng tay và nhiều cách khác) của người huấn luyện thú. Đồng thời, bên cạnh đó, người ta phải khu hãm những biểu hiện không cần thiết, gây cản trở cho công việc của các phản xạ (tác động). Ví dụ như: khi luyện tập cho chó tiến hành việc canh gác, người ta tạo cho nó có thói quen với sự cảnh giác lâu dài trong lúc làm nhiệm vụ, chủ động nhận thấy những sự thay đổi nhỏ nhất trong tình hình xung quanh (sự xuất hiện các tiếng động âm thanh, các xào xạc nhẹ, những sự vận động khi nhận thấy, những mùi mới lạ ...) từ nguồn thông tin không có tiếng động do những kẻ lạ mặt khi tiếp cận. Đồng thời với việc tạo các thói quen cần thiết ở chó, người ta phải kìm hãm sự biểu lộ các phản ứng bằng âm thanh (tiếng sủa) của chó khi đang bị tiếp nhận các kích thích (bị trêu chọc). Ở loại chó điều tra và loại chó cảnh giới được tạo các thói quen phục tùng chung như: đứng, ngồi, nằm, bò trườn, dừng các hành vi ngoài ý muốn lại theo các tín hiệu của huấn luyện viên dạy chó và các thói quen khác nữa.
Như vậy, quá trình bao gồm: việc tạo thói quen vận động cần thiết cũng như kìm hãm (hạn chế) những phản xạ (tác động) không cần thiết về đủ mọi thứ ở động vật, có nghĩa là gây sự ức chế các thói quen.
Người ta huấn luyện nhiều loại thú vật khác nhau và với nhiều mục đích khác nhau, nhưng không phải tất cả các loại thú vật đều chịu sự huấn luyện một cách dễ dàng như nhau. Thú vật mà ở nó có hệ thần kinh phát triển càng cao thì chúng càng chịu sự huấn luyện dễ dàng.
Quá trình thuần dưỡng gia súc từ thú hoang, nói đúng ra là một quá trình huấn luyện lâu dài để dẫn đến sự thay đổi phẩm hạnh của chúng, bởi sự mất đi những phản ứng hung dữ và xuất hiện các thói quen phục tùng và tình cảm gắn bó với con người.
Chó nói một cách so sánh là: dễ dàng chịu đựng việc huấn luỵen đa dạng, do có một hệ thống thần kinh phát triển cao và các cơ quan cảm giác phát triển đặc biệt (khứu giác, thính giác, thị giác và các bản năng khác). Người ta huấn luyện cho chó nhiều mặt khác nhau của nghiệp vụ, cho việc săn bắn và cho cả việc biểu diễn xiếc. Từ ngày xửa ngày xưa, chó đã từng là người bạn đồng hành tin cậy và là kẻ giúp việc tận tụy cho con người. Người ta đã từng sử dụng chó trong các công việc đặc biệt và khác nhau ở các thời cổ đại rất xa xưa.
Trong điều kiện hiện nay, người ta huấn luyện chó để dùng vào công việc điều tra, canh gác, cảnh giới, kéo xe trượt tuyết, bảo vệ - tuần tra, chăn súc vật và nhiều công việc khác. Người ta đã dùng chó vào một số dạng khác nhau của công việc; huấn luyện chó để chuyên chở hàng hóa nhẹ, kéo người trượt tuyết, giữ vai trò dẫn đường cho người mù, làm nhiệm vụ cấp cứu ... Ví dụ: loại chó Nhinhaundlendov và loại Senberrarov được tập cho thành thạo với việc cứu người chết đuối, tìm người bị lạc đường trong bão tuyết và trong băng giá.
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, chó đã luyện tập quen với việc tìm mìn và mang chúng về để điều tra. Sử dụng chó với các khay xếp để vận chuyển đạn dược, tìm kiếm và chuyên chở thương binh ra khỏi bãi chiến trường ...
Chó là loại thú 4 chân đã được huấn luyện đặc biệt để bay trên các con tầu vũ trụ, thực tế đã giúp đỡ rất nhiều cho con người trong việc "nghiên cứu vũ trụ".
Trong ngành nuôi chó săn cũng đã tiến hành các huấn luyện đa dạng. Việc huấn luyện đặc biệt chó Lai Ka, chó Săn nòi Xéc-te (chó săn nòi Pônonte), chó Spanhielei để huấn luyện công việc mang vác (chuyên chở). Huấn luyện chó đua là huấn luyện đặc biệt việc chạy đua (chạy thi). Huấn luyện chó Booroi và chó Hoornưi là huấn luyện đặc biệt để sục sạo tìm thú săn.
Người ta sử dụng vào huấn luyện và vào trong các mục đích khoa học để xác định mức độ phát triển ở động vật khả năng phân biệt tính chất các vật (hình dáng, trọng lượng, mùi vị, mầu sắc) và các âm thanh khác nhau, còn để thiết lập ở động vật một số kỹ xảo. Khi áp dụng (tiến hành) các thí nghiệm trước đó của mình; có được những thói quen mới, thay đổi hành vi dưới sự ảnh hưởng của con người.
Mục đích chủ yếu của việc huấn luyện chó nghiệp vụ là cố gắng đạt được khả năng điều khiển các hành vi của chúng nhờ các tín hiệu tương ứng của người huấn luyện thú hoặc do các tín hiệu từ tình hình xung quanh (các kích thích có điều kiện của tình hình không gian nơi đó). Về phương hướng, cần cố gắng đạt được hành động của chó hoàn toàn theo ý muốn. Ví dụ: việc tìm kiếm người hoặc thú vật theo dấu vết mùi vị của họ (của chúng) tìm kiếm trong khu vực địa hình mà tại đó có các những đối tượng cần truy nã đang lẩn trốn, kín đáo, bảo vệ các mục tiêu xác định; truy bắt và tóm giữ những tội phạm lẩn trốn; bảo vệ và chăn nuôi các loại gia súc ...
Cơ sở khoa học tự nhiên của việc huấn luyện thú là việc nghiên cứu về các chức năng của hệ thần kinh. Tâm sinh lý động vật là chức năng của bộ não. Não là thành phần tạo thành hệ thống thần kinh.
I.P.Pavlov và các học trò của ông đã khám phá ra nhiều quy luật, nói riêng: là một loạt các quy luật hoạt động của hệ thần kinh cao cấp động vật. Các quy luật này thuộc về cơ sở của một cơ chế tác động tương hỗ giữa cơ thể và môi trường, điều này cho phép hiểu được bản chất tâm sinh lý động vật, các căn cứ khoa học cho các phương pháp huấn luyện và phương pháp hoàn thiện nó cũng được vạch ra.>>
2. PHƯƠNG HƯỚNG HUẤN LUYỆN CÓ HIỆU QUẢ CHÓ NGHIỆP VỤ

Việc tiến hành huấn luyện một cách rất thành thạo và sử dụng chó nghiệp vụ vào nhiều công việc đa dạng khác nhau của những người yêu thích nuôi chó - là hội viên các câu lạc bộ ngành nuôi chó nghiệp vụ thuộc Doxav và của một số nhân viên tài nghệ trong các trường hợp đặc biệt của ngành nuôi chó nghiệp vụ thuộc nhà nước được thực hiện theo phương hướng nghiên cứu sau:
a. Cơ sở lý luận của việc huấn luyện thú vật.

b. Kỹ thuật huấn luyện thú vật có nghĩa là điều chỉnh và hợp lý quá trình huấn luyện nhằm tạo ra các thói quen có kỷ luật chung và các thói quen đặc biệt ở chó nhờ các biện pháp và thủ pháp nhất định.

