Guest viewing is limited

thucphan

Thành viên tích cực
Tham gia
10/9/07
Bài viết
254
Điểm tương tác
7
SVC$
0
Gian nan nghề huấn khuyển

<TABLE style="BACKGROUND-COLOR: #ffffff" cellSpacing=0 cellPadding=0 width=170 align=right border=0><TBODY><TR><TD>
6-chot.jpg
</TD></TR><TR><TD class=commentimg>Ông Trần Văn Ngọc đang huấn luyện chó đua Greyhound </TD></TR></TBODY></TABLE>​
Tối thứ bảy. Hàng ngàn du khách đổ xô về sân vận động Lam Sơn - TP Vũng Tàu để xem đua chó. Khi chú thỏ mồi trên ròng rọc khởi động, cũng là lúc cửa chuồng mở tung, những chú chó Greyhound (Úc) rượt đuổi con mồi trên đường đua 450 m.

Tiếng hò hét, cổ vũ cuồng nhiệt theo mỗi bước chạy của những “siêu điền kinh” mang họ khuyển. Để có những giây phút thư giãn ngắn ngủi cho khán giả là sự cực nhọc của những người huấn khuyển.


Một ngày của người huấn khuyển

<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#4169e1 cellSpacing=0 cellPadding=3 width=140 align=left bgColor=#f5f5f5 border=1><TBODY><TR><TD>Bị “cẩu xực” là chuyện thường và chỉ có những người yêu súc vật, dám chịu đòn mới có thể đeo đuổi nghề này
</TD></TR></TBODY></TABLE>​

Trung tâm Huấn luyện chó Bà Rịa-Vũng Tàu (thuộc Công ty Dịch vụ Thi đấu thể thao và giải trí), nằm ở số 90 Võ Thị Sáu, phường Long Toàn, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Một ngày với 45 huấn luyện viên (HLV) ở đây, mới thấy hết những vất vả của họ.


6 giờ sáng. Ông Trần Văn Ngọc, giám đốc trung tâm, cùng các HLV mở cửa chuồng, dẫn những chú chó ra xếp hàng phía trước. Chúng được khởi động bằng bài tập chạy trên con đường dài hơn 2 km trong khuôn viên rộng 10 ha. Sau bài khởi động, những chú chó được đưa tới hồ nước dài vài chục mét để “mát xa” và làm vệ sinh. Công đoạn tắm khá công phu, phải âu yếm, nhẹ nhàng với các chú khuyển. Sau 7 giờ, những chú chó to, khỏe được đưa tới đường chạy. Thấy con mồi thỏ từ tay người kéo ròng rọc, những chú chó lồng lộn, nhảy chồm hai chân lên trước. Cố sức giữ chặt chú chó trên tay, ông Lê Công Bình, HLV trưởng khu D của trung tâm, phân trần: “Đây là loài chó săn nên thấy mồi là chúng tấn công ngay. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với người, chúng lại rất hiền, thích âu yếm, vuốt ve”. Vừa nói, ông đưa tay vuốt nhẹ trên lưng và vỗ vào mông nó.


9 giờ, chó được đưa về chuồng. 9 giờ 30, bữa ăn được dọn lên. Sau khi đánh chén no say, chúng được nghỉ ngơi. Lúc này, các HLV trở lại công việc của người chăm sóc, dọn dẹp chuồng trại, xoa bóp cho từng con. Đến đầu giờ chiều, họ tiếp tục công việc chăm sóc, đưa chó đi dạo, tập chạy nhẹ, rồi chờ giờ đưa lên xe xuống trường đua đêm. Hôm nào cũng vậy, kể cả ngày nghỉ, các HLV đều có mặt tại trung tâm trước 6 giờ và ra về khi trời chạng vạng tối, hoặc thật khuya nếu là ngày đua.


Nghề nguy hiểm


Hiện trung tâm có 45 HLV đang nuôi dưỡng khoảng 450 chú chó Greyhound. Chúng được chia theo từng chuồng, mỗi chuồng do một HLV chính và 3 HLV phụ đảm trách. Ông Trần Văn Ngọc tâm sự: “Làm riết rồi quen. Thật ra, ít có ai chịu làm nghề này, vì thấy bộ dạng, tiếng sủa của chúng là họ... bỏ của chạy lấy người ngay”.