c. Tiến hành thực hành nghiệp vụ theo sự huấn luyện chó đối với các nghiệp vụ đặc biệt ở điều kiện dã ngoại (điều kiện như thực tế) dựa trên cơ sở khoa học của hệ thống luận chúng các bài học có nội dung cụ thể và chế độ rõ ràng của các nghiệp vụ trong khi hình thành các thói quen xác định trong mỗi công việc.
Người ta phân ra huấn luyện chung và huấn luyện đặc biệt cho thú vật và cũng phân ra tương tự như thế đối với việc huấn luyện chó nghiệp vụ.
Trong quá trình huấn luyện chung chó nghiệp vụ, người ta tạo ra các thói quen tương đối đơn giản nói chung thuộc về sự nghe lời, mà điều này cần thiết để có thể điều khiển chó thi hành một cách không điều kiện (trong tình huống bất kỳ) và nói riêng là hình thành các thói quen đặc biệt, phức tạp hơn trong việc sử dụng chúng vào công tác nghiệp vụ.
Người ta tạo cho chó thói qun phục tùng kỷ luật chung để có thể dùng chúng vào bất kỳ công việc nào (tìm kiếm, cảnh giới, chăn gia súc...)
Việc huấn luyện đặc biệt thường được dùng để tập cho chó quen với các chức trách của nghiệp vụ nhất định như tìm kiếm, canh gác, cảnh giới, chăn nuôi canh gác - bảo vệ, kéo xe và nhiều các chức trách khác. Các công việc này đạt được ở chó nhờ sự phát triển các phản xạ có điều kiện bẩm sinh và mới được hình thành.
Các thói quen phục tùng kỷ luận chung có nghĩa là sự vâng lời. Cái chính, yêu cầu đối với chó nghiệp vụ là biểu hiện rõ ràng với cái tín hiệu xác định của các thói quen đặc biệt (các tín hiệu) tương ứng với các thói quen. Các thói quen này cho chúng ta khả năng sử dụng chó vào công tác nghiệp vụ (bảo vệ mục tiêu bất kỳ nào đó, bảo vệ nhà cửa, chăn các loại gia súc, truy lùng tội phạm theo các mùi vị của chúng ...)
Trước khi huấn luyện chó, cần biết nên làm như thế nào. Nghiên cứu điều kiện và nghiên cứu quá trình phát triển của sự hình thành các thói quen này hoặc các thói quen nào đó, thực hành theo sự huấn luyện đến khi hoàn chỉnh các tác dụng đó, mà các tác dụng nhờ xuất phát từ yêu cầu huấn luyện. Cần phải được tập luyện kỹ càng vì thường thường việc lặp đi lặp lại đúng mực các tác động nhất định nhờ đó hình thành ở chó các thói quen này hoặc thói quen khác. Chỉ tập luyện tất cả các phẩm chất cần thiết, có thể đưa ra kế hoạch luyện tập chó theo một hệ thống cụ thể các bài học, như mọi người thường nói: không có gì thực hiện việc nghiên cứu tốt các cơ sở lý luận một cách khoa học.
Nghiên cứu khoa học và thực hành huấn luyện chó đã chứng tỏ rằng: để hình thành ngay cả chỉ một thói quen ở chó cần hệ thống toàn bộ các việc tập luyện có sự liên quan lẫn nhau, thực hiện theo trình tự xác định, qua một khoảng xác định của thời gian. Nhưng trong mỗi buổi tập được diễn ra phối hợp sự hình thành 2 - 3 thói quen. Chúng cần được hình thành một cách liên tục và như vậy 1 thói quen này không ảnh hưởng một cách tiêu cực đến sự bền vững của thói quen khác.
Phối hợp một cách liên tục sự hình thành tất cả các thói quen phục tùng kỷ luật chung cần thiết và các thói quen đặc biệt ở chó trong toàn bộ thời gian huấn luyện. Sự phối hợp theo thể chế bởi mục tiêu của các hệ thống công việc riêng (bài học) với chế độ cụ thể của sự hình thành các phản xạ nhất định (các thói quen) từ mỗi thói quen tạo thành hệ thống phối hợp liên tục của công việc huấn luyện. Thêm vào đó sự gián đoạn thời gian một khoảng nhất định giữa các bài học cần được tuân thủ trên cơ sở có tính đến các quy luật hoạt động của hệ thần kinh cao cấp ở chó và tính đến các mối quan hệ đa dạng của các điều kiện mà việc huấn luyện được tiến hành trong các điều kiện này. Hệ thống có căn cứ cụ thể khoa học như vậy của các bài học đảm bảo hơn cho việc chuẩn bị nhanh chóng và chó chất lượng khi dùng chó đối với nghiệp vụ này hoặc nghiệp vụ khác.
Khi tuân theo hệ thống cụ thể của việc huấn luyện thú cần phải thực hiện một cách sao cho có thái độ riêng biệt đối với mỗi loại thú với sự tính đến đặc điểm riêng tâm sinh lý của chúng và xem xét các kinh nghiệm đã trải qua có ý nghĩa là tính đến thói quen đã được hình thành trong quá trình sống.
Nghệ sĩ huấn luyện thú người Nga, nhà tâm lý học động vật nổi tiếng V.L.Durov đã cống hiến cho nền nghệ thuật dạy thú nhiều điều giá trị và mới mẻ. Ông đã xây dựng hệ thống dạy thú trên cơ sở có tính đến các thói quen tự nhiên của thú vật và thận trọng khi sử dụng chúng.
Chó đã trải qua huấn luyện theo hệ thống các bài học xác định, được sử dụng cho những mục đích công việc khác nhau. Nhưng để cho chất lượng công việc của chó không giảm sút và ngược lại, được phát triển và được hoàn thiện thêm cho phù hợp với điều kiện đa dạng của việc sử dụng chúng, thì cần tiến hành một cách định kỳ việc huấn luyện chó nghiệp vụ.
Người huấn luyện chó cần phải sử dụng khéo léo các khả năng bẩm sinh của chó (thính mũi, thính tai, mắt tinh và nhiều bản năng khác nữa). Sử dụng các đặc điểm trong hành vi của chó (thói quen tự nhiên, tập quán) các phản ứng vận động và phát triển hoàn thiện các phẩm chất mới của hành vi, các phẩm chất theo ý muốn để cho các nghiệp vụ. Thêm vào đó rõ ràng điều quan trọng là phải biết giới hạn khả năng của thú vật để bằng biện pháp tốt nhất sử dụng khả năng và các đặc điểm tự nhiên của chúng.
Mọi người dạy thú cần phải nghiên cứu hệ thần kinh và các quy luật điều kiển sự hoạt động của chúng. Không có sự nghiên cứu này thì không thể hiểu được rằng bằng cách nào để một trong các đặc tính chủ yếu nhất của động vật cao cấp thực hiện được khả năng thích nghi (sự mô phỏng) với môi trường xung quanh và việc nghiên cứu điều này cũng rất quan trọng trong quá trình dạy, luyện thú. Động vật thích nghi được với điều kiện và các tác động có hệ thống do người dạy thú tạo ra, nói cách khác tất cả các quy tắc và hệ thống huấn luyện được xuất phát từ các hiểu biết đúng đắn các quy luật hoạt động của hệ thần kinh cao cấp ở chó.
Như vậy, việc giải quyết có kết quả các nhiệm vụ trong huấn luyện và sử dụng chúng vào nghiệp vụ có thể chỉ trên cơ sở nghiên cứu sinh lý hoạt động thần kinh cao cấp ở chó.>>
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
3. HỆ THẦN KINH

Người ta nghiên cứu về việc huấn luyện thú vật từ thời cổ đại xa xưa rồi, tuy vậy cơ sở khoa học của nó mới được thiết lập chỉ ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX và sang đầu thế kỷ XX.
Việc huấn luyện hiện đại thú vật, biện pháp của nó hình thành các thói quen theo một trình tự nhất định dựa trên cơ sở của học thuyết Pavlov và các học trò của ông về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp động vật. Hoạt động này làm cho các chức năng cơ thể tồn tại đối với các điều kiện thay đổi liên tục. Phẩm chất của thú vật phụ thuộc vào điều kiện sống của chúng và các nhu cầu của cơ thể.
Hệ thần kinh động vật được cấu tạo rất phức tạp và sự làm việc của nó hết sức hoàn thiện. Nó điều khiển tất cả các quá trình trong cơ thể, qua nó xẩy ra sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Nào là chỗ lũy các kinh nghiệm của động vật, nơi chứa các cơ quan trung tâm cảm giác, trí nhớ và các quá trình tâm lý học khác.
Tâm lý học và não hoạt động tâm lý động vật có sự liên quan đến não. Chúng có khả năng cảm nhận có nghĩa là bằng hệ thần kinh của mình phản hồi lại các tác động từ thế giới bên ngoài và môi trường bên trong của cơ thể.
Cảm giác có nhiều loại: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, cảm giác thay đổi vị trí cơ thể trong không gian, vận động cơ bắp, bệnh tật, cảm giác cơ thể (đói khát) và nhiều cảm giác khác. Ở chỗ nào không có cảm giác thì ở nơi đó không có biểu hiện tâm lý.
Có thể hệ thống hóa hoạt động tâm lý như sau: do sự kích thích đầu mút của thần kinh cảm giác có nghĩa là các kích thích (tác động) lý học của các tác nhân đến dây thần kinh sinh ra quá trình sinh lý học, đó là sự hưng phấn. Nó đi đến vỏ não và dẫn đến sự phát sinh chỗ này hoặc chỗ khác các cảm giác, đó là quá trình tâm sinh lý. Đấy là quá trình cùng xảy ra sau hoạt động này hoặc hoạt động khác của cơ thể, mà cơ thể được thường xuyên kiểm soát từ vỏ não bộ nhờ mối liên hệ ngược. Không có mối liên hệ ngược này có nghĩa là không có các tín hiệu đến não, có khả năng điều chỉnh các tác động, mà các hoạt động phối hợp một cách hợp lý, không một mảy may có thể thực hiện được. Ví dụ: ở con chó bị đói xuất hiện phản ứng vận động theo hướng tìm kiếm thức ăn, nó được điều chỉnh nhờ các xung động phát từ vỏ não, hoặc là nếu một gai nhọn đâm vào chân chó thì chó có cảm giác đau và co rụt thật nhanh chân lại. Ở đây sự liên hệ mật thiết có thể thấy được giữa kích thích bên ngoài (vật nhọn đâm) và sự phản ứng cơ bắp thịt (co rụt chân). Từ một việc này đến việc khác xảy ra nhanh như chớp; cũng như vậy, tín hiệu đi đến nhanh như chớp trong sự tác động lý tưởng. Nếu trong một lần co rụt chân không giải thoát nó khỏi kích thích thì sự co rụt chân sẽ thực hiện nhiều lần, sẽ không ngừng lại nếu không đạt mục đích.
Như vậy, sự tác động của các tác nhân kích thích phản ánh quan hệ thần kinh trung ương và xuất hiện hoạt động xác định của cơ thể, đưa đến các kích thích phát sinh từ thần kinh cảm giác đến việc xảy ra vận động trong trường hợp này ở trung tâm đầu não, tâm lý dưới sự kiểm soát và với sự tham gia của các trung tâm đầu não, như thế trong tất cả cử động của thân thể hoạt động cùng một mục đích.
Tâm lý động vật được phát sinh và phát triển dưới sự liên quan với các điều kiện đa dạng của môi trường xung quanh. Nhờ hoạt động tâm lý trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, động vật thích nghi tốt với sự thay đổi điều kiện của môi trường xung quan. Đây là thời kỳ phát triển tâm lý gọi là thói quen. Các thói quen đó là toàn bộ các phản xạ có điều kiện, được hình thành do cuộc sống riêng lẻ của động vật, tạo thành từ các kinh nghiệm của chúng. Tâm lý được thể hiện ở chó như ở các loài và tâm lý được biểu hiện, nói riêng trong nó một khả năng lớn đối với việc huấn luyện đa dạng và việc sử dụng nghiệp vụ nhiều nhất.
Phản xạ là sự phản ứng theo quy luật của cơ thể để đáp lại sự tác động của các kích thích ở bên ngoài và ở bên trong. Phản xạ được thực hiện nhờ hệ thống thần kinh trung ương. Căn cứ vào sự phân tích rất nhiều nhân tố, các nhà bác học đã chỉ ra rằng: công việc của não có tính chất phản xạ.
Tất cả các động tác phức tạp của hành vi (theo nhiều cơ chế liên tiếp) đều gây ức chế đối với phản xạ. Nhưng I.P.Pavlov đã phân biệt phản xạ riêng như một cơ chế liên hệ giữa cơ thể với môi trường và một cơ chế điều chỉnh sự hoạt động của các cơ quan khác nhau và hành vi của động vật như một sự ảnh hưởng qua lại phức tạp trong vỏ não của rất nhiều phản xạ. Hành vi của động vật là sự thiết lập sự cân bằng với môi trường xung quanh, thích ứng với nó, cho phép duy trì hoạt động sống bình thường. Hành vi của động vật cơ bản xuất hiện ở chúng khi ăn thức ăn, khi bảo vệ khỏi các tác động nguy hại và khi sinh sôi nảy nở.
Phản xạ là đa dạng cơ bản sự hoạt động của hệ thần kinh và sự liên hệ của cơ thể với môi trường xung quanh, phản xạ luôn được gây ra do các nguyên nhân nhất định.
Tùy theo đặc điểm sinh lý học và vai trò sinh hoạt của các phản xạ não, I.P.Pavlop chia thành phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Trong sự thốn nhất của các phản xạ có điều kiện và không điều kiện đạt được, người ta xác định hành vi của động vật, như vậy phản xạ có điều kiện sinh ra và thi hành chức năng trên cơ sở các phản xạ không có điều kiện, còn các phản xạ không điều kiện phức tạp được thực hiện khi có sự tham gia thường xuyên của vỏ não. Con người khi tác động vào cơ thể của chó bằng các kích thích nhất định, thay đổi hành vi của chúng theo hướng cần thiết và tập cho chúng quen như thế đối với các nghiệp vụ nhất định.
Hoạt động thần kinh cao cấp của chó: học thuyết nổi tiếng của I.P.Pavlov về hoạt động thần kinh cao cấp là nền tảng cho sự huấn luyện chó nghiệp vụ. Căn cứ vào học thuyết đó thì tất cả các phần của hệ thần kinh tương ứng kể cả phần cao nhất của nó là bán cầu đại não làm việc theo nguyên lý phản xạ, có nghĩa là: một hoạt động thần kinh bất kỳ đều là các phản xạ, được kích thích bởi chấn động bên ngoài, nhờ chấn động đó mà tác nhân kích thích bất kỳ được nhận biết, tác động từ môi trường bên ngoài hoặc từ bên trong cơ thể nhưng hiện có ngoài hệ thần kinh và đầu mút của nó.
I.P.Pavlov đã nghiên cứu cơ thể có sự quan tâm đến mối liên hệ của nó với môi trường xung quanh, môi trường được hiểu là toàn bộ các kích thích, mà các kích thích cho cơ thể sinh vật có thể là có lợi, có hại hoặc không gây tác dụng gì cả. Cơ thể phản ứng lại các tác động của các kích thích này. Phản ứng trả lại đúng đắn đảm bảo cho sự tương quan bình thường của cơ thể đối với môi trường xung quanh. Sự rối loạn mối tương quan này biểu hiện ở hình thức bình thường đối với các kích thích dẫn đến sự mắc bệnh tật hoặc là làm chết động vật.
Công việc của hệ thần kinh để đảm bảo sự liên hệ cơ thể với môi trường bên ngoài gọi là hoạt động thần kinh cao cấp. Nó được thực hiện dưới hình thức các phản xạ có điều kiện có nghĩa là sự liên hệ tạm thời của cơ thể với môi trường. Nó tạo ra các phản xạ có điều kiện là vỏ bán cầu đại não. Nếu ở con chó cắt bỏ vỏ não, tất nhiên sẽ thay đổi hành vi của nó, nó trở nên hoàn toàn không có khả năng sống. Như vậy, khi cắt bỏ vỏ não của chó, sẽ nhận được một điều là chó sẽ mất các phản xạ có điều kiện đã có được và không có khả năng tạo được các phản xạ có điều kiện mới nữa. Nhưng các phản xạ bản năng, phản xạ không có điều kiện ở chó được bảo toàn, bởi vì chúng được thực hiện bởi những phần của hệ thần kinh trung ương, bố trí phía dưới của vỏ não. Các phản xạ không điều kiện đảm bảo sự diễn biến trong một mức độ của các quá trình sống là sự hô hấp, sự làm việc của tim, chuyển hóa thức ăn, trao đổi chất và nhiều việc khác. Nhưng vỏ đại não điều chỉnh tất cả các quá trình trong cơ thể và làm cho nó có mối liên hệ với môi trường tại nơi đang sống. Các phản xạ không điều kiện, đây là các hoạt động thần kinh bậc thấp.
Các phản xạ có điều kiện thuộc về cơ sở của tâm lý động vật, các phản xạ không điều kiện thuộc về cơ sở các biểu hiện bản năng của hành vi. Nhưng cần phải xem xét chúng trong một thể thống nhất và liên quan lẫn nhau, chúng hoạt động như một hệ thống có mục đích thống nhất, như tất cả các phản ứng của cơ thể và chúng (các phản xạ) xác định hành vi toàn bộ của động vật. Các phản xạ có điều kiện sinh ra trên cơ sở các phản xạ không điều kiện, còn các phản xạ không điều kiện phức tạp nhất được thực hiện khi có sự tham gia thường xuyên của vỏ não. Sự cân bằng thường xuyên được duy trì giữa sự hoạt động của vỏ não và phần dưới vỏ não.
Trên cơ sở của những hiểu biết có tính quy luật của hoạt động thần kinh cao cấp ở chó, người ta tạo ra những tập hợp khác nhau của các phản xạ có điều kiện, cần thiết để điều khiển hành vi của động vật và sử dụng chúng vào công việc nghiệp vụ
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ CÁC CƠ QUAN THỤ CẢM VÀ CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH>>