Vốn là Việt kiều Úc, ông Ngọc trở về VN với ý định mở trường đua chó. Biết ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Việt kiều Úc, Giám đốc Công ty Dịch vụ Thi đấu thể thao và giải trí, có ý định đầu tư vào bộ môn đua chó, ông Ngọc tìm tới. Năm 1999, Trung tâm Huấn luyện chó Bà Rịa – Vũng Tàu ra đời, với 240 chú chó Greyhound được mang về từ Úc. Ông Ngọc cho hay, để thuần phục những chú chó săn nặng trên 30 kg là cả vấn đề. Bản thân ông phải mất hàng năm trời tìm đến các trung tâm huấn luyện chó ở Úc để học cách chăm sóc, huấn luyện. Ông nói: “Chăm sóc chúng rất cực, bị... cẩu xực là chuyện thường. Chỉ có những người yêu thích chó và dám chịu đòn mới theo nổi nghề này”. Ông Ngọc nhớ lại “kỷ niệm” đáng nhớ nhất trong suốt 10 năm bỏ công việc của một kỹ sư thiết kế xây dựng để đeo đuổi nghề này. Đó là vào năm 2002, một chú chó F27 mang tên Nam Long trong lúc tập luyện, vì hăng máu đã lao thẳng vào người ông từ phía sau. Một cú hích như trời giáng, hất tung ông lên cao. Khi lồm cồm đứng dậy được nhưng ông không thể bước đi vì chân trái bị gãy. Sau tai nạn, ông phải dưỡng thương vài tháng.


Niềm vui sau vòng đua


Dẫn tôi tham quan 8 chuồng chó, mỗi chuồng 36 con với nhiều điểm giống nhau nhưng ông Ngọc không hề lẫn lộn. Ông có thể kể vanh vách những cái tên cùng đặc tính của từng chú chó: “Nếu như con Kinh Đô, Công Bình đạt tốc độ gần 70 km/giờ thì còn Ngô Quân hay bẽn lẽn, ăn chậm. Con Tiểu Thuyên ở khu F mới về chuồng giống như trẻ con, hay chạy nhảy”. Ông Ngọc còn tự hào khoe về cộng sự của mình: HLV Trần Phú Mỹ ngày nào chưa biết gì, sau thời gian làm việc đã thuộc tính nết từng chú chó trong chuồng, nhất là con Tứ Long hay giở chứng. Còn HLV Đỗ Phúc Trường, phụ trách khu F, lúc nào cũng yêu mến con Chương Di với 23 lần về nhất, 16 lần về nhì...


Sau gần 10 năm, từ 240 con ban đầu, ông Ngọc đã nhân giống thành công, nuôi dưỡng có lúc hơn 700 chú chó. Số HLV giờ đây cũng tăng từ 20 lên 45 người. Ông Ngọc nói: “Chúng tôi không thể làm được gì nếu không có những cộng sự giỏi, yêu nghề. Tuy vất vả, nhưng anh em vẫn gắn bó, lấy niềm vui sau mỗi vòng đua để an ủi, động viên mình”.


Ông Tạ Quốc Việt, phụ trách nhân sự của trung tâm, nói họ là những người yêu nghề, rất yêu thương súc vật. Thu nhập bình quân mỗi tháng hơn 2 triệu đồng/tháng (chưa kể các phụ cấp khác), tuy không cao, nhưng cũng giúp họ đỡ gánh nặng kinh tế gia đình để dồn sức cho nghề mà họ đam mê.

<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: collapse" borderColor=#4169e1 cellSpacing=0 cellPadding=3 width="90%" bgColor=#f5f5f5 border=1><TBODY><TR><TD>Ông Ngọc cho biết: Ước mơ của tôi là có thêm một trường đua tại TPHCM để các chú khuyển được thi thố tài năng. Và xa hơn, tôi muốn những chú chó Greyhound được xuất sang các nước trong khu vực, thậm chí về chính quê hương của chúng.
</TD></TR></TBODY></TABLE>​
Bài và ảnh: Huỳnh Nga​
 

Chủ đề được đánh giá cao

Bên trên Bottom