Cơ quan thụ cảm (cơ quan cảm giác) - đây là sự cấu tạo từ bó dây thần kinh cảm giác, thu nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Đối với các cơ quan thụ cảm bên ngoài (chúng còn được gọi là cơ quan ngoại cảm thụ) bao gồm các cơ quan như: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (da). Chúng thu nhận những kích thích bên ngoài (ánh sáng, âm thanh, mùi, nhiệt độ ...) biến đổi chúng thành các xung thần kinh. Các xung thần kinh này theo các dây thần kinh cảm giác truyền về não những thông tin về trạng thái của môi trường xung quanh. Khi rối loạn công việc của các cơ quan thụ cảm bên ngoài, ở não không sinh ra sự cảm giác và thú vật bị đắm chìm trong giấc ngủ sâu và dài.
Vai trò của các cơ quan thụ cảm ở chó nghiệp vụ trong việc hình thành các thói quen cần thiết cực kỳ vĩ đại. Người huấn luyện viên ảnh hưởng đến các hành vi của chó qua các cơ quan thụ cảm. Như vậy, nếu huấn luyện viên ấn vào một khu vực nào đó trên da chó, để đáp lại sinh ra cảm giác sự tiếp xúc, áp lực, đau kèm theo các vận động nhất định của chó. Khi biết khả năng của các cơ quan cảm giác của chó, huấn luyện viên có thể điều khiển thành thạo các hành vi của chúng.
Một số lớn cơ quan thụ cảm có trong bắp thịt, khớp xương, gân chằng. Đấy là các cơ quan cảm thụ bản thể. Các cơ quan này tạo điều kiện thực hiện sự vận động cơ bắp phù hợp của chó, kết quả sinh ra "cảm giác cơ bắp". Các cảm giác bắp thịt giữ vai trò trong việc đánh giá khoảng cánh và sự định hướng trong không gian.
Các cơ quan bên trong: tim, phổi, thận, ống dạ dày, ruột, mạch máu,... cũng có các cấu tạo thần kinh cảm giác - thụ cảm (nội thụ quan). Chúng có sự cảm giác mạnh với sự tác động của các kích thích hoá học, nhiệt, cơ khí và các kích thích khác. Các cơ quan thụ cảm này thu nhận và truyền đến vỏ đại não tất cả sự biến đổi trong công việc của các cơ quan bên trong. Ví dụ: thành của bóng đái (bàng quang) khi chứa đầy trong nó nước tiểu thì bị căng ra và gây kích thích cơ quan thụ cảm nằm ở trong màng bóng đái. Sự kích thích đi đến các trung tâm của bộ não, sau đó truyền đến các thần kinh vận động và dẫn đến các bắp thịt của thành bóng đái, chúng sẽ co rút và sẽ xảy ra sự tiểu tiện. Nếu trong các mô của cơ thể bị giảm lượng nước, trong vỏ não truyền đi các xung tương ứng và động vật bắt đầu có cảm giác khát. Như vậy cơ thể động vật điều chỉnh đối với sự thay đổi môi trường bên trong của thân thể.
Các cơ quan thụ cảm phân tán trong tất cả thân thể. Như các cơ quan thụ cảm về sự đau đớn có trong da, bắp thịt, xương, các nội quan. Cảm giác đau đớn sinh ra bởi áp lực, nhiệt độ nóng, lạnh, dòng điện, kéo căng, chất hóa học...
Các cơ quan ngoại thụ cảm được phân bố trong cấu trúc ở một chỗ nhất định được thích ứng đối với sự nhận biết chỉ những kích thích nhất định: mặt cảm nhận kích thích ánh sáng, tai kích thích âm thanh.
Các cơ quan thụ cảm có khả năng thích ứng với các kích thích có cường độ khác nhau: mắt quen với bóng tối và ánh sáng; khi thường xuyên lặp lại các âm thanh mạnh (sự nổ súng), chó dần dần quen với chúng. Khi hít lâu dài các mùi nhất định thì sự cảm nhận của khứu giác giảm sút. Điều đặc biệt này cần được chú ý khi huấn luyện chó và sử dụng chúng trong nghiệp vụ.
Nhờ có các cơ quan thụ cảm bên ngoài và bên trong, vỏ đại não nhận số liệu dưới dạng xung thần kinh về môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể và thực hiện các hoạt động phù hợp của các cơ quan khác nhau và cơ thể một cách hoàn toàn với sự tác động tương quan với môi trường bên ngoài.
Các cơ quan phân tích: đây là các cấu tạo thần kinh phức tạp, được bắt đầu từ cơ quan thụ cảm và được kết thúc ở vỏ não. Như vậy thì cơ quan phân tích thị giác đây là: mắt, dây thần kinh mắt và khu thị giác thuộc vỏ đại não. Động vật nhìn các vật không phải bằng những con mắt mà còn nhờ cơ quan phân tích thị giác. Nếu rối loạn sự liên hệ giữa mắt và não, sự thị giác biến mất.
Các cơ quan phân tích thực hiện việc phân tích các kích t hích đưa vào từ môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể.
Hành vi của chó truy lùng, ví dụ như làm nghiệp vụ theo vết mùi của người, được thực hiện nhờ sự hoạt động của nhiều cơ quan phân tích chẳng hạn như khứu giác, thị giác, thính giác, vận động, tiền đình ...
Trong điều kiện tự nhiên, tập hợp các kích thích tác động đến cơ thể như: âm thanh, thị giác, mùi vị ... từ những tác động của những kích thích khác nhau: thị giác, thính giác, nhiệt độ, xúc giác, khứu giác, cảm giác vận động và vị trí thân thể (cảm giác cơ bắp), đau đớn, cảm giác đói, khát, mệt mỏi... Trong vỏ não xảy ra sự đánh giá (phân tích) các kích thích và tách ra khỏi chúng những kích thích quan trọng hơn và xác định các sự liên hệ (tổng hợp) của các kích thích với sự hoạt động của các cơ quan này hoặc cơ quan kia. Kết quả là sinh ra các phản ứng đáp lại cụ thể của cơ thể với kích thích quan trọng thuộc về sự sống. Chó nghiệp vụ phân biệt rõ ràng những khẩu lệnh thông thường trong các khẩu lệnh mệnh lệnh hoặc đe dọa. Nó phân biệt được chủ của nó trong những người lạ mặt, đặc biệt phân biệt các mùi cần thiết trong nhiều mùi khác nhau của các mùi tương tự ...
Phân tích và tổng hợp cao cấp, ví dụ các kích thích thính giác diễn ra trong vùng thính giác (thái dương) của vỏ não thị giác là của vùng chẩm ... nghĩa là cho mỗi cơ quan phân tích, ở vỏ não có một khu vực xác định (trung tâm), ở đây xảy ra sự phân tích và tổng hợp tinh vi các kích thích. Cùng với điều đó, có các phần rải rác của cơ quan phân tích trong các phần khác nhau của vỏ não, mà các phần này không có khả năng đối với các phân tích và tổng hợp phức tạp. Các vùng phân tích khác nhau của vỏ não nằm trong sự liên hệ qua lại chặt chẽ. Vỏ não thực hiện chức năng như một thể thống nhất toàn bộ.

(Khuyết trang 55 của bộ tài liệu)

Nhưng các bản năng cũng có một vài tính chất riêng biệt. Như ta đã biết, một số con chó nghiệp vụ (chó săn) chịu huấn luyện tốt hơn so với những con chó khác, mặc dù nó cũng cùng một giống với những con chó đó, đôi khi chúng còn cùng một bố mẹ và được giáo dục bởi cùng một ông chủ. Mặc dù các bản năng được di truyền từ đời này sang đời khác, nhưng cấp độ và hình thức thể hiện của các bản năng đó phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể và phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
Trong tất cả mọi sự đa dạng của các phản xạ bẩm sinh cơ bản, trong đó có cả các bản năng, thì các phản xạ bẩm sinh và các bản năng chỉ đảm bảo cho cơ thể thích nghi với các điều kiện thay đổi và chỉ là nền mà trên cái nền đó, trong quá trình của cuộc sống, các phản ứng thích nghi (các phản xạ có điều kiện) được hình thành.>>

CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN>>


Các phản xạ có điều kiện là các phản ứng trả lời đối với các kích thích có điều kiện, là các phản ứng không bẩm sinh mà có được, là do ảnh hưởng của rất nhiều các điều kiện thay đổi (chúng được gọi chính xác là các phản xạ có điều kiện) trong quá trình quan hệ hỗ tương của cơ thể động vật với môi trường xung quanh. Các phản xạ có điều kiện có thể xuất hiện và có thể biến mất; chúng xuất hiện trên cơ sở của các phản xạ không điều kiện và trên cơ sở của các phản xạ có điều kiện đã hình thành từ trước.
Với sự lớn và phát triển của chó con, số lượng các phản xạ có điều kiện ở nó cũng tăng lên và làm cho nó có những kinh nghiệm riêng. Rất nhiều các phản xạ khác nhau xuất hiện và bị phá vỡ bởi các điều kiện sống thay đổi.
Con người hình thành các phản xạ có điều kiện bằng cách tác động lên chúng những kích thích, xác định, nhờ các phản xạ này mà con người điều khiển được các hành vi của chó và sử dụng chó nghiệp vụ này hoặc nghiệp vụ khác.
Các vận động cơ bản của chó là: ngồi, nằm, khi chạy và khi bơi, đây là các phản xạ trạng thái không điều kiện bẩm sinh. Nhưng để gây ra các vận động này ở chó theo ý muốn của huấn luyện viên bằng cách phát ra các khẩu lệnh tương ứng thì cần phải hình thành các phản xạ có điều kiện đối với khẩu lện ngay từ đầu.
Việc này được tiến hành như sau: Khẩu lệnh (1 từ nhất định) phải đi liền với kích thích nào gây ra phản xạ không điều kiện ở chó. Ví dụ, huấn luyện viên trong khi giữ chó bằng dây cương, thì phát lệnh "ngồi xuống" và đồng thời tay phải giật dây cương về phía trên - ra đằng sau, còn tay trái thì ấn vào phần xương cùng của chó. Điều này bắt buộc chó phải ngồi xuống. Việc ấn bằng tay vào phần xương cùng của chó chính là kích thích không điều kiện gây ra phản xạ không điều kiện. Chó sẽ chỉ ngồi xuống theo khẩu lệnh "ngồi xuống" nếu khẩu lệnh này được củng cố thêm nhiều lần (củng cố kích thích có điều kiện) bằng kích thích không điều kiện đã được chỉ ra. Để cho việc hình thành một phản xạ có điều kiện cụ thể một cách nhanh chóng, và để phản xạ có điều kiện cụ thể ấy được củng cố bền vững thì sau khi chó đã biết ngồi theo khẩu lệnh, phải cho nó bánh kẹo (hoặc miếng thịt).
Theo nguyên tắc này có thể hình thành các phản xạ có điều kiện cả đối với các khẩu lệnh khác.
Các phản xạ có điều kiện có thể được hình thành không những chỉ đối với các kích thích riêng biệt mà còn đối với một tập hợp hoàn chỉnh các kích thích. Các kích thích tập hợp có ý nghĩa to lớn trong việc huấn luyện chó. Chính huấn luyện viên cũng là một kích thích tập hợp đối với sự tác động lên chó bằng mùi riêng biệt của mình, bằng giọng của mình, bằng các cử chỉ, các chuyển động và hình thức quần áo của mình …
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
SỰ HÌNH THÀNH CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN>>


Để hình thành các phản xạ có điều kiện ở chó trong quá trình huấn luyện thì cần phải biết các điều kiện chủ yếu của việc hình thành chúng. Các điều kiện chủ yếu đó là:

a. Sự có mặt của 2 kích thích: Một trong 2 kích thích được gọi là kích thích dửng dưng (thờ ơ, bàng quan); kích thích đó sau này trở thành kích thích có điều kiện, còn kích thích nữa là kích thích không điều kiện.

b. Việc áp dụng 2 kích thích này phải tiến hành đồng thời. Tốt nhất là kích thích (tín hiệu có điều kiện) gây ra phản xạ có điều kiện được áp dụng sớm hơn kích thích không điều kiện khoảng độ 1 -2 giây. Ở ví dụ nêu trên thì kích thích không điều kiện là sự giật mạnh dây cương.

c. Lặp lại nhiều lần sự phối hợp của kích thích dửng dưng (tín hiệu có điều kiện) với sự tác động của kích thích không điều kiện (sự củng cố thêm). Trong những điều kiện của phòng thí nghiệm, việc phối hợp tín hiệu có điều kiện với việc củng cố thêm diễn ra khoảng chừng 5 phút một lần khi hình thành các phản xạ có điều kiện thuộc về ăn uống, thì cho phép có thể tiến hành từ 8 - 10 sự phối hợp như vậy trong 1 ngày. Nếu tăng số lần phối hợp thì sẽ không những không làm cho phản xạ có điều kiện hình thành nhanh mà ngược lại, quá trình dập tắt có củng cố thêm sẽ phát triển. Trong khi huấn luyện thật chế độ các bài tập luyện phải được xác định tuỳ thuộc vào tính chất của kỹ năng đang được hình thành và tuỳ thuộc vào các đặc điểm của hệ thống thần kinh của chó (từ 3 - 20 bài tập luyện).

d. Sự vắng mặt của các kích thích lạ, các kích thích gây ra phản ứng định hướng ở chó, chẳng hạn khi có tiếng nổ bất ngờ thì chó cảnh giác, quay về phía có tiếng nổ. Do có tiếng nổ, chó không phản xạ lại tín hiệu của huấn luyện viên. Do đó, lúc đầu việc hình thành từng kỹ năng ở chó, phải được tiến hành trong hoàn cảnh không có các kích thích lạ mạnh mẽ. Các huấn luyện viên phải đứng cách xa nhau với khoảng cách tương đối lớn. Tiếp theo, khi các phản xạ có điều kiện đã được hình thành thì phải phức tạp hoá dần dần hoàn cảnh để chó sẽ hoạt động theo các tín hiệu của huấn luyện viên trong bất kỳ điều kiện phức tạp nào của môi trường xung quanh.

e. Cường độ hưng phấn do kích thích không điều kiện gây lên (sự củng cố thêm) phải lớn hơn so với cường độ hưng phấn đối với tín hiệu có điều kiện. Cần phải áp dụng các kích thích có điều kiện có cường độ vừa đủ. Đối với các kích thích có điều kiện thì các phản xạ hình thành chậm và phản ứng thể hiện rất yếu, uể oải. Các khẩu lệnh được phát ra trong khi huấn luyện phải đảm bảo cho việc hình thành các phản xạ có điều kiện một cách nhanh chóng và đảm bảo cho chó có thể thực hiện một cách có nghị lực các kỹ năng mà nó đã có. Nhưng cường độ của các kích thích có điều kiện không cần thiết phải quá mạnh, bởi vì điều đó sẽ ngăn chặn việc hình thành các phản xạ có điều kiện, đặc biệt là đối với những con chó có hệ thống thần kinh yếu, còn thông thường thì trong các trường hợp như vậy các phản xạ nói chung là không được hình thành. Ví dụ, nếu phát lệnh "ngồi xuống" rất to mà lại không dùng tay ấn vào vùng xương cùng của chó mà chỉ đụng nhẹ vào (kích thích yếu) thì phản xạ đối với khẩu lệnh này không được hình thành.

f. Các phản xạ có điều kiện mạnh mẽ được hình thành chỉ trên cơ sở của các phản xạ không điều kiện mạnh mẽ.
Như đã nói ở trên, các kỹ năng phức tạp như chặn giữ người chạy chốn, truy lùng theo các dấu vết có mùi và 1 loạt các kỹ năng khác được hình thành ở chó trên cơ sở của phản xạ phòng thủ tích cực. Phản xạ này càng ở trong tình trạng tích cực thì các phản xạ có điều kiện trên cơ sở của phản xạ này sẽ được hình thành càng nhanh.. Nếu cũng chính phản xạ phòng thủ tích cực ở chó thể hiện yếu ớt thì tính tích cực của phản xạ phải được tăng cường bằng một loạt các bài tập luyện liên tục theo sự phát triển của phản ứng xâm lượng (hung dữ) ở chó.

g. Sức khỏe và sự sảng khoái của chó cũng là một điều kiện quan trọng, nghĩa là khả năng làm việc tốt (chuẩn mực, bình thường) của hệ thống thần kinh của chó cũng là điều kiện quan trọng. Khả năng làm việc của hệ thống thần kinh bị yếu đi nhanh chóng nếu chó bị ốm, bị nhiễm các chất độc hoặc chó bị đói…
Cũng cần phải tính đến sự tác động của các kích thích như sự đầy nước tiểu, đầy phân ở trực tràng … đó là các kích thích ức chế các phản xạ có điều kiện. Do đó, trước khi bắt đầu công việc, cần phải đi dạo cùng với chó và cho chó thực hiện những điều cần thiết tự nhiên (cho chó đái, ỉa). Phản xạ thuộc về giống không điều kiện xuất hiện ở con chó đực khi nó gần chó cái trong thời kỳ động đực hoặc khi chó đực đến chỗ chó cái ở, thì sẽ ức chế việc hình thành các kỹ năng cần thiết ở chúng. Nhưng thực tế như gió mạnh, mưa, tuyết, nhiệt độ không khí cao hay thấp … đều ức chế việc hình thành các phản xạ có điều kiện.
Sự mô phỏng đóng vai trò tích cực. Nếu chó quan sát các hoạt động nhất định của con chó khác được huấn luyện tốt thì việc hình thành các kỹ năng mà nó đã được quan sát một cách thụ động sẽ hình thành rất nhanh ở nó.
Các phản xạ vận động có điều kiện hình thành nhanh hơn, nếu chó tự thực hiện các vận động cần thiết và các vận động cần thiết đó được huấn luyện viên củng cố thêm đúng lúc. Ví dụ, có thể gây ra vận động thụ động từ chó khi ấn tay vào vùng xương cùng của chó và chó sẽ ngồi xuống. Nhưng phản xạ đối với khẩu lệnh "ngồi xuống" sẽ được hình thành nhanh hơn nếu tạo ra những điều kiện để chó sẽ tự bắt đầu ngồi xuống và ngay lúc đó phát lệnh rồi sau đó củng cố thêm hoạt động đó bằng kích thích không điều kiện, đó là bánh kẹo (phương pháp thúc đẩy).
Để việc hình thành các phản xạ có điều kiện có kết quả trong quá trình huấn luyện chó thì điều quan trọng là huấn luyện viên phải đối xử thận trọng và âu yếm đối với chó. Nếu đối xử thô bạo đối với chó thì các phản xạ có điều kiện sẽ không được hình thành ở chó, vì sự hình thành các phản xạ có điều kiện đã bị các phản ứng bảo vệ của cơ thể ức chế.>>

CƠ CHẾ SINH LÝ CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN>>


Như trên đã nói, phản xạ có điều kiện được hình thành là do các động tác đồng nhiều lần và đồng thời hai kích thích lên các cơ quan thụ cảm, mà 1 trong 2 kích thích đó lúc đầu là kích thích dửng dưng đối với phản ứng, kích thích thứ 2 gây ra phản ứng (kích thích không điều kiện).
Trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện, kích thích dửng dưng trở thành có điều kiện và gây ra phản xạ có điều kiện, nghĩa là gây ra phản ứng mà kích thích thứ hai cũng gây ra.
Ví dụ, nếu tác động lên chó bằng kích thích âm thanh - chẳng hạn khẩu lệnh "ngồi xuống" và đồng thời tác động cả kích thích cơ học lên chó - chẳng hạn ấn tay vào vùng xương cùng của chó, thì khẩu lệnh "ngồi xuống" sẽ được cơ quan thính giác tiếp nhận và hưng phấn xuất hiện, rồi theo các dây thần kinh cảm giác đi đến vỏ đại não (trung tâm thính giác), gây ra hưng phấn của một nhóm tế bào thần kinh nhất định của vỏ não (vùng hưng phấn đầu tiên). Cùng lúc đó, do tác động bằng tay lên da ở vùng xương cùng của chó thì cũng xuất hiện hưng phấn. Sự hưng phấn này cũng theo các dây thần kinh cảm giác đi đến vỏ não (trung tâm vận động) và gây ra hưng phấn của nhóm tế bào khác (vùng hưng phấn thứ hai). Chó ngồi xuống.
Khi chấp hành chế độ các bài tập luyện xác định, nếu trong nhiều ngày tác động của 2 kích thích này được lặp lại thì ở vỏ não sẽ hình thành tính bền vững của sự liên hệ giữa 2 trung tâm - trung tâm thính giác và trung tâm vận động.
Sau đó phát khẩu lệnh "ngồi xuống" vừa đủ thì hưng phấn trong vỏ não sẽ từ trung tâm thính giác đi đến trung tâm vận động, sau đó theo các dây thần kinh vận động đến các bắp thịt và chó ngồi xuống. Lúc này hưng phấn thần kinh xuất hiện, hưng phấn thần kinh phát tín hiệu ngược trở lại đến hệ thống thần kinh trung ương về hoạt động đã được thực hiện.
Do đó, vòng liên hệ giữa 2 trung tâm thần kinh hưng phấn ở vỏ đại não đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành các phản xạ có điều kiện. Sau đó một kích thích không điều kiện (trước đây là kích thích dửng dưng) sẽ gây ra phản ứng mà chính kích thích không điều kiện xảy ra. Kích thích có điều kiện dường như thay thế hoạt động của kích thích không điều kiện, hoặc như người ta thường nói, kích thích có điều kiện là tín hiệu hoạt động của kích thích không điều kiện. Trên cơ sở này, các phản xạ có điều kiện còn được coi là các phản xạ khép kín các phản xạ có tín hiệu.
Cung phản xạ có điều kiện phức tạp hơn nhiều so với cung phản xạ không điều kiện. Vòng cung phản xạ có điều kiện xảy ra chỉ trong vỏ não giữa các trung tâm nhất định. Các ví dụ đã được xem xét của cơ chế tạo thành phản xạ có điều kiện đã nêu hoàn toàn là công thức và giản lược. Thực tế thì mỗi phản xạ đều liên quan với rất nhiều các phản xạ khác nhau và phản ứng kích thích diễn ra một cách hoàn toàn phức tạp. Tuy nhiên, cơ chế của sự hình thành các phản xạ có điều kiện thường dẫn đến vùng liên hệ các vùng hưng phấn ở vỏ đại não cùng với điều kiện có sự tham gia của các phần cấu tạo dưới vỏ não
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
CÁC DẤU HIỆU CHUNG CỦA CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN>>


Tất cả các phản xạ có điều kiện có các dấu hiệu sau:

a- Chúng là các phản ứng thích nghi của cơ thể

b- Sự biểu hiện của chúng là được quy định bở các bộ phận cao cấp của hệ thần kinh trung ương

c- Chúng có trong quá trình sống của động vật bằng con đường hình thành các liên hệ thần kinh tạm thời và biến mất nếu sau khi kích thích chúng điều kiện lại thay đổi

d- Chúng là phản ứng dự phòng của cơ thể

Căn cư vào các tín hiện nhất định, cơ thể có thể chuẩn bị bảo vệ hay chuẩn bị tấn công sớm hơn, kịp thời phát hiện ra mồi hoặc thoát khỏi nguy hiểm. Đối với điều này, phản xạ có điều kiện đóng vai trò sống còn đặc biệt.
Sự có mặt của các phản xạ có điều kiện, cho phép hành động có khả năng định hướng theo các tín hiệu của các kích thích có lợi hoặc có hại chuẩn bị phản ứng lại chúng khi các kích thích đó chưa có.>>

CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN NHÂN TẠO>>


Các phản xạ có điều kiện được củng cố tốt thì sẽ trở thành các thói quen hay các kỹ xảo. Tất cả mọi động vật đều hoạt động phụ thuộc vào hoàn cảnh (các kích thích) và trong khi đó chúng sử dụng những kinh nghiệm và các thói quen của mình, những thói quen và những kinh nghiệm mà chúng đã có được trong những điều kiện cụ thể, khi thay đổi điều kiện sống thì những thói quen mới lại được hình thành và điều này cho phép động vật có khả năng thích nghi tốt hơn đối với môi trường bên ngoài.
Các phản xạ có điều kiện được hình thành bởi các dấu hiệu tự nhiên của kích thích tín hiệu không điều kiện gọi là các phản xạ có điều kiện tự nhiên. Đó là các phản xạ đối với hình dáng và mùi thức ăn, nghĩa là kích thích có điều kiện gắn chặt một cách tự nhiên với các kích thích không có điều kiện. Hình dáng của một chiếc gậy trong tay người là tín hiệu của phản xạ phòng thủ tự nhiên của chó, hình dáng của chuột là tín hiệu của phản xạ ăn tự nhiên của mèo … Các phản xạ tự nhiên được hình thành ở động vật từ đời sống này sang đời sống khác, bởi vì chúng được hình thành rất nhanh (đòi hỏi 1-2 sự phối hợp) và tồn tại rất bền vững.
Các phản xạ có điều kiện được hình thành bởi các kích thích mà các kích thích đó không phải là các dấu hiệu tự nhiên của 1 kích thích tín hiệu không điều kiện gọi là các phản xạ nhân tạo. Đây là các phản xạ có điều kiện được hình thành bởi các kích thích lạ như: các kích thích thuộc về âm thanh (hiệu lệnh, tiếng chuông), các kích thích thuộc về thị giác (cử chỉ, ánh sáng của đèn), các kích thích thuộc về mùi…
Kích thích có điều kiện không có quan hệ trực tiếp đối với kích thích không có điều kiện mà chỉ trùng với kích thích không có điều kiện ở một lúc nào đó mà thôi. Các phản xạ như vậy được hình thành phần lớn là trong cuộc sống của động vật, còn một phần khác là được hình thành bởi sự tác động của con người khi tập luyện. Các phản xạ có điều kiện như vậy được hình thành rất khó và ít bền vững hơn so với các phản xạ có điều kiện tự nhiên.>>

CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRONG SỰ PHỐI HỢP KHÁC NHAU
TRONG THỜI GIAN TÍN HIỆU VÀ CỦNG CỐ TÍN HIỆU>>


Các phản xạ dấu vết có điều kiện và các phản xạ có điều kiện có sẵn được hình thành tuỳ thuộc vào điều: tín hiệu và việc củng cố tín hiệu phối hợp với nhau như thế nào trong các khoảng thời gian. Các phản xạ có điều kiện có sẵn là các phản xạ mà khi hình thành chúng thì sự củng cố áp dụng vào thời gian hoạt động của kích thích tín hiệu. Các phản xạ này có thể là các phản xạ cùng xảy ra (trùng nhau), có thể là các phản xạ đằng sau hoặc có thể là các phản xạ đến chậm.
Trong khi tập luyện, khi khẩu lệnh (tín hiệu) được áp dụng đồng thời hoặc áp dụng trước kích thích không điều kiện (củng cố) 1 -2 giây thì hình thành phản xạ có điều kiện cũng xảy ra (trùng nhau). Phản ứng có điều kiện thể hiện ngay sau khi phát lệnh, khi tập luyện cho chó các phản xạ cùng xảy ra (trùng nhau).
Khi tín hiệu có điều kiện hoạt động mà sự củng cố xảy ra sau 1 lúc (5-30 giấy) thì hình thành phản xạ đằng sau. Ví dụ, đặt thức ăn ở phía trước con chó 1 quãng xa vừa phải, nhưng sau 20 - 30 giây thì mới cho phép nó ăn; trong điều kiện như thế sẽ hình thành phản xạ đằng sau. Để hình thành phản xạ kiểu vừa rồi, đòi hỏi phải tăng số lượng phối hợp nhiều hơn lên so với khi hình thành các phản xạ có điều kiện trùng nhau.
Nếu tín hiệu điều kiện hoạt động trong vòng từ 1 -3 phút, còn sự củng cố xảy ra ở phần cuối của hoạt động của tín hiệu thì hình thành phản xạ có điều kiện đến chúng. Ví dụ, đặt một vật gì đó trước mặt chó, vật tác dụng lên chó bằng cách của nó, nhưng huấn luyện viên cho phép giữ vật 1-3 phút sau, thế là phản xạ đến chậm được hình thành, chó sẽ chờ đợi 1 -3 phút, sau đó thể hiện phản ứng vồ lấy.
Các phản xạ dấu vết được hình thành trong các trường hợp như: khi tín hiệu có điều kiện tác động, còn sự củng cố xảy ra sau một thời gian sau khi tín hiệu đã kết thúc (trước 5 phút).
Phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sở của phản xạ không điều kiện kịp, nhưng cũng có thể hình thành phản xạ có điều kiện trên cơ sở của một phản xạ có điều kiện đã được hình thành sớm hơn. Đó là phản xạ của cách thức cao (thứ nhất, thứ 2, thứ 3). Các phản xạ loại này rất khó được hình thành và ít bền vững hơn, nghĩa là chúng chóng bị mất đi.
Ví dụ, người ta hình thành ở chó phản xạ đối với khẩu lệnh "ngồi xuống", sau đó trên cơ sở của phản xạ này người ta hình thành phản xạ ngồi đối với cử chỉ: dùng cử chỉ của tay (kích thích có điều kiện thị giác), cử chỉ củng cố bằng khẩu lệnh "ngồi xuống". Nếu cử chỉ ngồi được củng cố cùng với khẩu lện và cùng với tác động của huấn luyện viên hoặc cho chó ăn bánh kẹo (áp dụng kích thích không có điều kiện), thì phản xạ có điều kiện đối với cử chỉ của tay sẽ là phản xạ cấp 1 chứ không phải cấp 2
 

achn_vn

"thổ đồng gáy đêm"
Tham gia
17/5/08
Bài viết
182
Điểm tương tác
7
SVC$
0
CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN TRẢ LỜI CÁC KÍCH THÍCH ĐƠN GIẢN VÀ CÁC KÍCH THÍCH TẬP HỢP>>


Phản xạ có điều kiện có thể được hình thành bởi một kích thích đơn giản, ví dụ: ánh sáng loé lên. Các phản xạ đơn giản được hình thành trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Nhưng khi luyện tập cho chó, tín hiệu phải là tập hợp của một vài kích thích. Ví dụ: huấn luyện viên tác động lên chó bằng giọng của mình (các khẩu lệnh), bằng hình dáng bên ngoài, bằng các cử chỉ, …. Hoàn cảnh mà ở đó diễn ra việc tập luyện cũng là một kích thích phức tạp.
Phụ thuộc vào điều: dựa trên cơ sở của sự củng cố nào mà các phản xạ có điều kiện được hình thành, người ta chia ra thành các phản xạ có điều kiện thuộc về ăn, các phản xạ có điều kiện tự vệ, các phản xạ có điều kiện thuộc về giống và các phản xạ có điều kiện định hướng…
Các phản xạ có điều kiện khác với các phản xạ không điều kiện về bản chất. Các phản xạ có điều kiện là các phản xạ được hình thành trong cuộc sống, còn các phản xạ không có điều kiện là các phản xạ có tính chất di truyền. Các phản xạ có điều kiện được thực hiện bởi vỏ đại não, còn các phản xạ không điều kiện thì được thực hiện bởi các bộ phận thấp nhất của não. Các phản xạ có điều kiện được thực hiện nhờ có sự cấu tạo liên hệ tạm thời ở vỏ não, còn các phản xạ không điều kiện được thực hiện là nhờ các dây thường trực. Các phản xạ có điều kiện được hình thành, thay đổi và biến mất là phụ thuộc vào điều kiện, còn các phản xạ không điều kiện thể hiện tính liên tục một cách tương đối. Các phản xạ có điều kiện là đặc điểm hành vi của riêng từng con vật, còn các phản xạ không điều kiện là đặc điểm hành vi của từng loại. Các phản xạ có điều kiện biểu hiện hành vi tâm lý của động vật, còn các phản xạ không điều kiện biểu hiện hành vi bản năng của động vật.
Các phản xạ có điều kiện và không điều kiện nằm trong mối tương quan phức tạp và tạo ra hành vi của hành vi của động vật một cách hoàn chỉnh.>>

CÁC PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN DƯƠNG TÍNH VÀ CÁC PHẢN XẠ ỨC CHẾ CÓ ĐIỀU KIỆN>>


Tất cả mọi hành vi phức tạp và khác nhau của động vật được chia ra một cách quy ước thành hai quá trình thần kinh cơ bản hưng phấn và ức chế.
Hưng phấn: là quá trình thần kinh tích cực, nằm ở phần cơ bản của các phản ứng của cơ thể đối với hoạt động của kích thích. Hưng phấn gây ra sự co bóp của các cơ và gây ra sự thải các chất tiết qua các tuyến … Trong mô thần kinh khi hưng phấn thì xuất hiện các điện thế điện, việc tiêu thụ ô xy tăng lên, tăng cường cấu tạo sự ấm áp và thải khí các bon nic và những thay đổi khác cũng diễn ra.
Ức chế: là quá trình thần kinh tích cực, quá trình rút gọn và làm yếu hoạt động tồn tại hoặc cản trở sự xuất hiện của hoạt động.
Hai quá trình thần kinh đối lập với nhau về các tính chất thuộc về chức năng, nhưng giữa chúng lại tồn tại một sự thống nhất bên trong. Quá trình này chuyển sang quá trình kia.
Quá trình ức chế điều chỉnh hoàn thiện các phản xạ có điều kiện. Một số các tín hiệu có điều kiện gây ra sự hưng phấn, hưng phấn quy định sự thể hiện của các phản xạ có điều kiện dương tính. Các tín hiệu khác gây ra sự ức chế nằm chủ yếu ở các phản xạ có điều kiện âm tính (ức chế).
Khi huấn luyện cho chó cùng với việc hình thành các phản xạ có điều kiện dương tính, các phản xạ ức chế có điều kiện cũng được hình thành. Chúng âm tính ở chỗ chúng đối lậo với các phản xạ có điều kiện dương tính thích hợp và chúng ức chế nhưng sự tồn tại của phản xạ có điều kiện dương tính bị thủ tiêu bởi quá trình ức chế.
Ví dụ, nếu phản xạ có điều kiện trả lời khẩu lệnh "ngồi xuống" một thời gian dài không được củng cố bằng kích thích không điều kiện thì nó sẽ bị thủ tiêu bởi sự ức chế dập tắt phát triển. Khi tập luyện, người ta hình thành phản xạ ức chế có điều kiện đối với khẩu lệnh "phụ, các phản xạ có điều kiện và thử thách nhất định (để tạo ra các kỹ năng ngồi, nằm, đứng…). Với sự hỗ trợ của ức chế, chó có thể phân biệt được các kích thích phức tạp, chẳng hạn như mùi khi tìm dấu vết, khi tìm người theo mùi đã biết, khi tìm đồ vật…
Ở mỗi thời kỹ năng đã được hình thành khi tập luyện đều có một vài phản xạ có điều kiện dương tính và ức chế. Tập hợp các phản xạ này được thể hiện ở chó dưới dạng hoạt động phức tạp, hoạt động đó được gọi là kỹ năng. Ví dụ, đối với khẩu lệnh "lại đây" ở chó có một vài phản xạ có điều kiện cùng nằm trong một tập hợp nhất định. Phản xạ phức tạp là sự tiến lại gần của chó đến huấn luyện viên, sau đó chó ngồi trước huấn luyện viên và cuối cùng phản xạ có điều kiện là giữ chó vào tình trạng công việc (thử thách).
Khi tập luyện đặc biệt ở chó còn hình thành các kỹ năng phức tạp hơn, các kỹ năng này được thể hiện trong các hành động. Ví dụ như khi tìm kiếm mùi, khi chó chạy theo dấu vết có mùi, khi tìm kiếm và nhận biết đồ vật theo dấu vết, khi tìm và tấn công kẻ mang dấu vết … Kỹ năng phức tạp như vậy để trả lời một chuỗi kích thích, đó là bản đúc động lực. Đây là kết quả của tính chất của vỏ đại não gắn chặt các phản ứng có điều kiện riêng lẻ của cơ thể với nhau trong một cấp độ nhất định. Bản đúc các hoạt động được hình thành càng vững chắc thì chó làm việc tốt hơn.
Bản đúc có thể là tốt và cũng có thể là không mong muốn, xuất hiện khi cho phép huấn luyện viên có thể có sai sót. Ví dụ ở mỗi lần tập luyện đều áp dụng các khẩu lệnh khác nhau trong một sự liên tục nhất định sẽ hình thành ở chó một bản đúc không mong muốn. Sau khẩu lệnh thứ nhất, chó thực hiện một kỹ năng, các kỹ năng còn lại chó sẽ thực hiện không cần khẩu lệnh. Để tránh hiện tượng trên, khi tập luyện cho chó, các kỹ năng cần hình thành theo một hệ thống bài tập nhất định và đã được sắp xếp từ trước.>>

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP>>


Các quá trình hưng phấn và ức chế không ngừng tác dụng lẫn nhau và vận động ở vỏ não. Đặc điểm của sự vận động và tác động lẫn nhau của các quá trình này là cơ cấu chủ yếu của hoạt động thần kinh cao cấp nằm ở phần cơ bản của việc định hướng và hành vi của động vật.
Các quá trình hưng phấn và ức chế sau khi nhập vào các tế bào nhất định của vỏ não thì lan rộng sang các tế bào thần kinh xung quanh (sự khuếch tán của các quá trình thần kinh). Vùng hưng phấn ở vỏ não dần dần co hẹp lại và tập trung ở một số các tế bào rồi từ các tế bào lại khuếch tán đi (tập trung hưng phấn). Chính nhờ cách này mà quá trình ức chế tập trung lại. Sự hưng phấn lan toả (khuếch tán) nhanh hơn so với sự ức chế. Sự ức chế khuếch tán nhanh hơn so với sự tập trung cuối cùng của nó đến 4-5 lần.
Sự khuếch tán và sự tập trung của các quá trình thần kinh được thể hiện khi hình thành từng phản xạ có điều kiện.
Sự hưng phấn và sự ức chế ở vỏ não gắn bó mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu một nhóm tế bào được hưng phấn thì xung quanh chúng tạo ra quá trình đối lập - đó là sự ức chế. Ngược lại, gần vùng bị ức chế cũng sẽ tạo ra sự hưng phấn. Hiện tượng này gọi là hiện tượng cảm ứng của các quá trình thần kinh.
Sự xuất hiện của hưng phấn do sự hoạt động của vùng ức chế gọi là hiện tượng cảm ứng dương. Nếu một phần vỏ não rơi vào tình trạng bị hưng phấn thì ngay lập tức xung quanh chỗ đó, và sau khi hưng phấn kết thúc thì ở chính chỗ đó nữa xuất hiện sự ức chế. Hiện tượng này gọi là hiện tượng cảm ứng âm. Hiện tượng cảm ứng này diễn ra, ví dụ như đối với sự ức chế bên ngoài, một kích thích lạ rất mãnh liệt trong khi gây ra hưng phấn của các tế bào nhất định của vỏ não thì cũng ức chế sự thể hiện của phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh của huấn luyện viên
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom